• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hồng Thái Đông #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bo

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hồng Thái Đông #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bo"

Copied!
20
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 32

Ngày soạn:29/4/2019

Ngày giảng: Thứ 5 ngày 2 tháng 5 năm 2019 Toán

LUYỆN TẬP CHUNG

I.MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Củng cố về cách thực hiện phép nhân và phép chia số có năm chữ số với (cho) số có một chữ số; giải toán có lời văn.

2. Kĩ năng:

- Biết thực hiện phép tính và giải toán chính xác 3. Thái độ:

- Có ý thức tự giác, tích cực học tập.

II.CHUẨN BỊ:Bảng phụ

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Kiểm tra bài cũ(5p)

- Cho HS làm bảng con : 18 842 : 4 - Nhận xét, sửa chữa.

2. Bài mới:(30) 2.1. Giới thiệu bài:

2.2. Các HĐ tìm hiểu kiến thức:

- HD làm bài tập:

+ Bài 1: Đặt tính rồi tính - HD làm bài vào bảng con

- Cho HS nhắc lại cách thực hiện tính nhân, chia.

+ Bài 2: Giải toán - Gọi HS nêu bài toán, tóm tắt bài - HD làm bài vào vở nháp, 1 nhóm làm vào bảng phụ.

- Theo dõi, HD các nhóm làm bài - Bổ sung, đánh giá.

+ Bài 3: Giải toán + Bài 4: Trả lời câu hỏi - Gọi HS đọc đề bài - HD cách làm từng bài - Giao nhiệm vụ

- Bổ sung, kết luận, chốt ND cần nhớ

- HS làm bảng con

- Lắng nghe

- Nêu yêu cầu bài tập - HS làm bảng con - Nhận xét.

- 2 em nêu

- 2 em đọc đề bài

- Phân tích đề bài, nêu dữ kiện của bài - Làm bài theo nhóm 2

- Nhận xét - Theo dõi KQ:

+ Đáp số: 210 bạn.

- 2 em đọc - Nghe

- Làm bài 3 vào vở, HS nhanh làm têm bài 4 ( suy nghĩ, trả lời)

- Chữa bài, nhận xét - Nghe KQ:

+ Bài 3: Đáp số: 48 cm2.

+ Bài 4: các ngày 15, 22, 29 - Lắng nghe

- Thực hiện.

(2)

3. Củng cố dặn dò(4) -Nêu nội dung giờ ôn?

- GV nhận xét tiết học.

- Dặn về xem lại bài tập ở SGK

Tập viết ÔN CHỮ HOA X

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Củng cố cách viết chữ hoa X thông qua bài tập ứng dụng.

2. Kĩ năng:

- Viết được chữ hoa X đúng mẫu, cỡ chữ, trình bày bài sạch sẽ 3. Thái độ:

- Có ý thức rèn chữ viết, cẩn thận khi viết bài

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Mẫu chữ X, từ và câu ứng dụng.

- HS : Bảng con, vở

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1.Ổn định tổ chức.

2. Kiểm tra bài cũ:

+ Gọi HS lên bảng viết, cả lớp viết ra bảng con

- Nhận xét, chữa bài 3. Bài mới:

3.1. Giới thiệu bài: (Dùng lời nói) 3.2. Các hoạt động tìm hiểu kiến thức.

a. Hoạt động 1. HD viết

* Luyện viết chữ hoa

- Giới thiệu chữ hoa Đ, X, T

* Gắn mẫu chữ

- Cho HS quan sát chữ mẫu, yêu cầu nhận xét

- Viết mẫu lên bảng, vừa viết vừa nêu cách viết

* Gắn từ ứng dụng

* Luyện viết từ ứng dụng - Giới thiệu từ ứng dụng - Hướng dẫn cách viết

* Luyện viết câu ứng dụng

- Giúp HS hiểu ý nghĩa của câu ứng dụng

- Nhận xét chung

- Hát

- 1 em lên bảng viết, cả lớp viết ra bảng con chữ hoa : V, Văn Lang

- Lắng nghe

- 1em đọc các chữ hoa cần viết trong bài - Quan sát chữ hoa, nhận xét cách viết - Theo dõi, viết chữ hoa X vào bảng con

- Đọc từ ứng dụng

+ Đồng Xuân là tên một chợ có từ lâu đời ở Hà Nội, đây là nơi buôn bán rất sầm uất.

- Đọc câu ứng dụng

Tốt gỗ hơn tốt nước sơn

Xấu người đẹp nết còn hơn đẹp người.

- Nêu ý nghĩa câu ứng dụng + Đề cao vẻ đẹp của tính nết con người so với vẻ đẹp hình thức - Viết từ ứng dụng vào bảng con : Tốt, xấu

(3)

b. Hoạt động 2. Hướng dẫn viết vào vở - Nêu yêu cầu viết, nhắc nhở cách cầm bút, tư thế ngồi viết đúng

- Cho HS viết bài vào vở

- Quan sát, giúp đỡ hs

* Chữa bài:

- Nhận xét 5,6 bài 3. Củng cố :

- Hệ thống toàn bài, nhận xét giờ học.

4. Dặn dò:

- Nhắc HS về nhà viết bài ở nhà.

- Nghe

- Viết bài vào vở

- Nghe - Lắng nghe

- Thực hiện ở nhà.

Ngày soạn:29/4/2019

Ngày giảng: Thứ 6 ngày 3 tháng 5 năm 2019 Toán

BÀI TOÁN LIÊN QUAN ĐẾN RÚT VỀ ĐƠN VỊ (tiếp) I- MỤC TIÊU:

-Kiến thức: Biết giải các bài toán liên quan đến rút về đơn vị.

-Kĩ năng: giải đúng các bài tập về rút về đơn vị.

