• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Hưng Đạo #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1050

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Hưng Đạo #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1050"

Copied!
10
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: 15/ 11/ 2019 Tiết 14

BÀI 11: TỰ TIN

I. Mục tiêu bài dạy:

1. Kiến thức:

- Hiểu và nêu được một số biểu hiện của tính tự tin.

- Phân tích được ý nghĩa của tính tự tin.

2. Kỹ năng:

* Kĩ năng bài học:

Biết cách thể hiện sự tự tin trong công việc cụ thể.

*Kĩ năng sống:

- Rèn kĩ năng phân tích, so sánh, kĩ năng xác định giá trị của sự tự tin, - Kĩ năng xác định giá trị của sự tự tin

- Kĩ năng thể hiện sự tự tin,

- Kĩ năng tự nhận thức của bản thân về lòng tự tin, tự trọng.

3. Thái độ: TÔN TRỌNG, YÊU THƯƠNG, TRÁCH NHIỆM - Tự tin vào bản thân và có ý thức vươn lên,

- Yêu mến, kính trọng những người có tính tự tin; ghét thói a dua, ba phải

- Giáo dục học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh: sự tự tin vào bản thân

mình của Bác

4. Những năng lực cơ bản có thể rèn luyện ở học sinh.

- Năng lực tự học, tự giác chuẩn bị bài theo sự hướng dẫn của GV - Năng lực giải quyết vấn đề. Năng lực hợp tác.

- Tự nhận thức về giá trị của bản thân, tự chịu trách nhiệm về các hành vi và việc làm của bản thân

II.Tài liệu phương tiện 1.Giáo viên:

- Chuẩn KT,KN, bảng phụ, tài liệu

- câu chuyện tình huống liên quan đến nội dung bài học.

2. Học sinh :

- Đọc truyện, trả lời câu hỏi, nghiên cứu nội dung bài học và bài tập, tìm hiểu các tấm gương thể hiện sự tự tin.

III. Phương pháp và kĩ thuật dạy học 1. Phương pháp dạy học:

(2)

- Giảng giải, đối thoại, nêu vấn đề, nghiên cứu trường hợp điển hình, dẫn chứng thực tế.

2 . Kĩ thuật dạy học:

- Nghiên cứu trường hợp điển hình, động não, đóng vai, xử lí tình huống.

IV. Tiến trình giờ dạy- giáo dục:

1.Ổn định tổ chức: (1’)

Lớp Ngày giảng Sĩ số (Vắng)

7A 28 / 11 / 2019

7B 23 / 11/ 2019

7C 22 / 11/ 2019

2. Kiểm tra bài cũ:(5’) Câu hỏi:

Thế nào là giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ?

Em đã giữ gìn và phát huy truyền thống của gia đình dòng họ mình như thế nào?

Yêu cầu:

- Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ là tiếp nối, phát triển và làm rạng rỡ thêm truyền thống ấy. Cụ thể là:

+ Tiếp nối truyền thống: Con cháu tìm hiểu, tiếp thu, làm theo truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.

+ phát triển, làm rạng rỡ thêm truyền thống ấy: làm cho truyền thống gia đình dòng họ ngày càng phong phú, mới mẻ, tỏa sáng, được phát huy rộng rãi.

Liên hệ: Em tìm hiểu và tiếp thu những điều tốt đẹp trong truyền thống dòng họ mình, đó là truyền thống uống nước nhớ nguồn, truyền thống hiếu học, yêu văn hóa dân gian, ...Em luôn vươn lên để phát huy truyền thống đó.

* Hoạt động 1: Giới thiệu bài.(2phút.)

- Mục tiêu: Giới thiệu bài, tạo tâm thế, định hướng chú ý cho HS.

- Phương pháp: nêu và giải quyết vấn đề - Kĩ thuật: động não

Cháu chiến đấu hôm nay Vì lòng yêu Tổ quốc.

