• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hoàng Quế #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hoàng Quế #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-"

Copied!
9
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 12

NS : 16/11/2020 NG: 23/11/2020

Thứ 2 ngày 23 tháng 11 năm 2020 TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN

TIẾT 23: NẮNG PHƯƠNG NAM

I. MỤC TIÊU

A. Tập đọc

1. Kiến thức: Đọc - hiểu nội dung bài 2. Kĩ năng:

+ Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:

- Đọc đúng các âm, vần, thanh dễ lẫn

- Đọc đúng các câu hỏi, câu kể. Diễn đạt được giọng các nhân vật trong bài + Rèn kĩ năng đọc hiểu:

- Hiểu nghĩa các từ khó và từ địa phương được chú giải trong bài

- Cảm nhận được tình cảm đẹp đẽ, thân thiết, gắn bó giữa thiếu nhi hai miền 3. Thái độ: Yêu quê hương, đất nước, con người Việt Nam ta

B. Kể chuyện

- Rèn kĩ năng nói : Dựa vào các gợi ý trong SGK kể lại được từng đoạn câu chuyện, biết diễn tả đúng lời nhân vật

- Rèn kĩ năng nghe.

* GD BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

- Giáo dục ý thức yêu quý cảnh quan môi trường của quê hương miền Nam.

II. ĐỒ DÙNG

- Tranh minh hoạ, bảng phụ ghi tóm tắt các ý từng đoạn

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ (5’)

- Đọc thuộc lòng bài : Vẽ quê hương

- Vì sao bạn nhỏ thấy bức tranh quê hương rất đẹp ?

- Đánh giá B. Bài mới

1. Giới thiệu bài (2’)

* UDCNTT: GV cho HS xem tranh chủ điểm và YCHS nêu nội dung tranh

- GV giới thiêu chủ điểm: Bắc - Trung - Nam

* GV cho HS xem tiếp tranh và YCHS nêu nội dung tranh

- GV giới thiêu vào bài học 2. HD luyện đọc, tìm hiểu bài a. Luyện đọc (22’)

- 4 HS đọc bài - HS trả lời - Nhận xét bạn

- HS QS tranh. Nêu nội dung tranh

- HS QS tranh. Nêu nội dung tranh

- HS theo dõi SGK

(2)

- GV đọc toàn bài (HD HS giọng đọc) - HD HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ

* Đọc từng câu

- YC HS đọc nối tiếp câu

- Kết hợp tìm từ khó đọc, luyện đọc từ khó

* Đọc từng đoạn trước lớp - Chia đoạn. HD đọc đoạn

- YC HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn - GV HD HS đọc câu dài

- Giải nghĩa các từ ở phần “chú giải” cuối bài

* Đọc từng đoạn trong nhóm

- Chia nhóm 2. Nêu nhiệm vụ đọc nhóm

* Thi đọc từng đoạn trước lớp b. HD tìm hiểu bài (12’)

- Truyện có những bạn nhỏ nào ?

- Uyên và các bạn đi đâu vào dịp nào ? - Nghe đọc thư Vân các bạn ước mong điều gì ?

- Phương nghĩ ra sáng kiến gì ?

- Vì sao các bạn chọn cành mai làm quà tết cho Vân ?

* Hoa mai là loài hoa tiêu biểu cho miền Nam vào ngày Tết.

- Chọn thêm một tên khác cho chuyện ?

*BVMT:

- Con cần làm gì để môi trường cảnh vật Miền Nam thêm đẹp?

c. Luyện đọc lại (20’)

- HD, YCHS đọc theo vai trong nhóm - Tổ chức thi đọc theo vai giữa các nhóm

- GV đánh giá

* Kể chuyện (17’) - Nêu nhiệm vụ

- HS nối nhau đọc từng câu trong bài

- Đọc nối tiếp câu - HS luyện đọc từ khó

- HS nối nhau đọc từng đoạn trước lớp

- Luyện đọc câu dài

- HS đọc theo nhóm 2

- Nhận xét bạn đọc cùng nhóm - Đại diện nhóm thi đọc

- 1 HS đọc cả bài

- Uyên, Huê, Phương cùng một số bạn ở TP HCM. Cả bọn nói chuyện về Vân ở ngoài Bắc

- Uyên cùng các bạn đi chợ hoa, vào ngày 28 tết

- Gửi cho Vân được ít nắng phương Nam

- Gửi tặng vân ở ngoài Bắc một cành mai

- HS trao đổi nhóm - Trả lời

- Câu chuyện cuối năm/ Tình bạn/

cành mai/…

- Bảo vệ môi trường trong sạch, vứt rác đúng nơi quy định,...

- HS chia nhóm tự phân các vai và đọc theo vai trong nhóm

- 3 nhóm HS thi đọc toàn chuyện theo vai

- Nhận xét, bình chọn

- Lắng nghe nhiệm vụ kể chuyện - Cả lớp quan sát tranh minh họa

(3)

- Hướng dẫn học sinh quan sát tranh và thực hiện đúng yêu cầu của bài tập

- Chuyện xảy ra vào lúc nào ? - Uyên và các bạn đi đâu?

- Vì sao mọi người sững lại ?

- Mời từng cặp học sinh QS tranh tập kể - Gọi 4 em tiếp nối nhau tập kể trước lớp theo 4 đoạn

- Đánh giá

- YC một em kể lại cả câu chuyện - Nhận xét, khen HS kể hay

3. Củng cố, dặn dò (2’):

- Câu chuyện ca ngợi ai?

- Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học .

- Câu chuyện xảy ra vào ngày 28 tết ở thành phố Hồ Chớ Minh

- Uyên cùng các bạn đi chợ hoa trên đường Nguyễn Huệ

- Các bạn đang nói chuyện vui vẻ thì sững lại bởi tiếng gọi …

- Thứ tự từng cặp học sinh lên kể một đoạn trước lớp

- Lần lượt mỗi lần 4 em kể nối tiếp theo 4 đoạn của câu chuyện cho lớp nghe.

- Lớp nhận xét, bình chọn bạn kể hay nhất

- Kể lại cả câu chuyện - Nhận xét

- Truyện ca ngợi tình bạn thân thiết, gắn bó giữa thiếu nhi các miền trên đất nước ta.

TOÁN

TIẾT 56: LUYỆN TẬP

I- MỤC TIÊU

1. Kiến thức: HS biết thực hành nhân số có ba chữ số với số có một chữ số. Vận dụng để giải toán. Củng cố bài toán gấp, giảm một số lên (đi) nhiều lần.

2. Kĩ năng: Rèn tính và giải toán nhanh, chính xác.

3. Thái độ: HS chăm học toán

II- ĐỒ DÙNG: Bảng phụ

III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ (5’):

- Gọi 2 em lên bảng làm BT3/ SGK tiết trước

- Đánh giá B. Bài mới

1. Giới thiệu bài (2’) 2. Luyện tập:

* Bài 1(6’): Điền số thích hợp vào ô trống

- Treo bảng phụ

- Làm bài - Nhận xét

- Nêu YC

(4)

- Gọi HS nêu YC

- Muốn tính tích ta làm như thế nào?

- YC HS làm vào VBT. Gọi 1 HS lên bảng

- Chữa bài, đánh giá

* Bài 2 (6’): Tìm X?

- X là thành phần nào của phép tính?

- Nêu cách tìm số bị chia?

- YC HS làm vào VBT. Gọi 1 HS lên bảng

- Chữa bài.

* Bài 3 (6’):

- Gọi 1 HS đọc bài toán - BT cho biết gì?

- BT hỏi gì?

- YC HS làm VBT, 1 HS lên bảng làm bài

- Đánh giá

* Bài 4 (6’):

- Gọi Hs đọc bài toán - Bài toán cho biết gì ? - Bài toán hỏi gì ?

- Bài toán giải bằng mấy phép tính?

- YC HS làm VBT, 1 em lên bảng làm bài

- Đánh giá

Bài 5 (6’): Viết theo mẫu - Gọi HS nêu yêu cầu BT - GV HD mẫu

- YC HS làm VBT, 1 em lên bảng làm

- Thực hiện phép nhân các thừa số.

- HS làm vào VBT. 1 HS lên bảng làm bài

Thừa số 423 210 105 241 Thừa số 2 3 8 4 Tích 846 630 840 964 - Nhận xét

- Nêu YC

- X là số bị chia

- Muốn tìm SBC ta lấy thương nhân với SC

- Làm VBT

a) X : 3 = 212 b) X : 5 = 141 X = 212 x 3 X = 141 x 5 X = 636 X = 705 - Nhận xét

- Đọc bài toán

- Mỗi hộp có 120 cái kẹo

- 4 hộp như thế có bao nhiêu cái kẹo - Làm bài

Bài giải Cả bốn hộp có số cái kẹo là:

120 x 4 = 480(cái kẹo) Đáp số: 480 cái kẹo - Nhận xét

- HS đọc bài toán

- Có 3 thùng, mỗi thùng 125l, lấy ra 185l - Còn lại bao nhiêu l dầu

- Bài toán giải bằng hai phép tính - Làm VBT, 1 em lên bảng làm bài

Bài giải

Số lít dầu có trong ba thùng là:

125 x 3 = 375 (l) Số lít dầu còn lại là:

375 - 185 = 190 ( l) Đáp số: 190 l dầu.

