• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Đức Chính #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:105

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Đức Chính #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:105"

Copied!
24
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn:...

Ngày dạy: ...

Tiết 25 ĐẶC ĐIỂM CỦA VĂN BẢN BIỂU CẢM

A.MỤC TIÊU

1.Kiến thức :Bố cục của bài văn biểu cảm ,yêu cầu của việc biểu cảm ,cách biểu cảm trực tiếp và cách biểu cảm gián tiếp .

2Kĩ năng :Rèn kĩ năng nhận biết các đặc điểm của bài văn biểu cảm . 3.Thái độ :Giáo dục y thức học văn biểu cảm .

4. Năng lực cần phát triển

- Năng lực giao tiếp - Năng lực sáng tạo.

- Năng lực giải quyết vấn đề - Năng lực hợp tác.

B. PHƯƠNG TIỆN, HỌC LIỆU * H/S chuẩn bị bài mới trước ở nhà.

C. PHƯƠNG PHÁP/KỸ THUẬT DẠY HỌC -Kĩ thuật động não, thảo luận:

- Kĩ thụât viết tích cực: Hs viết các đoạn văn . D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG I. KHỞI ĐỘNG

Hoạt động của giáo viên-học sinh Nội dung cần đạt

HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP

(1) Văn biểu cảm là gì ? có những cách biểu hiện nào ? Em hãy đọc đoạn văn ( thơ) là văn biểu cảm ?

- HS chia sẻ ý kiến về nội dung trên?

-Gọi HS nhận xét ý kiến của bạn?

-GV tổng hợp - kết luận

- Khái niệm văn biểu cảm - Bài ca dao, bài thơ trung đại...

=> Vây văn biểu cảm có đặc điểm gi?

HOẠT ĐỘNGII. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

I.TÌM HIỂU ĐẶC ĐIỂM CỦA VĂN BẢN BIỂU CẢM

Hoạt động của giáo viên-học sinh Nội dung cần đạt HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP

(1)HS đọc bài văn " Tấm gương"

T84. Bài văn " Tấm gương " biểu đạt tình cảm gì?

(2) Để biểu đạt tình cảm đó, tác giả bài văn đã làm như thế nào?Tác giả muốn đề cập đến vấn đề gì qua việc ca ngợi tấm gương?

1. Tìm hiểu ví dụ:

a. Văn bản: Tấm gương ( Băng Sơn)

- Bài văn ca ngợi đức tính trung thực của con người, ghét thói xu nịnh, dối trá, cho con người biết sự thật (cho dù đó là sự thật đau buồn )

- Văn bản không miêu tả một cách cụ thể ( kích thước, chất liệu ) tác giả mượn hình ảnh tấm gương làm điểm tựa tấm gương luôn phản chiếu trung thành mọi việc xung quanh.

 Ca ngợi gương là gián tiếp ca ngợi người

(2)

(3)Bố cục bài văn gồm mấy phần?

Mở bài và kết bài có quan hệ mật thiết như thế nào?

(4) Tình cảm và sự đánh giá của tác giả trong bài thơ có rõ ràng chân thực không? ý nghĩa của điều đó đối với giá trị của bài văn?

- HS suy nghĩ- phân tích ví dụ -Xung phong trả lời câu hỏi - Khái quát kiến thức

- Tham gia nhận xét, đánh giá, bổ sung..

trung thực. Cách lựa chọn hình ảnh như vậy giúp cho việc biểu đạt t/c được rõ ràng, dễ hiểu, sâu sắc.

- Bố cục bài văn gồm 3 phần:

+ Phần MB: Nêu thẳng phẩm chất của gương.

+ Phần KB: Khẳng định lại chủ đề đã nêu.

+ Phần TB: Nêu lợi ích của tấm gương đối với con người. Hai ví dụ về 2 nhân vật MĐC và TC là ví dụ về một người đáng trọng, một người đáng thương nhưng nếu soi gương thì gương cũng không vì tình cảm mà nói sai sự thật, rằng họ có gương mặt xấu xí.

=> Ngoài tấm gương thuỷ tinh tráng bạc còn có gương lương tâm.

II. Các cách biểu cảm

Hoạt động của giáo viên-học sinh Nội dung cần đạt Đọc ví dụ SGK.

THẢO LUẬN CẶP ĐÔI

(1) Đoạn văn biểu hiện t/c gì? Dấu hiệu nhận biết?

(2)Gọi là văn biểu cảm yếu tố đầu tiên là gì? Để biểu đạt được tình cảm người viết phải làm gì?

(3)T/C ấy được biểu hiện bằng mấy cách?

- Tổ chức cho HS thảo luận.

- Quan sát, khích lệ HS.

- Tổ chức trao đổi, rút kinh nghiệm.

- GV tổng hợp ý kiến - Gọi HS đọc ghi nhớ.

1.Ví dụ 2:

2. Nhận xét:

- Niềm đau khổ của đứa con phải sống trong sự ghẻ lạnh, t/c cô đơn, cầu mong sự giúp đỡ và thông cảm.

- Dấu hiệu: tiếng kêu, lời than, câu hỏi biểu cảm.

3. Ghi nhớ:(SGK)

- Phải biểu đạt được một tình cảm chủ yếu.

- Chọn một hình ảnh có ý nghĩa ẩn dụ hoặc tượng trưng.

-Trực tiếp hoặc gián tiếp.

-T/c phải rõ ràng, trong sáng HOẠT ĐỘNG III. LUYỆN TẬP/VẬN DỤNG

Hoạt động của giáo viên-học sinh Nội dung cần đạt

HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP (1)Đọc bài văn. Bài văn thể hiện tình cảm gì?

(2) Việc miêu tả hoa phượng đóng vai trò gì trong bài văn biểu cảm này? Hoa phượng nở, rơi gợi cảm

* Bài văn: Hoa học trò.

- Tình cảm buồn nhớ khi xa trường, rời bạn lúc nghỉ hè.

- Tác giả bộc lộ tình cảm của người học trò khi xa trường.

- Hoa phượng nở, rơi thể hiện nỗi lòng cô

(3)

xúc gì? Sắc phượng gợi nỗi buồn nào của người học trò?

(3) Câu: Phượng xui ta nhớ cái gì đâu. thể hiện cảm xúc nào ?

(4)Đoạn văn thứ 2 thể hiện cảm xúc gì? Đoạn văn cuối bộc lộ tình cảm nào?

(5) Tại sao tác giả lại gọi hoa phượng là hoa học trò?

- HS chia sẻ ý kiến với bạn -Gọi HS nhận xét ý kiến của bạn?

-GV tổng hợp - kết luận

đơn, lẻ loi của học trò trong 3 tháng hè.

- Nỗi buồn chia li trong tâm hồn người học trò.

- Cảm xúc bối rối, thẫn thờ.

- Trường ngủ cây cối ngủ, chỉ có phượng thức-> Cảm xúc trống trải cô đơn.

- Hoa phượng mơ, khóc, nhớ-> cảm xúc cô đơn, nhớ bạn pha chút hờn dỗi.

- Vì qua việc miêu tả hoa phượng, tác giả đã biến hoa phượng – một loài hoa nở rộ vào dịp kết thúc năm học- thành biểu tượng của sự chia li ngày hè với học trò.

- Gián tiếp: Thông qua hình ảnh ẩn dụ” Hoa học trò”- hoa phượng để biểu đạt cảm xúc cuả ngừơi học trò lúc xa trường, rời bạn lúc nghỉ hè.

HOẠT ĐỘNG V. TÌM TÒI, MỞ RỘNG

(1)Phân tích đặc điểm biểu cảm của 2 văn bản: Côn sơn ca và Thiên Trường Vãn Vọng (2) Xem bài : “Đề văn biểu cảm”

(3). Viết đoạn văn biểu cảm về người thân và phân biệt điểm khác nhau giữa đoạn BC và đoạn miêu tả hay tự sự?

--- Ngày soạn:...

Ngày dạy: ... Tiết 26

ĐỀ VĂN BIỂU CẢM VÀ CÁCH LÀM BÀI VĂN BIỂU CẢM A.MỤC TIÊU

1. Kiến thức - Qua bài học giúp học sinh nắm được đặc điểm, cấu tạo của đề văn biểu cảm;

- Cách làm bài văn biểu cảm. Nhận biết đề văn biểu cảm.

- Bước đâu rèn luyện các bước làm bài văn biểu cảm. Hiểu kiểu đề văn biểu cảm và cách làm bài văn biểu cảm.

2. Kĩ năng Nhận biết đề văn biểu cảm. Bước đầu rèn luyện các bước làm bài văn biểu cảm.

- KNS cơ bản được giáo dục: Nhận thức- giao tiếp- tư duy sáng tạo- trình bày một phút...