Trong bài thơ Tiếng gà trưa của nữ sĩ Xuân Quỳnh, chúng ta biết được trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước, hàng vạn thanh niên đã theo tiếng gọi của Tổ quốc lên đường nhập ngũ. Bác sĩ Đặng Thùy Trâm cũng dâng hiến tuổi trẻ của mình cho đất nước, mới 28 tuổi, cô đã trở thành liệt sĩ. Cuốn nhật kí Đặng Thùy Trâm đã trở thành ngọn lửa thiêng truyền sự sống cho thế hệ trẻ. Bác sĩ-liệt sĩ Thùy Trâm khuyên chúng ta sống ở trên đời phải có lòng tự tin.Tự tin là gì, biểu hiện và ý nghĩa của đức tính đó như thế nào, cô và các con cùng tìm hiểu bài học hôm nay.

(3)

* Hoạt động 2: Lắng nghe, đàm thoại tìm hiểu phần truyện đọc. (10’) - Mục tiêu: H nhận biết được biểu hiện của tính tự tin qua truyện đọc - Hình thức: phân hóa, nhóm

- Phương pháp: nêu và giải quyết vấn đề, nghiên cứu trường hợp điển hình, thảo luận nhóm,tự liên hệ,

- Kĩ thuật: động não, chia nhóm, giao nhiệm vụ - Cách tiến hành:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG

- 2 HS đọc diễn cảm chuyện.

Hs1: Từ đầu …tivi HS2: tiếp đến hết.

? Bạn Hà học tiếng Anh trong điều kiện và hoàn cảnh như thế nào?

- Góc học tập là căn gác nhỏ ở ban công, giá sách khiêm tốn, máy catset cũ kĩ.

- Chỉ học ở SGK, sách nâng cao, học theo chương trình trên tivi.

- Cùng anh trai nói chuyện với người nước ngoài.

? Em nhận xét gì về điều kiện học tập của bạn?

? Do đâu Bạn Hà được tuyển đi du học ở

nước ngoài?

- Bạn Hà là một học sinh giỏi toàn diện.

- Nói tiếng Anh thành thạo.

- Vượt qua kì thi tuyển chọn của người Xin - ga - po.

- Là người chủ động trong học tập.

? Em hãy chỉ ra những điểm đáng quí ở con người Hà ?

(Biểu hiện tự tin của bạn Hà) - Tin - tưởng vào khả năng của mình.

- Chủ động trong học tập: Tự học.

- Là người ham học.

HS trình bày ý kiến thảo luận.

GV nx, chốt ý.

- GV hướng dẫn học sinh liên hệ.

1.Truyện đọc:

“Trịnh Hải Hà và chuyến du học Xin- ga- po”

(4)

- GV KL: HS gghi bài

Bạn Hà có phấm chất đáng quí, bạn tự khẳng định bản thân mình. Bạn Hà là tấm gương sáng để ta học tập.

Cô và các con vừa tìm hiểu phần truyện đọc, để hiểu được các nội dung cơ bản của bài học hôm nay, cô và các con cùng chuyển sang phần 2.

TÔN TRỌNG, YÊU THƯƠNG, TRÁCH NHIỆM

*. Nhận xét:

Trịnh Hải hà là người tự tin

+Tin tưởng vào khả năng của mình.

+ Chủ động học tập, + tự học, tự vươn lên Dám + dám nghĩ, dám làm

=> tạo nên sức mạnh để thành công.

* Hoạt động 3: Tìm hiểu nội dung bài học. (12’)

- Mục tiêu: H nắm được thế nào là tự tin, biểu hiện, ý nghĩa, rèn luyện tính tự tin ntn - Hình thức: cá nhân

- Phương pháp: Thảo luận nhóm, xử lý tình huống, nêu vấn đề - Kĩ thuật : động não, đặt câu hỏi

- Cách tiến hành:

GV:Bạn Hà có sự quyết tâm, tin tưởng vào khả năng của chính mình.

Mặc dù điều kiện học tập còn nhiều khó khăn nhưng bạn có những dự định lớn lao cho bản thân, tin rằng có thể vượt qua và bạn đã thành công, đạt được mục đích. Bạn Hà là người có tính tự tin.

? Vậy, em hiểu tự tin là gì?

Tin tưởng vào khả năng của bản thân, chủ động trong mọi việc.

- Tin tưởng vào khả năng của bản thân, chủ động trong mọi việc,

- dám tự quyết định và hành động một cách chắc chắn, không hoang mang dao động.

