• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
6
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: 22/9/2020 Tiết 4 Ngày giảng: 29/9 (7AB)

ĐẠO ĐỨC VÀ KỈ LUẬT I. Mục tiêu bài dạy

1. Kiến thức

- Hiểu được thế nào là đạo đức và kỉ luật - Mối quan hệ giữa đạo đức và kỉ luật - Ý nghĩa giữa đạo đức và kỉ luật 2. Kỹ năng

* kĩ năng bài học

- Học sinh có thái độ tôn trọng kỉ luật và phê phán thói tự do và vô kỉ luật

* Kĩ năng sống: Xác định giá trị, tư duy phê phán, hợp tác.

3. Thái độ

- Học sinh biết tự đánh giá, xem xét hành vi của cá nhân, cộng dồng theo chuẩn mực đạo đức, kỉ luật

4. Phẩm chất, năng lực:

* Phẩm chất: Yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

* Năng lực

- Năng lực chung:

+ Tự chủ và tự học: tự xây dựng cho bản thân kế hoạch học tập, chủ động rèn luyện đạo đức, thực hiện tốt kỷ luật

+ Giao tiếp và hợp tác: giao tiếp, rèn luyện phẩm chất đạo đức, giải quyết các vấn đề trong thực tiễn cuộc sống.

+ Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tự tin trong việc giải quyết vấn đè - Năng lực đặc thù

+ Năng lực ngôn ngữ: Rèn tư duy ngôn ngữ, sử dụng chuẩn mực ngôn ngữ Tiếng Việt + Năng lực khoa học: Xây dựng kế hoạch học tập, rèn luyện đạo đức, kỷ luật ở mọi nơi, mọi lúc.

+ Năng lực thẩm mĩ: yêu cái đẹp, đấu tranh chống lại thói hư tật xầu trong xã hội.

* Nội dung tích hợp

- Tích hợp giáo dục ATGT: nghiêm chỉnh chấp hành ATGT, đặc biệt phải đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy (kể cả trẻ em từ 4 tuổi trở lên)

- Tích hợp An ninh quốc phòng

- Nêu một số tấm gương tận tụy, hi sinh lợi ích cá nhân tất cả vì lợi ích tập thể.

II. Chuẩn bị

- Gv: - SGK, SGV,phiếu học tập, những mẩu chuyện có nội dung liên quan đến bài - HS: - SGk, SBT, vở ghi.

III. Phương pháp, kĩ thuật

- Phương pháp: Nghiên cứu trường hợp điển hình, vấn đáp, thảo luận.

- Kĩ thuật: Hỏi trả lời, chia nhóm, trình bày 1 phút IV.Tiến trình bài dạy

1. Ổn định tổ chức (1’) 2. Kiểm tra bài cũ (5’) Câu hỏi

? Thế nào là tự trọng ? Ýnghĩa của tự trong? kể một biểu hiện về tự trọng?

(2)

Đáp án

- Tự trọng là: Biết coi trọng và giữ gìn phẩm cách, biết tự điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với các chuẩn mực xã hội.

- Ý nghĩa: Có nghị lực , vượt qua khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ, nâng cao phẩm giá,, nhận được sự yêu mến.

3. Bài mới

* Hoạt động khởi động (2’) GV đưa ra tình huống:

Vào lớp được 15 phút. Cả lớp 7 đang lắng nghe cô giảng bài. Bỗng bạn Nam hoảng hốt chạy vào lớp và sững lại nhìn cô giáo. Cô giáo ngừng giảng bài, cả lớp ngơ ngác, bình tâm trở laị, cô giáo yêu cầu Nam lùi lại phía cửa lớp và cô quay lại nói với cả lớp: Các em có suy nghĩ gì về hành vi của bạn Nam?

- HS suy nghĩ và trả lời - Cách ứng xử của Nam:

- Vi phạm đạo đức:

+ Không chào cô giáo + Không xin phép Kỉ luật: Đi học muộn

* Giới thiệu bài: Hành vi của bạn Nam trong tình huống trên là vi phạm kỉ luật của lớp, của trường.Vậy thế nào là kỉ luật? Biểu hiện của kỉ luật là gì, bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu?