(4)

3. Thái độ : GD lòng say mê môn học.

4. Năng lực cần phát triển

- Tự học - Tư duy sáng tạo. - Hợp tác - Sử dụng ngôn ngữ, tạo lập văn bản.

B. PHƯƠNG TIỆN, HỌC LIỆU -Soan bài theo hướng dẫn SGK.

- Phiếu học tập:

Đề Đối tượng T/C cần biểu hiện a

b.

c d e

C. PHƯƠNG PHÁP/KỸ THUẬT DẠY HỌC

- Động não, HS trao đổi, thảo luận về nội dung, bài học ....

- PP phân tích, thực hành , vấn đáp, nêu vấn đề...

D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG I. KHỞI ĐỘNG

Hoạt động của giáo viên-học sinh Nội dung cần đạt

HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP

(1) Trình bày đoạn văn biểu cảm về người thân và phân biệt điểm khác nhau giữa đoạn BC và đoạn miêu tả hay tự sự? ( Đã chuẩn bị ở nhà)

(2) Dựa vào bài bạn trình bày, nêu đối tượng biểu cảm? Cách biểu cảm?

- HS chia sẻ ý kiến với bạn -Gọi HS nhận xét ý kiến của bạn?

-GV tổng hợp - kết luận

- Đoạn văn biểu cảm

- Phân biệt biểu cảm với tự tự và miêu tả.

- Đối tượng biểu cảm:

- Cách biểu cảm:

+ Trực tiếp + Gián tiếp:

 Đặc điểm và cách làm bài văn biểu cảm?

HOẠT ĐỘNGII. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

I. ĐỀ VĂN BIỂU CẢM VÀ CÁC BƯỚC LÀM BÀI VĂN BIỂU CẢM.

Hoạt động của giáo viên-học sinh Nội dung cần đạt HOẠT ĐỘNG NHÓM

- Giao nhiệm vụ cho các nhóm - phiếu học tâp.

- Tổ chức cho các nhóm thảo luận. GV quan sát, khích lệ HS.

- Tổ chức cho HS báo cáo kết quả thảo luận

1. Đề văn biểu cảm a.Tìm hiểu các đề văn:

( phiếu học tập)

b. Kết luận: Đề văn biểu cảm bao giờ cũng nêu ra đối tượng biểu cảm và định hướng tình cảm cho bài làm

(5)

qua phiếu học tập

- Tổ chức cho HS nhận xét

-Từ việc tìm hiểu các ví dụ trên em có nhận xét gì về đề văn biểu cảm?

c. Ghi nhớ:

SGK. (ý 1, 2, 3).

Dự kiến sản phẩm của học sinh

Đề Đối tượng T/C cần biểu hiện

a Dòng sông quê T/C chân thật, yêu mến, gắn bó, nhớ nhung…

b. Đêm trăng trung thu Yêu thích, vui sướng, nhắc nhở những kỉ niệm tuổi thơ trong sáng

c Nụ cười của mẹ Cảm xúc đối với nụcười của mẹ:thân thương, gần gũi, hạnh phúc khi thấy mẹ cười

d Tuổi thơ Niềm vui, nỗi buồn. nhớ da diết, mong được trở lại tuổi thơ, cố gắng sống tốt hơn.

e Loại cây em yêu Yêu thích, quí trọng

Đề văn biểu cảm thường nêu yêu cầu về nội dung( đối tượng biểu cảm). Đặc biệt, xét về cấu tạo: Đề truyền thống thường có đầy đủ cả yêu cầu về đối tượng, PTBĐ và lệnh. Đề mở chỉ nêu đối tượng biểu cảm. Vì vậy phải chú ý khi phâ tích đề.

2. Các bước làm bài văn biểu cảm:

Hoạt động của giáo viên-HS Nội dung cần đạt THẢO LUẬN CẶP ĐÔI

GV ghi đề bài lên bảng

(1)Các bước tạo lập văn bản nói chung? Bước đầu tiên khi cần tạo lập một văn bản là gì?

(2) Áp dụng các bước để thực hành làm đề Nụ cười của mẹ.

+Tìm hiểu đề?

+ Dàn ý?

- Tổ chức cho HS thảo luận.

- Quan sát, khích lệ HS.

- Tổ chức trao đổi, rút kinh nghiệm.

- GV tổng hợp ý kiến.

HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP

-Viết bài ( từng đoạn theo yêu cầu của GV: Mở bài, kết bài)

Đề : Cảm nghĩ của em về nụ cười của mẹ.

a. Tìm hiểu đề: Định hướng cho đề bài:

- Thể loại: văn biểu cảm.

- Đối tượng biểu cảm: nụ cười của mẹ qua cảm nhận của em.

- Tình cảm : thân thương, hạnh phúc khi thấy mẹ cười, mong nụ cười không bao giờ tắt trên môi mẹ.

b. Lập dàn ý: Theo bố cục ba phần.

*Mở bài: - Em cảm nhận nụ cười của mẹ từ thưở ấu thơ....Thấy mẹ cười em vô cùng hạnh phúc.

*Thân bài: - Mẹ cười thể hiện sự yêu thương, khích lệ, vui mừng trước những trưởng thành của em.

- Khi mẹ không cười em cảm thấy rất buồn, cmả thấy mình có lỗi.

- Em phải cố gắng chăm ngoan, học giỏi để luôn thấy nụ cười của mẹ.

(6)

- HS chia sẻ sản phẩm với các bạn

-Gọi HS nhận xét bài của bạn?

- Khái quát các bước làm bài.

- Gọi HS đọc ghi nhớ.

*Kết bài:- Thật hạnh phúc khi có mẹ. Hạnh phúc chỉ thật trọn vẹn khi luôn thấy nụ cười của mẹ.

c. Diễn đạt thành văn:

d. Kiểm tra văn bản.

3. Ghi nhớ: (sgk - 88) HOẠT ĐỘNG III. LUYỆN TẬP/VẬN DỤNG

Hoạt động của giáo viên-học sinh Nội dung cần đạt

HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP - Đọc bài văn. Bài văn biểu đạt tình cảm gì? Đối với đối tượng nào?

-Bài văn chưa có nhan đề em hãy đặt nhan đề cho bài văn?

- Hãy nêu dàn ý của bài?

- Chỉ ra phương thức biểu cảm của bài văn ?

- HS chia sẻ ý kiến với bạn -Gọi HS nhận xét ý kiến của bạn?

* Bài văn: SGKT89+ 90

a. Bài văn bộc lộ tình yêu tha thiết với quê hương An Giang.

- Nhan đề: An Giang quê tôi…

b. Dàn ý của bài văn:

- Mở bài: Giới thiệu quê hương An Giang.

- Thân bài: Biểu hiện của tình yêu quê hương.

- Tình yêu quê hương từ thuở nhỏ.

- Tình yêu quê hương trong chiến đấu và những tấm lòng yêu nước.

- Kết bài: Tình yêu quê hương với nhận thức của người từng trải, truởng thành.

c. Phương thức biểu cảm: Trực tiếp.

HOẠT ĐỘNG V. TÌM TÒI, MỞ RỘNG

(1) Tiếp tục tìm hiểu về cách làm bài văn biểu cảm

(2) Hãy chọn 1 đề trong các đề ở phần I, thực hiện các bước làm bài.

(3) Chuẩn bị bài : Bánh trôi nước theo câu hỏi SGK.

(4) Tìm hiểu về nhà thơ Hồ Xuân Hương.

(5) Em hãy tìm hiểu về món bánh trôi và cách làm bánh trôi để giới thiệu trước lớp.

--- Ngày soạn:...

Ngày dạy: ...

Tiết 27

BÁNH TRÔI NƯỚC

( HỒ XUÂN HƯƠNG) A.MỤC TIÊU

(7)

1. Kiến thức:Cảm nhận phẩm chất và tài năng của tác giả Hồ Xuân Hương qua bài thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật chữ Nôm.Đặc điểm của thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.

- Sơ giản về tác giả Hồ Xuân Hương.

- Vẻ đẹp và thân phận chỡm nổi của người phụ nữ qua bài thơ Bánh trôi nước.

- Tính chất đa nghĩa của ngôn ngữ và hỡnh tượng trong bài thơ.

2. Kĩ năng:- Nhận biết thể loại của văn bản.

- Đọc - hiểu, phân tích văn bản thơ Nôm Đường luật.

- KNS cơ bản được giáo dục: Nhận thức- giao tiếp- tư duy sáng tạo- trình bày một phút...

