• Không có kết quả nào được tìm thấy

Sinh 8 năm học 2016-2017

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Sinh 8 năm học 2016-2017"

Copied!
6
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

PHÒNG GD&ĐT THÁI THỤY

ĐỀ KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI HUYỆN NĂM HỌC 2016 - 2017

Môn: Sinh học 8 Thời gian làm bài: 120 phút

(Không kể thời gian giao đề) Câu 1 (3,0 điểm).

a. Nêu đặc điểm cấu tạo cơ bản nhất của tế bào người.

b. Lập bảng so sánh sự khác nhau về cấu tạo và chức năng của tế bào hồng cầu và tế bào biểu bì lông ruột. Phân tích đặc điểm của 2 loại tế bào trên thể hiện sự phù hợp với chức năng mà nó đảm nhiệm.

Câu 2 (2,5 điểm).

a. Huyết áp là gì ? Vì sao càng xa tim huyết áp càng giảm ? Một người bình thường có huyết áp là 120/80 em hiểu điều đó như thế nào ?

b. Hãy cho biết chiều vận chuyển máu trong cơ thể. Vì sao sự vận chuyển máu trong cơ thể chỉ đi theo một chiều ?

c. Phân biệt huyết tương và huyết thanh.

Câu 3 (2,5 điểm).

a. Những chất nào trong thức ăn còn cần được biến đổi tiếp ở ruột non.

b. Nêu sự biến đổi hoá học của thức ăn ở ruột non. Ý nghĩa của sự biến đổi đó ? Câu 4 (2,0 điểm).

a. Sự khác biệt chính giữa miễn dịch chủ động và miễn dịch thụ động là gì ? b. Tại sao khi cơ thể bị nhiễm khuẩn thì nhiệt độ cơ thể cao hơn bình thường.

c. Nêu các đặc điểm của da giúp ngăn cản các tác nhân gây bệnh xâm nhập vào trong cơ thể.

Câu 5 (2,0 điểm).

a. Vẽ sơ đồ chuyển hoá vật chất và năng lượng ở tế bào.

b. Vì sao khi trời nóng thì da mặt đỏ lên, khi trời lạnh thì da mặt lại tái đi ? Câu 6 (3,0 điểm).

a. Nêu các chức năng của hệ thần kinh.

b. Khái niệm phản xạ ? Thấy tín hiệu đèn đỏ thì người tham gia giao thông dừng lại trước vạch, đây là loại phản xạ gì ? Trình bày các bước hình thành phản xạ trên. Để duy trì phản xạ này cần điều kiện gì ?

Câu 7 (1,75 điểm).

a. Mối quan hệ giữa 2 phân hệ thần kinh giao cảm và phó giao cảm.

b. Hai phân hệ này điều hoà hoạt động của hệ tuần hoàn như thế nào ? Câu 8 (3,25 điểm).

a. Trình bày các bước thí nghiệm tìm hiểu chức năng của tủy sống.

b. Khi cắt ngang tuỷ sống và khi huỷ tuỷ ta đã chứng minh được chức năng của thành phần nào trong tuỷ sống ? Nêu chức năng của thành phần đó.

c. Tại sao trong khi tiến hành thí nghiệm lại dùng ếch đã huỷ não ?

(2)

HƯỚNG DẪN CHẤM SINH HỌC 8

Câu Ý Nội dung Điểm

Câu1 (3,0đ)

a. Nêu đặc điểm cấu tạo cơ bản nhất của tế bào người

b. Lập bảng so sánh sự khác nhau về cấu tạo và chức năng của tế bào hồng cầu và tế bào biểu bì lông ruột. Phân tích đặc điểm của 2 loại tế bào trên thể hiện sự phù hợp với chức năng mà nó đảm nhiệm

a Đặc điểm cấu tạo cơ bản nhất của tế bào người Gồm: - Màng sinh chất

- Chất tế bào: có chứa các bào quan

- Nhân tế bào gồm: màng nhân, nhiễm sắc thể, nhân con

0,75 b - Lập bảng so sánh sự khác nhau về cấu tạo và chức năng của tế

bào hồng cầu và tế bào biểu bì lông ruột.

