• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Hưng Đạo #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1050

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Hưng Đạo #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1050"

Copied!
9
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: 22 / 11 / 2019

Tiết: 15

Bài 12: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN TRONG GIA ĐÌNH (Tiết 2)

I/ Mục tiêu bài dạy 1. Kiến thức:

- Biết được một số quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình. Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ, ông bà đối với con cháu; quyền và nghĩa vụ của con cháu với ông bà, cha mẹ; bổn phận của anh chị em trong gia đình đối với nhau.

- Hiểu được ý nghĩa của quyền và nghĩa vụ công dân trong gia đình.

* Tích hợp kiến thức pháp luật: Luật Hôn nhân và gia đình, Hiến pháp năm 1992.

2. Kĩ năng:

a. Kĩ năng bài học:

- Biết phân biệt hành vi thực hiện đúng với hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ công dân trong gia đình.

b. Kĩ năng sống:

+ Kĩ năng tư duy phê phán

+ Kĩ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng về vai trò của con cái và ý nghĩa của việc thực hiện quyền và nghĩa vụ trong gia đình.

+ Kĩ năng nêu và giải quyết vấn đề + Kĩ năng kiên định

3. Thái độ: YÊU THƯƠNG, TÔN TRỌNG, ĐOÀN KẾT, HẠNH PHÚC - Yêu quý các thành viên trong gia đình mình. Đoàn kết sẻ chia

- Tôn trọng quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình.

II/ Tài liệu và phương tiện

Thầy: SGK, SGV, chuẩn KT-KN, một số mẩu chuyện, ca dao, tục ngữ, bảng phụ Trò: Đọc trước phần đặt vấn đề trong SGK /30,31. Trả lời các câu hỏi gợi ý trong SGK/30,31. Đọc trước tư liệu tham khảo: Hiến pháp năm 1992 Sgk trang 32, 33.

III/ Phương pháp và kĩ thuật dạy học * PP dạy học:

- Phương pháp nêu vấn đề.

- Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình - Phương pháp thảo luận nhóm.

* KT dạy học:

- Kĩ thuật trình bày 1 phút.

- Xây dựng kế hoạch học tập lao động.

(2)

IV. Tiến trình bài dạy 1.

Ổn định tổ chức: (1’)

Lớp Ngày dạy Sĩ số

8A 30 / 11 / 2019

8B 2 / 12 / 2019

8C 5 / 12 / 2019

2. Kiểm tra bài cũ : (5p)

* Câu hỏi:

? Trong những ngày sau, ngày nào là ngày gia đình Việt Nam?

A. Ngày 1 tháng 6 B. Ngày 5 tháng 6 C. Ngày 28 tháng 6 D. Ngày 20 tháng 10

?‚ Gia đình là gì? Cha mẹ có quyền và nghĩa vụ gì trong gia đình? Bạn thử hình dung nếu không có tình yêu thương của cha mẹ thì bạn sẽ ra sao?

 Đâp án c

‚ Gia đình là cái nôi nuôi dưỡng mỗi con người, là môi trường quan trọng hình thành và phát triển nhân cách. Cha mẹ có quyền và nghĩa vụ nuôi dạy con thành những công dân tốt, bảo vệ quyền

và lợi ích hợp pháp của con, tôn trọng ý kiến của con, không được ngược đãi, xúc phạm

con, ép buộc con làm những điều trái pháp luật, đạo đức.

- Nếu không có sự quan tâm, chăm sóc của cha mẹ, em sẽ: Không thể khôn lớn, trưởng thành, không nên người... (Sống vất vưởng, lang thang không cửa, không nhà, lao động vất vả để kiếm sống, dễ sa vào tệ nạn xã hội, phạm pháp)

* Hoạt động 1: Giới thiệu bài.(1phút.)

- Mục tiêu: Giới thiệu bài, tạo tâm thế, định hướng chú ý cho HS - Phương pháp: nêu vấn đề

Giờ trước, chúng ta đã tìm hiểu về quyền và nghĩa vụ của ông bà, cha mẹ đối với con cháu; con cháu có nghĩa vụ gì đối với ông bà, cha mẹ; anh chị em có trách nhiệm gì với nhau, cô và các em cùng tìm hiểu tiếp.

* Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài học. (20’)

- Mục tiêu: Hiểu được quyền và nghĩa vụ của con cháu đối với ông bà, cha mẹ cũng như trách nhiệm của anh chị em trong gia đình.

- Hình thức dạy học: phân hóa

- Phương pháp, kĩ thuật: Nêu vấn đề, trình bày 1 phút, động não Cách tiến hành:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG

GV trình chiếu : 2 câu thơ cuối.