3. Thái độ: Giáo dục học sinh ý thức học tập bộ môn, lòng cảm thông với những số phận bất hạnh trong xã hội cũ.

4. Năng lực cần phát triển

- Tự học - Tư duy sáng tạo. - Hợp tác - Sử dụng ngôn ngữ - Năng lực đọc hiểu văn bản .

-Năng lực cảm thụ thẩm mĩ (nhận ra giá trị nội dung, nghệ thuật của văn bản).

B. PHƯƠNG TIỆN, HỌC LIỆU

- Tư liệu, hình ảnh liên quan đến bài học -Soan bài theo hướng dẫn SGK.

- Phần chuẩn bị theo yêu cầu ở tiết trước. - Phiếu học tập C. PHƯƠNG PHÁP/KỸ THUẬT DẠY HỌC

-Kĩ thuật động não, thảo luận:

- PP trực quan, vấn đáp, thuyết trình, giảng bình, đọc diễn cảm, nêu vấn đề ...

D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG I. KHỞI ĐỘNG

Hoạt động của giáo viên-học sinh Nội dung cần đạt

HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP

(1) Chuyên mục: KHÉO TAY HAY LÀM

Ở miền Bắc nước ta , hằng năm vào ngày 3/3 âm lịch, có tục lệ bánh trôi (cùng với bánh chay). Đó chính là nét văn hóa từ lâu đời của người miền Bắc.

Những người phụ nữ ở miền Bắc hầu như ai cũng biết làm bánh trôi, bánh chay.

Em hãy tìm hiểu về món bánh trôi và cách làm bánh trôi để giới thiệu về cách làm bánh ? - HS chia sẻ ý kiến với bạn

-Gọi HS nhận xét ý kiến của bạn?

-GV tổng hợp - kết luận

Bánh trôi làm bằng bột nếp, đánh nhuyễn sau đó bỏ vào giữa nhân đường màu đỏ và nặn tròn, khi nước sôi thì cho bánh vào đun đến khi nào bánh nổi lên mặt nước thì

(8)

vớt ra. Hình ảnh chiếc bánh trôi và quá trình làm bán được nữ sĩ Xuân Hương tái hiện với một phong cách thơ đầy ấn tượng...

HOẠT ĐỘNGII. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC I. GIỚI THIỆU CHUNG

Hoạt động của giáo viên-học sinh Nội dung cần đạt

HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP

- Cho Hs đọc thầm SGK.

(1)Nêu hiểu biết của em về nhà thơ Hồ Xuân Hương

(2) Gọi HS giới thiệu về tác phẩm?

(3)Trong thơ ca cổ có những bài thơ tả cảnh gọi là vịnh cảnh, có bài thơ tả vật gọi là vịnh vật. Bài thơ này viết về vật gì?

(4)Bài thơ được viết theo thể thơ gì?

- Gọi HS trả lời câu hỏi

- HS tham gia nhận xét, đánh giá, bổ sung...

- GV tổng hợp , bổ sung, kết luận.

- GV giới thiệu hình ảnh :

1. Tác giả:

- Hồ Xuân Hương là con gái của Hồ Phi Diễn và vợ lẽ quê ở Bắc Ninh. Bà là người có cá tính, có bản lĩnh hơn người và tài năng độc đáo.

- Bà được người đời mệnh danh là bà chúa thơ Nôm. Một số bài thơ tiêu biểu: Bánh trôi nước, Mời trầu, Làm lẽ, Đề đền Sầm Nghi Đống…

2. Tác phẩm

- Bài thơ thơ thuộc thể thơ vịnh vật.

- Những vật thường được vịnh trong thơ ca cổ thường là con hạc, con bướm, con ve…Bài thơ thường miêu tả đặc điểm của sự vật, từ đó gửi gắm tâm tình ( biểu cảm gián tiếp qua phương thức miêu tả)

- Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt.

Hồ Xuân Hương (1772 – 1822) là một thi sĩ sống ở giai đoạn cuối thế kỷ XVIII và đầu thế kỷ XIX, mà hiện tại vẫn khiến nhiều học giả tranh cãi. Di tác của bà hoàn toàn là thơ, trong đó mảng Nôm có nhiều phẩm chất tốt cần sự khảo cứu lâu, nhưng hậu thế có thi sĩ Xuân Diệu đã mạo muội tôn Hồ Xuân Hương làm Bà chúa thơ Nôm. Hầu hết thi ca Hồ Xuân Hương theo dòng chảy chung đã thoát được các quan niệm sáng tác cố hữu vốn đề cao niêm luật chặt chẽ để bộc lộ được tiếng nói của thời đại mình, có nhiều người cho rằng đặc sắc của thơ bà là “thanh thanh tục tục”

II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN:

(9)

Hoạt động của giáo viên-học sinh Nội dung cần đạt

HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP

-Học sinh đọc văn bản.

-Giải thích từ khó ( chú thích SGK) -H thực hiện theo y/c của G

(1) Ta có thể phân tích bài thơ theo bố cục nào?

1. Đọc và tìm hiểu chú thích:

2. Bố cục:

- Có 2 cách chia bố cục:

+ Hai phần: 2 câu đầu, 2 câu cuối.

+ Bốn phần: Khai, thừa, chuyển, hợp.

- Lưu ý: Còn cách phân tích theo nội dung:

Hình ảnh bánh trôi nước và hình ảnh ngươì phụ nữ

3. Phân tích a. Hai câu thơ đầu

Hoạt động của giáo viên-học sinh Nội dung cần đạt

HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP

(1) Đọc 2 câu đầu bài thơ hãy tìm những từ ngữ miêu tả đặc điểm của bánh trôi nước?

(2)Trong thành ngữ Bảy nổi ba chìm em thấy có đặc điểm nghệ thuật gì nổi bật?

(3) Cụm từ bắt đầu bài thơ có gì quen thuộc? Cách bắt đầu ấy cho biết bài thơ là lời của ai?

(4) Tuy nhiên bài thơ có phải chỉ đơn thuần tả bánh trôi nước không? Vậy bánh trôi nước là hình ảnh nghệ thuật gì trong thơ ca?

(5)Qua hình ảnh bánh trôi, em suy nghĩ gì về thân phận của những người phụ nữ ấy?

- HS suy nghĩ - Phát hiện chi tiết

-Xung phong trả lời câu hỏi - Tham gia nhận xét, bổ sung...

- GV tổng hợp, kết luận,

-Hình dáng: trắng, tròn=>Tính từ vẻ đẹp ngoại hình .

- Luộc bánh: Bảy nổi ba chìm.

+ Thành ngữ : Đảo trật tự cú pháp.

+ Phép tiểu đối : chìm / nổi.

- Một loại bánh đẹp mắt .

- Bánh trôi nước là hình ảnh ẩn dụ cho vẻ đẹp mặn mà, trong trắng, thuần khiết của người phụ nữ.

Thân em=> Mô típ ca dao than thân nhưng giọng thơ cao ngạo kiêu hãnh mang hồn thơ Xuân Hương.

=> Bài thơ có thể là lời của chính cô gái - nhân vật trữ tình trong thơ tự hào, kiêu hãnh giới thiệu với mọi người về vẻ đẹp của mình.

- Người phụ nữ này là người có cá tính rất mạnh và bản lĩnh. Điều này chỉ có thể gặp trong thơ HXH

- Thân phận chìm nổi, bấp bênh trước phong ba bão táp. Đặt trong hoàn cảnh sống của nữ sĩ XH thì đó là những lênh đênh chìm nổi do chiến tranh loạn lạc.

(10)

GV Liên hệ một số câu ca dao bắt đầu bằng cụm từ Thân em như...với giọng than vãn, phàn nàn. Khác vợi ca dao, Hồ Xuân Hương thổi hồn vào thơ khiến lới than thân trở nên đây kiêu hãnh, tự hào về vẻ đẹp của mình. Đó là một phong cách rất độc đáo: Bài thơ Mời trầu

( Phong cách bản lĩnh của Hồ Xuân Hương)

" Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi Này của Xuân Hương mới quệt rồi Có phải duyên nhau thì thắm lại Đừng xanh như lá bạc như vôi"

b. Hai câu cuối

Hoạt động của giáo viên-học sinh Nội dung cần đạt

HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP

(1)Đọc 2 câu còn lại của bài thơ, hãy tóm tắt đặc điểm, tính chất của bánh trôi nước?

(2) Hãy tìm cặp quan hệ từ ở 2 câu thơ này? Cặp quan hệ từ ấy khiến giọng điệu của bài thơ trở nên như thế nào? Vậy người phụ nữ trong bài thơ này đã khẳng định điều gì?