- Nhận xét

- Nêu yêu cầu BT - Theo dõi

- L m b ià à

Số đã cho 6 12 24

(5)

bài

- Đánh giá

3. Củng cố, dăn dò (3’):

- Gọi HS nêu những kiến thức đã luyện tập

- Muốn nhân số có ba chữ số với số có một chữ số ta làm thế nào?

- Nhận xét giờ học

Gấp 3 lần 6x3=18 12x3=36 24x3=72 Giảm 3 lần 6:3 = 2 36:3=12 72:3=24 - Nhận xét bài của bạn

- Nêu - Trả lời

THỦ CÔNG

TIẾT 12: CẮT, DÁN CHỮ I, T (Tiết 2)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Học sinh biết: Kẻ, cắt, dán được chữ I , T đúng quy trình kĩ thuật.

2. Kĩ năng: Kẻ, cắt, dán được chữ I, T. Các nét chữ tương đối thẳng và đều nhau.

Chữ đan tương đối phẳng.

3. Thái độ: HS khéo léo, cẩn thận, thích cắt, dán các chữ.

II. CHUẨN BỊ :

- Mẫu chữ I, T đã cắt, dán và mẫu chữ I, T để rời, chưa dán.

- Tranh quy trình kẻ, cắt, dán chữ I, T.

- Giấy nháp, giấy thủ công, bút màu, kéo thủ công.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ (5’):

- Kiểm tra dụng cụ học tập của học sinh - Giáo viên nhận xét đánh giá .

B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài (2’)

2. HS thực hành cắt, dán chữ I, T (30’)

* GV yêu cầu HS nhắc lại và thực hiện các thao tác kẻ, gấp, cắt chữ I, T.

- GV nhận xét và nhắc lại các bước kẻ, cắt, dán chữ I , T theo quy trình.

- GV quan sát, uốn nắn, giúp đỡ HS còn lúng túng.

- GV nhắc HS dán chữ cho cân đối và miết cho phẳng.

* GV đánh giá sản phẩm thực hành của HS.

3. Củng cố - Dặn dò (3’):

- Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học.

- Dặn dò HS giờ học sau mang giấy thủ

- Các tổ trưởng báo cáo về sự chuẩn bị của các tổ viên trong tổ mình.

- HS nhắc lại các bước kẻ, cắt, dán các chữ I, T theo quy trình 3 bước.

- HS thực hành kẻ, cắt, dán chữ I, T.

- HS trưng bày sản phẩm.

- Cả lớp làm vệ sinh lớp học.

(6)

công, giấy nháp, bút màu, kéo thủ công để học bài “Cắt, dán chữ H, U”.

TRẢI NGHIỆM

TIẾT 12 : LỰC KÉO (T2

)

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Giúp hs biết về ý nghĩa của Milo và các cảm biến 2. Kĩ năng: Tác dụng của những cảm biến

3. Thái độ: Thêm yêu môn học

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Vật mẫu

- HS: Bộ đồ lắp ghép

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. KTBC: (5’)

- Giờ trước học bài gì?

- Nêu các bộ phận của milo và các cảm biến - GV nhận xét và đánh giá

B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài: (2’) 2. Tìm hiểu bài:

* Lập trình: (30’)

a) Tìm hiểu các khối lập trình. (Xem Clip)

* Khối xanh lá - Khối động cơ.

- Dùng để điều chỉnh tốc độ của động cơ, mức động cơ từ 0 đến 10, ...

- Dùng để điều chỉnh thời gian hoạt động của động cơ, có thể nhập bao nhiêu tuỳ thích, đơn vị đo lường tương đối với giây chứ không bằng.

* Khối màu đỏ - Khối hiển thị.

Dùng để hiện thị số đếm trên màn hình máy tính hoặc ipad, ví dụ như 1,2,3, ... n.

Có thể dùng để đếm lùi trước khi robot hoạt động.

b) Cách lập trình chú robot Pulling:

- Xem cách lập trình giáo viên hướng dẫn trên phần mềm

- Yêu cầu hoạt động theo nhóm

- Gọi các nhóm lên trình bày cách lập trình Nhận xét bổ sung

3. Củng cố - dặn dò: (3’)

- Nhận xét tuyên dương các nhóm làm tốt - Nhận xét giờ học

- HS nêu

- Hs theo dõi đoạn video - Nêu các khối để lập trình

- Các nhóm quan sát và thực hành lập trình theo hướng dẫn của gv

- Các nhóm lên trình bày sản phẩm

(7)

- Nhóm khác nhận xét NS: 17/11/2020

NG: 24/11/2020

Thứ 3 ngày 24 tháng 11 năm 2020 CHÍNH TẢ (NGHE-VIẾT)

TIẾT 23: CHIỀU TRÊN SÔNG HƯƠNG

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Nghe - viết chính xác, trình bày đúng bài Chiều trên sông Hương

- Viết đúng các tiếng có vần khó, dễ lẫn (oc/ooc), Giải đúng câu đố, viết đúng một số tiếng có âm đầu hoặc vần dễ lẫn : trâu, trầu, trấu

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng viết chính tả:

3. Thái độ: Có ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp

* GD BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

- HS yêu cảnh đẹp thiên nhiên trên đất nước ta, từ đó thêm yêu quý môi trường xung quanh, có ý thức BVMT.

II. ĐỒ DÙNG: Bảng lớp viết BT 2, 1 miếng trầu, mấy hạt thóc và vỏ trấu

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ (5’)

- GV đọc: trời xanh, dòng suối, ánh sáng, xứ sở

- Đánh giá B. Bài mới

1. Giới thiệu bài (2’)

- GV nêu MĐ, YC của tiết học 2. HD HS viết chính tả

a. HD HS chuẩn bị (5’) - GV đọc toàn bài 1 lượt

- Tác giả tả những hình ảnh và âm thanh nào trên sông Hương ?

* GD BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

- Qua tìm hiểu, cô thấy các con rất yêu cảnh đẹp thiên nhiên trên đất nước ta. Vì vậy, chúng ta phải yêu quý môi trường xung quanh, có ý thức BVMT.

- Những chữ nào trong bài phải viết hoa ? Vì sao ?

- GV đọc: lạ lùng, nghi ngút, tre trúc, vắng lặng

2 HS lên bảng, cả lớp viết bảng con - Nhận xét

- HS theo dõi SGK - 1, 2 HS đọc lại bài

- Khói thả nghi ngút cả 1 vùng tre trúc trên mặt nước, tiếng lanh canh của thuyền chài gõ những mẻ cá ...

- Chữ : Chiều, Cuối, Phía, Đâu, Hương, Huế, Cồn Hến phải viết hoa vì đó là chữ đầu tên bài, tiếng đầu câu và tên riêng

- HS viết bảng con/bảng lớp - Nhận xét

(8)

b. GV đọc cho HS viết (15’) c. Chữa bài (2’)

- Nhận xét bài viết của HS

* HD HS làm bài tập chính tả (8’) Bài tập 2: Điền vào chỗ trống oc hay ooc

- HD

- YC HS làm VBT, 2 em lên bảng làm bài - Đánh giá

* Lời giải: con sóc, mặc quần soóc, cần cẩu móc hàng, kéo xe rơ-moóc.

Bài tập 3: Viết lời giải các câu đố - GV HD

- YC HS làm VBT, 2 em lên bảng làm bài - Đánh giá

* Lời giải:

a) trâu, trầu, trấu b) hạt cát

3. Củng cố, dặn dò (3’)

- GV rút kinh nghiệm cho HS về cách viết bài chính tả

- GV nhận xét tiết học

+ HS viết bài vào vở

- Nêu yêu cầu BT

- Lên bảng

- Đổi vở nhận xét bài làm của bạn

- Nêu yêu cầu BT

- HS QS tranh minh hoạ

- HS viết lời giải vào bảng con - Nhận xét lời giải của bạn

LUYỆN TỪ VÀ CÂU

TIẾT 12: ÔN VỀ TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG, TRẠNG THÁI.