* Hoạt động hình thành kiến thức:

Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức cần đạt

* HĐ 1 : Hướng đẫn học sinh tìm hiểu phần đặt vấn đề

- Thời gian: 8 phút

- Mục đích: HS hiểu ý nghĩa của truyện đọc :

"Một tấm gương tận tuỵ vì việc chung”

- Phương pháp: Đọc tích cực, vấn đáp, thuyết trình, nghiên cứu trường hợp điển hình, thảo luận

- Kĩ thuật hỏi trả lời, chia nhóm, trình bày 1 phút, giao nhiệm vụ

B1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập cho học sinh Hs theo dõi và nhận nhiệm vụ

B2. Thực hiện nhiệm vụ học tập GV: Gọi học sinh đọc phần đặt vấn đề

Chia học sinh thành 3 nhóm ,mỗi nhóm thảo luận 1 trường hợp trong phần đặt vấn đề.

+ Nhóm 1: Kỉ luật lao động đối với nghề của anh Hùng như thế nào?

+ Nhóm 2: Khó khăn trong nghề của anh Hùng là gì?

+ Nhóm 3: Việc làm nào của anh Hùng thể hiện kỉ luật lao động và quan tâm đến mọi người?

1.Truyện đọc: "Một tấm gương tận tuỵ vì việc chung "

* Đọc

(3)

B3. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ HS: Các nhóm cử đại diện trình bày

+ N1: Huấn luyện kĩ thuật, an toàn lao động, dây bảo hiểm, thừng lớn, cưa tay, cưa máy.

+ N2: Dây điện, dây điện thoại, quảng cáo chằng chịt, khảo sát trước, có lệnh của công ty mới được chặt, trực 24/24 giờ, làm suốt ngày đêm mưa rét;

vất cả, thu nhập thấp.

+ N3: Không đi muộn về sớm; vui vẻ hoàn thành nhiệm vụ, sẵn sàng giúp đỡ đồng đội, nhận việc khó khăn nguy hiểm, được mọi người tôn trọng, yêu quí.

HS: Các nhóm bổ sung GV: Nhận xét, ghi bảng

- Kết luận: Sống có đạo đức, có kỉ luật thì mọi việc sẽ đẹp hơn, được mọi người yêu mến, kính trọng và làm cho XH ngày càng văn minh phát triển

B4. Đánh giá kết quả hoạt động

GV: Đạo đức và kỷ luật là một trong những phẩm chất tốt đẹp của con người. Người có phẩm chất đạo đức sẽ được mọi người yêu mến. Để hiểu sâu hơn , chúng ta chuyển sang phần nội dung bài học.

* Hoạt động 2:Tìm hiểu nội dung bài học - Thời gian: 9 phút

- Mục đích: HS hiểu được thế nào là sống giản dị, ý nghĩa của sống giản dị, cách rèn luyện lối sống giản dị.

- Phương pháp: Đàm thoại, thảo luận, nghiên cứu trường hợp điển hình

- Kĩ thuật: giao nhiệm vụ, chia nhóm

- Phương tiện: SGK, SGV, tài liệu tham khảo - Hình thức: cá nhân, nhóm

B1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập cho học sinh Hs theo dõi và nhận nhiệm vụ

B2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

GV chia lớp thành 3 nhóm trả lời các yêu cầu dưới đây:

Thời gian: (3’)

+ Nhóm 1: Đạo đức là gì? Biểu hiện cụ thể trong cuộc sống?

+ Nhóm 2: Kỉ luật là gì ? biểu hiện cụ thể trong cuộc sống?