(3) Qua bài thơ em hiểu gì về người phụ nữ trong xã hội cũ? Ở họ có gì khác những người phụ nữ trong những bài ca dao em đã học? Liên hệ với hình ảnh người phụ nữ trong xã hội hiện đại có gì khác?

- HS suy nghĩ-Phát hiện chi tiết -Xung phong trả lời câu hỏi - Tham gia nhận xét, bổ sung...

-GV tổng hợp, kết luận,

- Rắn, nát tuỳ thuộc vào người nặn bánh.

- Nhân màu đỏ và ngọt ngào vẫn còn giữ mãi.

- Cặp quan hệ từ: Mặc dầu… mà => gợi giọng điệu ngậm ngùi, xót xa nhưng không buông xuôi, phó mặc cho số phận. Đây cũng là nét phá cách đặc biệt trong thơ HXH bởi trước đó các nhà thơ chỉ dám miêu tả những người phụ nữ đẹp nhưng cam chịu.

- Tấm lòng son sắt thuỷ chung là không hoàn cảnh nào có thể thay đổi. Đó cũng là vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ.

- Họ đều rất đẹp, rất trong trắng nhưng số phận lại lênh đênh chìm nổi. Dù vậy họ vẫn tin tưởng vào phẩm hạnh của mình và dám khẳng định phẩm hạnh ấy. Đó là khác biệt cơ bản giữa thơ HXH với ca dao dân ca.

- Trân trọng vẻ đẹp, phẩm chất trong trắng của họ, cảm thông sâu sắc với những bấp bênh, chìm nổi mà họ phải chịu đựng.

Hình ảnh người phụ nữ quyết định ý nghĩa và giá trị bài thơ vì tác giả muốn mượn hình ảnh bánh trôi nước để nói về số phận, cuộc đời bất hạnh, long đong, lận đận và phẩm chất cao quý của người phụ nữ trong xã hội xưa từ đó làm lên giá trị nhân văn cho bài thơ.

Hoạt động của GV-HS Nội dung cần đạt

HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP

- Gọi HS nêu khái quát nội dung 4.Tổng kết:

a. NT: - Sử dụng ngôn ngữ thơ bình dị, gần gũi

(11)

- nghệ thuật văn bản?

- Gọi HS nhận xét.

-Gọi HS đọc ghi nhớ

- GV khắc sâu kiến thức trọng tâm.

với lời ăn tiếng nói hằng ngày, với thành ngữ, mô típ dân gian. Stạo trong xây dựng hình ảnh nhiều tầng ý nghĩa.

b. Nội dung: bài thơ thể hiện cảm hứng nhân đạo trong văn học viết VN dưới thời PK, ca ngợi vẻ đẹp, phẩm chất của người phụ nữ, đồng thời thể hiện lòng cảm thương sâu sắc với thân phận chìm nổi của họ.

Ghi nhớ: (sgk) HOẠT ĐỘNG III. LUYỆN TẬP

Hoạt động của giáo viên-học sinh Nội dung cần đạt

HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP

(1) Bài thơ bánh trôi nước có những điểm nào giống với những câu hát than thân trong ca dao?

(2)Thơ Hồ Xuân Hương thuộc thể Đường Luật, em hãy đọc kĩ bài Bánh trôi nước và cho biết nhà thơ có sử dụng từ Hán Việt nào không? Từ ngữ và hình ảnh trong thơ Hồ Xuân Hương gần với loại thơ nào đã học?

- Tổ chức trao đổi, rút kinh nghiệm.

- GV tổng hợp ý kiến.

-Giống nhau: đều mượn hình ảnh của sự vật để nói về cuộc đời bất hạnh nhưng phẩm chất đẹp đẽ của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa.

-Bài thơ' “Bánh trôi nước'” không sử dụng từ Hán Việt mà sử dụng thơ Nôm.

- Từ ngữ, hình ảnh: “Thân em” gần với ca dao, dân ca. (Những câu hát than thân).

HOẠT ĐỘNG IV. VẬN DỤNG

Hoạt động của giáo viên-học sinh Nội dung cần đạt Vẽ sơ đồ tư duy

Thơ Hồ Xuân Hương luôn được trình bày theo phong cách thất ngôn bát cú hoặc thất ngôn tứ tuyệt, bút pháp được nhận định là điêu luyện nhưng phần chữ Nôm nhiều phần đặc sắc hơn chữ Hán. Ý tưởng trong thơ cũng rất táo bạo, dù là điều cấm kị đối với lễ giáo đương thời. Cho nên, Hồ Xuân Hương được xem như hiện tượng kỳ thú của dòng thi ca cổ điển Việt Nam khi tích cực đưa ra cái nhìn đối lập với truyền thống đạo đức, nhưng không vì thế mà tự trở nên suy đồi. Tựu trung, các di tác phần nào cho phép hậu thế thấy thực trạng tang thương ở thời đại bà sống và cả quá trình mục rữa của nhiều lề lối cũ.

Tập thơ "Lưu hương ký" mang bút danh của nữ sĩ do ông Trần Thanh Mại phát hiện vào năm 1964 gồm 24 bài thơ chữ Hán và 28 bài thơ Nôm. Với một nghệ thuật điêu luyện, nhà thơ viết về tâm sự và những mối tình của mình với những người bạn trai.

Đọc kỹ người ta thấy có một khoảng cách khá xa giữa tập thơ Nôm của Xuân Hương và

(12)

"Lưu hương ký", chủ yếu là về phong cách biểu hiện. Trong "Lưu hương ký" có cả thơ chữ Hán lẫn thơ chữ Nôm. Riêng phần thơ chữ Nôm trong "Lưu hương ký" nếu so sánh với thơ lâu nay được coi là của Xuân Hương thì hai bên vẫn có sự khác nhau. Thơ cữ Nôm trong "Lưu hương ký" có rất nhiều từ Hán Việt, giọng thơ lại hiền lành chứ không góc cạnh, gân guốc như ở "Xuân Hương thi tập". Vì lý do trên, để bảo đảm tính khoa học, các nhà nghiên cứu chủ yếu chỉ dừng lại ở tập thơ Nôm còn "Lưu hương ký"

được coi là một tập thơ để tham khảo.

— Trích giáo trình văn học của Đại học Cần Thơ HOẠT ĐỘNG V. TÌM TÒI, MỞ RỘNG

(1) Vẽ sơ đồ tư duy khái quát bài thơ ( Vẻ đẹp, phẩm chất, số phận) (2) Thảo luận với bạn về sự độc đáo trong giọng thơ?

(VD: Câu 1: Cao ngạo, kiêu hãnh=> Câu 2. Than thở, phàn nàn=> Câu 3: Thách thức

=> câu 4: Khẳng định, tin tưởng...) (3) Chuẩn bị bài “ Qua đèo Ngang”

(4) Hướng dẫn tự đọc: SAU PHÚT CHIA LI:

1. Đọc kỹ SGK, phần chú thích. Tìm hiểu tác giả, hoàn cảnh sáng tác, đề tài, bố cục và thể thơ của văn bản.

2. Tìm hiểu:

- Bốn câu đầu: +Không gian, thời gian, con người...

+ Biện pháp nghệ thuật.

Phản ánh và nhấn mạnh hiện thực chia ly phũ phàng cùng nỗi đau đớn, xót xa khi hạnh phúc bị cắt chia .

Nỗi buồn dàn trải cùng cảnh vật tới vô cùng, vô tận. Và trong vũ trụ bao la ấy con người bé nhỏ vô cùng .

-Bốn câu giữa:

+Phép ẩn dụ tượng trưng cùng sự lặp lại từ ngữ( theo lối vòng tròn) thể hiện tâm trạng đau buồn triền miên không lối gõ cửa người đi – kẻ ở

+Hình ảnh tạo ra bởi sự tưởng tượng của người chinh phụ đó là những hình ảnh trong tâm tưởng .Cây, bến, Hàm Dương, Tiêu Tương=> Hình ảnh gợi không gian địa lý bao la trở thành không gian nghệ thuật trống vắng mang tính ước lệ làm nổi bật bi kịch của sự chia ly.

-Bốn câu cuối:

+ Nhịp điệu chậm, nhấn mạnh do sự lặp đi lặp lại theo lối vòng tròn của từ ngữ.

Diễn tả nỗi đau buồn trĩu nặng cả không gian, thời gian ( làm mờ nhòe cả cảnh vật) + Câu hỏi tu từ, chẳng hỏi ai và chẳng ai có thể trả lời. Nó là lời than, Là nỗi tuyệt vọng của người chinh phụ

+ Cực tả tâm trạng buồn, cô đơn, nhớ nhung vời vợi qua hình ảnh, địa danh có tích chất ước lệ, tượng trưng, cách điệu.

