• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Yên Thọ #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1050px

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Yên Thọ #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1050px"

Copied!
5
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: 14/04/2022

BÀI 11: TẤM GƯƠNG HỌC SINH TIÊU BIỂU I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Giới thiệu được tấm gương tiêu biểu của học sinh tỉnh Quảng Ninh trong các lĩnh vực giáo dục, thể thao, nghệ thuật,...

- Nêu được ý nghĩa của việc học tập theo những tấm gương học sinh tiêu biểu.

- Có những hành động cụ thể thể hiện sự trân trọng, tự hào và học tập những tấm gương tiêu biểu đó.

- Biết noi gương một số tấm gương tiêu biểu của HS Hạ Long và trường THCS Trọng Điểm.

2. Năng lực

2.1. Về năng lực đặc thù

- Năng lực ngôn ngữ: Kể về một tấm gương học sinh tiêu biểu của tỉnh Quảng Ninh hoặc địa phương nơi học sinh sinh sống.

- Năng lực vận dụng kiến thức đã học vào các tình huống thực tế: Lập giao ước thi đua của cả lớp trong năm học.

2.2. Năng lực chung

Giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ kết hợp với các phương tiện khác để trình bày, giới thiệu về tấm gương các học sinh tiêu biểu.

3. Phẩm chất

- Trách nhiệm: Có ý thức tìm hiểu về các tấm gương học sinh tiêu biểu của tỉnh Quảng Ninh, từ đó thêm yêu và tự hào về những tấm gương tiêu biểu đó.

- Chăm chỉ: Noi gương các học sinh tiêu biểu để tự học tập, rèn luyện tốt, phấn đấu nâng cao năng lực và phẩm chất của bản thân.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU - Máy chiếu, máy tính,

- Một số hình ảnh, video về học sinh tiêu biểu qua các năm học của trường THCS Trọng Điểm hoặc của tỉnh Quảng Ninh.

- Phiếu phỏng vấn học sinh tiêu biểu - Phiếu học tập

- Bảng kế hoạch cá nhân

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG 1: HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU (KHỞI ĐỘNG)- 5 phút

(2)

a) Mục tiêu:HS xác định được vấn đề cần giải quyết liên quan đến bài học (các tấm gương học sinh tiêu biểu của tỉnh Quảng Ninh) và tạo hứng thú trong học tập cho HS.

b) Tổ chức thực hiện:

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS làm việc cá nhân kể tên những học sinh tiêu biểu trong tất cả các lĩnh vực ở Quảng Ninh mà em biết.

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ (02 phút):

HS làm việc cá nhân để đưa ra ý kiến của mình và trả lời khảo sát của giáo viên.

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận (02 phút):

Một số HS trình bày hiểu biết bản thân về các tấm gương học sinh tiêu biểu.

Các HS khác nhận xét, bổ sung ý kiến.

- Bước 4: Kết luận, nhận định (01 phút):

GV nhận xét, dẫn dắt HS vào bài học mới.

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Tìm hiểu vềmột số tấm gương học sinh tiêu biểu ở tỉnh Quảng Ninh(40 phút)

a) Mục tiêu:HS nhận biết được tấm gương tiêu biểu của học sinh tỉnh Quảng Ninh trong các lĩnh vực giáo dục, thể thao, nghệ thuật,...

b) Tổ chức thực hiện:

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ (4 phút)

Giáo viên chia lớp thành 03 nhóm, giao nhiệm vụ cho học sinh tìm hiểu về 3 tấm gương học sinh tiêu biểu ở tỉnh Quảng Ninh trên các lĩnh vực khác nhau.

+ Nhóm 1: Giáo dục + Nhóm 2: Thể thao + Nhóm 3: Nghệ thuật

Học sinh tìm hiểu dựa trên các gợi ý sau:

TẤM GƯƠNG HỌC SINH TIÊU BIỂU TRONG ...

STT Họ tên Năm sinh Thành tích nổi bật

1 2 3

1. Em hiểu thế nào là một tấm gương học sinh tiêu biểu?

...

(3)

...

2. Em có thể học tập, noi theo những tấm gương đó ở những điều gì? Em phải làm gì để có thể phấn đấu trở thành một học sinh tiêu biểu?

...

...

...

(1) Học sinh làm việc cá nhân: Dựa vào hiểu biết của bản thân và nội dung tài liệu GDĐP 6 hoàn thành phiếu học tập cá nhân.

(2) Thảo luận nhóm: Các thành viên trong nhóm thảo luận, thống nhất ý kiến.

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ (10 phút):

+ HS làm việc cá nhân tại nhà, hòa thiện, bổ sung (3 phút) + HS làm việc nhóm bàn tại lớp(07 phút);

+ GV: quan sát, nhắc nhở HS về hiệu lệnh thời gian, trợ giúp các nhóm.

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận (21 phút):

+ Các nhómtrình bày sản phẩm.

+Các nhóm khác nhận xét, góp ý, bổ sung.

- Bước 4: Kết luận, nhận định (10 phút)

+ GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động của các nhóm và chốt kiến thức.

+ Giới thiệu thêm một số tấm gương học sinh tiêu biểu.