+ Nhóm 3: Để trở thành người có đạo đức, vì sao chúng ta phải tuân theo kỉ luật? Ý nghĩa của đạo

* Nhận xét:

- Sống có đạo đức, có kỉ luật thì mọi việc sẽ tốt đẹp hơn, được mọi người yêu mến, kính trọng và làm cho XH ngày càng văn minh phát triển

2. Nội dung bài học

a. Đạo đức là gì? Kỉ luật là gì?

(SGK/13,14)

(4)

đức và kỉ luật?

B3. Báo cáo két quả hoạt động

HS trao đổi nhóm, nhóm trưởng ghi kết qủa.

Gv yêu cầu học sinh cử đại diện nhóm trình bày.

HS nhận xét, bổ sung.

Gv kết luận và ghi tóm tắt lên bảng.

Câu 1, 2 như sgk Câu 3:

+ Đạo đức và kỉ luật có mối quan hệ chặt chẽ với nhau : đạo đức tạo ra động cơ bên trong điều chỉnh nhận thức và hành vi kỉ luật. Ngược lại, hành động tự giác tôn trọng những quy định của tập thể, pháp luật của Nhà nước là biểu hiện của người có đạo đức.

+ Để có sự thống nhất đạo đức với kỉ luật đòi hỏi mỗi chúng ta phải kiên trì, rèn luyện ý thức tự giác, lòng tự trọng, phải thường xuyên đấu tranh nghiêm khắc với bản thân, phải tự giác, tự kiểm tra công việc hàng ngày.

Ví dụ: Siêng năng học tập thường xuyên thực hiện nội quy lớp.

- Tích hợp giáo dục ATGT: nghiêm chỉnh chấp hành ATGT, đặc biệt phải đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy (kể cả trẻ em từ 4 tuổi trở lên)

- Tích hợp An ninh quốc phòng

- Nêu một số tấm gương tận tụy, hi sinh lợi ích cá nhân tất cả vì lợi ích tập thể.

HS:- Trong công việc, Bác là tấm gương gác tình riêng trong nghĩa lớn.

- Bận rộn với việc dân, việc nước mà Bác quên việc lập gia đình riêng cho mình.

HS: Các thầy cô giáo ở Mường Lát Thanh Hóa hết lòng vì học sinh, khắc phục lũ lụt để các em được đến trường.

Gv yêu cầu học sinh giải thích câu tục ngữ:

"Muốn tròn phải có vuông, muốn vuông phải có thước để kết luận phần này"

HS tự bộc lộ

Gv kết luận: Muốn làm tốt công việc, mọi người phải chấp hành kỉ luật. Muốn xã hội quan hệ tốt đẹp, lành mạnh mọi người phải tự giác tuân theo những quy định, chuẩn mực ứng xử. Có những hành vi của con người vừa mang tính kỉ luật vùă mang tính đạo đức.

B4. Đánh giá kết quả hoạt động

b. Mối quan hệ giữa đạo đức và kỉ luật

Đạo đức và kỉ luật có mối quan hệ chặt chẽ với nhau: đạo đức tạo ra động cơ bên trong điều chỉnh nhận thức và hành vi kỉ luật. Ngược lại, hành động tự giác tôn trọng những quy định của tập thể, pháp luật của Nhà nước là biểu hiện của người có đạo đức.

c. Sống có đạo đức và kỉ luật có ý nghĩa như thế nào (SGK)

(5)

GV cho học sinh đánh giá kết quả hoạt động của nhóm, giáo viên đánh giá kết quả hoạt động.

Vận dụng kiến thức chúng ta chuyển sang làm bài tập.

* Hoạt động Luyện tập

- Mục đích: Hướng dẫn HS luyện tập

- Phương pháp:Vấn đáp, thuyết trình, thảo luận - Kĩ thuât: hỏi trả lời, giao nhiệm vụ, chia nhóm - Phương tiện: SGK, SGV, bảng phụ

- Hình thức: cá nhân, nhóm - Thời gian: 13 phút

Hoạt động của thầy và trò Nội dung

B1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập cho học sinh Hs theo dõi và nhận nhiệm vụ

B2. Thực hiện nhiệm vụ học tập - GV treo bảng phụ bài tập 1:

- Yêu cầu học sinh đọc câu hỏi

? Theo em hành vi nào trên bảng phụ vừa thể hiện đạo đức vừa thể hiện kỉ luật?