Các em ạ. Chúng ta không chỉ hưởng và nhận sự quan tâm chăm sóc của ông bà cha mẹ mà

II. Nội dung bài học

2. Quyền và nghĩa vụ của con cháu

(3)

chúng ta phải có bổn phận quyền và nghĩa vụ đối với ông bà cha mẹ.

- GV ghi bảng.

? Vậy theo em ở hai câu thơ cuối những từ

nào thể hiện rõ nhất lời nhắn nhủ của ông cha ta?

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.

? Em hiểu gì về những từ ngữ trên?

HS: Thể hiện sự yêu quí, khính trọng, hiếu thảo, thể hiện sự biết ơn

GV: Chữ thờ thể hiện ở hai nghĩa: (1) Tôn thờ

,Thể hiện sự kính trọng thiêng liêng đề cao công ơn của cha mẹ.

( 2) Lúc cha mẹ mất đi phải thờ cúng.

? Theo em sự yêu quí, kính trọng, biết ơn được thể hiện ở những phương diện nào?

- Thể hiện qua tình cảm chân thành, qua lời nói và việc làm như chăm sóc, nuôi dưỡng.

? Vậy theo em chúng ta phải chăm sóc bố mẹ như thế nào?

Học sinh bộc lộ.

GV: Là thể hiện sự quan tâm, có quan tâm mới hiểu bố mẹ, ví dụ , khi bố mẹ đi làm về mệt mỏi chúng ta có thể hỏi han, giót nước, quạt cho bố mẹ, hoặc khi ăn chúng ta có thể phần bố mẹ những miếng ngon đấy là chăm sóc, từ những việc tưởng như nhỏ của các em nhưng đủ làm bố mẹ vui lòng và bố mẹ cũng không cần gì hơn ở các em đâu.

GV: Để hiểu sâu sắc hơn cô cùng các em sẽ

tham gia hoạt đông học tâp ( Hỏi chuyên gia)

1) Chuyên gia có thể chia sẻ vì sao con cái phải yêu quí, kính trong, biết ơn Ông bà, cha mẹ?

- Con cháu có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn cha mẹ, ông bà.

Có quyền và nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, ông bà. Đặc biệt khi cha mẹ, ông bà ốm đau, già yếu, nghiêm cấm con cháu có hành vi ngược đãi, xúc phạm ông bà, cha mẹ.

(4)

HS: Vì cha mẹ sinh ra chúng ta, nuôi nấng dạy dỗ chúng ta nên người.

Vì, ông bà là người sinh ra cha mẹ, nuôi nấng dạy dỗ cha mẹ nên người và nếu không có ông bà thì sẽ không có cha mẹ và không có cha mẹ thì sẽ không có chúng ta các bạn ạ.

Do vậy chúng ta phải biết ơn ông bà cha mẹ.

? Trong thời đại ngày nay, một số người quan niệm chỉ làm thật nhiều tiền gửi cho cha mẹ, ông bà là đủ?

Tôi không đồng ý với quan niện này. Vì vật chất là cần nhưng chưa đủ. Đặc biệt người già rất buồn, cô đơn, khi ốm đau cần sự thăm hỏi chăm sóc tận tình của con cháu. Sự thành đạt của con cháu là niềm vui, là sự hãnh diện của ông bà, cha mẹ nhưng ta không thể vì công việc mà quên đi bổn phận của mình.

? Bài ca dao?

GV Chốt: Vì đó truyền thống đạo lí của dân tộc việt nam.

- Ở câu thứ 2: Quan điểm chỉ cần đưa thật nhiều tiền..vì việc chăm sóc nuôi dưỡng không chỉ thể thể hiện ở vật chất mà còn ở tinh thần.

? Với bài ca dao “ Công cha như núi ngất trời, em hiểu gì về cù lao chín chữ”

HS: Chín chữ này nói về công lao của cha mẹ rất vất vả.

GV: Cù: siêng năng, lao: khó nhọc, chín chữ gồm sinh : đẻ, cúc :Năng đỡ, Phủ: vuốt ve, Súc: cho bú, cho ăn, Trưởng :là nuôi cho lớn, dục :là dạy, dỗ, Cố là: trông nom, đoái hoài ,Phục là phục vụ, theo dõi uốn nắn, Phúc

( Phú) là che chở.

Chín chữ này khẳng định cha mẹ là nhười sinh ra chúng ta, thể hiện sự vất vả, có công lao nuôi dưỡng chăm sóc giáo dục dạy bảo chúng ta từ lúc nhỏ đến lúc trưởng thành, cha mẹ luôn dõi theo chúng ta. Vậy chúng ta thấy công lao to lớn của cha mẹ là không có gì có

(5)

thể.

GV: Trình chiếu hình ảnh ngược đãi cha mẹ.