Tế bào hồng cầu Tế bào biểu bì lông ruột - Không có nhân

- Hình đĩa lõm 2 mặt - Kích thước nhỏ, số lượng nhiều, có di chuyển

- Có trong mạch máu. Vận chuyển khí ôxi và cacbonic

- Có nhân

- Hình trụ, bề mặt có lớp lông cực nhỏ

- Kích thước lớn hơn, xếp xít nhau, không di chuyển

- Lót mặt trong thành ruột.

Hấp thụ chất dinh dưỡng (Nếu HS không trình bày thành từng ý, nhưng đủ nội dung vẫn cho điểm tối đa)

- Đặc điểm của 2 loại tế bào trên thể hiện sự phù hợp với chức năng mà nó đảm nhiệm

* Hồng cầu

+ Không có nhân để giảm bớt sự tiêu tốn năng lượng trong quá trình làm việc

+ Hình đĩa lõm 2 mặt để làm tăng diện tích tiếp xúc với ôxi và cacbonic

+ Kích thước nhỏ, số lượng nhiều để vận chuyển được nhiều ôxi và cacbonic

* Tế bào biểu bì lông ruột

+ Xếp xít nhau, lót mặt trong của ruột để bảo vệ thành ruột và có chức năng hấp thụ.

+ Lớp lông cực nhỏ có tác dụng làm tăng diện tích hấp thụ chất dinh dưỡng của ruột.

0,25 0,25 0,25 0,25

0,25 0,25 0,25 0,25 0,25

Câu2 (2,5đ)

a. Huyết áp là gì? Vì sao càng xa tim huyết áp càng giảm? Một người bình thường có huyết áp là 120/80, em hiểu điều đó như thế nào?

b. Hãy cho biết chiều vận chuyển máu trong cơ thể. Vì sao sự vận chuyển máu trong cơ thể chỉ đi theo một chiều.

c. Phân biệt huyết tương và huyết thanh.

(3)

a Huyết áp:

- Là áp lực của của máu lên thành mạch được tạo ra do tâm thất

co và dãn. 0,5

- Càng xa tim huyết áp càng giảm là do sức đẩy của tim tạo ra bị hao hụt dần suốt chiều dài của hệ mạch do ma sát với thành

mạch và giữa các phần tử máu 0,5

- Một người bình thường có huyết áp là 120/80 nghĩa là: người đó có huyết áp tối đa là 120mmHg, huyết áp tối thiểu là

80mmHg. 0,25

b - Chiều vận chuyển máu trong cơ thể: Máu đi từ tim tới phổi và các cơ quan rồi lại trở về tim.

- Sự vận chuyển máu trong cơ thể chỉ đi theo một chiều là do:

Lực chủ yếu giúp cho máu tuần hoàn liên tục trong hệ mạch được tạo ra nhờ lực đẩy của tim khi tâm thất co.

0,25 0,5 c So sánh huyết tương và huyết thanh:

- Huyết tương là thành phần của máu không có các tế bào máu.

- Huyết thanh là huyết tương đã loại bỏ chất sinh tơ máu. 0,25 0,25 Câu3

(2,5đ)

a. Những chất nào trong thức ăn còn cần được biến đổi tiếp ở ruột non.

b. Nêu sự biến đổi hoá học của thức ăn ở ruột non. Ý nghĩa của sự biến đổi đó?

a Những chất cần được tiêu hoá ở ruột non: Gluxit(đường đôi,

tinh bột) prôtêin, lipit 0,5

b - Sự biến đổi hoá học của thức ăn ở ruột non:

+ Tinh bột dưới tác dụng của enzim biến đổi thành đường đôi, rồi tiếp tục dưới tác dụng của enzim biến đổi thành phân tử nhỏ nhất là đường đơn.

+ Prôtêin dưới tác dụng của một loại enzim bị phân cắt thành prôtein chuỗi ngắn là peptit, rồi tiếp tục bị enzim phân cắt thành các axitamin.

+ Lipit dưới tác dụng của dịch mật phân cắt thành các giọt lipit nhỏ, sau đó dưới tác dụng của enzim bị biến đổi thành glixêrin và axit béo

- Ý nghĩa: nhờ sự tiêu hoá ở ruột non, thức ăn đã tạo thành những chất đơn giản nhất có thể hấp thụ được vào trong máu.