SO SÁNH

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Ôn tập về từ chỉ hoạt động, trạng thái

- Tiếp tục học về phép so sánh (so sánh hoạt động với hoạt động) 2. Kĩ năng:

- Sử dụng từ chỉ hoạt động, trạng thái đúng khi đặtcâu, viết văn

- Dùng biện pháp so sánh hoạt động với hoạt động phù hợp khi đặtcâu, viết văn 3. Thái độ: Yêu Tiếng Việt. Tích cực học tập

II. ĐỒ DÙNG: Bảng lớp viết khổ thơ BT1, Bảng phụ viết ND BT3

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ (5’)

- Làm BT 2 và 4 tiết LT&C tuần 11 - GV nhận xét

B. Bài mới

1. Giới thiệu bài (2’)

- GV nêu MĐ, YC của tiết học

2 HS lên bảng làm - Nhận xét bạn

- HS nghe

(9)

2. HD HS làm BT

* Bài tập 1 (10’): Đọc khổ thơ và trả lời câu hỏi:…

- YC HS làm bài. Gọi 1 HS lên bảng làm bài - GV nhận xét

*Lời giải:

a) Từ chỉ hoạt động: chạy, lăn b) chạy như lăn tròn

* Bài tập 2 (10’): Trong các đoạn trích, những hoạt động nào được so sánh với nhau

- HD. Chia cặp đôi. Nêu nhiệm vụ cho HS thảo luận

- YC HS thảo luận, làm bài. Gọi HS lên bảng làm bài

- Gọi HS trình bày - GV đánh giá + Lời giải

a) Con trâu đen chân đi như đập đất b) Tàu cau vươn như tay vẫy

c) Xuồng con đậu quanh thuyền lớn như nằm quang bụng mẹ, húc húc như đòi bú tí

* Bài tập 3 (10’): Chọn từ ngữ thích hợp ở cột A ghép với cột B thành câu

- HD

- YC HS làm bài. Gọi 3 HS lên bảng làm bài - GV nhận xét

* Lời giải :

- Những ruộng lúa cấy sớm đã trổ bông - Những chú voi thắng cuộc huơ vòi chào khán giả

- Cây cầu làm bằng thân dừa bắc ngang dòng kênh

- Con thuyền cắm cờ đỏ lao băng băng trên sông

3. Củng cố, dặn dò (3’)

- Con đã học thêm được kiểu so sánh nào trong bài hôm nay?

- GV nhận xét tiết học

- Tuyên dương những HS học tốt

- Nêu yêu cầu BT - HS làm nhẩm - Nhận xét

- Đổi vở nhận xét bài làm của bạn

- Nêu yêu cầu BT

- Lắng nghe

- HS đọc thầm đoạn trích a, b, c suy nghĩ, trao đổi theo cặp và làm bài vào vở

- HS trình bày - Nhận xét

- Nêu yêu cầu BT

3 em lên bảng, cả lớp làm VBT - Nhận xét bài làm của bạn

- So sánh hoạt động với hoạt động

(10)

TOÁN

TIẾT 57: SO SÁNH SỐ LỚN GẤP MẤY LẦN SỐ BÉ

I- MỤC TIÊU

1. Kiến thức: HS biết so sánh số lớn gấp mấy lần số bé. Vận dụng để giải bài toán có lời văn.

2. Kĩ năng: Rèn KN tính và giải toán nhanh, chính xác.

3. Thái độ: GD HS chăm học toán.

II- ĐỒ DÙNG: Bảng phụ

III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ (5’):

- Gọi hai em lên bảng làm BT5 tiết trước, mỗi em làm một cột.

- Nhận xét đánh giá.

B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài (2’) 2. Tìm hiểu bài

a. HD thực hiện so sánh số lớn gấp mấy lần số bé (12’)

- GV nêu bài toán

- Yêu cầu HS lấy một sợi dây dài 6cm.

Cắt đoạn dây đó thành các đoạn nhỏ, mỗi đoạn dài 2cm.

- Cắt được mấy đoạn?

- Vậy 6cm gấp mấy lần so với 2 cm?

- Tìm phép tính tương ứng?

- Vậy số đoạn dây cắt ra chính là số lần mà đoạn thẳng AB gấp đoạn thẳng CD.

+ GV HD cách trình bày bài giải.

* Đây là bài toán dạng so sánh số lớn gấp mấy lần số bé.

- Vậy muốn so sánh số lớn gấp mấy lần số bé ta làm ntn?

b. Luyện tập

* Bài 1 (4’):

- Treo bảng phụ

- Nêu số hình tròn màu xanh? Màu trắng?

- Muốn biết số hình tròn màu xanh gấp

- HS đọc lại BT

- HS thực hành theo GV

- Cắt được 3 đoạn - Gấp 3 lần

6 : 2 = 3 đoạn

Bài giải

Độ dài đoạn thẳng AB gấp độ dài đoạn thẳng CD số lần là:

6 : 2 = 3( lần) Đáp số: 3 lần.

- Ta lấy số lớn chia cho số bé.

- H.a có 6 hình tròn xanh; 2 hình tròn trắng.

- Ta lấy số hình tròn xanh chia cho số hình tròn trắng

(11)

mấy lần số hình tròn màu trắng ta làm ntn?

- Hình a, số hình tròn xanh gấp mấy lần số hình tròn trắng?

+ Tương tự HS trả lời phần b và c

* Bài 2 (4’):

- GVđọc đề?

- Bài toán thuộc dạng toán gì?

- YC HS làm bài. Gọi 1 HS lên bảng làm bài

- Chữa bài.

* Bài 3 (5’)

- GV đọc bài toán - Bài toán cho biết gì ? - Bài toán hỏi gì ?

- YC HS làm bài. Gọi 1 HS lên bảng làm bài

- GV nhận xét

* Bài 4 (5’): Tính chu vi hình vuông MNPQ, hình tứ giác ABCD

- Nêu yêu cầu BT

- Nêu cách tính chu vi của một hình ? - YC HS làm bài. Gọi 1 HS lên bảng làm bài

- GV nhận xét

3. Củng cố, dặn dò (3’):

- Muốn so sánh số lớn gấp mấy lần số bé

- Số hình tròn xanh gấp số hình tròn trắng số lần là: 6 : 2 = 3( lần)

- HS trả lời 2 HS đọc lại đề

- Bài toán thuộc dạng toán so sánh số lớn gấp mấy lần số bé.

- HS làm vở

Bài giải

Số cây cam gấp số cây cau số lần là:

20 : 5 = 4 (lần) Đáp số: 4 lần - Nhận xét

2 HS đọc bài toán

- 1con lợn nặng 42kg 1 con ngỗng nặng 6kg

- Con lợn nặng gấp mấy lần con ngỗng

- HS làm bài vào VBT, 1 em lên bảng

Bài giải

Con lợn gấp con ngỗng số lần là : 42 : 6 = 7 (lần )

Đáp số: 7 lần - Đổi VBT, nhận xét bài làm của bạn

- HS nêu yêu cầu BT

- Muốn tính chu vi một hình ta tính tổng độ dài các cạnh của hình đó.

- 1 HS lên bảng làm bài Bài giải

a) Chu vi hình vuông MNPQ là:

3 + 3 + 3 + 3 = 12( cm) Hay 3 x 4 = 12( cm)

b) Chu vi hình tứ giác ABCD là:

3 + 4 + 5 + 6 = 18( cm) - Nhận xét bài làm của bạn - Lấy số lớn chia cho số bé

(12)

ta làm ntn?

ĐẠO ĐỨC

TIẾT 12: TÍCH CỰC THAM GIA VIỆC LỚP,VIỆC TRƯỜNG (Tiết 1)

I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh:

1. Kiến thức:

+ Thế nào là tích cực tham gia việc lớp, việc trường và vì sao cần phải tích cực tham gia việc lớp việc trường.

+ Lớp và trường là tập thể học tập sinh hoạt gắn bó với em nên em cần tham gia vào việc chung của lớp, của trường.

+ Khi tham gia việc lớp việc trường. Mọi người đều phải tích cực, nhiệt tình để công việc được giải quyết nhanh chóng. Nếu tham gia công việc chung của lớp, của trường mà lại không tích cực thì công việc sẽ bị chậm, tốn thời gian, công sức, tiền của.

+ Tích cực tham gia việc trường, việc lớp là khi tham gia đầy đủ, có mặt đúng giờ, làm tốt công việc và không lười biếng.

2. Kỹ năng

- Có kĩ năng làm các việc lớp, việc trường phù hợp với khả năng và hoàn thành được những nhiệm vụ được phân công.

3. Thái độ

+ Học sinh có lòng nhiệt tình khi tham gia việc trường việc lớp.

+ Ủng hộ, noi gương theo những bạn tích cực tham gia việc lớp, việc trường.

*KNS: Kĩ năng lắng nghe tích cực ý kiến của lớp và của tập thể; Kĩ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng của mình về các việc trong lớp; Kĩ năng tự trọng và đảm nhận trách nhiệm khi nhận việc của lớp giao

*QTE: Quyền được tham gia vào các công việc của lớp, trường phù hợp với khả năng. Các em trai, gái bình đẳng trong các công việc trường lớp.

*BVTNMT biển, đảo: Tham gia các hoạt động giáo dục tài nguyên, môi trường biển, đảo phù hợp với lứa tuổi ở lớp, ở trường.

*BVMT: Tích cực tham gia và nhắc nhở các bạn tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường do nhà trường, lớp tổ chức

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Tranh minh họa dùng cho tình huống của hoạt động 1.

- Thẻ màu

III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ (5’):

- Đối với ông bà cha mẹ anh chị và bạn bè chúng ta cần phải làm gì?

- Đánh giá B. Bài mới:

- Chúng ta phải yêu thương chăm sóc ông bà cha mẹ

- Nhận xét

(13)

1. Giới thiệu bài (2’)

- Cho học sinh hát bài “Em yêu trường em”.

- Bài hát cho biết điều gì?

- GV dẫn vào bài mới, ghi tên bài 2. Tìm hiểu bài

HĐ 1: Phân tích tình huống (9’) - UDCNTT: GV cho HS quan sát tranh.