-Thái độ: Giáo dục HS có ý thức trong học tập, yêu thích môn toán.

II. Chuẩn bị:

-Bảng phụ,VBT

III. Hoạt động dạy học:

A. Kiểm tra bài cũ:((4)

- Gọi HS chữa bài 2, 3 tiết 156.

- Kiểm tra bài tự làm ở nhà của HS -Nhận xét đánh giá

B- Bài mới:

1- Giới thệu bài(1)

2- Hướng dẫn giải toán(10) - Gọi HS đọc đề toán.

- Bài toán cho biết gì ? - Bài toán hỏi gì ?

- Để biết 10 lít đổ vào mấy can ta phải biết gì ?

- Yêu cầu HS tính xem 1 can có bao nhiêu lít ?

- Gọi HS nêu trước lớp.

- GV ghi bảng.

- Yêu cầu 10 lít đổ vào mấy can ?Muốn biết chúng ta phải làm gì?

- Gọi HS trình bày, nhận xét.

- Bài toán có mấy bước giải ? nêu các Bước đó ?Bước nào là bước rút về đơn vị

?Cách giải bài toán này có điểm gì khác

- 2 Hs làm bài tập trên bảng - Nhận xét bạn

- HS lắng nghe.

- 1 HS đọc, lớp đọc thầm SGK.

- 35 lít rót đều vào 7 can.

- Có 10 lít rót mấy can ?

- Tìm xem 1 can đựng mấy lít.

- HS tính nháp.

- 1 HS nêu trước lớp: 35:7= 5lít - HS khác nhận xét.

- 10:5 =2 can

- 1 HS lên làm bảng.

- Bước 1 là bước rút về đơn vị( tìm số lít mật trong 1 can)

- Bước thứ 2 chúng ta không thực hiện phép tính nhân mà thực hiện phép tính

(4)

với các bài toán liên quan đến rút về đơn vị đã học

+KL:Bước 1 tìm giá trị 1 phần

+ Bước2Tìm số phần bằng nhau của1giá trị

3 .Luyện tập

Bài tập 1(5)Bài toán

-Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?

- Nêu các bước giải bài toán này?

- Bước nào là bước rút về đơn vị?

Bài tập 2(6)Bài toán

- Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?

- GV quan sát giúp đỡ HS.

- Yêu cầu HS đổi vở kiểm tra chéo.

- GV nhận xét chữa bài.

- Nêu các bước giải?

- Nêu câu trả lời khác?

Bài tập 3(5)Điền đúng hay sai - GV cho HS tự làm vở.

- GV gọi HS chữa bài.

- Nêu cáh tính giá trị của từng biểu thức?

chia

- 1 HS đọc đầu bài, HS khác theo dõi.

- HS giải bài vào vở, 1 HS lên chữa bài.

- Nhận xét bạn

- 1 HS đọc yêu cầu, HS khác theo dõi.

- HS giải bài vào vở, 1 HS lên bảng làm bài.

- HS đổi bài kiểm tra nhau.

- Nhận xét bạn

- 1 HS đọc đầu bài, HS khác theo dõi.

- HS làm bài vào vở, 1 HS lên bảng làm bài.

- 1 HS nhận xét.

- HS nêu

3.Củng cố-dặn dò(3)

-Nêu cách giải bài toán …đơn vị ? bước nào là bước rút về đơn vị - GV nhận xét tiết học

- Dặn HS xem lại bài tập ở SGK -Nhắc HS chuẩn bị bài sau.

________________________________________

Chính tả (Nghe- viết) NGÔI NHÀ CHUNG

I. MỤC TIÊU:

- Nghe - viết đúng bài CT; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi. Làm đúng BT(2) a/b hoặc BT(3) a/b.

- RKN viết đúng, nhanh, đẹp - Tích cực luyện viết

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng lớp viết các bài tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. KTBC (5’)

- Gọi 2 HS lên bảng viết. Lợp viết bảng con:

lúa non, chân trời, sản xuất - Đánh giá

B. Bài mới:

1. GTB (1’): Nêu mục tiêu bài học.

2. HD viết chính tả (20’)

* Trao đổi về ND đoạn viết:

- Viết bảng lớp / bảng con - Nhận xét

- Theo dõi gv đọc. 2 HS đọc lại,

(5)

- GV đọc đoạn văn 1 lần.

+ Ngôi nhà chung của mọi dân tộc là gì ? + Những việc chung mà tất cả các dân tộc phải làm là gì ?

* HD cách trình bày:

- Đoạn văn có mấy câu?

- Trong đoạn văn có những chữ nào phải viết hoa? Vì sao?

* HD viết từ khó:

- HS tìm từ khó rồi phân tích.

- HS đọc và viết các từ vừa tìm được.

*Viết chính tả:

- Nhắc nhở tư thế ngồi viết.

- GV đọc bài cho hs viết vào vở.

* Soát lỗi: đổi bài kiểm tra chéo.

- Thu 5 - 7 bài nhận xét.

3. HD làm BT:

Bài 2a

- HD cách làm

- Sau đó YC làm bài

- Cho HS lên bảng thi làm bài.

- GV nhận xét và chốt lời giải đúng.

C. Củng cố - Dặn dò (2’) - Nhận xét bài viết HS

lớp đọc thầm.

- Là Trái đất.

- Bảo vệ hoà bình, bảo vệ môi trường, đấu tranh chống đói nghèo, bệnh tật...

- HS trả lời.

- Những chữ đầu câu và tên riêng phải viết hoa.

- sống, trái đất, trăm

- 2 HS lên bảng, lớp viết vào bảng con.

- HS nghe viết vào vở.

- KT chéo.

- HS nộp bài.