- hành động cương quyết, dám nghĩ, dám làm.

2. Nội dung bài học:

a.Khái niệm

Tự tin:

+ Tin vào khả năng của bản thân,

(5)

? Con hãy làm rõ ý: tin vào khả năng của bản thân nghĩa là gì?

- dám khẳng mình mình. trước một dự định, một công việc, con người nghĩ rằng mình có thể vượt qua khó khăn để đạt đến đích.

? Cương quyết có nghĩa là gì?

- Không tùy tiện thay đổi chủ kiến của mình trước ý kiến của người khác.

Máy chiếu:

Các con cũng cần phân biệt tự tin với tự lực và tự lập.

+ tự lực là tự làm lấy, tự giải quyết công việc của bản thân.

+ Tự lập là tự xây dựng cuộc sống cho mình, không sống dựa, sống bám vào người khác.

Giữa tự tin, tự lực và tự lập có quan hệ chặt chẽ.

Người có tính tự tin mới có thể tự lực, tự lập trong cuộc sống.

Tình huống:

Từ khi học lớp 1 đén lớp 7, minh luôn là học sinh khá. Trong giờ học ở lớp, mỗi khi hiểu được câu hỏi và có khả năng làm bài tập, Minh lại giơ tay phát biểu ý kiến. Còn Hùng thì cũng học khá chẳng kém gì Minh nhưng rất ngại tham gia phát biểu ý kiến, vì Hùng sợ mình trả lời sai thì ngượng lắm.

?Em tán thành biểu hiện của bạn nào? Vì sao?

?Nêu ví dụ về đức tính tự tin mà em thấy trong học tập, lao động, hoạt động, cuộc sống cá nhân?

+ Mạnh dạn khi tham gia các văn nghệ Gặp bài khó không nản lòng

+ Không dựa dẫm vào cha mẹ

+ Bản thân có khiếm khuyết thì không sợ sệt, rụt

chủ động trong mọi việc

+ Dám tự quyết định và hành động, không dao động

+ Cương quyết, dám nghĩ, dám làm

(6)

rè trước các bạn.

+ Mình làm bài tập đã chắc chắn rồi thì không thay đổi thay ý người khác.

+ Gặp tình huống khó giải quyết trong quan hệ bạn bè, thầy cô thì bình tĩnh giải quyết.

...

? Từ việc phân tích tình huống và những ví dụ về sự tự tin trong cuộc sống, hãy khái quát những biểu hiện của đức tính tự tin?

Mạnh dạn bày tỏ ý kiến của mình trước đám đông, không lúng túng sợ sệt khi phải đối mặt với khó khăn mà luôn bình tĩnh tìm cách giải quyết, luôn tự khẳng định mình.

Bản thân em đã có sự tự tin chưa?

? Hãy kể một số việc em đã làm tốt nhờ lòng tự

tin?

? Khi sống tự tin như vậy, em cảm thấy như thế nào?

- Thoải mái, vui, thấy mình trưởng thành hơn, được

? Ý nghĩa của tự tin trong cuộc sống?

Tự tin giúp con người có thêm sức mạnh, nghị lực, sáng tạo, làm nên sự nghiệp lớn.

? Đối lập với tính tự tin là tính gì?

- Tự ti

? Sự tự ti khiến chúng ta như thế nào?

Rụt rè trước đông người, sợ sệt lúng túng khi gặp khó khăn,

Nản lòng, chùn bước khi có thử thách.

=> Nếu không có tự tin, con người sẽ trở nên nhỏ bé và yếu đuối.

Gv cho nghe nhạc.

GV chốt: Để đi đến vinh quang, chúng ta phải tự khẳng mình mình, tin vào chính mình và cố gắng hết sức.

b. Biểu hiện

- Mạnh dạn trước đông người - Không dựa dẫm vào người khác - Bình tĩnh khi gặp khó khăn - Không lảng tránh việc khó - Không tùy tiện thay đổi theo ý kiến người khác.

c.Ý nghĩa:

- Tự tin giúp con người thêm sức mạnh, nghị lực và sáng tạo để làm nên sự nghiệp lớn.

(7)

Danh ngôn: Hãy đặt tương lai vào bàn tay đáng tin cậy - bàn tay của chính bạn.