*KNS: Kĩ năng lắng nghe tích cực ý kiến của lớp và của tập thể:

- YCHS quan sát tranh và trình bày nội dung bức tranh.

- GV nhận xét

- GV nêu tình huống theo bức tranh:

Cả lớp đang tổng vệ sinh sân trường thì Thu lại ghé tai rủ Huyền chơi nhảy dây. Theo em bạn Huyền có thể làm gì?

a. Huyền đồng ý đi chơi với bạn.

b. Huyền từ chối không đi và để bạn đi chơi một mình.

c. Huyền dọa sẽ mách cô giáo.

d. Huyền khuyên ngăn Thu làm vệ sinh xong rồi mới đi

*BVTNMT biển, đảo: Các con cần tích cực tham gia các hoạt động giáo dục tài nguyên, môi trường biển, đảo phù hợp với lứa tuổi ở lớp, ở trường.

* KNS: Kĩ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng của mình về các việc trong lớp

- Cho HS thảo luận cặp đôi trong 2 phút - Gọi đại diện các cặp nêu câu trả lời - Nhận xét chung

+ Nếu là bạn Huyền, em sẽ chọn cách giải quyết a/ b/ c/d?

+ Vì sao em chọn cách giải quyết đó?

- Cho HS thảo luận và lên đóng vai cách mình chọn.

- GV nhận xét, kết luận:

Cách giải quyết (d) là phù hợp nhất vì thể hiện ý thức tích cực tham gia việc lớp việc

- Bạn nhỏ rất yêu ngôi trường của mình. Bạn yêu thầy cô, bạn bè…

- Quan sát tranh và trình bày nội dung bức tranh.

- Nhận xét

- Học sinh thảo luận cặp đôi - Trả lời

- Nhận xét

- Thảo luận và lên đóng vai cách mình chọn.

- Nhận xét

(14)

trường và biết khuyên nhủ các bạn khác cùng làm .

H.động 2: Đánh giá hành vi đúng – sai (9’) - Yêu cầu làm BT2/VBT: Em có nhận xét gì về việc làm của các bạn nhỏ trong mỗi tranh dưới đây:...

- Chia nhóm 4. YCHS thảo luận, ghi chữ Đ trước cách cư xử đúng và chữ S trước cách cư xử chưa đúng.

- Gọi đại diện các nhóm trình bày - GV nhận xét, kết luận:

+ Việc làm của các bạn trong tình huống c, d là đúng.

+ Việc làm của các bạn trong tình huống a, b là chưa đúng

*BVMT: Tích cực tham gia và nhắc nhở các bạn tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường do nhà trường, lớp tổ chức

H.động 3: Bày tỏ ý kiến (UDCNTT) (9’)

* Hãy bày tỏ sự đánh giá của em về các ý kiến dưới đây và giải thích lý do:

a. Trẻ em có quyền được tham gia làm những công việc của trường mình, lớp mình.

*QTE: Quyền được tham gia vào các công việc của lớp, trường phù hợp với khả năng.

Các em trai, gái bình đẳng trong các công việc trường lớp.

b. Tham gia việc lớp,việc trường mang lại niềm vui cho em.

c. Chỉ nên làm những việc lớp,việc trường đã được phân công,còn những việc khác không cần biết.

d. Tích cực tham gia việc lớp,việc trường là tự giác làm và làm tốt các công việc của lớp của trường phù hợp với khả năng.

- Hướng dẫn cách làm bài. Gọi HS đọc lần lượt từng ý kiến và YCHS bày tỏ sự đánh giá của mình về các ý kiến đó bằng cách giơ thẻ:

Tán thành ý kiến nào thì giơ thẻ màu đỏ, không Tán thành thì không giơ thẻ màu xanh, lưỡng lự giơ thẻ màu vàng.

Kết luận: - Các ý kiến a, b, d là đúng . - Ý kiến c là chưa đúng

- Các nhóm hoạt động thảo luận

- Đại diện các nhóm trình bày - Nhận xét

- Đọc đề bài tập. Nêu yêu cầu đề bài

- HS nêu giơ thẻ bày tỏ sự đánh giá về các ý kiến của mình và giải thích.

- Lớp trao đổi nhận xét

(15)

Hoạt động 4: Kết luận chung (3’)

Sau tiết học này, các em phải tích cực tham gia vào các công việc của lớp của trường, cùng nhau làm việc đoàn kết chia sẻ công việc cho nhau để cùng nhau làm cho môi trường của chúng ta xanh sạch đẹp và cuộc sống này có ý nghĩa hơn.

3. Củng cố, dặn dò (3’):

- Vì sao cần phải tích cực tham gia việc lớp việc trường?

- Nhận xét tiết học

- Khi tham gia việc lớp việc trường. công việc được giải quyết nhanh chóng, bạn bè đoàn kết, gắn bó hơn.

TỰ NHIÊN XÃ HỘI

TIẾT 23: PHÒNG CHÁY KHI Ở NHÀ

I- MỤC TIÊU: Giúp học sinh:

1. Kiến thức: Nêu được những việc nên và không nên làm để phòng cháy khi đun nấu ở nhà.

2. Kĩ năng: Biết cách xử lí khi xảy ra cháy.

3. Thái độ: Rèn tính cẩn thận, phòng cháy khi ở nhà và nơi khác.

* KNS:

- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: Phân tích, xử lý thông tin về các vụ cháy.

- Kĩ năng làm chủ bản thân: Đảm nhận trách nhiệm của bản thân đối với việc phóng cháy khi đun nấu ở nhà.

- Kĩ năng tự bảo vệ: Ứng phó nếu có tình huống hỏa hoạn (cháy): Tìm kiếm sự giúp đỡ, ứng xử đúng cách.

* GDQPAN: Lấy ví dụ để chứng minh cho học sinh thấy hậu quả của những vụ cháy (nhà, kho, rừng…)

II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Sưu tầm những mẩu tin ngắn về hoả hoạn

III- HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ (5’)

- Gia đình em có mấy thế hệ?

- Giới thiệu họ nội, họ ngoại của mình?

- Nhận xét, đánh giá.

B. Dạy bài mới:

1. Giới thiệu bài (2’) 2. Tìm hiểu bài:

* HĐ1: Làm việc với SGK và các thông tin sưu tầm được về thiệt hại cho cháy gây ra (10’)

Bước 1: Làm việc theo cặp

2 HS trả lời - Nhận xét

- GV yêu cầu HS làm việc theo cặp đôi. - HS quan sát H1, 2 ( 44, 45 ) để hỏi

(16)

và trả lời.

- GV nêu câu hỏi gợi ý

+ Em bé trong H1 có thể gặp tai nạn gì? …bị bỏng

+ Chỉ ra những gì dễ cháy trong hình1. …dầu hỏa để gần bếp củi + Theo em bếp ở H1 hay H2 an toàn

hơn?

…H2 an toàn hơn.

- GV đi đến các nhóm quan sát và giúp đỡ

Bước 2:

- Gọi 1 số học sinh trình bày kết quả. 3 ,4 HS trình bày kết quả.

- Các nhóm khác bổ sung.

- GV gọi HS rút ra kết luận 2 HS nhắc lại.

+ Bước 3: GV và HS cùng nhau kể về những thiệt hại do cháy gây ra.

* GDQPAN:

- Em đã biết những vụ cháy nào? Những vụ cháy đó gây hậu quả gì?

- GV lấy ví dụ + hình ảnh (UDCNTT) chứng minh cho HS thấy hậu quả của những vụ cháy

+ Vụ cháy Trung tâm thương mại Quốc tế (ITC) ở TP Hồ Chí Minh ngày 29-10- 2002 cướp đi sinh mạng 60 người, 70 nạn nhân bị thương vì bỏng, ngạt, chấn thương do nhảy từ trên cao xuống với hy vọng thoát thân cùng thiệt hại vật chất nhiều tỷ đồng. Nguyên nhân được xác định khi sửa chữa vũ trường ở tầng 3, vảy hàn lúc hàn bu lông định vị trên trần đã bắn vào lớp xốp cách âm gây cháy.

+ Vụ cháy lớn tại xưởng sản xuất bánh kẹo ở xã Đức Thượng, huyện Hoài Đức, TP Hà Nội làm 8 người chết

+ Tại tiểu khu 32B xã Xuân Châu (huyện hương Sơn, Hà Tĩnh), hơn 15 hecta rừng keo tràm của các hộ dân sống trên địa bàn đã bị lửa thiêu rụi hoàn toàn. Sau hơn 4 tiếng nỗ lực ngăn chặn, lực lượng kiểm lâm Hương Sơn (Hà Tĩnh) và chính quyền địa phương mới dập tắt được ngọn lửa. Điều đáng nói khu rừng này đã trồng được hơn 5 năm, chuẩn bị thu hoạch nhưng đã bị thiêu rụi toàn bộ, thiệt hại khá lớn.

- Kể về những thiệt hại do các vụ cháy gây ra mà HS biết.

- Quan sát, theo dõi

(17)

- Nêu những nguyên nhân gây ra những vụ hoả hoạn?

* HĐ2: Thảo luận và đóng vai (10’)

- Do không cẩn thận, chủ quan. Phá, đốt rừng bừa bãi,…

+ Bước 1: Động não

- Cái gì có thể cháy bất ngờ ở nhà em? - Lần lượt từng HS nêu.