- 1 HS đọc YC bài - HS làm bài cá nhân.

- 2 HS làm bài trên bảng.

- Lớp nhận xét.

- Đọc lời giải và làm vào vở.

Bài giải:

a. nương đỗ- nương ngô - lưng đeo gùi

tấp nập - làm nương - vút lên

Tập làm văn

NÓI,VIẾT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG I.MỤC TIÊU:

-Kiến thức: Biết kể lại 1 việc tốt để bảo vệ môi trường dựa theo gợi ý SGK.

-Kĩ năng: Viết được một đoạn văn ngắn (khoảng 7 câu).

-Thái độ: Giáo dục HS có ý thức bảo vệ môi trờng.

* GDQBP:Quyền tham gia , được bày tỏ ý kiến(kể lại 1 việc tốt để bảo vệ môi trường ).

II.CHUẨN BỊ

- Bảng phụ chép câu gợi ý.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG:

A.Kiểm tra bài cũ(4)

- Gọi 2 HS thuật lại ý kiến của các bạn trong nhóm về bảo vệ môi trường.

- Nhận xét đánh giá B. Bài mới:

1.Giới thiệu bài (1) 2. Hướng dẫn bài tập:

(6)

Bài tập 1(12) Kể lại một viẹc tốt em đã làm để bảo vệ môi trường

- Gọi HS đọc lại yêu cầu..

-GV gợi ý

- Kể lại các việc làm góp phần bảo vệ môi trường ?

- Yêu cầu HS nhận xét.

-Nghe nhận xét

* GDBVMT: Em đã làm gì để bảo vệ môi trường

- Đưa tranh hướng dẫn kể theo gợi ý KL: * GDQBP:Quyền tham gia , được bày tỏ ý kiến(kể lại 1 việc tốt để bảo vệ môi trường ).

Bài tập 2(15)Viết 1 đoạn văn ngắn...

- GV yêu cầu HS đọc đầu bài.

- GV cho HS làm bài vào vở.

- Gọi HS đọc trước lớp.

- GV cùng HS nhận xét, sửa bài cho HS.

- GV nhận xét đánh giá.

- 1 HS đọc yêu cầu của bài.

- HS nghe GV gợi ý.

- HS kể lại các việc làm góp phần bảo vệ môi trường.

- Một số HS nhận xét.

- HS nêu

- HS quan sát - kể mẫu

- HS lần lượt trả lời từng câu hỏi.

- 3 HS kể lại trước lớp, HS khác nhận xét.

- 1 số HS nhận xét.

- Đọc yêu cầu bài - HS làm bài vào vở.

- 3 HS đọc lại bài trước lớp.

- Nhận xét bạn

IV.Củng cố dặn dò(4)

-Chúng ta phải làm gì để bảo vệ môi ttrường?

- GV nhận xét tiết học.

- Dặn về thực hiện theo bài học - Chuẩn bị bài sau

____________________________________

Chính tả (nghe viết) HẠT MƯA

I.MỤC TIÊU

-Kiến thức: Giúp HS nghe viết đúng bài thơ : Hạt mưa; trình bày đúng hình thức bài thơ ;làm đúng bài tập chính tả phân biệt l/n.

-Kĩ năng: viết và trình bày đúng ,làm đúng bài tập phân biệt l/n.

-Thái độ: Giáo dục HS có ý thức trong học tập , có ý thức luyện viết.

* GDBVMT:Giúp cho HS thấy được sự hình thành và tính cách đáng yêu của nhân vật mưa. Từ đó thêm yêu quí môi trường .

II-CHUẨN BỊ. Bảng phụ chép nội dung bài tập 2.

III-CÁC HOẠT ĐỘNG:

A. Kiểm tra bài cũ(4)

Hướng dẫn 2 HS đọc các từ: Cái lọ lục bình lóng lánh nước men nâu.

- Nhận xét đánh giá B- Bài mới:

1. Giới thiệu bài(1)

2- Hướng dẫn viết chính tả(20)

- 2 HS viết vở , lớp viết nháp các từ: Cái lọ lục bình lóng lánh nước men nâu.

- Nhận xét bạn - HS nghe.

- HS theo dõi SGK.

(7)

- GV đọc bài lần 1.

- Những câu thơ nào nói lên tác dụng của hạt mưa ?

- Câu thơ nào nói lên sự tinh nghịch của hạt mưa ?

*GDBVMT: Mưa có tính cách đáng yêu như thế nào?Chúng ta phải làm gì để bảo vệ môi trường

- Bài có mấy khổ thơ ? Cách trình bày nh thế nào ?

+ Hướng dẫn viết từ ngữ khó.

- GV yêu càu HS tìm và viết các từ ngữ khó viết . - Yêu cầu HS viết bảng.

- Gọi HS đọc lại các từ ngữ khó viết ấy.

- GV sửa cho HS.

+ GV đọc cho HS viết bài vào vở.

- GV đọc cho HS soát lại bài.

- GV thu nhận xét 4 bài.

3. Hướng dẫn làm bài tập(7)

* Bài tập 2(a): GV treo bảng phụ.

- Gọi HS đọc đầu bài.

- GV yêu cầu HS làm bài vào vở nháp.

- Gọi HS lên bảng chữa bài.

KL:Lào, nam cực, Thái Lan - Gọi HS đọc lại bài.

- 1 HS trả lời, HS khác theo dõi, nhận xét.

- 1 HS trả lời, HS khác nhận xét.

- 2 HS trả lời.

- HS làm việc theo yêu cầu của GV.

- 2 HS đọc lại các từ ngữ khó viét ấy.

- HS viết vào bảng con và bảng lớp.

- HS lắng nghe.

- HS viết bài vào vở.

- HS nhìn vở soát lại bài.