0,5

0,5

0,5 0,5 Câu4

(2,0đ)

a. Sự khác biệt chính giữa miễn dịch chủ động và miễn dịch thụ động là gì?.

b.Tại sao khi cơ thể bị nhiễm khuẩn thì nhiệt độ cơ thể cao hơn bình thường

c. Nêu các đặc điểm của da giúp ngăn cản các tác nhân gây bệnh xâm nhập vào trong cơ thể.

a

Miễn dịch chủ động Miễn dịch thụ động

(4)

hoặc đã chết để tạo ra kháng thể dự trữ chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn gây bệnh khi cần thiết.

- Là việc tiêm chủng để phòng bệnh

chỉ có tác dụng trong khoảng vài tuần.

- Là việc tiêm huyết thanh để chữa bệnh

0,5

0,5 b - Khi cơ thể bị nhiễm khuẩn, sự lưu thông máu trong mạch tăng

lên để vận chuyển kịp thời bạch cầu nhằm tiêu diệt vi khuẩn. Lúc đó mạch máu dãn ra, máu tới cơ quan và tới da nhiều hơn, nên nhiệt trong cơ thể toả ra nhiều vì vậy nhiệt độ cơ thể tăng hơn bình thường. Mức độ viêm nhiễm càng nhiều, thì nhiệt độ cơ thể tăng càng cao.

0,5

c - Da bao bọc bảo vệ toàn bộ cơ thể. tầng sừng của da gồm các tế bào đã hoá sừng xếp xít nhau giúp da ngăn cản sự xâm nhập của các vi khuẩn gây bệnh.

- Trên da còn có nhiều tuyến nhờn cũng có tác dụng diệt khuẩn

0,25 0,25 Câu5

(2,0đ)

a. Vẽ sơ đồ chuyển hoá vật chất và năng lượng ở tế bào.

b. Vì sao khi trời nóng thì da mặt đỏ lên, khi trời lạnh thì da mặt lại tái đi?

a Sơ đồ:

Chất dinh dưỡng đã hấp thụ

TẾ BÀO

Chuyển hóa vật chất và năng lượng

Đồng hoá (đối lập nhau) Dị hoá + Tổng hợp chất + Phân giải chất

+ Tích luỹ năng + Giải phóng năng lượng lượng

Ôxi - Khí cac bônic - Chất thải

0,5

0,5 0,5

b - Khi trời nóng, nhiệt độ không khí lên cao, mạch máu dưới da dãn để máu ra phía ngoài cơ thể nhiều hơn giúp sự toả nhiệt nhanh hơn nên ta thấy mặt đỏ lên.

- Khi trời lạnh, để giảm sự thoát nhiệt, mạch máu dưới da co lại nên ta thấy da mặt tái đi.

0,25 0,25 Câu6

(3,0đ)

a. Nêu các chức năng của hệ thần kinh.

b. Khái niệm phản xạ? Thấy tín hiệu đèn đỏ thì người tham gia giao thông dừng lại trước vạch, đây là loại phản xạ gì? Trình bày các bước hình thành. Để duy trì phản xạ này cần điều kiện gì?

a Các chức năng của hệ thần kinh: 0,25

(5)

- Điều khiển hoạt động các cơ quan - Điều hòa hoạt động các cơ quan.

- Phối hợp hoạt động các cơ quan

0,25 0,25 b Khái niệm phản xạ:

- Là phản ứng của cơ thể trả lời các kích thích của môi trường

thông qua hệ thần kinh. 0,5

- Đây là phản xạ có điều kiện 0,25

Các bước hình thành:

- Khi đèn đỏ bật lên, người tham gia giao thông nhìn thấy đèn đỏ - Công an giao thông thổi còi yêu cầu người đi xe dừng trước vạch dừng lại.

- Lặp đi lặp lại nhiều lần 2 tín hiệu này.

- Đến các lần sau chỉ cần nhìn thấy đèn đỏ là người đi xe dừng lại trước vạch yêu cầu.

0,25 0,25 0,25 0,25 - Điều kiện để duy trì: Người tham gia giao thông luôn tự nhắc

nhở mình phải dừng lại khi thấy đèn đỏ.

0,5 Câu7

(1,75đ)

a. Nêu mối quan hệ giữa 2 phân hệ thần kinh giao cảm và phó giao cảm.

b. 2 phân hệ này điều hoà hoạt động của hệ tuần hoàn như thế nào?

a Mối quan hệ:

- Hai phân hệ có tác dụng đối lập nhau để hệ thần kinh sinh dưỡng điều hoà được hoạt động của các cơ quan nội tạng.