+ Bước 2: Thảo luận nhóm và đóng vai

- GV giao cho mỗi nhóm 1 câu hỏi - Các nhóm nhận câu hỏi thảo luận và đóng vai

Thảo luận và đóng vai + Bước 3: Làm việc cả lớp

- GV gọi HS trình bày - Đại diện các nhóm trình bày - Các nhóm khác nhận xét

*Kết luận

* KNS: Các con phải biết xử lý tình huống, làm chủ bản thân và tự bảo vệ mình khi gặp đám cháy.

* HĐ3: Chơi trò chơi: Gọi cứu hoả (10’)

- GV nêu tên trò chơi: Gọi cứu hỏa

- Nêu cách chơi: GV nêu tình huống:

Em đang chơi trong nhà. Bỗng nhiên nhà bị cháy. HS xử lý tình huống: Tìm cách chạy ra ngoài.

- Luật chơi: Bạn nào thoát ra ngoài nhanh, đúng cách sẽ được thưởng một tràng pháo tay của cô giáo và các bạn.

Bạ nào chạy chậm, không đúng cách sẽ phải hát một bài.

- Tổ chức chơi:

+ Bước 1: GV nêu tình huống cháy cụ thể.

+ Bước 2: Thực hành báo động cháy.

- Đánh giá, thưởng HS thắng cuộc + Bước 3: GV nhận xét và hướng dẫn 1 số cách thoát hiểm khi gặp cháy; Cách gọi điện thoại 114 để gọi lính cứu hỏa.

3. Củng cố, dặn dò (3’)

- Em sẽ làm gì nếu nhà bị cháy?

- Nhận xét tiết học.

- HS nhắc lại.

- Theo dõi

- HS phản ứng - Nhận xét

- Em sẽ thoát ra ngoài đúng cách và gọi người lớn giúp dập lửa.

HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM

VỆ SINH LỚP HỌC

(18)

...

NS : 16/11/2020 NG: 25/11/2020

Thứ 4 ngày 25 tháng 11 năm 2020 LỊCH SỬ (4D)

TIẾT 12: CHÙA THỜI LÍ

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Biết được những biểu hiện về sự phát triển củ đạo Phật thời Lý Nhiều vua nhà Lý theo đạo Phật. Thời Lý, chùa được xây dựng ở nhiều nơi.

2. Kĩ năng: Nhiều nhà sư được giữ cương vị quan trọng trong triều đình.

3. Thái độ: Gd học yêu thích và tìm hiểu về lịch sử VN

*GDMT: Giữ gìn cảnh quan, di tích lịch sử, đền chùa.

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:

- Ảnh chụp phóng to chùa Một Cột, chùa Keo, tượng phật A-di-đà.

- Phiếu học tập của hs, máy chiếu III. CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y – H C Ạ Ọ

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. KTBC:5’ Gọi hs lên bảng trả lời

1) Vì sao Lý Thái Tổ chọn vùng đất Đại La làm kinh đô?

2) Em biết Thăng Long còn có những tên gọi nào khác?

Nhận xét

B. Dạy-học bài mới:

1) Giới thiệu bài: 2’ Gọi hs nêu tên một số chùa mà em biết.

2) Bài mới:

* Hoạt động 1: 8’ Đạo phật khuyên làm điều thiện, tránh điều ác

- Gọi hs đọc từ "Đạo phật...thịnh đạt"

- Đạo Phật dạy chúng ta điều gì? Vì sao dân ta tiếp thu đạo phật? Các em hãy thảo luận nhóm đôi để trả lời câu hỏi trên.

- Gọi đại diện nhóm trả lời

+ Đạo phật dạy chúng ta điều gì?

+ Vì sao nhân dân ta nhiều người theo đạo Phật?

Kết luận: Đạo Phật có nguồn gốc từ

- 2 hs lần lượt lên bảng trả lời

1) Vì Lý Thái Tổ thấy đây là vùng đất ở trung tâm đất nước, đất rộng lại bằng phẳng, dân cư không khổ vì ngập lụt, muôn vật phong phú tốt tuơi và ông nghĩ muốn cho con cháu đời sau xây dựng được cuộc sống ấm no thì phải đô từ Hoa Lư về Đại La

- HS nêu theo một số chùa - lắng nghe

- 1 hs đọc to trước lớp

- Lắng nghe, chia nhóm thảo luận

- Đại diện nhóm trả lời

+ Khuyên người ta phải biết yêu thương đồng loại, phải biết nhường nhịn nhau, giúp đỡ người gặp khó khăn , không được đối xử tàn ác với loài vật,...

+ Vì giáo lý của đạo Phật phù hợp với lối sống và cách nghĩ của nhân dân ta nên sớm được nhân

- HS lắng nghe

(19)

Ấn Độ, đạo Phật du nhập vào nước ta từ thời PK phương Bắc đô hộ. Vì giáo lý của đạo Phật có nhiều điểm phù hợp với cách nghĩ, lối sống của nhân dân ta nên sớm được nhân dân tiếp nhận

* Hoạt động 2: 8’ Sự phát triển của đạo Phật dưới thời Lý

- Đến thời Lý đạo Phật rất thịnh đạt, nhiều chùa mọc lên. Các em hãy đọc trong SGK để TLCH: Những sự việc nào cho ta thấy dưới thời Lý đạo phật rất phát triển?

Kết luận: Dưới thời Lý, đạo phật rất phát triển và được xem là Quốc giáo hay nói cách khác đạo Phật là tôn giáo của quốc gia

* Hoạt động 3:7’ Chùa trong đời sống sinh hoạt của nhân dân

- Gọi hs đọc y/c BT

- Gọi hs lên điền dấu x vào ý đúng nhất

- Gọi hs đọc lại các ý đúng

KL: Chùa gắn mật thiết với sinh hoạt của nhân dân. Đó là nơi tu hành của các nhà sư, là nơi tổ chức tế lễ đặc biệt chùa còn là trung tâm văn hóa của làng xã

* Hoạt động 4: 7’Tìm hiểu một số ngôi chùa thời Lý

- Treo tranh 2 chùa Một Cột và Chùa Keo và tượng phật A-di-đà lên bảng - Các em hãy hoạt động nhóm 6 quan sát tranh và làm việc theo y/c sau:

+ Nhóm 1,2: Miêu tả chùa Một Cột

+ Nhóm 3,4: mô tả chùa Keo

+ Đạo phật được truyền bá rộng rãi trong nước, nhân dân theo đạo phật rất đông, nhiều vua thời này cũng theo đạo phật.

Nhiều nhà sư được giữ cương vị quan trọng trong triều đình.

+ chùa mọc lên khắp nơi, năm 1031, triều đình bỏ tiền xây 950 ngôi chùa, nhân dân cũng rất nhiệt tình đóng góp tiền để xây chùa

- Lắng nghe

- 1 hs đọc y/c: Điền dấu x vào ô sau những ý đúng:

Chùa là nơi tu hành của các nhà sư Chùa là nơi tổ chức tế lễ của đạo phật Chùa là trung tâm văn hóa của làng xã Chùa là nơi tổ chức văn nghệ.

- Lắng nghe

- Quan sát

- Chia nhóm 6 thảo luận theo y/c - Đại diện nhóm trình bày

+ Chùa Một Cột được xây dựng trên một cột đá lớn, dựng giữa hồ, tượng trưng cho bông sen nở trên mặt nước

+ Chùa Keo được xây 2 tầng, xung quanh có 2 tháp nhỏ

(20)

+ Nhóm 5,6: Tả tượng phật A-di-đà - Gọi đại diện nhóm trình bày - Nhận xét, kết luận:

3. Củng cố, dặn dò: 3’

*GDMT: Khi đến thăm chùa em cần thực hiện như thế nào?

- Khi đi du lịch đến thăm các chùa, các em nhớ thực hiện những quy định ở chùa.

- Chuẩn bị bài sau: Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ hai Nhận xét tiết học

+ Tượng cao khoảng 3 m bằng 1 toà sen, bà đang ngồi thiền, vẻ mặt bà phúc hậu, ở dưới bậc đá có những con rồng uốn lượn và có những cánh sen nhỏ ở phía dưới

- Đến thời Lý đạo Phật rất phát triển.

Chùa là nơi tu hành của các nhà sư, là nơi sinh hoạt văn hóa của cộng đồng và là công trình kiến trúc đẹp

- Lắng nghe, ghi nhớ

- 2- 3 hs nêu

ĐỊA LÍ (4D)

TIẾT 12: ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ

I. MỤC TIÊU :

1. Kiến thức:

- Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình , sông ngòi của đồng bằng Bắc Bộ :

- Đồng bằng Bắc Bộ do phù sa củ sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp nên; đây là đồng bằng lớn thứ hai nước ta .

- Đồng bằng Bắc Bộ có dạng hình tam giác , vời đỉnh ở Việt Trì , cạnh đáy là đường bờ biển.

- Đồng bằng Bắc Bộ có bề mặt khá bằng phẳng , nhiều sông ngòi , có hệ thống đê ngăn lũ.