Đây là thực tế được đăng tải trên mạng xã

hội, khi mà đưa clip này lên thì nhận được rất nhiều sự phẫn lộ của quần chúng vậy thì cô giáo muốn được biết ý kiến của em về vấn đề này?

HS: Em không đồng ý với hành vi này vì đây là hành vi thể hiện sự vô ơn, không kính trọng mẹ,dẫn đến thái độ xúc phạm, ngược đại cha mẹ. Đây là hành vi này vi phạm chuẩn mực đạo đức, truyền thống của dân tộc,

GV: vẫn đề này đã được pháp luật qui định rất rõ.

? Đọc cho cô điều 153 GV: Trình chiếu HS: Đọc

Điều 151 Bộ luật Hình sự - 2013 quy định

“Người nào ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm”.

? Vậy việc nhà nươc ban hành qui định này cho em thấy điều gì?

- Thứ nhất nghiêm cấm ngược đãi xúc phạm cha mẹ.

GV: Khi đưa vào bộ luật pháp luật sẽ Xử lí

? Trong cuộc sống có những lúc không hẳn bố mẹ đã đúng, cũng có những lúc bố mẹ

xử lí chưa đến nơi, đến chốn nếu bố mẹ xử lí sai chúng ta có thể được quyền vô lễ với bố mẹ không?

(6)

HS: Không.

? Vậy chúng ta có được đề xuất ý kiến của mình không? Vậy những lúc như vậy em sẽ làm gì?

- Nhẫn nhịn chờ bố mẹ nguôi giận, sẽ góp ý để bố mẹ hiểu.

GV: Cô tin rằng đây là cách xử lí rất khéo léo của bạn. Cô tin với cách xử lí này bố mẹ sẽ

hiểu ra, và thong cảm cho chúng ta.

GV: Trình chiếu ( Trao đổi theo nhóm bàn- cô một ý kiến nhanh nhất)

GV cho tình huống:

Bố mẹ mất sớm để lại hai chị em Loan, Loan đã đi làm còn em của Loan đang học lớp 8.

Loan không muốn nuôi em nữa vì đi làm rất cực khổ, vất vả.

Em có suy nghĩ gì về quan điến này của Loan ko? Vì sao?

HS: Em không đồng ý với quan điểm này.

Vì đã là anh em trong gia đình do cha mẹ sinh ra, cùng sống dưới một mái nhà, thì phải biết yêu thương nhau, chăm sóc, nhường nhịn lẫnnhau, nhất là khi bố mẹ Loan không còn nữa.

-> Ghi bảng

GV: Người xưa có câu môi hở răng lạnh, an hem như răng với môi đây là tình cảm vô cùng thiêng. Được pháp luật nước ta qui định ở điều 105.

? Đọc cho cô.

Theo quy định tại Điều 105 Luật Hôn nhân gia đình 2014: Anh, chị, em có bổn phận thương yêu, chăm sóc, giúp đỡ nhau; có nghĩa vụ và quyền đùm bọc, nuôi dưỡng nhau trong trường hợp không còn cha mẹ hoặc cha mẹ không có điều kiện trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con.

Vì sao pháp luật qui định quyền và nghĩa

3. Anh, chị , em có bổn phận gì?

- Yêu thương,chăm sóc, giúp đỡ nhau và nuôi dưỡng nhau nếu không còn bố mẹ.

4. Ý nghĩa của Quyền nghĩa vụ

công dân trong gia đình

(7)

vụ của công dân trong gia đình?

- Nhằm xây dựng gia đình hòa thuận, hạnh phúc

- Phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam.

? Là một học sinh em cần làm gì để thực hiện tốt bổn phận, quyền và trách nhiệm của mình?

HS: Yêu quí các thành viên trong gia đình, đồng tình, ủng hộ những hành vi tuân thủ đúng pháp luật và kỉ luật, phê phán, không bao che, dung túng, trước hành vi vi phạm.

? Đọc nội dung bài học?

YÊU THƯƠNG, TÔN TRỌNG, ĐOÀN KẾT, HẠNH PHÚC

- Nhằm xây dựng gia đình hòa thuận, hạnh phúc

- Phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam

* Hoạt động 3: Thực hành, luyện tập (13’)

- Mục tiêu: H liên hệ thực tế biết được quyền và nghĩa vụ của mọi thành viên trong gia đình, vận dụng kiến thức đã học để giải quyết tình huống thực tế

- Hình thức dạy học: phân hóa

- Phương pháp, kĩ thuật dạy học: Nêu và giải quyết vấn đề, xử lý tình huống, động não

- Cách tiến hành

- Gv cho học sinh làm bài tập

? Theo em, trong trường hợp đó, ai đúng, ai sai? Vì sao?

