• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Yên Thọ #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1050px

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Yên Thọ #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1050px"

Copied!
5
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày giảng:

TÊN BÀI DẠY: Tiết 14 - LUYỆN TẬP I. Mục tiêu:

1. Về kiến thức:

- Củng cố điều kiện để một phân số viết được dưới dạng số thập phân hữu hạn hoặc vô hạn tuần hoàn.

2. Về năng lực:

- Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực tư duy và tính toán, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học.

- Năng lực đặc thù:

+ Có cơ hội phát triển năng lực giao tiếp toán học qua sự tương tác với giáo viên, với các nhóm khác trong hoạt động nhóm, hoạt động đọc, hiểu, trình bày.

+ Thông qua việc viết một phân số dưới dạng số thập phân hữu hạn hay vô hạn tuần hoàn và ngược lại góp phần hình thành, phát triển năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học cho học sinh.

+ Mở rộng bài toán viết các số thập phân vô hạn tuần hoàn đơn và vô hạn tuần hoàn tạp dưới dạng phân số tối giản là cơ hội để hình thành năng lực tư duy, năng lực tính toán cho học sinh.

3. Về phẩm chất:

- Chăm chỉ: Nhiệt tình tham gia thảo luận nhóm, hoạt động cá nhân.

- Trung thực: Thật thà, ngay thẳng trong học tập.

- Trách nhiệm: Biết chia sẻ, có trách nhiệm khi thực hiện hoạt động nhóm, báo cáo kết quả hoạt động nhóm.

II. Thiết bị dạy học và học liệu:

-Thiết bị dạy học: Thước thẳng, bảng phụ (máy chiếu), bảng nhóm, MTBT.

- Học liệu: sách giáo khoa, sách bài tập, sách tham khảo.

III. Tiến trình dạy học:

1. Hoạt động 1: Mở đầu. (5’)

a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho học sinh, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

b) Nội dung: Nhắc lại điều kiện để một phân số viết được dưới dạng số thập phân hữu hạn hoặc vô hạn tuần hoàn.

c) Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh

Điều kiện để một phân số viết được dưới dạng số thập phân hữu hạn hoặc vô hạn tuần hoàn:

- Nếu một phân số tối giản với mẫu dương mà mẫu không có ước nguyên tố khác 2 và 5 thì phân số đó viết được dưới dạng số thập phân hữu hạn.

- Nếu một phân số tối giản với mẫu dương mà mẫu có ước nguyên tố khác 2 và 5 thì phân số đó viết được dưới dạng số thập phân vô hạn tuần hoàn.

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV + HS Nội dung

(2)

Giao nhiệm vụ:

Nhắc lại điều kiện để một phân số viết được dưới dạng số thập phân hữu hạn hoặc vô hạn tuần hoàn?

Thực hiện nhiệm vụ: HS trả lời câu hỏi của GV

Báo cáo, thảo luận: Cá nhân học sinh trả lời

HS khác nhận xét, đánh giá.

Kết luận, nhận định: GV chốt lại kiến thức và nêu 1 số dạng bài tập cần giải quyết trong tiết học.

Điều kiện để một phân số viết được dưới dạng số thập phân hữu hạn hoặc vô hạn tuần hoàn:

- Nếu một phân số tối giản với mẫu dương mà mẫu không có ước nguyên tố khác 2 và 5 thì phân số đó viết được dưới dạng số thập phân hữu hạn.

- Nếu một phân số tối giản với mẫu dương mà mẫu có ước nguyên tố khác 2 và 5 thì phân số đó viết được dưới dạng số thập phân vô hạn tuần hoàn.

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức 3. Hoạt động 3: Luyện tập. (25’)

Hoạt động 3.1. Dạng 1: Nhận biết một phân số viết được dưới dạng số thập phân hữu hạn hoặc vô hạn tuần hoàn.

a) Mục tiêu: Học sinh nắm vững điều kiện để một phân số viết được dưới dạng số thập phân hữu hạn hoặc vô hạn tuần hoàn. Từ đó dùng dấu ngoặc để chỉ rõ chu kì.

b) Nội dung: Học sinh hoạt động cá nhân làm bài tập 68/34 SGK c) Sản phẩm: Hoàn thành bài 68/34 SGK

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV+HS Nội dung

Giao nhiệm vụ 1:

GV cho HS hoạt động cá nhân hoàn thành bài tập 68a/34 SGK

- Thiết bị dạy học: Máy chiếu Thực hiện nhiệm vụ 1:

- Đọc đề bài

- Tìm và giải thích

* Hướng dẫn hỗ trợ:

- Hãy phân tích các mẫu ra thừa số nguyên tố?