(13)

+Stạo trong việc sử dụng các điệp từ, ngữ, phép đối, câu hỏi tu từ....góp phần thể hiện giọng điệu cảm xúc da diết, buồn thương.

* Lên án mạnh mẽ các cuộc chiến tranh phi nghĩa . Thể hiện khát vọng sống hòa bình.

b. ý nghĩa: Đoạn trích thể hiện nỗi buồn chia phôi của người chinh phụ sau lúc tiễn đưa chồng ra trận. Qua đó, tố cáo chiến tranh phi nghĩa đẩy lứa đôi hạnh phúc phải chia lìa. Thể hiện lòng cảm thông sâu sắc với khát khao hạnh phúc của người phụ nữ.

---

Ngày soạn:...

Ngày dạy: ...

Tiết 28

QUAN HỆ TỪ A.MỤC TIÊU

1. Kiến thức.HS hiểu được: Khái niệm quan hệ từ.- Việc sử dụng quan hệ từ trong giao tiếp và tạo lập văn bản.

2. Kĩ năng.- Nhận biết quan hệ từ trong câu. Phân tích được tác dụng của quan hệ từ.

3. Thái độ. Có thái độ sử dụng quan hệ từ đúng tình huống giao tiếp

4 Phát triển năng lực : Năng lực tạo lập văn bản,Năng lực giao tiếp tiếng Việt B. PHƯƠNG TIỆN, HỌC LIỆU

-Soan bài theo hướng dẫn SGK.

C. PHƯƠNG PHÁP/KỸ THUẬT DẠY HỌC

- Động não, HS trao đổi, thảo luận về nội dung, bài học ....

- PP phân tích, thực hành , vấn đáp, nêu vấn đề...

D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG I. KHỞI ĐỘNG

Hoạt động của giáo viên-học sinh Nội dung cần đạt

HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP

Trò chơi: Ai thông minh hơn?

(1)Điền từ vào chỗ chấm trong câu và đọc to trược lớp:

(2) Gọi tên các từ vừa điển?

- HS chia sẻ ý kiến với bạn

a. (...) trời mưa (...) chúng tôi không đi đá bóng.

b. (...) chúng ta phòng chống Covid-19 hiệu quả (...) mỗi người cần đeo khẩu trang khi ra ngoài.

=> a. Nếu.... thì...

(14)

-Gọi HS nhận xét ý kiến của bạn?

-GV tổng hợp - kết luận

b. Để....thì....

=> các quan hệ từ.

Ở tiểu học đã học về quan hệ từ. Hôm nay tiếp tục tìm hiểu sâu sắc hơn.

HOẠT ĐỘNG II. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động của giáo viên-học sinh Nội dung cần đạt HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP

(1) Dựa vào kiến thức đã học ở bậc tiểu học, em hãy xác định quan hệ từ trong 3 ví dụ trên?

(2)ở ví dụ a từ “của”dùng để liên kết những từ ngữ nào với nhau? Từ

“của” nó có ý nghĩa như thế nào?

(3) Ví dụ b: Ta xác định quan hệ từ là từ “là” và từ “ như”? Quan hệ từ “là”

và từ “ hư” trong ví dụ dùng để liên kết những từ ngữ nào trong câu?

Quan hệ từ “là” và từ “ như” biểu thị ý nghĩa gì?

(4) Ví dụ c: Quan hệ từ “và” dùng để liên kết những từ ngữ nào? Theo em từ “ Và” biểu thị mối quan hệ gì? Cho biết ý nghĩa của cặp quan hệ từ này?

(5)Gọi những từ : của, là, như là quan hệ từ.Em hiểu thế nào là quan hệ từ? (Quan hệ từ dùng để làm gì?) - HS suy nghĩ- phân tích ví dụ -Xung phong trả lời câu hỏi - Khái quát kiến thức

- Tham gia nhận xét, đánh giá, bổ sung...

- Gọi HS đọc ghi nhớ.

I. Thế nào là quan hệ từ 1. Tìm hiểu ví dụ:

a. Đồ chơi của chúng tôi chẳng có nhiều.

b. Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái tên là Mị Nương, người đẹp như hoa, tính nết hiền dịu.

c. Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm.

- Của: liên kết từ ngữ: Đồ chơi- chúng tôi ( của : quan hệ sở hữu)

- Từ “ là” : Liên kết từ ngữ : tên- với Mị Nương. Từ là: quan hệ sở hữu.

- Từ “ như” liên kết: người đẹp- hoa và là quan hệ so sánh.

Từ và: liên kết: ăn uống điều độ- làm việc có chừng mực.

- Và: quan hệ bình đẳng.

- Câu c có 2 cụm chủ vị ( câu ghép). Bởi- nên có tác tác dụng nối 2 vế của một câu ghép.

- Quan hệ: nguyên nhân- kết quả.

=> Quan hệ từ dùng để biểu thị các ý nghĩa quan hệ như sở hữu, so sánh, nhân quả…

giữa các bộ phận của câu với câu trong đoạn văn.

2 Kết luận: Ghi nhớ (sgk - 97) II. Sử dụng quan hệ từ:

Hoạt động của giáo viên-học sinh Nội dung cần đạt THẢO LUẬN CẶP ĐÔI

(1)Trong các trường hợp trên, trường hợp nào bắt buộc phải có quan hệ từ.

Trường hợp nào không bắt buộc phải có quan hệ từ?( Đánh dấu + vào trường hợp bắt buộc, dấu – vào trường hợp

1. Sử dụng QHT

* Ví dụ:

a. Khuôn mặt của cô gái – b. Lòng tin của nhân dân + c. Cái tủ bằng gỗ mà anh vừa mới mua –

(15)

không bắt buộc)

GV: Trong các trường hợp a, c, e, i dùng hay không dùng quan hệ từ cũng không ảnh hưởng đến nội dung, ý nghĩa của câu > không bắt buộc phải dùng. Còn ví dụ b, d, g, h nếu không dùng quan hệ từ thì sẽ làm câu bị đổi nghĩa hoặc không rõ nghĩa -> bắt buộc phải dùng.

(2)Qua phân tích ví dụ em có nhận xét gì về quan hệ từ?

Đưa ví dụ. - Hễ – - Chẳng những -

(3) Hãy tìm quan hệ từ có thể dùng thành cặp với các quan hệ từ vừa cho?

Đặt câu với các cặp quan hệ từ vừa đặt được?

(4) Qua việc đặt câu em rút ra nhận xét gì?

- Tổ chức cho HS thảo luận.

- Quan sát, khích lệ HS.

- Tổ chức trao đổi, rút kinh nghiệm.

- GV tổng hợp ý kiến.?

- Gọi HS đọc ghi nhớ.

d. Nó đến trường bằng xe đạp + e. Giỏi về toán – g.Viết 1 bài văn về phong cảnh Hồ Tây + h. Làm việc ở nhà + i. Quyển sách đặt ở trên bàn –

=> Khi nói và viết, có những trường hợp bắt buộc phải dùng quan hệ từ. Nếu không dùng quan hệ từ thì câu văn sẽ đổi nghĩa hoặc không rõ nghĩa. Bên cạnh đó có những trường hợp không bắt buộc phải dùng quan hệ từ.

2.Cặp quan hệ từ - Hễ - Thì.

- Chẳng những – mà còn - Nếu - Thì

- Vì - Nên - Tuy- Nhưng - Sở dĩ - Là vì.

- Ví dụ: Nếu bạn ấy đến anh bảo tôi đi rồi.

=> Một số quan hệ từ được dùng thành cặp.

3. Kết luận: Ghi nhớ (sgk - 98) HOẠT ĐỘNG III. LUYỆN TẬP/VẬN DỤNG

Hoạt động của giáo viên-học sinh Nội dung cần đạt HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP

- Đọc yêu cầu bài tập 1

-Tìm các quan hệ từ trong đoạn văn trên?

- Đọc yêu cầu bài tập 2, - Gọi HS lên bảng điền từ.

- Đọc yêu cầu bài tập 3

- Xác định các câu dùng đúng QHT?

- Đọc yêu cầu bài tập 4.

- HS làm vào vở và chia xẻ với lớp.

Bài tập 1:( sgk - 98)

- Các quan hệ từ: của, còn, như, và, mà, nhưng,...

Bài tập 2: (sgk - 98)

- Điền các quan hệ từ sau: với, và, với, với, nếu, thì, và.

Bài tập 3: (sgk - 99)

- Câu đúng là các câu: b,d,g,i,l.

