• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Xuân Sơn #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Xuân Sơn #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r"

Copied!
1
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Tuần 04

Ngày soạn: 26/09/2019

Ngày giảng Thứ ba ngày 01/10/2019 (4A) Thứ sáu ngày 04/10/2019 (4C,4B)

Bài 3: Vẽ trang trí

CHÉP HỌA TIẾT TRANG TRÍ DÂN TỘC I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: HS tìm hiểu và cảm nhận được vẻ đẹp của hoạ tiết trang trí dân tộc.

2. Kĩ năng: Tập chép một họa tiết đơn giản (điều chỉnh).

- HS năng khiếu: Chép được họa tiết cân đối, gần giống mẫu, tô màu đều, phù hợp.

3. Thái độ: HS yêu quý, trân trọng và có ý thức giữ gìn văn hoá dân tộc II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên:

- SGK, SGV

- Sưu tầm một số hình ảnh họa tiết dân tộc.

- Hình gợi ý cách vẽ.

- Bài vẽ của học sinh lớp trước.

2. Học sinh:

- SGK, VTV.

- Bút chì, tẩy, màu vẽ.

- Họa tiết trang trí dân tộc III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC 1. Ổn định tổ chức (1p)

2. Kiểm tra bài cũ (1p)

- GV kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng của học sinh.

- GV nhận xét, tuyên dương học sinh.

3. Bài mới:

* Giới thiệu bài (2p)

- GV cho HS quan sát một số hoạ tiết trang trí dân tộc, tranh vẽ hoa lá thật.

? Nêu tên các họa tiết trên? - Hình con hạc, hoa hồng, hoa sen.

? Theo em đâu là họa tiết trang trí dân tộc? Tại sao em biết?

- HS: Hình 1,3 là họa tiết dân tộc vì hình vẽ đơn giản hơn.

- HS nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

- Để hiểu rõ hơn thế nào là họa tiết trang trí dân tộc và cách chép ra sao, hôm nay cô cùng các em đi tìm hiểu bài 4: Chép họa tiết trang trí dân tộc.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. Hoạt động 1: Quan sát nhận xét ( 5p)

- GV cho HS quan sát một số họa tiết trang trí dân

tộc. - HS quan sát tranh và trả lời

câu hỏi

(2)

? Các hoạ tiết trang trí là những hình gì?

? Hình hoa lá, con vật ở các hoạ tiết trang trí có đặc điểm gì ?

? Đường nét, cách sắp xếp hoạ tiết trang trí như thế nào?

? Hoạ tiết đó dùng để trang trí ở đâu?

- GVTK: Hoạ tiết trang trí dân tộc là di sản văn hóa quý báu của ông cha ta để lại, nghệ thuật đã có mặt ở hầu hết các công trình mĩ thuật cổ như:

Các họa tiết trên trống đồng Đông Sơn, thạp đồng, các họa tiết chạm khắc ở những công trình kiến trúc, trang trí, trên đồ gốm ở các thời Lý, Trần, Lê, Nguyễn...Vì vậy chúng ta cần phải học tập, giữ gìn và bảo vệ di sản văn hoá của dân tộc ta.

2. Hoạt động 2: Cách chép họa tiết trang trí (5p)

? GV yêu cầu HS quan sát hình gợi ý trong SGK trang 12, thảo luận nhóm đôi và nêu cách vẽ tranh trường em?

- GV yêu cầu đại diện nhóm trình bày.

- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- GV vẽ mẫu trên bảng.

+ Tìm và vẽ phác hình dáng chung của họa tiết cho cân đối với khổ giấy.

+ Vẽ các đường trục dọc ngang để tìm vị trí các phần của họa tiết.

+ Đánh dấu các điểm chính và vẽ phác hình bằng nét thẳng.

+ Quan sát, so sánh để điều chỉnh hình vẽ cho giống mẫu.

+ Hoàn chỉnh hình và vẽ màu theo ý thích.

- Hoa, lá, con vật.

- Đã được đơn giản và cách điệu.

- Đường nét hài hòa, cách sắp xếp cân đối, chặt chẽ.

- Đình, chùa, lăng tẩm, bia đá, đồ gốm, vải, khăn, áo...

- HS lắng nghe.

- HS thảo luận nhóm đôi (2’)

- HS chú ý theo dõi GV vẽ.

(3)

- GV cho HS quan sát một số bài vẽ của HS năm trước.

3. Hoạt động 3: Thực hành (20p)

- GV yêu cầu HS tập chép lại một họa tiết trang trí dân tộc trong VTV5

- Yêu cầu HS quan sát kĩ trước khi vẽ.

- HS vẽ theo các bước GV đã hướng dẫn, chú ý phác hình dáng chung của họa tiết cân đối giữa khổ giấy (không quá to, không quá nhỏ)

- Vẽ màu theo ý thích.