- Nhớ lại điều kiện để một phân số viết được dưới dạng số thập phân hữu hạn hoặc vô hạn tuần hoàn.

Báo cáo, thảo luận: Cá nhân học sinh báo cáo kết quả

Kết luận, nhận định: GV nhận xét bài làm của HS, sửa sai (nếu có), lưu ý những sai lầm HS có thể gặp trong khi làm bài.

Giao nhiệm vụ 2:

Viết các phân số trên dưới dạng số thập

Bài 68/34:

a) - Phân số viết được dưới dạng số thập phân hữu hạn:

5 3 14 2; ; 8 20 35 5

Vì mẫu không có ước nguyên tố khác 2 và 5

3 2

8 2 ;20 2 .5;5 5

- Phân số viết được dưới dạng số thập phân vô hạn tuần hoàn:

4 15 7; ; 11 22 12

Vì mẫu có ước nguyên tố khác 2 và 5 11 11;22 2.11;12 2 .3 2

(3)

phân hữu hạn hoặc vô hạn tuần hoàn (Viết gọn với chu kì trong dấu ngoặc).

Thực hiện nhiệm vụ 2:

HS dùng máy tính thực hiện phép chia Báo cáo, thảo luận: Cá nhân báo cáo HS khác nhận xét, đánh giá.

Kết luận, nhận định: GV nhận xét bài làm của HS, sửa sai (nếu có), lưu ý viết chu kì trong dấu ngoặc.

5 3 14

b) 0,625; 0,15; 0,4

8 20 35

 

4 0,(36);15 0,68(18); 7 0,58(3)

11 22 12

 

Hoạt động 3.2. Dạng 2: Viết số thập phân hữu hạn dưới dạng phân số tối giản a) Mục tiêu: Học sinh biết viết các số thập phân hữu hạn dưới dạng phân số tối giản

b) Nội dung: Làm bài tập 70/35 SGK c) Sản phẩm: Kết quả bài tập 70/35 SGK d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV+HS Nội dung

Giao nhiệm vụ:

GV cho HS hoạt động cá nhân hoàn thành bài tập 70/35 SGK

- Thiết bị dạy học: Máy chiếu Thực hiện nhiệm vụ:

- Đọc đề bài

Viết các số thập phân hữu hạn sau đây dưới dạng phân số tối giản:

a)0,32; b) 0,124;

c)1,28; d) 3,12

* Hướng dẫn, hỗ trợ:

Để viết số thập phân hữu hạn dưới dạng phân số tối giản, ta làm như sau:

- Viết số thập phân hữu hạn dưới dạng phân số có tử là số nguyên tạo bởi phần nguyên và phần thập phân của số đó, mẫu là một lũy thừa của 10 với số mũ bằng số chữ số ở phần thập phân của số đã cho.

Ví dụ: 3

a,bcd abcd

10

- Rút gọn phân số trên

Báo cáo, thảo luận: Cá nhân học sinh báo cáo kết quả

Kết luận, nhận định: GV nhận xét bài làm của HS, sửa sai (nếu có), lưu ý những sai lầm HS có thể gặp trong khi làm bài.

Bài 70/35:

32 8 a)0,32

100 25

124 31 b) 0,124

1000 250

128 32 c)1,28

100 25

312 78 d) 3,12

100 25

(4)

4. Hoạt động 4: Vận dụng. (15’)

a) Mục tiêu: - Kích thích khả năng tư duy của HS.

- Học sinh biết viết các số thập phân vô hạn tuần hoàn đơn và vô hạn tuần hoàn tạp dưới dạng phân số tối giản

b) Nội dung: Học sinh hoạt động nhóm làm bài 1, bài 2 c) Sản phẩm: Lời giải và kết quả mỗi bài

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV+HS Nội dung

Giao nhiệm vụ 1:

GV cho HS hoạt động nhóm hoàn thành bài 1

- Thiết bị dạy học: Máy chiếu

GV giới thiệu cho học sinh số thập phân vô hạn tuần hoàn đơn và vô hạn tuần hoàn tạp.

- Số thập phân vô hạn tuần hoàn đơn là số thập phân vô hạn tuần hoàn có chu kì ngay sau dấu phẩy.

Ví dụ: số 0,555... 0,(5)

- Số thập phân vô hạn tuần hoàn tạp là số thập phân vô hạn tuần hoàn có chu kì không bắt đầu từ ngay sau dấu phẩy.