Bài

tập 5 : (sgk- 99)

- Nó gầy nhưng khỏe  tỏ ý khen - Nó khỏe nhưng gầy  tỏ ý chê.

Bài tập 4 .

(16)

- Nhận xét, rút kinh nghiệm.

- HS nêu yêu cầu bài tập

- Thực hành viết bài theo yêu cầu -Trình bày trước lớp

- Khái quát kiến thức

- Tham gia nhận xét, đánh giá, bổ sung...

Bác Hồ là vị lãnh tụ, vừa là vị cha già dân tộc.

Bác luôn quan tâm đến mọi ngưòi. Đối với thanh thiếu niên, Bác ân cần chỉ bảo dìu dắt với thái độ bao dung trìu mến… Không những Bác dạy những điều lớn như hướng dẫn ta tiến tới lí tưởng cao đẹp mà còn dạy ta cả những điều nhỏ như cách cư xử hàng ngày nữa.

HOẠT ĐỘNG V. TÌM TÒI, MỞ RỘNG

(1)Viết đoạn văn có sử dụng quan hệ từ về đề tài: Vẻ đẹp quê hương.

(2) Làm các bài tập còn lại theo yêu cầu SGK (3) Chuẩn bị: Luyện tập cách làm văn biểu cảm

--- Ngày soạn:...

Ngày dạy: ...

Tiết 29 LUYỆN TẬP CÁCH LÀM BÀI VĂN BIỂU CẢM A.MỤC TIÊU

1. Kiến thức :HS năm được - Đặc điểm thể loại biểu cảm.

- Các thao tác làm bài văn biểu cảm, cách thể hiện những tình cảm, cảm xúc.

2. Kĩ năng : Rèn luyện kĩ năng làm bài văn biểu cảm.

- Luyện tập các thao tác làm văn biểu cảm: tỡm hiểu đề và tìm ý, lập dàn bài, viết bài.

- Có thói quen tưởng tượng, suy nghĩ, cảm xúc trước một đề văn biểu cảm.

- KNS cơ bản được giáo dục: Nhận thức- giao tiếp- tư duy sáng tạo- trình bày một phút...

3. Thái độ : Vận dụng ngôn ngữ biểu cảm trong nói và viết.

4. Năng lực cần phát triển

- Tự học - Tư duy sáng tạo. - Hợp tác - Sử dụng ngôn ngữ B. PHƯƠNG TIỆN, HỌC LIỆU

-Soan bài theo hướng dẫn SGK.

- Phần chuẩn bị theo yêu cầu ở tiết trước.

C. PHƯƠNG PHÁP/KỸ THUẬT DẠY HỌC

- Động não, HS trao đổi, thảo luận về nội dung, bài học ....

- PP phân tích, thực hành , vấn đáp, nêu vấn đề...

D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG I. KHỞI ĐỘNG

(17)

Hoạt động của giáo viên-học sinh Nội dung cần đạt

HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP

(1) Em đã vận dụng kiến thức về văn biểu cảm như thế nào? Cách chuẩn bị bài luyện tập ở nhà?

- HS chia sẻ ý kiến với bạn -Gọi HS nhận xét ý kiến của bạn?

-GV tổng hợp - kết luận

- Nói, viết có cảm xúc.

- Đọc kỹ lý thuyết + Vận dụng làm bài tập + Tìm đọc tài liệu tham khảo +...

Để khắc sâu kiến thức và rèn kỹ năng thực hành: Luyện tập HOẠT ĐỘNG II. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

I. LUYỆN TẬP CÁCH LÀM BÀI VĂN BIỂU CẢM:

Hoạt động của giáo viên-học sinh Nội dung cần đạt

HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP

-Yêu cầu học sinh đọc kĩ hai văn bản( sgk - 100)

(1) Định hướng của văn bản gồm những ý nào?

- Nêu điều cần viết?

- Xác định phần mở bài? Nội dung của phần đó? Cách biểu cảm?

- Phần thân bài? Dự kiến nội dung? Cách biểu cảm?

- Phần kết bài? Nội dung dự kiến?

Cách biểu cảm?

(2) Từ việc phân tích trên em hãy rút ra kết luận, tìm hiểu đề, bố cục văn bản biểu cảm?

- HS chia sẻ ý kiến với bạn -Gọi HS nhận xét ý kiến của bạn?

-GV tổng hợp - kết luận

1. Tìm hiểu ví dụ:

Văn bản:

a. Cây sấu Hà Nội (Tạ Việt Anh) b. Sấu Hà Nội ( Nguyễn Tuân)

- Tả cây sấu để nói về tình cảm với Hà Nội.

- Tả cây sấu: hương, hoa: hình dáng,đặc điểm, tác dụng của cây sấu trong đời sống hàng ngày, tình cảm của người viết đối với cây sấu.

- Từ đầu đến “mặt đường”: Giới thiệu cây sấu về lá, hoa, hương: thể hiện tình cảm yêu mến

cây sấu ( qua từ ngữ miêu tả biểu cảm ).

- Tiếp đến “cổng trường”: tác dụng của trái sấu.Qua đó biểu lộ tình cảm với Hà Nội gợi nhớ quê hương với những món ăn giản dị, sự khéo léo, mến khách của người Hà Nội, những kỷ niệm đẹp thời thơ ấu.

- Kết bài: Đoạn cuối: Hình ảnh Hà Nội cùng cuối thu, gió thu gợi nhớ Hà Nội .

2. Kết luận:

- Văn bản biểu cảm đòi hỏi có định hướng rõ ràng, bố cục mạch lạc.( trả lời câu hỏi: văn bản viết về điều gì? Để nói lên điều gì?)

- Các phần trong văn bản phải kết hợp việc miêu tả vật được tả với việc biểu hiện tình cảm với đối tượng được nói đến trong ẩn ý.

HOẠT ĐỘNG III. LUYỆN TẬP/VẬN DỤNG

(18)

Hoạt động của giáo viên-học sinh Nội dung cần đạt

HoẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP

-Theo dõi hướng dẫn SGKT99 - Chép đề. Đề bài yêu cầu viết về điều gì?

-Em yêu cây gì? Vì sao em lại yêu cây đó hơn các cây khác?

-Phần mở bài cần nêu những nội dung gì?

- Phần thân bài cần nêu những ý chính nào? Cây ngọc lan có từ khi nào?

- Cây ngọc lan đã gắn bó với cả gia đình như thế nào?

-Những kỉ niệm nào thuở nhỏ khi cắp sách đến trường gắn với cây ngọc lan? Có kỉ niệm buồn nào?

- Phần kết bài cần nêu được nội dung gì?

- HS chia sẻ ý kiến với bạn -Gọi HS nhận xét ý kiến của bạn?

-GV tổng hợp - kết luận - HS viết phần mở bài, kết bài -Viết mở bài?

- Viết phần kết bài?

- Nhận xét và sửa lỗi.

- Đưa đoạn văn mẫu.

* Đề văn: Loài cây em yêu.

1. Tìm hiểu đề

- Yêu cầu: + Thể loại: Văn biểu cảm + Đối tượng biểu cảm: Loài cây em yêu

+ Tình cảm cần biểu hiện: Yêu thích, qúi trọng.

2. Tìm ý và lập dàn bài

* Tìm ý:- Dự kiến

+ Cây bàng vì cây bàng gắn với kỉ niệm về bạn bè.

+ Cây đa vì cây đa gắn với kỉ niệm về quê hương + Cây ngọc lan vì nó gắn với kỉ niệm về bà nội

* Lập dàn bài:Chọn cây ngọc lan

a. Mở bài: - Giới thiệu vị trícủa cây ngọc lan.

- Cây gắn bó với tuổi thơ và gia đình.

b. Thân bài:- Cây ngọc lan do bà nội trồng từ khi gia đình mới chuyển về đây.

- Đã hai lần nhà tôi xây lại nhưng cây ngọc lan vẫn lên xanh tươi tốt, vươn cành, toả bóng mát, trổ hoa, dâng hương…

- Bạn bè đến chơi-> hay ra gốc cây ngọc lan để chơi những trò: Lấy lá lan đề chơi bán hàng

+ Kết thành hình những con vật ngộ nghĩnh + Hoa lan ép vào trang vở

Của sổ phòng học quay ra chỗ cây hoa ngọc lan-

> Bóng lan, hương lan làm dịu cơn nóng bức…

- Vì lí do chống bão, người ta chặt cây hoa đó đi, bố mẹ tôi cố giữ nhưng không được->

thương tiếc cây.

c. Kết bài:

- Tình cảm của tôi và ngọc lan: Mãi thân thương.