2. Kĩ năng:

- Nhận biết được vị trí của đồng bằng Bắc Bộ trên bản đồ (lược đồ) tự nhiên Việt Nam.

- Chỉ một số sông chính trên bản đồ (lược đồ); Sông Hồng , sông Thái Bình.

3. Thái độ. Có ý thức tôn trọng, bảo vệ các thành quả lao động của con người.

* GDMT& SDNLTKHQ:

II .CHUẨN BỊ

- Bản đồ địa lí tự nhiên VN, máy chiếu

- Tranh ảnh về đồng bằng Bắc Bộ, sông Hồng, đê ven sông.

III . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A. KTBC:5’

- Nêu đặc điểm thiên nhiên ở HLS.

- Nêu đặc điểm thiên nhiên ở TNguyên.

- HS trả lời.

- HS khác nhận xét, bổ sung.

(21)

- Nêu đặc điểm địa hình ở vùng trung du Bắc Bộ.

GV nhận xét.

B. Bài mới:

1) Giới thiệu bài: Ghi tựa2’

2) Hướng dẫn các hoạt động:

1. Đồng bằng lớn ở miền Bắc:

* Hoạt động cả lớp:7’

- GV treo BĐĐịa lí tự nhiên lên bảng và chỉ vị trí của đồng bằng Bắc Bộ. Yêu cầu HS dựa vào kí hiệu tìm vị trí đồng bằng Bắc Bộ ở lược đồ trong SGK.

- GV yêu cầu HS lên bảng chỉ vị trí của đồng bằng Bắc Bộ trên bản đồ.

- GV chỉ BĐ và nói cho HS biết đồng bằng Bắc Bộ có dạng hình tam giác với đỉnh ở Việt Trì, cạnh đáy là đường bờ biển.

* HĐ cá nhân (hoặc theo từng cặp):3’

GV cho HS dựa vào ảnh đồng bằng Bắc Bộ, kênh chữ trong SGK, trả lời các câu hỏi sau:

+ Đồng bằng Bắc Bộ do sông nào bồi đắp nên?

+ Đồng bằng có diện tích lớn thứ mấy trong các đồng bằng của nước ta?

+ Địa hình (bề mặt) của đồng bằng có đặc điểm gì?

- Cho HS dựa vào SGK mô tả ĐBBB?

- GV cho HS lên chỉ BĐ địa lí VN về vị trí, giới hạn và mô tả tổng hợp về hình dạng, diện tích, sự hình thành và đặc điểm địa hình của đồng bằng Bắc Bộ.

2. Sông ngòi và hệ thống đê ngăn lũ:

* Hoạt động cả lớp: 10’

- Tìm trên lược đồ sông Hồng, sông Thái Bình?

- GV cho HS liên hệ thực tiễn theo gợi ý:

Tại sao sông có tên gọi là sông Hồng?

- GV chỉ trên BĐ VN sông Hồng và sông Thái Bình, đồng thời mô tả sơ lược về sông Hồng: Đây là con sông lớn nhất ở miền Bắc, bắt nguồn từ TQ, đoạn sông chảy qua đồng bằng Bắc Bộ chia thành

- HS tìm vị trí đồng bằng Bắc Bộ trên lược đồ.

- HS lên bảng chỉ BĐ.

- HS lắng nghe.

- HS trả lời câu hỏi.

+ Sông Hồng và sông Thái Bình.

+ Diện tích lớn thứ hai.

+ Địa hình khá bằng phẳng và mở rộng ra biển.

- HS khác nhận xét.

- HS lên chỉ và mô tả.

- HS quan sát và lên chỉ vào BĐ.

- Vì có nhiều phù sa nên quanh năm sông có màu đỏ.

- HS lắng nghe.

(22)

nhiều nhánh đổ ra biển bằng nhiều cửa, có nhánh đổ ra sông Thái Bình như sông Đuống, sông Luộc: vì có nhiều phù sa nên sông quanh năm có màu đỏ, do đó sông có tên là sông Hồng. Sông Thái Bình do ba sông: sông Thương, sông Cầu, sông Lục Nam hợp thành. Đoạn cuối sông cũng chia thành nhiều nhánh và đổ ra biển bằng nhiều cửa.

- GV cho HS dựa vào vốn hiểu biết của mình trả lời câu hỏi: Khi mưa nhiều, nước sông, ngòi, hồ, ao như thế nào?

+ Mùa mưa ở đồng bằng Bắc Bộ trùng với mùa nào trong năm?

+ Vào mùa mưa, nước các sông ở đây như thế nào?

- GV nói về hiện tượng lũ lụt ở đồng bằng Bắc Bộ khi chưa có đê, khi đê vỡ (nước các sông lên rất nhanh, cuồn cuộn tràn về làm ngập lụt cả đồng ruộng, cuốn trôi nhà cửa, phá hoại mùa màng, gây thiệt hại cho tính mạng và tài sản của người dân …)

* Hoạt động nhóm:10’

- Cho HS dựa vào kênh chữ trong SGK và vốn hiểu biết của mình để thảo luận theo gợi ý:

+ Người dân ở đồng bằng Bắc Bộ đắp đê ven sông để làm gì?

+ Hệ thống đê ở ĐB Bắc Bộ có đặc điểm gì?

+ Ngoài việc đắp đê, người dân còn làm gì để sử dụng nước các sông cho sản xuất?

- GV nói thêm về tác dụng của hệ thống đê, ảnh hưởng của hệ thống đê đối với việc bồi đắp ĐB. Sự cần thiết phải bảo vệ đê ven sông ở ĐB Bắc Bộ

4. Củng cố - Dặn dò:3’

- GV cho HS đọc phần bài học trong khung.

- GD HS bảo vệ nguồn nước sông.

SDNLTKHQ. Có ý thức tôn trọng, bảo vệ các thành quả lao động của con người.

- Nước sông dâng cao thường gây ngập lụt ở đồng bằng.

- Mùa hạ.

- Nước các sông dâng cao gây lũ lụt.

- HS thảo luận và trình bày kết quả.

+ Ngăn lũ lụt.

+ Hệ thống đê …tưới tiêu cho đồng ruộng.

+ Đào kênh, mương…

- 3 HS đọc.

(23)

- Nhận xét tiết học.

-Về xem lại bài, chuẩn bị bài tiết sau:

“Người dân ở ĐB Bắc Bộ”.

TOÁN

TIẾT 58: LUYỆN TẬP

I- MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Củng cố về bài toán so sánh số lớn gấp mấy lần số bé. Phân biệt số lần và số đơn vị.

2. Kĩ năng: Rèn KN tính và giải toán cho HS 3. Thái độ: GD HS chăm học toán.

II- ĐỒ DÙNG: Bảng phụ, Phiếu HT

III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ (5’)

- Muốn so sánh số lớn gấp mấy lần số bé ta làm ntn?

- Nhận xét B. Luyện tập

1. Giới thiệu bài (2’) 2. HD thực hành

* Bài 1 (7’): Trả lời các câu hỏi sau:

a) Sợi dây 18m dài gấp mấy lần sợi dây 6m?

b) Bao gạo 35kg cân nặng gấp mấy lần bao gạo 5kg?

- GV nêu câu hỏi

- Đánh giá

* Bài 2 (7’)

- Nêu cách tìm số lớn gấp mấy lần số bé?

- YC HS làm bài. Gọi 1 HS lên bảng làm bài

- GV nhận xét

* Bài 3 (8’):

- HD tóm tắt:

- BT cho biết gì?

- HS trả lời - Nhận xét

- 1 HS đọc đề. Nêu yêu cầu

- HS trả lời miệng

a) Sợi dây 18m dài gấp 3 lần sợi dây 6m.

b) Bao gạo 35kg cân nặng gấp 7 lần bao gạo nặng 5kg.

- Nhận xét

- 1 HS đọc đề. Nêu yêu cầu - Lấy số lớn chia cho số bé.

- Làm bài

Số con bò gấp số con trâu số lần là:

20 : 4 = 5 (lần) Đáp số: 5 lần - Nhận xét bạn làm bài

- 1 HS đọc đề.

- Ruộng 1 : 127kg, ruộng 2 gấp 3 lần

(24)

- BT hỏi gì?

- YC HS làm bài. Gọi 1 HS lên bảng làm bài

- GV nhận xét, đánh giá

* Bài 4 (8’): Viết số thích hợp vào ô trống (theo mẫu)

- Treo bảng phụ - Đọc nội dung cột 1?

- Muốn tính số lớn hơn số bé bao nhiêu đơn vị ta làm ntn?

- Muốn so sánh số lớn gấp mấy lần số bé ta làm ntn?

- YC HS làm bài. Gọi 1 HS lên bảng làm bài

- GV nhận xét

3. Củng cố, dặn dò (3’):

- Muốn gấp một số lên nhiều lần ta làm ntn?

- Muốn so sánh số lớn gấp mấy lần số bé ta làm ntn?

- GV nhận xét tiết học

- Cả hai ruộng có bao nhiêu kg?