- HS nhìn bảng phụ.

- 1 HS đọc đầu bài, HS khác theo dõi.

- HS làm bài vào vở nháp, đổi bài kiểm tra nhau.

- HS lắng nghe.

- 1 HS đọc lại bài.

IV- Củng cố dặn dò(3) - Nêu cách trình bày bài thơ?

- GV nhận xét tiết học.

- Dặn HS viết sai về nhà viết lại cho đúng – chuẩn bị bài sau Luyện từ và câu

ĐẶT VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI BẰNG GÌ?

DẤU CHẤM,DẤU HAI CHẤM I- MỤC TIÊU:

-Kiến thức:Tìm và nêu được tác dụng của dấu hai chấm trong đoạn văn.

Điền đúng dấu chấm, dấu hai chấm vào chỗ thích hợp.

-Kĩ năng:Tìm được bộ phận câu trả lời cho câu hỏi bằng gì?

-Thái độ: Giáo dục HS có ý thức tốt trong học tập.

II- Đồ dùng dạy học: Bảng phụ chép bài tập 1, 3 III- Hoạt động dạy học:

A. Kiểm tra bài cũ(4)

- Gọi 2 HS làm miệng bài tập 1 và 3 tuần trước.

-HS+GV Nhận xét đánh giá B- Bài mới:

1- Giới thiệu bài(1) - HS nghe.

(8)

2- Hướng dẫn làm bài tập.

Bài tập 1(9) Tìm dấu hai chấm trong đoạn văn

- Gọi HS đọc đầu bài.

- Hướng dẫn làm mẫu

- GV yêu cầu HS làm bài vào vở.

-Mỗi dấu hai chấm trong bài dùng để làm gì?

KL:

Bài tập 2(9)

Gọi HS đọc đầu bài.

- GV yêu cầu HS làm bài vào vở nháp.

- Gọi HS chữa bài.

- Dấu hai chấm trong bài được đặt ở chỗ nào? Vì sao?

- Gọi HS đọc lại đoạn văn.

Bài tập 3(9)Tìm bộ phận câu trả lời câu hỏi bằng gì

-GV treo bảng phụ.

- Yêu cầu HS làm bài vào vở nháp.

- Gọi HS chữa bài KL:

- HS quan sát trên bảng phụ.

- 1 HS đọc đầu bài, HS khác theo dõi.

- Trao đổi theo cặp tìm dấu hai chấm còn lại

- HS làm bài vào vở theo yêu cầu của GV.

- HS nhận xét.

- Dùng báo hiệu cho người đọc biết các câu tiếp sau là lời nói, kể của 1 nhân vật hoặc lời giới thiệu cho 1 ý nào đó

- HS lắng nghe.

- 1 HS đọc đầu bài, HS khác theo dõi.

- HS làm bài vào vở nháp

- 1 HS lên chữa bài.Nhận xét bạn - HS lắng nghe.

- 1 HS đọc yêu cầu bài.

- HS quan sát trên bảng phụ.

- HS làm bài vào vở nháp - 1 HS chữa bài.Nhận xét bạn - HS lắng nghe.

IV- Củng cố dặn dò(3)

- Dấu hai chấm dùng để làm gì?

-GV nhận xét tiết học.

- Dặn về xem lại bài - Chuẩn bị bài sau Sinh hoạt NHẬN XÉT TUẦN 32 I. MỤC TIÊU

- Giúp HS: Nắm được ưu khuyết điểm của bản thân tuần qua.

- Đề ra phương hướng phấn đấu cho tuần tới.

- HS biết tự sửa chữa khuyết điểm, có ý thức vươn lên, mạnh dạn trong các hoạt động tập thể, chấp hành kỉ luật tốt.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Những ghi chép trong tuần, họp cán bộ lớp.

III. NỘI DUNG SINH HOẠT 1. Ổn định tổ chức

2. Nhận xét chung trong tuần.

a. Lớp trưởng nhận xét - ý kiến của các thành viên trong lớp.

b. Giáo viên chủ nhiệm *Nề nếp.

-Chuyên cần:...

Ôn bài: ...

Thể dục vệ sinh: ...

Đồng phục:...

(9)

*Học tập:...

Các hoạt động khác

-Laođộng: ...

-Thực hiện ATGT: ...

3. Phương hướng tuần tới.

- Tiếp tục ổn định và duy trì mọi nề nếp lớp.

- Tiếp tục tham gia thi Toán, Tiếng Anh, Toán Tiếng Anh qua mạng.

Lập nhiều tài khoản để luyện.

- Thực hiện tốt ATGT, an toàn trong trường học. Vệ sinh an toàn thực phẩm.

Không ăn quà vặt.

- Phòng dịch bệnh giao mùa. Phòng tránh đuối nước, không chơi trò chơi bạo lực...

- Vệ sinh cá nhân, vệ sinh lớp học, vệ sinh môi trường. Tích cực trồng và chăm sóc công trình măng non. Lao động theo Ngày soạn:30/4/2019

Ngày giảng: Thứ 7 ngày 4 tháng 5 năm 2019

Tập đọc- Kể chuyện

NGƯỜI ĐI SĂN VÀ CON VƯỢN

I. MỤC TIÊU:

A. Tập đọc

- Đọc đúng, rõ ràng rành mạch, biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.

- Hiểu ND ý nghĩa: Giết hại thú rừng là tội ác; cần có ý thức bảo vệ môi trường.

(trả lời được các câu hỏi 1,2,4,5) - Bảo vệ môi trường; thú rừng B. Kể chuyện

- Kể lại được từng đoạn câu chuyện theo lời của bác thợ săn, dựa vào tranh minh hoạ

- HS năng khiếu biết kể lại câu chuyện theo lời của bác thợ săn.

* CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN CẦN GIÁO DỤC TRONG BÀI:

- Xác định giá trị

- Thể hiện sự cảm thông - Tư duy phê phán - Ra quyết định

* BVMT: Giáo dục ý thức bảo vệ loài động vật vừa có ích vừa tràn đầy tình nghĩa (vượn mẹ sẵn sàng hi sinh tất cả vì con) trong môi trường thiên nhiên

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Tranh minh hoạ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. KTBC (5’) Gọi 4 Hs nối tiếp nhau ĐTL 4 khổ thơ bài: Bài hát trồng cây và TLCH về nội dung từng khổ thơ

- Đánh giá B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài (1’)

- Đọc và trả lời câu hỏi - Nhận xét

(10)

b. Hướng dẫn luyện đọc:

- Giáo viên đọc mẫu một lần.

- GV HD đọc kết hợp giải nghĩa từ

* Đọc từng câu và luyện phát âm từ khó, từ dễ lẫn.

- Hướng dẫn phát âm từ khó.

* Đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó.

+ HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài, GV theo dõi HS đọc và chỉnh sửa lỗi cho HS.

- HD tìm hiểu nghĩa các từ mới trong bài.

* Luyện đọc theo nhóm.

* Tổ chức thi đọc giữa các nhóm.

- YC HS lớp đồng thanh đoạn 4 c. HD tìm hiểu bài:

- HS đọc lại từng đoạn và tìm hiểu.

+ Chi tiết nào nói lên tài săn bắn của bác thợ săn ?

+ Cái nhìn căm giận của vượn mẹ nói lên điều gì ?

+ Những chi tiết nào cho thấy cái chết của vượn mẹ rất thương tâm ?

+ Chứng kiến cái chết của vựơn mẹ bác thợ săn làm gì ?

+ Câu chuyện muốn nói điều gì với chúng ta ?

* Luyện đọc lại:

- GV chọn 1 đoạn trong bài đọc trước lớp.

- HS đọc các đoạn còn lại.

- Tổ chức cho HS thi đọc theo đoạn.

- Đánh giá

* Cho HS luyện đọc theo vai.

* Kể chuyện:

a. Xác định yêu cầu - HS nêu YC

- HS quan sát tranh b. Kể mẫu:

- Cho hs kể lại câu chuyện theo lời của người thợ săn.

- HS đọc thầm theo

- Mỗi học sinh đọc một câu - HS luyện đọc các từ khó

- Mỗi nhóm 4 HS luyện đọc trước lớp. Chú ý ngắt giọng đúng ở các dấu câu.

- HS trả lời theo phần chú giải - Mỗi nhóm 4 học sinh luyện đọc - 3 nhóm thi đọc nối tiếp

- Nhận xét, bình chọn - HS đồng thanh đoạn 4

- HS đọc thầm từng đoạn và TLCH - Con thú nào không may gặp bác ta thì hôm ấy coi như ngày tận số.

- Nó căm ghét người đi săn độc ác Nó tức giận kẻ bắn nó chết trong lúc vượn con đang cần rất cần chăm sóc - Vượn mẹ vơ nắm bùi nhùi gối đầu cho con, hái cái lá to, vắt sữa vào và đặt lên miệng con. Sau đó nghiến răng, giật phắt mũi tên ra, hét lên thật to rồi ngã xuống.

- Bác đứng lặng, chảy nước mắt, cắn môi, bẻ gãy nỏ, lẳng lặng ra về. Từ

đấy bác bỏ hẳn nghề đi săn.

- Không nên giết hại muông thú /Phải bảo vệ động vật hoạng dã./

Hãy bảo vệ môi trường sống xung quanh ta./ Giết hại loài vật là độc ác.

- HS theo dõi GV đọc.

- 3 HS đọc.

- HS xung phong thi đọc.

- Nhận xét chọn bạn đọc hay nhất.

- 3 HS tạo thành 1 nhóm đọc theo vai.

- 1 HS đọc yêu cầu

(11)

c. Kể theo nhóm:

- HS chọn 1 đoạn truyện và kể cho bạn bên cạnh nghe.

d. Kể trước lớp:

- HS nối tiếp nhau kể lại câu chuyện. Sau đó gọi 1 HS kể lại toàn bộ câu chuyện.

- Nhận xét

4. Củng cố - Dặn dò:

+ Câu chuyện muốn nói điều gì với chúng ta ?

- Về nhà tiếp tục kể chuyện theo lời bác thợ săn. Đọc trước bài: Cuốn sổ tay

- HS quan sát tranh.

- HS kể lại câu chuyện bằng lời của người thợ săn.

- HS quan sát tranh, nêu nội dung từng tranh

+ Tranh 1: Bác thợ săn xách nỏ vào rừng.

+ Tranh 2: Bác thợ săn thấy 1 con vượn ngồi ôm con trên tảng đá.

+Tranh 3: Vượn mẹ chết rất thảm thương.

+ Tranh 4: Bác thợ săn hối hận, bẻ gãy nỏ và bỏ nghề săn bắn.

- Từng cặp HS tập kể theo tranh.

- HS tiếp nối nhau thi kể.

- HS kể toàn bộ câu chuyện

- Cả lớp nhận xét bình chọn HS nhập vai bác thợ săn, kể hay nhất, cảm động nhất

- Mỗi người phải có ý thức bảo vệ môi trường.

Toán LUYỆN TẬP I- MỤC TIÊU:

-KIến thức:Biết giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị.

-Kĩ năng:Biết tính giá trị của biểu thức số

-Thái độ: Giáo dục HS có ý thức trong học tập và tính cẩn thận cho HS.

II- CHUẨN BỊ:bảng phụ.