Tấm gương HS tiêu biểu là những HS đạt thành tích cao trong học tập và rèn luyện ở các lĩnh vực giáo dục, thể thao, nghệ thuật,...; là những HS vượt khóhọc giỏi; những tấm gương sáng về “Người tốt, việc tốt” đáng được biểu dương.

Một số tấm gương HS tiêu biểu ở Quảng Ninh: Lê Kỳ Nam, lớp 12 chuyên Lí, Trường THPT Chuyên Hạ Long đạt huy chương Đồng Olympic Vật lí Châu Á lần thứ 19. Phạm Lê Huy, học sinh lớp 11 chuyên Anh 1, Trường THPT Chuyên HạLong, đoạt giải Nhất tại Kì thi chọn học sinh giỏi quốc gia năm 2020; Đoàn Tiến Mạnh, lớp 11A1, Trường THPT Hòn Gai, là học sinh đoạt danh hiệu kép trong nămhọc: Giải nhất Hội thi Olympic tiếng Anh dành cho học sinh, sinh viên toàn quốc vàgiải nhì tại Kỳ thi học sinh giỏi quốc gia môn tiếng Anh. Nguyễn Hoàng Cường, học sinh lớp 12B5, Trường THPT Hòn Gai, đã giành được ngôi vị quán quân tại chung kết Cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 18.

(4)

HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG 4.1. Thiết kế giao ước thi đua (15 phút)

a) Mục tiêu: HS xác định, hình thành được kế hoạch rèn luyện phấn đấu cho lớp.

b) Tổ chức thực hiện:

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HSthiết kế giao ước thi đua thể hiện mục tiêu phấn đấu trong học tập và rèn luyện trong năm học của cả lớp theo gợi ý sau:

+ Mỗi tổ trong lớp sẽ thảo luận và viết bản giao ước của tổ mình. Đại diện của tổ trình bày giao ước thi đua của tổ trước lớp.

+ Sau khi có giao ước của tổ, cả lớp sẽ thảo luận để lập một bản giao ước của lớp. Lớp trưởng thay mặt lớp lên trình bày giao ước thi đua. Bản giao ước thi đua của lớp thể hiện ý chí phấn đấu của các tổ, của các HS trong lớp.

+ Thảo luận kế hoạch hành động:

 Trong các chỉ tiêu phấn đấu của lớp, bạn thấy những chỉ tiêu nào phù hợp, những chỉ tiêu nào không? Vì sao?

 Theo bạn, có những khó khăn nào trong việc thực hiện?Khắc phục bằng cách nào?

 Để thực hiện những chỉ tiêu đó, cần phải có những biện pháp gì?

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

+ Học sinh làm việc theo tổ.

+ GV hỗ trợ trong thời gian HS làm việc.

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

+ HS đại diện của tổ, lớp trưởng lên trình bày.

+ Các HS khác nhận xét, bổ sung.

- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, chốt kiến thức có liên quan.

4.2. Lập kế hoạch cá nhân

a) Mục tiêu: HS xác định, hình thành được kế hoạch rèn luyện phấn đấu cho bản thân.

b) Tổ chức thực hiện:

(5)

- GV yêu cầu HS xây dựng bản chương trìnhhành động, kế hoạch rèn luyện, phấn đấu của bản thân để thực hiện chỉ tiêu thi đua của tổ, của lớp.

Chỉ tiêu thi đua Thời gian Cách thực hiện Kết quả - HS thực hiện nhiệm vụ tại nhà.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Lòng yêu nước của dân tộc ta được biểu hiện rõ nhất trong các cuộc kháng chiến trong lịch sử.” Ta có quyền tự hào vì những trang sử vẻ vang thời đại Bà Trưng,

Gv: Tiết học hôm nay chúng ta sẽ luyện tập viết đoạn văn chứng minh HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI (10p) Hoạt động của thầy-trò Nội dung kiến

Ngược lại, nếu chúng ta quan hệ với những người sống tốt đẹp sẽ dễ dàng học hỏi được nhiều điều hay lẽ phải, có ích cho sự hình thành và phát triển nhân

- Năng lực tự chủ và tự học: xác định giá trị của các biện pháp nghệ thuật đối lập, ẩn dụ từ đó thấy được tâm tư, tình cảm của người chiến sĩ cộng sản yêu nước,

* HS hoàn thành một đoạn văn khoảng 10 câu để làm rõ tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của Bác Hồ trong cuộc sống cách mạng buổi đầu đầy gian khổ, trong đó

- Năng lực tự học: tự nhận thức, xác định giá trị của các biện pháp nghệ thuật đối lập, ẩn dụ, hình ảnh giản dị từ đó thấy được tâm tư, tình cảm của người

GV giới thiệu bài: Các em vừa được ôn lại về Từ và cấu tạo của từ tiếng Việt, Một số biện pháp tu từ (so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, hoán dụ), Câu phân loại theo mục

- Mục tiêu: Trình bày được những đặc điểm cấu tạo của ruột non phù hợp với chức năng hấp thụ các chất dinh dưỡng.. - Phương pháp – KT: Hoạt động nhóm, nêu và