- Làm bài

Bài giải

Thửa 2 thu được số cà chua là:

27 x 3 = 81(kg)

Cả hai thửa thu được số cà chua là:

27 + 81 = 108 (kg) Đáp số: 108 kg - Nhận xét

- 1 HS đọc đề. Nêu yêu cầu

- HS đọc

- Lấy số lớn trừ số bé

- Lấy số lớn chia cho số bé.

- HS làm bài - Nhận xét

- HS nêu

TẬP VIẾT

TIẾT 12: ÔN CHỮ HOA: H

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

+ Củng cố cách viết chữ viết hoa H thông qua BT ứng dụng - Viết tên riêng : Hàm Nghi bằng chữ cỡ nhỏ

- Viết câu ca dao : Hải Vân bát ngát nghìn trùng

Hòn Rồng sừng sững đứng trong Vịnh Hàn 2. Kĩ năng: Viết đúng mẫu chữ, cỡ chữ, đẹp

3. Thái độ: Cẩn thận. Giữ vở sạch, viết chữ đẹp

II. ĐỒ DÙNG: Mẫu chữ viết hoa H, N, V chữ Hàm Nghi và câu lục bát viết trên dòng kẻ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ (5’)

- Nhắc lại từ và câu ứng dụng học trong giờ - Ghềng Ráng

Ai về đến huyện Đông Anh

(25)

trước

- GV đọc: Ghềng Ráng, Ghé

- GV đánh giá B. Bài mới

1. Giới thiệu bài (2’)

- GV nêu MĐ, YC của tiết học 2. HD viết

a. HD viết trên bảng con (10’)

* Luyện viết chữ hoa

- Tìm các chữ hoa có trong bài

- GV viết mẫu nhắc lại cách viết từng chữ - YC HS tập viết chữ H, N, V vào bảng con

* Luyện viết từ ứng dụng( tên riêng ) - Đọc từ ứng dụng

- GV giới thiệu Hàm Nghi (1872 - 1943) làm vua năm 12 tuổi, có tinh thần yêu nước, chống thực dân Pháp, bị thực dân Pháp bắt đi đày ở An-giê-ri rồi mất ở đó.

- HD viết từ ứng dụng:

- YC HS tập viết: Hàm Nghi

* Luyện viết câu ứng dụng - Đọc câu ứng dụng

- GV giúp HS hiểu nghĩa câu ứng dụng - HD viết: Hải Vân; Hòn Rồng; Vịnh Hàn:

- YC HS tập viết

b. HD viết vào vở TV (15’) - GV nêu yêu cầu của giờ viết - GV QS động viên HS viết bài c. Chữa bài (5’)

- Nhận xét bài viết của HS 3. Củng cố, dặn dò (3’)

- GV khen những HS có tinh thần học tốt - GV nhận xét tiết học

Ghé xem phong cảnh loa thành Thục Vương

- 1 HS lên bảng, cả lớp viết bảng con

- Nhận xét

- H, N, V - HS quan sát

- HS tập viết chữ H, N, V vào bảng con

- Hàm Nghi

- HS tập viết bảng con

- Hải Vân bát ngát nghìn trùng / Hòn Rồng sừng sững đứng trong Vịnh Hàn

- HS tập viết bảng con - HS viết bài vào vở TV

NS: 16/11/2020 NG: 26/11/2020

Thứ 5 ngày 26 tháng 11 năm 2020 TẬP ĐỌC

(26)

TIẾT 24: CẢNH ĐẸP NON SÔNG

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Đọc đúng các từ ngữ

- Cảm nhận được vẻ đẹp, sự giàu có của các miền, tự hào về đất nước.

2. Kỹ năng:

+ Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:

- Ngắt nhịp đúng giữa các dòng thơ lục bát, thơ bảy chữ

- Giọng đọc biểu lộ niềm tự hào về cảnh đẹp các miền đất nước + Rèn kĩ năng đọc hiểu:

- Biết các địa danh trong bài - Học thuộc lòng bài thơ

3. Thái độ: Tích cực học tập tốt để lớn lên xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp

II. ĐỒ DÙNG: Bảng phụ viết tóm tắt gợi ý 3 đoạn truyên Nắng phương Nam

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ (5’)

- GV treo bảng phụ viết gợi ý 3 đoạn truyện Nắng phương Nam

- Vì sao các bạn chọn cành mai làm quà tết cho Vân?

- Qua câu chuyện em hiểu điều gì ? B. Bài mới

1. Giới thiệu bài (2’)

2. HD luyện đọc, tìm hiểu bài a. Luyện đọc (15’)

a. GV đọc mẫu toàn bài một lượt với giọng thong thả, nhẹ nhàng, tình cảm, tha thiết thể hiện sự tự hào, ngưỡng mộ với mỗi cảnh đẹp của non sông.

b. HD HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ

- YC HS nối tiếp nhau đọc câu

* Đọc từng dòng

- GV phát hiện sửa lỗi phát âm cho HS

* Đọc từng đoạn trước lớp

- GV HD HS ngắt nghỉ đúng và nhấn giọng ở một số câu:

Đồng Đăng/ có phố Kì Lừa,/

Có nàng Tô Thị,/ có chùa TamThanh//

- Giải nghĩa từ chú giải cuối bài

* Đọc từng câu ca dao trong nhóm

- Chia nhóm 2. Nêu nhiệm vụ, TC đọc nhóm

- 3 HS nối tiếp nhau kể 3 đoạn truyện Nắng phương Nam

- HS trả lời - Nhận xét

- HS theo dõi SGK

- HS nối nhau đọc từng dòng thơ - HS nối nhau đọc theo nhóm trước lớp

- HS ngắt nghỉ đúng và nhấn giọng

- HS đọc theo nhóm 2

- Nhận xét bạn đọc cùng nhóm

(27)

* Thi đọc giữa các nhóm

* Đọc đồng thanh

b. HD tìm hiểu bài (7’)

- Mỗi câu ca dao nói đến một vùng. Đó là những vùng nào ?

- Mỗi vùng có những cảnh đẹp gì ?

- Theo em ai đã giữ gìn, tô điểm cho non sông ta ngày càng đẹp hơn ?

c. Học thuộc lòng các câu ca dao (8’) - GV chọn đọc mẫu lại bài một lượt.

Sau đó cho HS cả lớp đọc ĐT bài rồi yêu cầu HS tự học thuộc lòng.

- GV đánh giá, khen HS đọc thuộc, hay 3. Củng cố, dặn dò (3’)

- Bài vừa học giúp em hiểu điều gì ? - GV nhận xét tiết học

- Thi đọc đoạn

- Nhận xét, bình chọn

- Cả lớp đọc đồng thanh toàn bài

- Lạng Sơn, Hà Nội, Nghệ An, Hà Tĩnh, Thừa Thiên - Huế và Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp

Mỗi vùng có cảnh đẹp riêng:

- Cảnh đẹp của Lạng Sơn là phố Kì Lừa và động Tam Thanh (trong động có chùa), có tượng nàng Tô Thị bồng con trên đỉnh núi đá.

- Cảnh đẹp của Hà Nội là chùa Trấn Vũ và Hồ Tây.

- Cảnh đẹp của Nghệ An là non xanh nước biếc.

- Cảnh đẹp của Hải Vân là đèo cao, núi lớn giáp liền với biển.

- Cảnh đẹp của vùng Sài Gòn Gia Định – Đồng Nai là sông Nhà Bè.

- Cảnh đẹp của Đồng Tháp Mười ở miền Tây Nam Bộ là ruộng thẳng cánh cò bay và rất nhiều tôm cá.

- Cha ông ta từ bao đời nay, đã xây dựng nên đất nước này, giữ gìn tô điểm cho non sông ngày càng tươi đẹp hơn

- Đọc ĐT

- 3 tốp tiếp nối nhau thi đọc thuộc lòng 6 câu ca dao

- 3, 4 HS thi đọc thuộc long

- Nhận xét, bình chọn bạn đọc hay nhất

- Đất nước ta có rất nhiều cảnh đẹp TẬP LÀM VĂN

TIẾT 12: NÓI, VIẾT VỀ CẢNH ĐẸP ĐẤT NƯỚC

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- HS hiểu biết, nói và viết thêm về cảnh đẹp của đất nước

(28)

2. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng nói : dựa vào một bức tranh ( hoặc 1 tấm ảnh ) về 1 cảnh đẹp ở nước ta, HS nói những điều đã biết về cảnh đẹp đó ( theo gợi ý trong SGK ) Lời kể rõ, có cảm súc, thái độ mạnh dạn, tự nhiên

- Rèn kĩ năng viết : HS viết được những điều vừa nói thành 1 đoạn văn. Dùng từ đặt câu đúng, bộc lộ được tình cảm với cảnh vật trong tranh

3. Thái độ:

- Yêu thích môn Tiếng Việt: yêu quê hương đất nước.

* CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN:

- Tư duy sáng tạo.

- Tìm kiếm và xử lí thông tin

* GD BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

- Giáo dục tình cảm yêu mến cảnh đẹp của thiên nhiên và môi trường trên đất nước ta.

II. ĐỒ DÙNG: ảnh biển Phan Thiết trong SGK, tranh ảnh về cảnh đẹp đất nước, bảng phụ viết câu hỏi gợi ý BT1

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ (5’) - Kể chuyện: Tôi có đọc đâu

- Câu chuyện buồn cười ở chỗ nào?