III-CÁC HOẠT ĐỘNG A. Kiểm tra bài cũ(4)

- Gọi HS chữa bài tập 2,3 tiết 157.

- Kiểm tra bài làm ở nhà của HS - Nhận xét đánh giá

B- Bài mới:

1- Giới thiệu bài(1) 2- Hướng dẫn làm bài tập:

Bài tập 1:(11)Bài toán

- Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?

- Hướng dẫn tóm tắt và giải vở.

- Bài toán thuộc dạng toán nào?

-Giải theo mấy bước?

- Bước nào là bước rút về đơn vị?

- 1 HS đọc đầu bài, HS khác theo dõi.

- HS tập tóm tắt - Chữa bài - Nhận xét đánh giá bạn Mỗi bàn có số học sinh là:

10: 5 =2 (HS)

Ba mươi sáu HS cần số bàn là:

(12)

- Gọi HS lên chữa bài trên bảng.

Bài tập 2: (11)Bài toán

- Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?

- Hướng dẫn tóm tắt và giải vở.

-Bài toán thuộc dạng toán nào?

- Nêu các bước giải bài toán?

-Bước nào là bước rút về đơn vị?

Bài tập 3(5)Thi tiếp sức - Chia 2 đội mỗi đội 5 em

- Thời gian 2 phút đội nào nối đúng sẽ thắng - GV nhận xét chữa bài.Phân thắng thua - Nhận xét 1 số bài

36 :2 = 18 ( bàn) Đáp số: 18 bàn

- 1 HS đọc đầu bài, HS khác theo dõi.

- HS làm bài vào vở nháp.

- 1 HS làm bài trên bảng - Nhận xét bạn

- Hs nêu yêu cầu bài tập

- Thi tiếp sức- HS còn lại cùng GV làm trọng tài

3.Củng cố dặn dò(4)

- Nêu các bước giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị vừa học -GV nhận xét tiết học

- Dặn về làm bài tập ở SGK vào vở ô li- Nhắc HS chuẩn bị bài sau.

____________________________________

Tự nhiên và Xã hội

NGÀY VÀ ĐÊM TRÊN TRÁI ĐẤT

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Biết sử dụng mô hình để nói về hiện tượng ngày và đêm trên Trái Đất.

- Biết được mọi nơi trên Trái Đất đều có ngày và đêm kế tiếp nhau không ngừng.

2. Kĩ năng:

- Hiểu một ngày có 24 giờ.

3. Thái độ:

- Thích tìm hiểu khoa học và yêu thiên nhiên, bảo vệ môi trường.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV : Máy chiếu ,quả địa cầu ( HĐ 1)

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

1. Kiểm tra bài cũ:

- Y/c HS trả lời câu hỏi:

+ Tại sao nói Mặt Trăng là vệ tinh của Trái Đất?

+ Hãy nêu độ lớn của Trái Đất so với Mặt Trăng, Trái Đất so với Mặt Trời.

- Nhận xét, đánh giá.

2. Bài mới:

2.1. Giới thiệu bài :

2.2. Các hoạt động tìm hiểu kiến thức.

* Hoạt động 1: Quan sát tranh theo cặp.

- Y/c HS quan sát máy chiếu, thảo luận câu hỏi: Tại sao bóng đèn không chiếu sáng được toàn bộ bề mặt quả địa cầu ?

+ Khoảng thời gian phần Trái Đất được Mặt Trời chiếu sáng gọi là gì ?

- HS trả lời, nhận xét.

Quan sát máy chiếu, thảo luận nhóm đôi theo các câu hỏi.

(13)

+ Khoảng thời gian phần Trái Đất không được chiếu sáng gọi là gì ?

*KL: Trái Đất của chúng ta hình cầu nên mặt trời chỉ chiếu sáng một phần. Khoảng thời gian được mặt trời chiếu sáng là ban ngày, phần còn lại không được chiếu sáng là ban đêm.

- Y/c HS tìm vị trí của Hà Nội và La-ha-ba-na trên quả địa cầu.

- Hiểu: Khi Hà Nội là ban ngày thì ở La-ha-ba-na ( Cu Ba) là ban đêm.

*Hoạt động 2: Thực hành theo nhóm.

- Chia lớp làm hai nhóm, mỗi nhóm có 1 quả địa cầu và một đèn pin.

- Hướng dẫn HS thực hành (như SGK).

* KL: SGK

* Hoạt động 3: Thảo luận cả lớp.

- Quay quả địa cầu đúng một vòng theo chiều quay ngược kim đồng hồ và nói: (thời gian để trái Đất quay quanh mình nó được quy ước là một ngày).

+ Một ngày có bao nhiêu giờ?

+ Nếu Trái Đất ngừng quay quanh mình nó thì điều gì sẽ xảy ra?

- Nhận xét. KL: Một phần Trái Đất luôn luôn được chiếu sáng, ban ngày sẽ kéo dài mãi mãi ; còn phần kia sẽ mãi mãi là ban đêm.

3. Củng cố:

- GV hệ thống bài, nhận xét giờ học.

4. Dặn dò:

- HD về học bài, xem trước bài 64.

- Đại diện các nhóm trình bày.

- Lắng nghe.

- HS thực hiện.

- Thực hành theo nhóm.

- HS thực hành trước lớp, nhận xét.

- Quan sát - Lắng nghe.

- HS nêu lại kết luận.

- Quan sát, trả lời

+ Một ngày có 24 giờ.

- HS phát biểu ý kiến.

- Lắng nghe.

- HS đọc phần kết luận trong SGK.

- Nghe.

- Nghe.

Tập đọc

CUỐN SỔ TAY I- MỤC TIÊU.

-Kiến thức: HS biết đọc phân biệt lời người dẫnchuyện với lời các nhân vật.