- Thấy chồi non trên vết cưa ở gốc ngọc lan- Hi vọng tương lai sẽ lại có cây ngọc lan làm bạn.

3. Viết thành văn

* Mở bài: Trước của nhà tôi có một cây hoa ngọc lan, mùa nào cũng ra hoa. Cánh hoa vàng nhạt, thơm ngào ngạt. Cây ngọc lan cành lá xum

(19)

xuê, toả bóng mát cả khoảng trời nhà tôi. Cây ngọc lan lâu nay đã là người bạn thân thiết gắn bó với gia đình với tuổi thơ tôi.

* Kết bài: Sáng nay đang quét sân bỗng tôi phát hiện thấy từ vết cứa còn lại ở gốc cây ngọc lan có một chồi non bé xíu đang nhú lên.Tôi vui quá reo toáng cả lên. Thế là ngọc lan vẫn sống. ...

HOẠT ĐỘNG V. TÌM TÒI, MỞ RỘNG

(1). Chọn một loài cây trong vườn để viết bài văn biểu cảm theo mô hình:

(I).MB: Giới thiệu cây...

(II)BC về hình dáng (III) BC về sự gắn bó... (IV). Kỉ niệm...

(V).KB: Cảm nghĩ...

(2).Tìm tài liệu và chuẩn bị về bài thơ “ Qua đèo Ngang” của bà Huyện Thanh Quan.

--- Ngày soạn:...

Ngày dạy: ...

Tiết 30,31 QUA ĐÈO NGANG

( Bà Huyện Thanh Quan) A.MỤC TIÊU

1. Kiến thức.- Sơ giản về tác giả Bà Huyện Thanh Quan.

- Đặc điểm thơ Bà Huyện Thanh Quan qua bài thơ “Qua Đèo Ngang”.

- Cảnh Đèo Ngang và tâm trạng tác giả thể hiện qua bài thơ.

- Nghệ thuật tả cảnh, tả tình độc đáo trong văn bản.

2. Kĩ năng.- Đọc - hiểu văn bản thơ Nôm viết theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật.

- Phân tích một số chi tiết nghệ thuật độc đáo trong bài thơ.

3. Thái độ.- Yêu mến thiên nhiên , đất nước. Biết cảm mến con người nặng lòng với đất nước

4. Năng lực cần phát triển

- Tự học - Tư duy sáng tạo. - Hợp tác - Sử dụng ngôn ngữ

(20)

- Năng lực đọc hiểu văn bản .

-Năng lực cảm thụ thẩm mĩ (nhận ra giá trị nội dung, nghệ thuật của văn bản).

B. PHƯƠNG TIỆN, HỌC LIỆU

- Tư liệu, hình ảnh liên quan đến bài học -Soan bài theo hướng dẫn SGK.

PHIẾU HỌC TẬP

Thảo luận nhóm và hoàn thành phiếu hoạc tập Trao đổi để trả lời câu hỏi sau:

(1) Cảnh tượng Đèo Ngang được miêu tả ở thời điểm nào trong ngày? Thời điểm đó có lợi thế gì trong việc bộc lộ tâm trạng của tác giả?

...

...

(2) Cảnh Đèo Ngang được miêu tả gồm những chi tiết gì? Những chi tiết này có đặc điểm chung nào?(Chú ý các từ láy: lom khom, lác đác, các từ tượng thanh : quốc quốc, gia gia, các từ chỉ thời gian: xế tà, các động từ: nhớ thương?)

Chi tiết, hình ảnh Nhận xét

* Thời gian

* Cảnh vật

- Thiên nhiên:

-Con người:

* Âm thanh

*Cảnh Đèo Ngang:

NHẬN XÉT

C. PHƯƠNG PHÁP/KỸ THUẬT DẠY HỌC

-Kĩ thuật động não, thảo luận: - Kĩ thuật trình bày một phút:

- PP trực quan, diễn cảm vấn đáp, thuyết trình, nêu vấn đề ...

D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG I. KHỞI ĐỘNG

ơ

Hoạt động của giáo viên-học sinh Nội dung cần đạt HĐ CẶP ĐÔI: HƯỚNG DẪN VIÊN DU

LỊCH. Quan sát và vận dụng hiểu biết

(21)

(1)DU LỊCH MIỀN TRUNG

- Cho HS quan sát và chuẩn bị.

- Quan sát, khích lệ HS và xung phong làm hướng dẫ viên du lịch.

- Tổ chức trao đổi, rút kinh nghiệm.

- GV tổng hợp ý kiến

của mình giới thiệu về địa danh xuất hiện trên màn hình

- Lời chào

- Giới thiệu vị trí địa lý.

- Cảnh quan -...

Đèo Ngang thuộc dãy núi Hoành Sơn, phân cách địa giới 2 tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình, là một địa danh nổi tiếng trên đất nước ta. Đã có nhiều nhà thơ vịnh đèo như Cao Ba Quát có bài Đặng Hoành Sơn( Lên đỉnh Hoành Sơn); Nguyễn Khuyến có bài Quá Hoành Sơn( Qua núi Hoành Sơn) ; Nguyễn Thượng Hiền có bài Hoành Sơn xuân vọng( Mùa xuân trông núi Hoành Sơn). Nhưng nổi tiếng nhất vẫn là bài: Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan.

HOẠT ĐỘNG II. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC I. TÌM HIỂU CHUNG

Hoạt động của giáo viên-học sinh Nội dung cần đạt

HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP

- Cho Hs đọc thầm SGK.

(1)Nêu hiểu biết của em về Bà huyện Thanh Quan??

(2) Gọi HS giới thiệu bài thơ “ Qua đèo Ngang” ?

- Gọi HS trả lời câu hỏi

- HS tham gia nhận xét, đánh giá, bổ sung...

- GV tổng hợp , bổ sung, kết luận.

1. Tác giả

- Tên thật Nguyễn Thị Hinh. Sống ở thế kỉ XIX. Quê ở làng Nghi Tàm nay thuộc quận Tây Hồ – Hà Nội. Chồng làm Tri huyện Thanh Quan. Bà là người học rộng, có tài làm thơ chữ Nôm, giỏi nữ công gia chánh. Có thời được vua Minh mệnh vời vào cung làm cung trung giáo tập( dạy các công chúa, cung phi)

2.Tác phẩm:- Là bài thơ nổi tiếng viết trên đường vào Huế nhận chức.

Theo sử cũ thì đường thông qua Đèo Ngang đã có 1000 năm nay, từ thời vua Lê Đại Hành (980 – 1005) nhưng phải đến 500 năm sau thì Hoành Sơn – Đèo Ngang mới

(22)

được biết đến nhiều và trở thành điểm xung yếu chia cắt Đàng Ngoài – Đàng Trong. Từ thời vua Lâm ấp đã cho xây luỹ để chống giữ quân Tấn và đến thế kỷ XVII, quân Trịnh lại một lần nữa xây dựng hệ thống đồn luỹ ở đây, gọi là luỹ Đèo Ngang hay luỹ ông Ninh. Khi Quang Trung Nguyễn Huệ thống nhất đất nước, Đèo Ngang là cửa ngõ vào Nam ra Bắc.

Có lẽ là người Việt, không ai không biết đến bài thơ Qua Đèo Ngang rất nổi tiếng của Bà Huyện Thanh Quan dù chưa từng đi du lịch Quảng Bình. Với hình ảnh bóng xế tà, cảnh sắc đượm buồn cộng chút lặng của nhà thơ, Đèo Ngang nghiễm nhiên trở thành một cụm từ đi vào lòng mọi người một cách nhẹ nhàng, với những nỗi niềm thầm kín.

II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN

Hoạt động của giáo viên-học sinh Nội dung cần đạt

HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP

- Học sinh đọc văn bản.

- Giải thích từ khó ( chú thích SGK)

-Bài thơ được viết theo thể loại gì?

- HS chia sẻ ý kiến với bạn -Gọi HS nhận xét ý kiến của bạn?

-GV tổng hợp - kết luận

1. Đọc và tìm hiểu từ khó 2. Thể loại và bố cục

a. Thể loại.- Thất ngôn bát cú

- 8 câu, mỗi câu có 7 tiếng. Vần gieo ở các tiếng cuối câu 1,2,4,6,8

b. Bố cục.

- 4 phần: đề, thực, luận, kết.

- Tả cảnh sắc Đèo Ngang và tâm trạng cuả nhà thơ.

3.Phân tích

a. Cảnh Đèo Ngang HOẠT ĐỘNG NHÓM

- Giao nhiệm vụ cho các nhóm - phiếu học tâp.

- Tổ chức cho các nhóm thảo luận. GV quan sát, khích lệ HS.