- Trong khi HS làm GV đến từng bàn để quan sát và hướng dẫn bổ sung.

4. Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá (4p) - GV cùng HS chọn một số bài để nhận xét:

? Cách vẽ hình (giống mẫu hay chưa)?

? Cách vẽ nét (mềm mại, sinh động)?

? Cách vẽ màu (tươi sáng, hài hòa)?

? Em thích bài nào nhất? Vì sao?

- GV nhận xét chung và tuyên dương HS.

* Dặn dò:

- Về nhà xem trước bài 5: Xem tranh phong cảnh - Chuẩn bị VTV, chì, màu, tẩy.

- HS tham khảo bài.

- HS làm bài vào VTV

- HS quan sát nhận xét theo các tiêu chí GV đưa ra.

- HS nhận xét bài theo cảm nhận riêng.

- HS lắng nghe.

- HS nghe dặn dò, chuẩn bị bài sau.

(4)

Tuần 04

Ngày soạn: 26/09/2019

Ngày giảng Thứ hai ngày 30/09/2019 (5B) Thứ ba ngày 01/10/2019 (5D, 5A) Thứ sáu ngày 04/10/2019 (5C)

Bài 4: Vẽ theo mẫu KHỐI HỘP VÀ KHỐI CẦU I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- HS hiểu cấu trúc của khối hộp và khối cầu, biết quan sát, so sánh nhận xét hình dáng chung của mẫu và hình dáng của từng vật mẫu.

2. Kĩ năng:

- HS biết cách vẽ và vẽ được mẫu khối hộp và khối cầu.

- HS năng khiếu: Sắp xếp hình vẽ cân đối, hình vẽ gần giống mẫu.

3. Thái độ:

- HS quan tâm tìm hiểu các đồ vật có dạng khối hộp và khối cầu.

* HSKT:

- Hiểu cấu trúc của khối hộp và khối cầu, biết so sánh nhận xét hình dáng chung của mẫu và hình dáng của từng vật mẫu.

- Biết cách vẽ và vẽ được mẫu khối hộp và khối cầu.

- Quan tâm tìm hiểu các đồ vật có dạng khối hộp và khối cầu.

II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên:

- SGK, SGV.

- Mẫu khối hộp và khối cầu.

- Bài vẽ của HS năm trước.

2. Học sinh:

- SGK, Vở tập vẽ, bút chì, tẩy.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC 1. Ổn định tổ chức (1p)

2. Kiểm tra bài cũ (1p)

- Lớp trưởng báo cáo sự chuẩn bị đồ dùng học tập của học sinh.

- GV nhận xét.

3. Bài mới

* Giới thiệu bài (1p)

- Giờ trước các em đã học bài vẽ tranh đề tài, hôm nay cô cùng các em đi tìm hiểu bài 4: Vẽ khối hộp và khối cầu.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS HSKT 1. Hoạt động 1: Quan sát, nhận

xét (6p)

- GV đặt mẫu ở trên bàn GV cho HS quan sát.

- Hs quan sát hình mẫu Quan sát mẫu.

(5)

? Khối hộp có mấy mặt ?

? Các mặt của khối hộp giống nhau hay khác nhau?

? Khối cầu có đặc điểm gì?

? Bề mặt của khối hộp có giống bề mặt của khối cầu không?

? So sánh độ đậm nhạt của khối hộp và khối cầu?

? Tỷ lệ giữa hai vật mẫu?

? Hai vật mẫu nằm trong khung hình gì?

? Nêu tên một vài đồ vật có hình dáng giống khối hộp và khối cầu?

- GVKL: Khối hộp gồm có 6 mặt:

mặt trên, dưới và 4 mặt xung quanh.

Tùy vào vị trí quan sát ta sẽ nhìn thấy 1 hay 2 hoặc 3 mặt.

+ Khối cầu không có mặt phân biệt rõ như khối hộp mà có bề mặt công đều, quan sát từ mọi phía ta luôn thấy có dạng hình tròn.

+ Khi có ánh sáng chiếu từ một phía thì các độ đậm nhạt sẽ phân biệt rõ ràng, còn khối cầu độ đậm nhạt nhẹ sẽ biến chuyển nhàng.

2. Hoạt động 2: Cách vẽ (5p) - GV yêu cầu HS quan sát H2/SGK trang 13, thảo luận nhóm đôi và nêu cách vẽ khối hộp và khối cầu.

- GV yêu cầu đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo luận.

- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- GVKL và hướng dẫn cách vẽ.

+ Nhìn mẫu ước lượng tỉ lệ và vẽ khung hình chung trên khổ giấy cho cân đối.

- Gồm có 6 mặt: Mặt trên, dưới và 4 mặt xung quanh.