Đọc đúng các từ ngữ khó phát âm: Mô - na - ca, Va - ti - căng, lý thú, một phần năm

-Kĩ năng: Nắm được công dụng của sổ tay. Biết cách ứng xử đúng không tự tiện xem sổ tay của người khác.

-Thái độ: Giáo dục cho HS có ý thức không tự tiện xem sổ tay của người khác.

* GDQTE: quyền được bảo vệ riêng tư( giữ bí mật sổ tay của mình). Bạn nam hay bạn nữ không được tự

ý xem sổ của người khác.

II- CHUẨN BỊ:Vài cuốn sổ tay đã ghi chép.

III-CÁC HOẠT ĐỘNG:

A. Kiểm tra bài cũ(4)

(14)

- Gọi HS đọc bài: “ Người đi săn và con vượn”. Trả lời câu hỏi nội dung bài . - HS+ GV nhận xét đánh giá

B- Bài mới:

1- Giới thiệu bài(1) 2- Luyện đọc(12) - GV đọc mẫu lần 1.

- Hướng dẫn đọc nối câu và luyện phát âm.

- Ghi từ khó

- Hướng dẫn đọc đoạn: Chia 4 đoạn.

- Hướng dẫn đọc câu dài - Hướng dẫn đọc chú giải - Đặt câu có từ : lý thú?

- Hướng dẫn đọc nối tiếp đoạn trong nhóm - Hướng dẫn thi đọc

- Hướng dẫn đọc đồng thanh 3.Tìm hiểu bài(10)

Thanh dùng sổ tay làm gì?

-Hãy nói một vài điều lý thú ghi trong sổ tay của Thanh?

- Vì sao Lân khuyên Tuấn không nên tự ý xem sổ tay của người khác?

- Em đã tự ý xem sổ tay của ai chưa? Vì sao?

- Em có dùng sổ tay không? Sổ tay giúp gì cho em?

* GDQTE: quyền được bảo vệ riêng tư( giữ bí mật sổ tay của mình). Bạn nam hay bạn nữ không được tự ý xem sổ của người khác.

4- Luyện đọc lại(6)

- GV đọc mẫu - Hướng dẫn đọc

- Giáo viên cho học sinh đọc phân vai.

- Yêu cầu học sinh đọc thi theo nhóm.

- Giáo viên cùng học sinh nhận xét, chọn nhóm đọc tốt nhất .

- HS nghe.

- HS theo dõi SGK, và quan sát tranh SGK.

- HS đọc nối câu

- luyện phát âm một số từ dễ lẫn

- 4 HS đọc nối tiếp 4 đoạn, cả lớp theo dõi SGK.

- HS khác phát hiện cách đọc - 1 HS đặt câu

- Đọc cuối bài

- HS luyện đọc đoạn trong nhóm - Đại diện nhóm đọc thi

- Lớp đọc 1 lượt

- 1 HS đọc, học sinh khác theo dõi.

- Ghi nội dung cuộc họp…lý thú - HS nêu

-Xem sổ của người khác…thiếu lịch sự.

- HS nêu

- 1 số HS trả lời, HS khác nhận xét - 1 số HS trả lời, HS khác bổ sung.

- HS lắng nghe.

- 1 nhóm HS đọc mẫu - Nhận xét bạn

- HS đọc theo các vai.

- 3 nhóm, mỗi nhóm 4 học sinh - Nhận xét bạn

IV- Củng cố dặn dò(3)

-Qua bài em hiểu được điều gì?

- GV nhận xét tiết học.

- Dặn về luyện đọc - Chuẩn bị bài sau

(15)
(16)
(17)

Tự nhiên xã hội

NĂM,THÁNG VÀ MÙA I- MỤC TIÊU:

-Kiến thức: Biết được một năm trên trái đất có bao nhiêu tháng, bao nhiêu ngày và mấy mùa.

-Kĩ năng: Phân biệt các mùa,các tháng trong năm -Thái độ: Giáo dục HS có ý thức trong học tập.

II- CHUẨN BỊ: Hình vẽ minh hoạ trong SGK. Quyển lịch.

III- CÁC HOẠT ĐỘNG: A. Kiểm tra(4)

-Nêu hướng chuyển động của mặt trăng quanh trái đất?

?Vì sao gọi Trái Đất là hành tinh trong hệ mặt trời ?

- Nhận xét đánh giá B. Bài mới

1.Giới thiệu bài (1)

Hoạt động 1(11) Thảo luận theo nhóm:

- GV cho HS quan sát quyển lịch.

- Một năm thường có bao nhiêu ngày ? Bao nhiêu tháng ?

- Các ngày trong tháng so với nhau thế nào - Tháng nào có 31 ngày ? Có 30 ngày ? Có 28 hoặc 29 ngày ?

- Nêu các tháng có 30 ngày,31 ngày, 28 hoặc 29 ngày?

- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm.

- Gọi các nhóm lên trình bày.

KL:

Hoạt động 2(10)Làm việc với SGK - GV cho HS quan sát hình trong SGK.

- Yêu cầu HS nhìn xem vị trí nào của Bắc bán cầu là mùa xuân, hạ thu, đông ?

- Các mùa ở bắc bán cầu vào tháng 3, 6, 9, 12 là mùa gì ?

- Gọi HS nhận xét.

- GV kết luận.

Hoạt động 3(5)Trò chơi

- GV hướng dẫn trò chơi: Xuân, hạ, thu, đông.

- GV nêu cách chơi: Ví dụ: Khi nói: Mùa xuân

- HS nêu - Nhận xét bạn

- HS quan sát quyển lịch -HS làm việc theo nhóm đôi.