0,5 b - Điều hoà hoạt động hệ tuần hoàn:

+ Đối với tim đôi dây thần kinh giao cảm có tác dụng làm cho tim đập nhanh, đôi dây thần kinh phó giao cảm làm cho tim đập chậm và yếu.

+ Đối với hệ mạch đôi dây thần kinh giao cảm làm co mạch, đôi dây thần kinh phó giao cảm có tác dụng làm mạch dãn.

+ Hai đôi dây thần kinh có tác dụng ngược chiều nhau đã giúp điều hoà hoạt động của hệ tuần hoàn.

0,5

0,5 0,25 Câu8

(3,25đ)

a. Trình bày các bước thí nghiệm tìm hiểu chức năng của tuỷ sồng.

b. Khi cắt ngang tuỷ sống và huỷ tuỷ ta đã chứng minh được chức năng của thành phần nào trong tuỷ? Nêu chức năng của thành phần đó.

c. Tại sao trong khi tiến hành thí nghiệm lại dùng ếch đã huỷ não.

a Các bước tiến hành thí nghiệm:

Các bước Thí Cách tiến hành Kết quả

(6)

Ếch đã huỷ não để nguyên tuỷ

1 2

3

Kích thích nhẹ một chi bằng HCl 0,3%

Kích thích chi đó mạnh hơn: HCl 1%

Kích thích rất mạnh chi đó: HCl 3%

Chi bị kích thích co cả 2 chi trên hoặc 2 chi dưới co Cả 4 chi co Cắt ngang

tuỷ

4 5

Kích thích rất mạnh chi sau: HCl 3%

Kích thích rất mạnh chi trước: HCl 3%

2 chi sau co 2 chi trước co

Huỷ tuỷ trên vết cắt ngang

6 7

Kích thích rất mạnh chi trước: HCl 3%

Kích thích rất mạnh chi sau: HCl 3%

Không chi nào co Chỉ có 2 chi sau co

0,25 0,25

0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 b - Khi tiến hành cắt ngang tuỷ để làm thí nghiệm có mục đích

chứng minh vai trò của chất trắng: Chất trắng của tuỷ sống có chức năng dẫn truyền xung thần kinh lên, xuống.

- Khi tiến hành huỷ tuỷ trên vết cắt để chứng minh vai trò của chất xám: Chất xám là các trung khu điều khiển các phản xạ cử động.(PXKĐK)

0,5 0,5 c - Trong thí nghiệm đã dùng ếch đã huỷ não vì đây là thí nghiệm

chứng minh chức năng của tuỷ sống.

- Ếch là động vật bậc thấp nên khi huỷ não vẫn còn có khả năng sống trong một thời gian ngắn nữa.

0,25 0,25

Hết

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Vai trò của các chất dinh dưỡng trong thức ăn đối với vât nuôi Nước được hấp thụ thẳng qua vách ruột vào máu.. Protein được cơ thể hấp thụ

d/ Thức ăn đi qua ống tiêu hoá được biến đổi cơ học trở thành chất đơn giản và được hấp.. thụ vào mọi

Với một khẩu phần ăn đầy đủ các chất và sự tiêu hóa là có hiệu quả thì thành phần các chất dinh dưỡng được hấp thụ ở ruột non gồm: đường, axit béo và glixêrin,

- Các chất cần cho cơ thể như nước, muối khoáng, các loại vitamin khi vào cơ thể theo đường tiêu hóa thì phải trải qua các hoạt động như: ăn, đẩy thức ăn trong ống

Thức ăn được biến đổi thành các hợp chất đơn giản (chất dinh dưỡng). Oxi, chất dinh dưỡng được đưa vào máu. Chất bã được thải qua hệ tiêu hóa, CO 2 được hệ hô hấp thải

-Thức ăn tẩm nước bọt rồi tập trung ở diều, được nghiền ở dạ dày cơ, tiêu hóa nhờ enzim do ruột tịt tiết ra, chất dinh dưỡng hấp thụ vào thành ruột sau, hình thành

a/ Các enzim từ ribôxôm vào không bào tiêu hoá, thuỷ phân các chất hữu cơ có trong thức ăn thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được?. b/ Các enzim từ lizôxôm

Thức ăn đi qua ống tiêu hoá đƣợc biến đổi hoá học trở thành chất đơn giản và đƣợc hấp thụ vào máuA. Thức ăn đi qua ống tiêu hoá đƣợc biến đổi cơ học trở thành chất đơn