TÔN TRỌNG, YÊU THƯƠNG, TRÁCH NHIỆM

? Chúng ta cần phải rèn luyện tính tự tin như thế nào?

Máy chiếu:

Cho hs quan sát tranh

(Vi phạm luật giao thông của hs)

?Đó có phải là biểu hiện của sự tự tin không?

? Em đánh giá gì về hành động của các bạn trong tranh.

HS: Không mà là sự nghênh ngang, coi thường pháp luật, coi thường người khác và sức khỏe của chính mình.

? Kể một việc làm do thiếu tự tin nên đó không hoàn thành công việc.

- HS trình bày.

=> phân biệt đức tính tự tin và sự tự kiêu, nghênh ngang, coi thường người khác. (khẳng định mình nhưng không như con ếch ngồi đáy giếng)

Chốt kiến thức bằng Sơ đồ tư duy

d. Cách rèn luyện:

- Chủ động, tự giác học tập, hoạt động tập thể.

- Khắc phục tính rụt rè, ba phải, dựa dẫm.

* Hoạt động 4: Thực hành, luyện tập (10’)

- Mục tiêu: H phân biệt được hành vi, việc làm tự tin và thiếu tự tin, có những hành vi, việc làm rèn luyện tính tự tin. HS biết thực hành vận dụng xử lí tình huông

- Hình thức: cá nhân

- Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề, xử lý tình huống, - Kĩ thuật: động não

- Cách tiến hành Máy chiếu

HS thảo luận nhóm bàn 2p BT b/ SGK

? Con đồng tình với ý kiến nào sau đây, vì

3.Bài tập:

a. BTa:

- Nhận xét về sự tự tin của bản thân.

(8)

sao?

7? 8? 9?

(9: tự kiêu)

HS trải nghiệm thông qua hình thức, sắm vai tình huống SGK.

Cả lớp sắm vai học sinh trong lớp.

Giờ KT Toán, cả lớp đang chăm chú làm bài.

Thúy Hằng: Dẫn truyện Khánh Linh: Vai cô giáo Phương Nga: vai Hân

Giờ KT Toán, cả lớp đang chăm chú làm bài.

Hân nghĩ thầm: chà chà

Thế rồi cũng xong bài. Không biết mình được mấy điểm nhỉ?

Hân nhìn sang bên trái, thấy đáp số của mình khác Hoàng, Hân nghĩ: Chết rồi, mình làm sai rồi, sửa lại thôi.

Sau đó, Hân lại nhìn sang bên phải.

Thấy Tuấn làm khác mình, Hân lại cuống lên

‘Chết dở rồi, mình khác kết quả thằng Tuấn.

Hân cuống lên định chép.

Cô giáo: Đã hết giờ làm bài, các con nhanh chóng nộp bài nào.

Hân: Cô cho con xin ba phút nữa ạ, con chưa xong ạ.

Thời gian chỉ có 15p thôi, chúng ta còn phải học bài mới nữa chứ. Thôi con nộp đi.

Thôi, bài điểm kém mất thôi.

? Em nhận xét gì về hành vi của Hân trong tình huống trên?

-Thiếu tự tin.

? Tìm các tấm gương thể hiện sự tự tin trong lịch sử, đời sống, trong nước, trên thế giới?

Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước.

Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

+ Thầy Nguyễn Ngọc Kí luyện viết bằng tay.

b. BTb

-Hãy phát biểu suy nghĩ về các ý kiến và giải thích.

- ý kiến đúng: 1, 3, 4, 5, 6, 8.

c.BTd

d.BT d Giải quyết tình huống

e. BT ccác tấm gương tự tin

(9)

(một nhà giáo ưu tú)

Trong cuộc phỏng vấn thầy ngày 27/9

Thật khâm phục thầy, thầy cho con khi bị liệt 2 tay thì có khó khăn gì trong sinh hoạt không?