- Nhận xét B. Bài mới

1. Giới thiệu bài (2’)

- GV nêu MĐ, YC của tiết học 2. HD làm BT

* Bài tập 1 (15’): Nói những điều em biết về cảnh đẹp theo gợi ý trong SGK - GV kiểm tra tranh ảnh HS mang đến - GV HD HS nói về cảnh đẹp trong tấm ảnh Phan Thiết theo từng câu hỏi

- Chia cặp. Nêu nhiệm vụ, YC đọc - Cả lớp và GV nhận xét

* GD KĨ NĂNG SỐNG + * GD BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG:

- Các con đã biết tìm các tranh ảnh về cảnh đẹp trên đất nước ta. Qua các tranh, ảnh các con đã nói những điều mình biết về cảnh đẹp đó rất tự nhiên, hấp dẫn. Vì vậy chúng ta phải luôn yêu đất nước và cố gắng phấn đấu trog học tập, bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp.

* Bài tập 2 (15’): Viết những điều nói

1 HS kể - Trả lời - Nhận xét

- HS nghe

- Nêu yêu cầu BT - HS đọc câu hỏi gợi ý - 1 HS năng khiếu làm mẫu - HS tập nói theo cặp

- 1 vài HS tiếp nối nhau thi nói - Nhận xét

- Nêu yêu cầu BT

(29)

trên thành 1 đoạn văn ngắn từ 5 đến 7 câu

- GV nhắc các em chú ý về ND và cách diễn đạt

- GV theo dõi HS làm bài, uốn nắn sai sót cho các em.

- Gọi 5 HS đọc bài làm của mình

- GV nhận xét, đánh giá và tuyên dương HS viết hay

3. Củng cố, dặn dò (3’)

- GV nhận xét rút kinh nghiệm bài viết cho HS

- Nhận xét chung giờ học

- 5 HS đọc bài làm của mình - HS nhận xét bài của bạn

- HS lắng nghe

TOÁN

TIẾT 59: BẢNG CHIA 8

I- MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Thành lập bảng chia 8 dựa vào bảng nhân 8. Vận dụng bảng chia 8 để giải bài toán có liên quan.

2. Kĩ năng: Rèn KN tính và giải toán.

3. Thái độ: GD HS chăm học toán.

II- ĐỒ DÙNG: Các tấm bìa, mỗi tấm có 8 chấm tròn. Bảng phụ

III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A.Kiểm tra bài cũ (5’):

- Gọi HS đọc bảng nhân 8 - Nhận xét

B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài (2’) 2. Nội dung:

a) HĐ 1: Lập bảng chia 8 (12’)

- Gắn lên bảng 1 tấm bìa có 8 chấm tròn.

Hỏi: Lấy một tấm bìa có 8 chấm tròn. Vậy 8 được lấy mấy lần? Viết phép tính tương ứng?

- Tất cả các tấm bìa có 8 chấm tròn, biết mỗi tấm có 8 chấm tròn. Hỏi có bao nhiêu tấm?

- Hãy nêu phép tính để tìm số tấm bìa?

- Vậy 8 chia 8 được mấy?

- GV ghi bảng: 8 : 8 = 1

+ Tương tự lập các phép chia khác để hoàn thành bảng chia 8.

- ĐTL - Nhận xét

8 được lấy 1 lần 8 x 1 = 8

- có 1 tấm 8 : 8 8 : 8 = 1 - HS đọc

- HS thi đọc bảng chia 8 - Thi đọc HTL

(30)

+ Luyện HTL bảng chia 8.

b) HĐ 2: Luyện tập (18’)

* Bài 1: Tính nhẩm - HD

- GV gọi mỗi em 1 phép tính - Nhận xét

* Bài 2 ( Tương tự như bài 1 )

* Bài 3

- GV đọc bài toán - Bài toán cho biết gì?

- Bài toán hỏi gì?

- YC HS làm bài. Gọi 2 HS lên bảng làm bài

- GV nhận xét

* Bài 4

- Đọc bài toán

- Bài toán cho biết gì ? - Bài toán hỏi gì ?

- YC HS làm bài. Gọi 1 HS lên bảng làm bài

- GV nhận xét, đánh giá.

3. Củng cố, dặn dò (3’):

- Thi đọc HTL bảng chia 8.

- GV nhận xét chung giờ học

- Nêu yêu cầu BT - HS nhẩm và nêu KQ - HS thực hiện

2 HS đọc bài toán

- Tấm vải dài 32m cắt thành 8 mảnh bằng nhau

- Mỗi mảnh dài bao nhiêu m ? - HS làm bài

Bài giải

Mỗi mảnh vải có số mét là:

32 : 8 = 4 (m) Đáp số: 4m

- Đổi vở nhận xét bài làm của bạn - 2 HS đọc

- HS trả lời

- Lớp làm vở, 1 em lên bảng làm Bài giải

Số mảnh vải cắt được là:

32 : 8 = 4 (mảnh) Đáp số: 4 mảnh - Nhận xét bài bạn

- HS thi đọc HTL

TỰ NHIÊN XÃ HỘI

TIẾT 24: MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG Ở TRƯỜNG

I- MỤC TIÊU: Giúp học sinh:

1. Kiến thức:

- Nêu được các hoạt động chủ yếu của HS khi ở trường như học tập, vui chơi , văn nghệ, thể dục thể thao, lao động vệ sinh, tham quan ngoại khóa.

- Nêu được trách nhiệm của HS khi tham gia các hoạt động đó.

2. Kĩ năng:

- Tham gia tích cực và thực hiện tốt các hoạt động do nhà trường tổ chức 3. Thái độ: Có ý thức thực hiện các HĐ hợp lý trong từng thời điểm phù hợp

* GD BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

(31)

- Biết những hoạt động ở trường và có ý thức tham gia các họat động ở trường góp phần BVMT như: làm vệ sinh, trồng cây, tưới cây,…

II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Các hình trong SGK trang 46 và 47

III- HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Kiểm tra bài cũ (5’):

- Con cần làm gì để phòng cháy khi ở nhà ?

- GV nhận xét, đánh giá B- Bài mới:

1. Giới thiệu bài (2’) 2. Tìm hiểu bài

a. HĐ1: Quan sát theo cặp (15’) Bước 1

- Chia nhóm 2. Nêu nhiệm vụ cho HS.

Quan sát hình, thảo luận theo gợi ý:

+ Kể tên một số hoạt động học tập diễn ra trong giờ học?

+ Trong từng hoạt động đó học sinh làm gì? Giáo viên làm gì?

- Yêu cầu nhóm trưởng điều khiển nhóm mình quan sát hình 46 để trả lời.

Bước 2:

- Yêu cầu một số cặp lên hỏi và trả lời trước lớp .

- Giáo viên kết luận Bước 3

- Yêu cầu các nhóm thảo luận một số câu hỏi nhằm giúp học sinh liên hệ thực tế bản thân:

+ Em thường làm gì trong giờ học?

+ Em thường học nhóm trong giờ học nào?

+ Em thường làm gì khi học nhóm ? + Em có thích đánh giá bài làm của bạn không? ...

- Sau khi thảo luận xong yêu cầu các nhóm báo cáo trước lớp .

- Theo dõi, kết luận

* GD BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

- HS trả lời - Nhận xét bạn

- Thảo luận và hoàn thành bài tập trong phiếu

- Lần lượt từng cặp học sinh lên hỏi và trả lời trước lớp .

- Lớp theo dõi và nhận xét .

- Tiến hành thảo luận các câu hỏi gợi ý của giáo viên

- Lần lượt từng nhóm lên báo cáo kết quả thảo luận của nhóm mình trước lớp.

- Các nhóm khác theo dõi nhận xét và bổ sung .

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Giáo dục trẻ biết giữ gìn bảo vệ môi trường bằng cách bỏ rác đúng nơi quy định. - Tích cực đoàn kết tham gia

Giáo viên liên hệ: tích cực tham gia việc lớp, việc trường còn thể hiện ở việc tích cực tham gia các hoạt động giáo dục tài nguyên, môi trường biển, đảo phù hợp với

Giáo viên liên hệ: tích cực tham gia việc lớp, việc trường còn thể hiện ở việc tích cực tham gia các hoạt động giáo dục tài nguyên, môi trường biển, đảo phù hợp với

Kết luận: Để có môi trường học tập sạch sẽ, trong lành em cần thực hiện nội quy giữ gìn vệ sinh trường, lớp bằng cách tích cực tham gia lao động dọn vệ sinh trường lớp,

*GD Bảo vệ môi trường: Tham gia nhắc nhở mọi người bảo vệ  loài vật có ích là góp phần bảo vệ sự cân bằng sinh

.Biết được sự cần thiết phải bảo vệ môi trường (BVMT) và trách nhiệm tham gia BVMT..2.

...Biết được sự cần thiết phải bảo vệ môi trường (BVMT) và trách nhiệm tham gia BVMT2.

- Biết tích cực tham gia việc trường, việc lớp. Học sinh có lòng nhiệt tình khi tham gia việc trường việc lớp. Khi tham gia việc lớp việc trường. Mọi người đều