- Tổ chức cho HS báo cáo kết quả thảo luận qua phiếu học tập - Tổ chức cho HS nhận xét

(1) Cảnh tượng Đèo Ngang được miêu tả ở thời điểm nào trong ngày? Thời điểm đó có lợi thế gì trong việc bộc lộ tâm trạng của tác giả?

(2) Cảnh Đèo Ngang được miêu tả gồm những chi tiết gì? Những chi tiết này có đặc điểm chung nào?(Chú ý các từ láy: lom khom, lác đác, các từ tượng thanh : quốc quốc, gia gia, các từ chỉ thời gian: xế tà, các động từ: nhớ thương?)

DỰ KIẾN SẢN PHẨM CỦA HỌC SINH:

Chi tiết, hình ảnh Nhận xét

* Thời gian:

chiều tà. -Thời điểm chiều tà thường gợi lên sự buồn vắng, cô đơn, đặc biệt là đối với những lữ khách xa quê, thân gái dặm trường.

(23)

* Cảnh vật:

- Thiên nhiên:

Cỏ cây chen đá, lá chen hoa

Điệp từ “chen”. Cảnh vật rậm rạp, đầy sức sống nhưng hoang sơ, vắng vẻ.

-Con người:

Lom khom dưới núi tiều vài chú

Lác đac bên sông chợ mấy nhà

Đảo ngữ, phép đối, từ láy gợi tả, nhấn mạnh dáng hình vất vả, nhỏ nhoi của người tiều phu và sự sống thưa thớt, ít ỏi, hoang sơ.,tiêu điều, hiu hắt

* Âm thanh:

- Nhớ nước đau lòng con cuốc cuốc.

-Thương nhà mỏi miệng cái đa đa.

- Phép đối, điển tích, các động từ, chơi chữ bằng từ đồng âm.=> Niềm hoài cổ, nhớ nước, thương nhà, bồn chồn , da diết...

*Cảnh Đèo Ngang:

+Trời, non, nước.

+Ta với ta.

-Không gian rộng lớn mênh mang, rời rạc, hoang liêu; tĩnh lặng.

- Con người nhỏ bé, đơn chiếc giữa không gian rộng lớn.

NHẬN XÉT

Cảnh tượng đèo Ngang hiện lên qua nét vẽ của bà Huyện Thanh Quan thật hoang sơ, vắng vẻ, thiếu sức sống con người. Cảnh được miêu tả vào lúc chiều tà, lại được nhìn từ tâm trạng của người xa quê nên cảnh gợi lên cảm giác buồn, cô đơn, nhỏ bé.

b. Hai câu kết: Tâm trạng của huyện Thanh Quan

[[

Hoạt động của giáo viên-học sinh Nội dung cần đạt

HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP

(1) Quang cảnh thiên nhiên buổi chiều ở đèo Ngang, tác giả bộc lộ tâm trạng gì?

(2) Em hiểu gì về cụm từ “ ta với ta”?

(3) Mối quan hệ giữa ngoại cảnh và cảnh?

- Gọi HS trả lời câu hỏi

- HS tham gia nhận xét, bổ sung...

- GV tổng hợp , bổ sung, kết luận.

-Không gian: Dừng chân=> Cận cảnh +Trời, non, nước.

->Không gian rộng lớn mênh mang, rời rạc, hoang liêu; cảnh vật xa lạ, tĩnh lặng

- Con người: Ta với ta.=> Một mình với chính mình-hoàn toàn nhỏ bé, đơn chiếc giữa không gian rộng lớn. Sự đối lập ấy cho thấy tâm sự sâu kín, nặng nỗi lòng nhớ nước thương nhà và nỗi niềm cô đơn của người lữ khách.

- Câu kết:Ta với ta,tưởng là hai người nhưng thực ra chỉ có một, đó là sự đối diện với chính mình của tác giả. Giữa nơi hoang vu heo hút ấy chỉ có một mình đối diện với nỗi buồn, nỗi cô đơn. Đó là nỗi niềm lẻ loi trống vắng của người lữ khách luôn nặng lòng hoài cổ.Tâm trang của Bà Huyện Thanh Quan đi qua Đèo Ngang được thể hiện qua cách thức: Mượn cảnh nói tình.

4. Tổng kết:

Hoạt động của giáo viên-học sinh Nội dung cần đạt

HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP + Cảnh: đó là cảnh tượng của một vùng

(24)

(1)Tâm trạng của bà huyện Thanh Quan khi qua Đèo Ngang được thể hiện theo cách nào?

-Gọi HS nêu khái quát nội dung - nghệ thuật văn bản?

- Gọi HS nhận xét.

-Gọi HS đọc ghi nhớ

- GV khắc sâu kiến thức trọng tâm.

non nước hoang vắng, thưa thớt con người

+ Tình: nỗi buồn man mác, hiu quạnh.

=> Tâm trạng của bà huyện Thanh Quan: cô đơn, lẻ loi, buồn nhớ gia đình, quê hương.

* Ghi nhớ SGK HOẠT ĐỘNG III. LUYỆN TẬP/VẬN DỤNG

Hoạt động của giáo viên-học sinh Nội dung cần đạt HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP

(1)Tìm đọc các bài thơ khác của Bà Huyên Thanh Quan?

- HS suy nghĩ, xung phong trả lời câu hỏi

- Khái quát nội dung bài thơ?

- Tham gia nhận xét, đánh giá, bổ sung...

Chiều hôm nhớ nhà

Vàng toả non tây, bóng ác tà, Đầm đầm ngọn cỏ, tuyết phun hoa.

Ngàn mai lác đác, chim về tổ,

Dặm liễu bâng khuâng, khách nhớ nhà.

Còi mục thét trăng miền khoáng dã, Chài ngư tung gió bãi bình sa.

Lòng quê một bước nhường ngao ngán, Mấy kẻ tình chung có thấu là?

Trong làng thơ Việt Nam, có những nữ sĩ để lại cho thơ ca dân tộc những dấu ấn đẹp. Nếu thơ Hồ Xuân Hương tài ba, ngạo mạn thì thơ bà Huyện Thanh Quan lại trang nhã, trữ tình và duyên dáng. Đọc thơ bà, ta thấy nỗi buồn man mác, tâm trạng hoài cổ thật thanh cao đượm sự cô đơn, trống vắng. Một trong những bài thơ đó là tác phẩm Chiều hôm nhớ nhà.  Thơ bà buồn, nhưng không vì thế mà mất vẻ đẹp gợi cảm. Trái lại, nhờ vậy càng tăng thêm phần đặc sắc.Thơ bà đẹp một cách trầm lặng như chính tâm hồn bà.

HOẠT ĐỘNG V. TÌM TÒI, MỞ RỘNG

(1)So sánh phong cách thơ Hồ Xuân Hương với phong cách thơ Bà Huyện Thanh Quan?

(2) Tiếp tục tìm hiểu về Bà Huyện Thanh Quan và phong cách thơ của bà?

(3) Sưu tầm, tìm hiểu và giới thiệu về nhà thơ Nguyễn Khuyến?

---

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Vì suy nghĩ và việc làm của H cho thấy bạn chưa có đức tính tự tin trong học tập, mà đó là biểu hiện của sự nhút nhát, thụ động, thiếu tính tự tin, thiếu tinh thần tham

Đoạn văn này thấm đậm cảm xúc của tác giả, bộc lộ rõ sự tinh tế và thiên về cảm giác của Thạch Lam, dùng từ có chọn lọc(1 loạt tính từ gợi tả), câu văn có nhịp điệu

b) Thể hiện nét đẹp trong tâm hồn, tính cách của con người..

 Một nhân cách cao đẹp: yêu nhạc dân gian, dùng tiếng đàn ghi ta để giãi bày nỗi đau buồn và khát vọng yêu thương của nhân dân, dũng cảm đấu tranh với nền chính trị

Thông tin trên các trang web được thể hiện dưới nhiều dạng khác nhau như: văn bản, hình ảnh, âm thanh, video,… và các siêu liên kết đến các trang web

- Huyền phù là hỗn hợp không đồng nhất gồm các hạt chất rắn phân tán lơ lửng trong môi trường chất lỏng.. Ví dụ: nước lũ, cát trong

Những phẩm chất tiêu biểu của người Hà Nội, trong đó có người phụ nữ Hà Nội đã được Nguyễn Khải phản ảnh một cách chân thực, sống động.. Đó là nét thanh lịch, chất trí

 Đoạn thơ thể hiện một cách cảm động cảnh ngộ và thân phận đau thương của nàng Kiều, diễn tả thành công tâm trạng của Kiều đồng thời cho thấy sự thấu hiểu và đồng