Nghị lực nào để thầy tiếp tục sống và đạt được nhiều thành quả như ngày hôm nay? (Trần Hoàng, 34 tuổi)- Như bạn biết, đôi chân dùng để đi, đôi tay dùng để làm mọi việc. Khi bị liệt 2 tay, không còn cách nào khác, thầy buộc phải dùng chân để thay thế. Vì thế mọi sinh hoạt đều gặp không ít cản ngại, khó khăn. Không thể ỷ lại mãi sự chăm sóc của gia đình, thầy đã tìm cách dùng đôi chân thay đôi tay theo đúng cả nghĩa đen và nghĩa bóng. Thầy tự dùng thìa để ăn cơm, dùng những ngón chân để đánh máy vi tính...

Nhưng cái quan trọng nhất để thành đạt là mỗi người phải biết "cắt những cái thừa". đặc biệt thừa thời gian.

Còn gì là tương lai nếu ta phung phí tuổi trẻ nơi cho những việc vô bổ phải không? Nếu làm được đúng vậy thầy tin con cũng như mọi người sẽ bước tới chân trời hứa hẹn không xa.

=> Lời của thầy giáo Kí cũng chính là lời của cô muốn gủi đến các con.

Nhìn ra thế giới còn có rất nhiều những tấm gương sáng để ta học tập: là nhà diễn thuyết không chân không tay đi khắp thế giới, người không chân chạy nhanh nhất thế giới.

? Các con thấy ở lớp mình có tấm gương sáng nào về sự tự tin, vượt qua chính mình không?

HS: Đỗ Hồng Ngọc Anh, Nguyễn San Đra, Phan Hải Yến đều là trẻ mồ côi nhưng các con đã vươn lên trong học tập, là cán bộ lớp, là cánh tay phải đắc lực của cô.

Chiếu hình ảnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

(10)

4. Củng cố: (3’).

Máy chiếu BT trắc nghiệm:

Đức tính tự tin thuộc chủ đề nào trong các chủ đề lớn dưới đây?

A/ Quan hệ với bản thân B/ Quan hệ với người khác C/ Quan hệ với công việc

D/ Quan hệ với cộng đồng, đất nước, nhân loại.

GV chốt: môn GDCD gồm 2 mảng kiến thức lớn: Các giá trị đạo đức và kiến thức pháp luật.

Trong phần kiến thức Các giá trị đạo đức lớp 7, chúng ta tìm hiểu 4 chủ đề lớn.

Cùng với bài học về tính giản dị, trung thực tự trọng, tự tin thuộc chủ đề: Quan hệ với bản thân.

5. Hướng dẫn học bài cũ, chuẩn bị bài mới: (2’)

* Học bài cũ:

- Học thuộc nội dung bài.

- Làm bài tập trong SGK và SBT

- Ôn tập các nội dung đó học chuẩn bị ra bảng để giờ sau ôn tập.

* Chuẩn bị: Ôn tập học kì I

+ Thống kê các đơn vị bài học theo 4 chủ đề Quan hệ với bản thân

Quan hệ với người khác Quan hệ với công việc

Quan hệ với cộng đồng, đất nước, nhân loại

+ Nắm chắc các đơn vị kiến thức trong mỗi bài học + Làm lại các BT phần luyện tập

V. Rút kinh nghiệm :

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

With a bulletin board on the Internet, a great number of people (over 20 million) can get access to the.. bulletin and exchange

early 20 th century Two new forms of news media appeared: (b)Radio and newsreels (c) In the 1950s Television became popular. Mid- and late 1990s (d) The internet became a major

( là tập hợp có tính toàn cầu các mạng máy tính ( là tập hợp có tính toàn cầu các mạng máy tính.. được kết nối với nhau) được kết nối

- be capabled of:có khả năng về be excited about: hứng thú về - be fond of thích be interested in:thích, quan tâm - be tired of/from : mệt mỏi về be worried about: lo

Aunt Hang and Uncle Chi are going to visit Lan next week.. She is arriving in Ha Noi on Thursday in the

Viết một đoạn văn từ ba đến năm câu nêu cảm nhận của em về một đêm trăng , đẹp thanh tĩnh. Đoạn văn

Bài học này được thiết kế để củng cố và mở rộng kiến thức về Lịch sử thế giới cận đại (chương I, II), đồng thời phát triển các kỹ năng làm bài tập và thái độ học tập tích cực ở học

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh... Thực hiện nhiệm vụ học tập HS đọc SGK và