Ví dụ: Số 0,25454... 0,2(54)

Thực hiện nhiệm vụ 1:

- HS quan sát và lắng nghe

*Hướng dẫn, hỗ trợ:

+ Đối với số thập phân tuần hoàn đơn.

Chẳng hạn:

0,(abc) abc.0,(001) abc

999

+ Đối với số thập phân tuần hoàn tạp, trước hết ta đưa chúng về dạng tuần hoàn đơn. Chẳng hạn:

 

1

 

0,ab cde 0,ab .0, cde 100

ab cde abcde ab 100 99900 99900

- Các nhóm thực hiện tìm cách biến đổi các số thập phân đã cho về dạng phân số tối giản theo hướng dẫn của GV

Báo cáo, thảo luận: Đại diện nhóm báo cáo kết quả.

Bài 1: Viết các số thập phân vô hạn tuần hoàn sau đây dưới dạng phân số tối giản?

a)0,(35);b)0,0(237);c) 5,1(3)

Giải:

1 35

a)0,(35) 0,(01).35 .35

99 99

1 1

b)0,0(237) .0,(237) .0,(001).237

10 10

1 . 1 .237 237 10 999 9990

c) 5,1(3) 5,1 1 .0,(3) 10 51 1 3. 77 10 10 9 15

 

 

(5)

Các nhóm khác nhận xét, đánh giá

Kết luận, nhận định: Giáo viên nhận xét việc thực hiện nhiệm vụ và bài làm của mỗi nhóm.

Giao nhiệm vụ 2:

GV cho HS hoạt động theo cặp hoàn thành bài 2.

- Thiết bị dạy học: Máy chiếu Thực hiện nhiệm vụ 2:

- Đọc đề bài

*Hướng dẫn, hỗ trợ:

Trước hết ta đổi các số thập phân vô hạn tuần hoàn ra phân số, rồi thực hiện các phép tính đối với phân số.

- HS trao đổi nhóm đôi và thực hiện biến đổi.

Báo cáo, thảo luận: Cá nhân báo cáo kết quả.

HS khác nhận xét, đánh giá

Kết luận, nhận định: GV nhận xét bài làm của HS, sửa sai (nếu có), lưu ý những sai lầm HS có thể gặp trong khi làm bài.

Bài 2: Chứng tỏ rằng:

a)0,(15) 0,(84) 1;

b)0,(333).3 1

Giải:

15 84 99

a)0,(15) 0,(84) 1

99 99 99

333 1

b)0,(333).3 .3 .3 1

999 3

* Hướng dẫn tự học ở nhà:

Nắm vững điều kiện để một phân số viết được dưới dạng số thập phân hữu hạn hoặc vô hạn tuần hoàn.

– Rèn luyện cách viết một phân số dưới dạng số thập phân hữu hạn hay vô hạn tuần hoàn và ngược lại.

– Xem lại các bài tập đã sửa ở trên – Đọc trước bài: Làm tròn số

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

a) Các số hữu tỉ được biểu diễn bằng các số thập phân hữu hạn hoặc vô hạn tuần hoàn. b) Các số vô tỉ được biểu diễn bằng các số thập phân vô hạn không tuần hoàn. Khi

- Nếu một phân số tối giản với mẫu dương mà mẫu không có ước nguyên tố khác 2 và 5 thì phân số đó viết được dưới dạng số thập phân hữu hạn. - Nếu một phân số tối giản

- Biết được điều kiện, và giải thích được một phân số tối giản có mẫu dương biểu diễn dưới dạng số thập phân hữu hạn hoặc số thập phân vô hạn tuần hoàn.. -Viết được

Kĩ năng: - Biểu diễn được một số hữu tỉ dưới dạng số thập phân hữu hạn hoặc vô hạn tuần hoàn và tìm được chu kì của số thập phân vô hạn tuần hoàn.. Thái độ:

Đặc biệt, ông là thủ lĩnh tối cao của phong trào Yên Thế, là thủ lĩnh danh tiếng nhất của phong trào nông dân chống Pháp với biệt danh "Hùm

- Cách viết một số thập phân vô hạn tuần hoàn dưới dạng phân số hữu tỉ: Khai triển số đã cho dưới dạng tổng của một số nhân lùi vô hạn và tính tổng này... Biểu diễn số

Điều kiện hiện tại đặt ra cho nhà quản trị của công ty chính là việc xem xét các ý kiến đánh giá của khách hàng về các yếu tố tác động đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm của

Tập hợp B gồn các phân số được viết thành số thập phân hữu hạn, khi liệt kê và viết các phần tử theo thứ tự từ bé đến lớn là:... Hãy chọn