Học sinh đọc bài tập trong SGK. Thảo luận nhóm bàn 2p

? Theo em, ai là người có lỗi trong tìn huống trên? Vì

sao?

III/ Bài tập Bài tập 3:

Bố mẹ Chi đúng vì họ không xâm phạm quyền của con, vì cha mẹ có quyền trông nom, quản lý con.

Chi sai vì không tôn trọng ý kiến của cha mẹ.

- Cách ứng xử đúng là nghe lời cha mẹ, không đi chơi xa nếu không có cô giáo, nhà trường quản lý. Chi nên giải thích cho bạn bè hiểu.

Bài tập 4:

- Cả Sơn và cha me Sơn đều có lỗi, vì cha mẹ quá nuông chiều, buông lỏng quản lý em, không biết kết hợp với

(8)

? Bố mẹ Lâm cư xử như thế có đúng không? Vì sao?

- Bố mẹ Lâm xư xử như thế không đúng vì cha mẹ phải chịu trách nhiệm về hành vi của con khi con chưa đủ tuổi thành niên, phải bồi thường khi con gây ra cho người khác. Lâm đã vi phạm không nhỏ về an toàn giao thông.

- GV: Cho HS làm bài tập tình huống trên bảng phụ Bài tập: Những câu tục ngữ sau đâu, câu nào nói lên mối quan hệ các thành viên trong gia đình. Hãy khoan tròn chữ cái đầu câu mà em chọn.

A. Đi thưa về gửi. B. Con dại cái mang.

C. Của chồng công vợ.

D. Chăm sóc ông bà, bố mẹ khi ốm đau Đ. Nói dối với ông bà để đi chơi

- Gọi cá nhân nêu

- Cả lớp theo dõi, nhận xét.

- GV.Nhận xét, đánh kết quả HS.

GV. Cho HS làm bài tập 7 ghi trên bảng phụ - HS: Tự liên hệ bản thân

+ Gọi cá nhân nêu

+ Cả lớp theo dõi, nhận xét.

+ GV.Nhận xét, đánh kết quả HS.

- HS: Đọc phần tư liệu tham khảo SGK/32 - GV: Chốt ý, kết luận nội dung của bài.

Nhà trường để có biện pháp giáo dục em.

- Sơn sai vì chưa tự ý thức được việc làm, hành vi của mình, chưa biết nghe theo lời hay lẽ phải.

Bài tập 5:

4. Củng cố: (3’)

GV: Trình chiếu bài tập nhanh. ( Hệ thống kiến thức 2 tiết) HS: làm ra giấy, gv thu phiếu

? Trong thời đại ngày nay, một số người quan niệm chỉ làm thật nhiều tiền gửi cho cha mẹ, ông bà là đủ?

Tôi không đồng ý với quan niện này. Vì vật chất là cần nhưng chưa đủ. Đặc biệt người già rất buồn, cô đơn, khi ốm đau cần sự thăm hỏi chăm sóc tận tình của con cháu. Sự thành đạt của con cháu là niềm vui, là sự hãnh diện của ông bà, cha mẹ nhưng ta không thể vì công việc mà quên đi bổn phận của mình.

5. Hướng dẫn về nhà(1')

- Học bài và làm các bài tập còn lại

(9)

- Tìm hiểu truyền thống văn hoá, KHKT các nước.

- Vẽ BĐTD về những nội dung đã học.

- Chuẩn bị bài để tiết sau ôn tập học kì I V. Rút kinh nghiệm :

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Mục đích: giúp HS huy động vốn kiến thức và kĩ năng đã có để chuẩn bị tiếp nhận kiến thức và kĩ năng mới, còn nhằm tạo ra hứng thú và và một tâm thế tích cực để

-Khâm phục lòng dũng cảm, cương trực thẳng thắn và thận trọng những đề xướng cải cách của các nhà duy tân nửa cuối thế kỉ XIX, muốn tạo ra thực lực chống ngoại

- Năng lực chuyên biệt: - Tái hiện kiến thức lịch sử, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử, so sánh, nhận xét, đánh giá, thực hành bộ môn

Paper pulp was mixed with water.. The water

With a bulletin board on the Internet, a great number of people (over 20 million) can get access to the.. bulletin and exchange

early 20 th century Two new forms of news media appeared: (b)Radio and newsreels (c) In the 1950s Television became popular. Mid- and late 1990s (d) The internet became a major

( là tập hợp có tính toàn cầu các mạng máy tính ( là tập hợp có tính toàn cầu các mạng máy tính.. được kết nối với nhau) được kết nối

- be capabled of:có khả năng về be excited about: hứng thú về - be fond of thích be interested in:thích, quan tâm - be tired of/from : mệt mỏi về be worried about: lo