HS: Hành vi 1,4,6,7 là kỉ luật Hành vi 3,5 là đạo đức.

Bài b: Chia nhóm thảo luận tìm biểu hiện của học sinh ngày nay vi phạm kỉ luật.

Gv: Treo bảng phụ bài tập Bài c: Hs theo dõi làm bài tập c B4. Đánh giá kết quả hoạt động

3. Bài tập

Bài a

Đáp án:1,4,6,7 là kỉ luật 3,5 là đạo đức

Bài b

- Không học bài, hút thuốc là, đánh nhau...

Bài c

Tuấn có đạo đức có ý thức kỉ luật

* Hoạt động vận dụng

- Mục tiêu: Giúp HS vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học.

- Thời gian (2’)

? Bản thân em đã làm gì để thực hiện tốt đạo đức, kỷ luật?

* Hoạt động tìm tòi, mở rộng

- Mục tiêu: Giúp HS tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.

- Thời gian (3 phút)

? Hãy sưu tầm những tình huống trong cuộc sống xung quanh hoặc những câu chuyện em đã đọc nói về đạo đức, kỷ luật.

? Hãy kể những tấm gương thực hiện tốt đạo đức, kỷ luật mà em biết?

? Nêu hành vi trái ngược với kỉ luật của một số học sinh hiện nay? (Ở gia đình, ở lớp học)

4. Hướng dẫn về nhà (2’) Gửi câu hỏi qua Zalo nhóm - Học bài, làm bài tập còn lại

- Tự lập kế hoạch về việc rèn luyện đạo đức, kỉ luật

(6)

- Sưu tầm ca dao, tục ngữ về đạo đức và kỉ luật.

- Chuẩn bị bài: Yêu thương mọi người.

- Đọc truyện Bác Hồ đến thăm người nghèo

? Bác Hồ đến thăm gđ chị Chín trong thời gian nào ?

? Em hãy tìm những cử chỉ và lời nói thể hiện sự quan tâm, yêu thương của Bác đối với gia đình chị Chín.

? Thái độ của chị Chín đối với Bác Hồ như thế nào ?

? Chị Chín có tâm trạng gì trước sự quan tâm của Bác?

? Ngồi trên xe về Phủ chủ tịch, thái độ của Bác Hồ như thế nào ?

? Yêu thương con người là như thế nào ?

? Những biểu hiện của lòng yêu thương con người ?

? Vì sao phải yêu thương con người ?

? Lấy ví dụ về lòng yêu thương con người?

V. Rút kinh nghiệm

...

...

...

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Giáo án này trình bày kiến thức cơ bản về phương trình bậc hai một ẩn, các dạng đặc biệt và phương pháp giải các dạng phương trình

CÔNG THỨC NGHIỆM CỦA PHƯƠNG TRÌNH BẬC HAII. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC

a) Mục tiêu: Hs vận dụng tốt các kiến thức đã học để giải các pt bậc hai b) Nội dung: Làm các bài tập. c) Sản phẩm: Bài làm

- Có kỹ năng vận dụng các quy tắc khai phương của một thương và chia các căn bậc hai trong tính toán và biến đổi biểu thứcB. Năng lực

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS SẢN PHẨM SỰ KIẾN a.. HOẠT ĐỘNG

Giáo án này hướng dẫn giáo viên ôn tập kiến thức đại số chương IV cho học sinh lớp

Bài soạn này hướng dẫn giáo viên tiến trình dạy học tiết ôn tập cuối năm, tập trung vào việc củng cố kiến thức về lập phương trình để giải

Kế hoạch bài giảng kiểm tra học kỳ II môn Toán lớp 9 nhằm đánh giá kiến thức, phát hiện lỗi sai và phân loại học