- Các mặt khối cầu đều phẳng.

- Có bề mặt cong đều khi quan sát từ mọi phía luôn thấy có dạng hình tròn.

- Bề mặt khối hộp được phân biệt rõ, khối cầu có bề mặt cong.

- 2 HS nhận xét.

- Khối cầu cao bằng khối hộp, chiều rộng của khối cầu to hơn khối hộp.

- Hình chữ nhật nằm ngang, tỉ lệ 2/3

- Hộp phấn, hộp bánh, quả bóng,...

- HS lắng nghe.

- HS thảo luận nhóm đôi (2p)

- 1HS đại diện trình bày.

- HS nhận xét bạn trả lời.

- HS theo dõi GV vẽ mẫu.

- Nghe

Nghe kết luận để nhận biết.

- Ngồi tại chỗ thảo luận cùng bạn.

Nghe

(6)

+ Vẽ khung hình riêng của từng vật mẫu.

+ Tìm vị trí, tỉ lệ các mặt của khối hộp. Vẽ phác bằng nét thẳng. Khối cầu, cần vẽ các trục ngang, dọc, chéo của khung hình riêng, sau đó lấy các điểm đối xứng qua tâm, dựa vào các điểm đó, phác hình bằng nét thẳng rồi sửa hình thành nét cong đều.

+ Sửa chữa, hoàn chỉnh hình.

+ Vẽ đậm nhạt bằng chì (vẽ đưn giản ở ba độ: đậm, đậm vừa, nhạt).

- GV cho HS quan sát một số bài vẽ về khối hộp và khối cầu để tìm ra bài vẽ đẹp.

3. Hoạt động 3:Thực hành (5p) - GV hướng dẫn các HS làm bài vào VTV 5, trang 11.

- Nhắc HS chú ý sắp xếp hình ảnh sao cho cân đối, có chính, có phụ.

- Yêu cầu HS hoàn thiện bài tại lớp.

- Trong khi học sinh làm bài giáo viên đến từng bàn hướng dẫn thêm cho những em còn lúng túng, uốn

- HS tham khảo bài.

- HS làm bài cá nhân.

.

Quan sát

Vẽ vào vở

(7)

nắn những sai sót kịp thời của học sinh.

4. Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá (3p)

- GV thu một số bài của HS dán lên bảng, gợi ý HS nhận xét.

? Hình vẽ (cân đối hay chưa cân đối, gần giống mẫu chưa) ?

? Hình vẽ g

? Độ đậm (có đủ độ đậm, nhạt chưa) ?

? Em thích bài nào nhất? Vì sao ? - GV nhận xét, và tuyên dương HS.

*Dặn dò:

- Về nhà quan sát các con vật quen thuộc.

- Chuẩn bị đất nặn để giờ sau học bài 5: nặn con vật quen thuộc

- HS quan sát, nhận xét theo các tiêu chí gv đa ra.

- 4 HS nhận xét theo cảm nhận riêng.

- HS lắng nghe.

- Nghe dặn dò để chuẩn bị cho bài học sau.

Quan sát và nghe nx

Nghe dặn dò

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

KT: Dựa theo lời kể của GV, sắp xếp đúng thứ tự tranh minh hoạ cho trước (SGK); Hiểu được lời khuyên qua câu chuyện: Cần nhận ra cái đẹp của người

KT: Nhận biết được một số nét đặc sắc trong cách quan sát và miêu tả các bộ phận của cây cối (hoa, quả) trong đoạn văn mẫu (BT1); viết được đoạn văn ngắn tả

KT: - Biết quan sát cây cối theo trình tự hợp lý, kết hợp các giác quan khi quan sát; Bước đầu nhận ra được sự giống nhau giữa miêu tả 1 loài cây với miêu tả

KT: Nhận biết được một số nét đặc sắc trong cách quan sát và miêu tả các bộ phận của cây cối (hoa, quả) trong đoạn văn mẫu (BT1); viết được đoạn văn ngắn tả

KT: Nhận biết được một số nét đặc sắc trong cách quan sát và miêu tả các bộ phận của cây cối (hoa, quả) trong đoạn văn mẫu (BT1); viết được đoạn văn ngắn tả

KT: Vận dụng những hiểu biết về đoạn văn trong bài văn tả cây cối đã học để viết được một số đoạn văn (còn thiếu ý) cho hoàn chỉnh (BT2).. KN: Viết được đoạn

KT: Nắm được hai cách mở bài (trực tiếp, gián tiếp) trong bài văn miêu tả cây cối ; vận dụng kiến thức đã biết để viết được đoạn mở bài cho bài văn tả một

- Vận dụng những hiểu biết về đoạn văn trong bài văn tả cây cối đã học để viết được các đoạn văn trong phần thân bài của bài văn tả một