- 3 nhóm trả lời trước lớp, nhóm khác bổ sung.

- 2 HS trả lời, HS khác theo dõi, nhận xét, bổ sung.

- Một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

- HS nghe

- HS quan sát hình vẽ trong SGK.

-- HS quan sát tìm vị trí các mùa ở

bắc bán cầu.

- 2 HS trả lời, HS khác nhận xét.

- HS lắng nghevà ghi nhớ.

- HS cùng tham gia trò chơi.

- HS lắng nghe cách chơi.

(18)

thì HS phải nói ngay được: ấm áp.

- GV cho HS chơi.

- GV nhận xét các em chơi.

- HS cùng chơi.

IV- Củng cố dặn dò(4)Một năm thường có bao nhiêu ngày ? Bao nhiêu tháng ?

- GV nhận xét tiết học.

- Dặn HS về xem lại bài - Nhắc HS chuẩn bị bài sau.

sự phân công.

Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống GIẢN DỊ HÒA MÌNH VỚI DÂN

I. MỤC TIÊU

- Cảm nhận được những phẩm chất cao quý của lãnh tụ Hồ Chí Minh sống giản dị, hòa mình với quần chúng, hết lòng phục vụ nhân dân, đất nước.

- Thấy đượcsự sống giản dị, hòa đồng đã làm nên vẻ đẹp của Bác Hồ, đã làm nên sức mạnh của Việt Nam, trở thành niềm tự hào của người Việt Nam.

- Tự rèn luyện lối sống tốt theo gương Bác Hồ: s giản dị, hòa đồng

II.CHUẨN BỊ:

- Tài liệu Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống lớp 3– Tranh - Bảng phụ III. CÁC HOẠT ĐỘNG

A.Bài cũ: Tấm lòng của Bác

+Em hiểu thế nào về lời dạy “Yêu đồng bào” của Bác?HS trả lời, nhận xét B.Bài mới: - Giới thiệu bài : Giản dị, hòa mình với nhân dân

1. Hoạt động 1: Đọc hiểu

- GV kể lại câu chuyện “Giản dị, hòa mình với nhân dân ” (Tài liệu Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống lớp 3– Trang 29)

+ Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất:

1. Nhà báo người Mỹ nhận xét Bác Hồ là người như thế nào?

a) Là nhân vật của thời đại b) Là nhân vật kì lạ của thời đại c)Là nhân vật nổi tiếng của thời đại

2. Phẩm chất tốt đẹp nào của Bác được xem là “ giá trị vĩnh cửu” của người Việt Nam?

a)Địa vị càng cao, Bác càng sống giản dị, trong sạch

b) Bác từ chối sự sùng bái cá nhân c) Bác kính gì, yêu trẻ, ghét tiền của 2.Hoạt động 2: Hoạt động nhóm

- HS lắng nghe

- GV cho HS làm trên bảng phụ

- Lớp nhận xét

- HS thảo luận nhóm 2 - Đại diện nhóm trả lời

-HS chia làm 4 nhóm, mỗi nhóm thảo luận và ghi vào bảng nhóm -Đại diện nhóm báo cáo, trình bày

(19)

- Các em hãy tìm 2 từ thể hiện được vẻ đẹp của bác qua câu chuyện.

3. Hoạt động 3: Thực hành- ứng dụng

- Em hãy nêu biểu hiện của lối sống giản dị trong ăn mặc, trong nói năng

- Em hãy nêu biểu hiện của lối sống hòa đồng trong quan hệ với bạn bè, trong quan hệ với hàng xóm, xóm phố.

4.Hoạt động 4: Hoạt động nhóm

-Vì sao không nên sống tách mình khỏi tập thể?

5. Củng cố, dặn dò:

. Phẩm chất tốt đẹp nào của Bác được xem là “ giá trị vĩnh cửu” của người Việt Nam?

Nhận xét tiết học

Lớp nhận xét

-HS thảo luận nhóm 2, mỗi nhóm thảo luận và ghi vào bảng nhóm -Đại diện nhóm báo cáo, trình bày Lớp nhận xét

HS trả lời

Ngày soạn:29/4/2018

Ngày giảng: Thứ 6 ngày 4 tháng 5 năm 2018

(20)

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Bài 1: Dựa theo tranh kể lại được từng đoạn câu chuyện... 3/ Dựa theo tranh kể lại được đoạn 3 theo lời của

- Biết kể nối tiếp được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh họa ở bài 1 - Có khả năng nghe theo dõi bạn kể để nhận xét đánh giá bạn kể và kể tiếp lời kể của

- Dựa vào lời kể của GV và tranh minh hoạ, kể được toàn bộ câu chuyện và hiểu được ý nghĩa câu chuyện; HS( M3,4) kể được câu chuyện một cách sinh động, nêu đúng ý

- Dựa vào gợi ý SGK, biết chọn và kể lại được câu chuyện ( mẩu chuyện, đoạn truyện) đã nghe, đã đọc nói về người có nghị lực, có ý chí vươn lên trong cuộc sống..

Dựa vào các tranh sau, kể lại câu chuyện Bác sĩ Y-éc- xanh theo lời của bà khách.

Baùc luoân daønh moät tình thöông yeâu vaø söï quan taâm ñaëc bieät cho caùc chaùu thieáu nhi,

- Rèn kĩ năng nói: Dựa vào trí nhớ và tranh, kể lại được từng đoạn của câu chuyện; biết thay đổi giọng kể (lời dẫn chuyện, lời nhân vật) cho phù hợp nội dung. CHUẨN

- Dựa vào lời kể của GV và tranh minh hoạ, HS biết thuyết minh cho nội dung mỗi tranh bằng 1- 2 câu; kể được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện.. - Hiểu ý nghĩa câu chuyện: