• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Bình Khê II #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.botto

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Bình Khê II #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.botto"

Copied!
28
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 3 Soạn ngày: 20/9/2019

Ngày giảng: Thứ 2 ngày 23 tháng 9 năm 2019 Học vần

BÀI 8: L-H I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Học sinh đọc và viết được: l, h, lê, hè.

- Đọc được câu ứng dụng: ve ve ve, hè về.

- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: le le.

2. Kỹ năng

- Nhận biết đọc, viết các chữ có âm l, h 3. Thái độ

- Yêu thích tự giác học môn học.

* QTE: - Quyền vui chơi giải trí.

- Quyền được học tập trong nhà trường.

II. ĐỒ DÙNG

- SGK, tranh minh họa

- Tranh minh họa từ khóa, câu ứng dụng, luyện nói.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

I. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)

- Học sinh đọc và viết: ê, v, bê, ve.

- Đọc câu ứng dụng: bé vẽ bê.

- Giáo viên nhận xét, đánh giá.

II. Bài mới: (35 phút) 1. Giới thiệu bài: GV nêu.

2. Dạy chữ ghi âm:

Âm l:

a) Nhận diện chữ:

- GV giới thiệu tranh vẽ, rút ra âm mới.

- Gọi HS so sánh âm l với âm b đã học?

- Cho HS ghép âm l vào bảng gài.

b) Phát âm và đánh vần tiếng:

- GV phát âm mẫu: l - Gọi HS đọc: l

- 3 HS đọc và viết.

- 2 HS đọc.

- HS qs tranh - nhận xét.

- 1 vài HS nêu.

- HS ghép âm l.

- Nhiều HS đọc.

(2)

- GV viết bảng lê và đọc.

- Nêu cách ghép tiếng lê ? (Âm l trước âm ê sau.) - Yêu cầu HS ghép tiếng: lê

- Cho HS đánh vần và đọc: lờ- ê- lê- lê.

- Gọi HS đọc toàn phần: lờ- lờ- ê- lê- lê.

Âm h:

(GV hướng dẫn tương tự âml) - So sánh chữ h với chữ l

(giống nhau nét khuyết trên. Khác nhau: h có nét móc hai đầu, l có nét móc ngược).

c) Đọc từ ứng dụng:

- Cho HS đọc các tiếng ứng dụng: lê, lề, lễ, he, hè, hẹ.

d) Luyện viết bảng con:

- GV giới thiệu cách viết chữ l, h, lê, hè.

- Cho HS viết bảng con - GV quan sát sửa sai cho HS yếu.

- Nhận xét bài viết của HS.

Tiết 2:

3. Luyện tập: (35 phút) a) Luyện đọc:

- Gọi HS đọc lại bài ở tiết 1.

- GV nhận xét đánh giá.

- Cho HS luyện đọc bài trên bảng lớp.

- Giới thiệu tranh vẽ của câu ứng dụng.

- GV đọc mẫu: ve ve ve, hè về.

- Cho HS đọc câu ứng dụng

- HS xác định tiếng có âm mới: hè - Cho HS đọc toàn bài trong sgk.

* QTE: - Quyền vui chơi giải trí.

- Quyền được học tập trong nhà trường.

b) Luyện nói:

- GV giới thiệu tranh vẽ.

- Gọi HS đọc tên bài luyện nói: le le.

- Cho HS quan sát tranh và hỏi:

+ Trong tranh em thấy gì?

- 1 vài HS nêu.

- HS tự ghép.

- HS đánh vần và đọc.

- HS đọc cá nhân, đt.

- HS thực hành như âm l.

- 1 vài HS nêu.

- 5 HS đọc.

- HS quan sát.

- HS luyện viết bảng con.

- 3 HS đọc.

- Vài HS đọc.

- HS qs tranh- nhận xét.

- HS theo dõi.

- 5 HS đọc.

- 1 vài HS nêu.

- HS đọc cá nhân, đồng thanh.

- HS qs tranh- nêu nhận xét.

- Vài HS đọc.

+ 1 vài HS nêu.

+ 1 vài HS nêu.

(3)

+ Hai con vật đang bơi trông giống con gì?

+ Loài vịt sống tự do ko có người chăn gọi là vịt gì?

+ Trong tranh là con le le. Con le le hình dáng giống con vịt trời nhưng nhỏ hơn, chỉ có 1 vài nơi ở nước ta.

c) Luyện viết:

- GV nêu lại cách viết các chữ: l, h, lê, hè.

- GV hướng dẫn HS cách ngồi viết và cách cầm bút để viết bài.

- GV quan sát HS viết bài vào vở tập viết . - Nxét chữ viết, cách trình bày.

4. Củng cố, dặn dò: (5 phút)

- Trò chơi: Thi tìm tiếng có âm mới.

- GV nêu cách chơi, luật chơi và tổ chức cho HS chơi.

- GV tổng kết cuộc chơi.

- Gọi 1 HS đọc lại bài trên bảng.

- GV nhận xét giờ học.

- Về nhà luyện đọc và viết bài; xem trước bài 9.

+ 1 vài HS nêu.

+ 1 vài HS nêu.

- HS quan sát.

- HS thực hiện.

- HS viết bài.

Lắng nghe

Âm nhạc

BÀI DẠY: HỌC HÁT BÀI MỜI BẠN VUI MÚA CA.

Nhạc và lời: Phạm Tuyên.

. I. MỤC TIÊU:

- Biết hát theo giai điệu và lời ca.

- Biết vỗ tay theo bài hát.

II. CHUẨN BỊ :

Đàn Organ, thanh phách, song loan.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1/ Hoạt động 1: (15’-18’) Dạy hát.

- GV giới thiệu bài hát, tác giả, nội dung bài hát.

-Giới thiệu cho HS biết: Bài hát này được trích từ nhạc cảnh Mèo đi câu cá của nhạc sĩ Phạm Tuyên.

+ GV đệm đàn và hát mẫu cho HS nghe.

- Hướng dẫn HS đọc lời ca theo từng câu ngắn.

(5 câu).

- Dạy cho HS hát từng câu, mỗi câu hát 2-3 lần để thuộc lời và giai điệu bài hát.

- Ngồi ngay ngắn, chú ý nghe.

- HS lắng nghe GV hát.

- HS đọc lời ca theo tiết tấu.

- Tập hát từng câu theo hướng dẫn của GV.

- Chú ý lấy hơi và ngân

(4)

* Chú ý những chỗ lấy hơi (sau nốt trắng) để hướng dẫn HS lấy hơi và ngân đúng phách.

- Sau khi tập xong, cho HS hát lại nhiều lần để thuộc lời và giai điệu bài hát. Chú ý hát rõ lời, tròn tiếng.

* GV sửa sai cho HS ( nếu có ).

2/ Hoạt động 2: (15’-17’) Hát kết hợp gõ đệm.

- Hướng dẫn HS hát và vỗ tay hoặc gõ đệm theo phách theo tiết tấu lời ca. GV phát nhạc cụ cho HS.

+ Chim ca líu lo. Hoa như đón chào.

x x xx x x x x x x x x x x x x 3/ Hoạt động 3:Củng cố dặn dò.(2-4’)

- Cho HS đứng lên ôn lại bài hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo phách hoặc theo tiết tấu lời ca.

- Vừa rồi các em được học hát bài gì?

- Tác giả bài hát này là ai ?

+ GV nhận xét chung:Tuyên dương những em hát thuộc lời, gõ phách đúng yêu cầu; nhắc nhở những em chưa tập trung trong tiết học cần cố gắng hơn.

- Về nhà hát ôn bài hát vừa tập cho thuộc.

đúng phách theo h/dẫn của GV.

+ Hát đồng thanh, dãy, nhóm.

+ Hát cá nhân.

- HS hát và vỗ tay hoặc gõ đệm bằng nhạc cụ theo h/dẫn của GV.

- Theo phách

- Theo tiết tấu lời ca.

- HS hát ôn theo h/dẫn của GV.

- Bài Mời bạn vui múa ca.

- Nhạc sĩ Phạm Tuyên.

- Chú ý nghe GV nhận xét và ghi nhớ.

Tự nhiên và xã hội

NHẬN BIẾT CÁC VẬT XUNG QUANH

I. MỤC TIÊU

1. KT:+ Hiểu được mắt, mũi, tay, lưỡi, tai là các bộ phận giúp tnhận biết được các vật xung quanh.

2. KN: KN giao tiếp

3. TĐ: Thể hiện sự cảm thông đối với những người thiếu giác quan.

(HĐ2)

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Tranh minh hoạ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoatđộngcủagiáo viên (GV) Hoạtđộngcủahọcsinh (HS) 1- Ổnđịnh:1’

- Lớp hát - Lớphát.

(5)

2- Kiểm tra bài cũ:3-5’

- Tiết trước thầy đã giới thiệu với cả lớp về sự lớn lên của chúng ta. Vậy Vì sao biết chúng ta đang lớn?

- Nhậnxét.

3- Bàimới:

a. Giớithiệubài:1’

- GV cho HS chơi trò chơi: “ Nhận biết các vật xung quanh.

- Cáchtiếnhành:

Dùng khăn sạch che mắt một bạn, lần lượt đặt tay vào bàn tay đó một số vật như: Bông hoa hoặc xà phòng thơm, nước hoa, quả bóng, quả mít hoặc loại quả có vỏ sần sùi như chôm chôm, sầu riêng… cốc nước nóng, nước đá lạnh…. Để bạn đó đoán xem đó là cái gì? Ai đoán đúng tất cả là thắng cuộc.

- Sau khi trò chơi kết thúc, GV nêu vấn đề:

Qua trò chơi, chúng ta biết được ngoài việc sử dụng mắt để nhận biết các vật xung quanh, còn có thể dùng các bộ phận khác của cơ thể để nhận biết các sự vật và hiện tượng ở xung quanh, bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm

hiểuvềviệcđó.

- GV ghi tên bài lên bảng, gọi HS nhắclại.

b. Vàobài: 30’

Hoạtđộng 1: Quan sáthình trong SGK hoặcvậtthật.

- Chia nhóm

- GV hướng dẫn: Quan sát và nói về hình dáng,

- Tăngcânvàtăngchiềucao.

- Lắngnghe.

- Lắng nghe.

- 2 – 3 HS lên chơi.

- Lắngnghe.

- Nhắctênbàitheodãy

- Một nhóm 2 HS

-HS từng cặp quan sát và nói

(6)

màu sắc, sự nóng, lạnh, trơn, nhẵn nhụi hay sần sùi… của các vật xung quanh mà các em nhìn thấy trong hình ở SGK. (hoặc các em mang tới ).

-Nếu HS mô tả được đầy đủ, GV không cần nhắc lại.

Hoạtđộng 2:Thảoluận theo nhóm đôi.

- GV hướng dẫn HS cách đặt câu hỏi để thảo luận trong nhóm:

+ Nhờ đâu bạn biết được màu sắc của một vật?

+ Nhờ đâu bạn biết được hình dáng của một vật?

+ Nhờ đâu bạn biết được mùi của một vật?

+ Nhờ đâu bạn biết được vị của thức ăn?

+ Nhờ đâu bạn biết một vật là cứng, mềm; sần sùi, mịn màng, trơn, nhẵn; nóng, lạnh…?

+ Nhờ đâu bạn nhận ra đó là tiếng chim hót hay tiếng chó sủa…?

- Dựa vào hướng dẫn của GV, HS tặp đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi.

Các em sẽ thay nhau hỏi và trả lời.

- GV cho HS xung phong: Đứng lên trước lớp để nêu một trong những câu hỏi các em đã hỏi nhau khi làm việc theo nhóm. Em này có quyền chỉ định một bạn ở nhóm khác trả lời. Ai trả lời đúng và đầy đủ sẽ được tiếp tục đặt ra một câu hỏi khác và được quyền chỉ định một bạn khác trả lời…

cho nhau nghe về các vật có trong hình (hoặc các vật do các em mang đến lớp).

-HS chỉ và nói về từng vật trước lớp hình dáng, màu sắc và các đặc điểm khác như nóng, lạnh, nhẵn nhụi, sần sùi, mùi vị…), các em khác bổ sung.

+ Nhờmắt.

+ Nhờ mắt.

+ Nhờ mũi.

+ Nhờ lưỡi.

+ Nhờ tay.

+ Nhờ tai.

- HS tập đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi. Các em sẽ thay nhau hỏi và trả lời.

(7)

- Tiếp theo, GV lần lượt nêu các câu hỏi cho cả lớp thảo luận:

+ Điều gì sẽ xảy ra nếu mắt của chúng ta bịhỏng?

+ Điềugìsẽ xảy ra nếu tai của chúng ta bị điếc?

+ Điều gì sẽ xảy ra nếu mũi, lưỡi, da chúng ta mấthếtcảmgiác?

Kết luận

-Nhờ có mắt (thị giác), mũi (khứu giác), tai (thính giác), lưỡi (vị giác) và da (xúc giác) mà chúng ta nhận biết được mọi vật xung quanh.

Nếu một trong những giác quan đó bị hỏng chúng ta sẽ không thể biết được đầy đủ các vật xung quanh.

- Vì vậy, chúng ta cần phải bảo vệ và giữ gìn an toàn cho các giác quan của cơ thể.

*Lồngghép KN giao tiếp: Thể hiện sự cảm thông đối với những người thiếu giác

quancũngcónhữngngườibịkhiếmkhuyếtcácgiác quan đó, chúng ta không đượckìthì hay xa lánhnhữngngườiđómàphảibiếtcảm thông vàgiúpđỡ khi họgặpkhó khăn.

4- Củngcố - dặndò:2’

- Cácbộphận nào giúp ta nhận biết các vật xung quanh?

- Dặndò: Vềnhà xem lạibàivà xem trướcbàitiếp theo.

- Nhậnxéttiếthọc.

+ HSCHT: Không nhìn thấy được gì

+ HSCHT: Không nghe được gì.

+ HS: Không ngửiđược mùi, không biết các vị chua, ngọt,

… , không biết nóng, lạnh, mát, …

- Lắng nghe.

- Lắng nghe.

- Tai, mắt, mũi, lưỡi, tay.

- Lắngnghe.

(8)

Thực hành tiếng việt

ÂM E, B, DẤU THANH ĐÃ HỌC LÀM BÀI TẬP: DẤU ?

I. MỤC TIÊU :

1.Kiến thức : Củng cố âm e, b và các dấu (thanh)-, , ?, ~, . 2. Kĩ năng : Học sinh đọc đúng tiếng, nối đúng hình Tô chữ đúng quy trình, đúng mẫu, sạch, đẹp.

3. Thái độ : Yêu thích môn học

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Vở bài tập tiếng việt, bảng phụ, vở ô li.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HĐ CỦA GV HĐ CỦA HS

1. Kiểm tra bài 5’

- Buổi sáng các em học dấu thanh gì?

2. Bài ôn tập 30-32’

1. Giới thiệu bài: Làm bài tập 4, ôn âm đã học:

2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập

+ Bài 1: Yêu cầu nối hình vẽ đúng dấu ?, . - Tranh vẽ gì?

Tiếng quả, củ, giỏ …chứa dấu gì?

Vậy nối hình có chứa dấu hỏi vào dấu ? Chú ý nối bằng bút chì, sạch.

- Tương tự học sinh tự làm bài.

- Gvqs uốn nắn

* Chấm 6 bài – nhận xét.

+ Bài 2: Yêu cầu tô chữ bẻ, bẹ Tô ntn?

- Gvqs uốn nắn học sinh học yếu.

* Chấm bài- nhận xét.

3. Ôn tập :

* Bài 1: Đọc:

- Gv đưa bảng phụ: b, e, be bé, bẻ bẹ bé bẻ bẹ, bè be bé.

* Bài 2: Ghép:

- Gv đọc: âm, dấu bất kì : tiếng, từ

* Bài 3: Tập viết(dấu) vở ô li.

- Gv viết mẫu- HD: b, e, be bé bẻ bẹ

- HD uốn nắn học sinh viết sai độ cao, xấu

- hs nêu

- 2 học sinh nêu yêu cầu

- quả đu đủ, củ cà rốt, bẹ, giỏ, ngựa…

-… chứa dấu hỏi.

- học sinh làm bài.

- 2 học sinh nêu.

- đúng quy trình, đúng mẫu - học sinh tự tô.

- nhiều học sinh đọc nhận âm tiếng, dấu bất kì.

- tổ - lớp đọc

- học sinh cài, ai cài nhanh, đúng được hoan hô.

- học sinh viết mỗi chữ ghi âm, từ 2 dòng.

(9)

* Chấm 10 bài, nhận xét tuyên dương.

3. Củng cố, dặn dò:2’

- Các E vừa ôn được âm và dấu thanh nào?

Khi nối cần chú ý gì?

- GV nhận xét giờ học.

- e, b, -, , ?, ~, . qs, đọc tên tranh.

Soạn ngày: 21/9/2019

Ngày giảng: Thứ 3 ngày 24 tháng 9 năm 2019 Học vần BÀI 9: O, C

I. MỤC TIÊU

-HS đọc được o , c ,bò , cỏ , từ và câu ứng dụng ;Viết được o ,c ,bò , cỏ Luyện nói từ 2-3 câu theo chủ đề : Vó bè

2. Kĩ năng: Rèn cho HS có kĩ năng đọc ,viết thành thạo o , c, bò , cỏ . 3. Thái độ: Giáo dục cho HS tính cẩn thận .

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh minh họa SGK, ĐD

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của GV I. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)

- Học sinh đọc và viết: l, h, lê, hè.

- Đọc câu ứng dụng: ve ve ve, hè về.

- Giáo viên nhận xét, đánh giá.

II. Bài mới: (35 phút) 1. Giới thiệu bài: GV nêu.

2. Dạy chữ ghi âm:

Âm o:

a) Nhận diện chữ:

- GV giới thiệu tranh vẽ, rút ra âm mới: o - GV giới thiệu: Chữ o gồm 1 nét cong kín.

- Chữ o giống vật gì?

- Cho HS ghép âm o vào bảng gài.

b) Phát âm và đánh vần tiếng:

- GV phát âm mẫu: o - Gọi HS đọc: o

- GV viết bảng bò và đọc.

- Nêu cách ghép tiếng bò?

(Âm b trước âm o sau và thanh huyền trên âm o.) - Yêu cầu HS ghép tiếng: bò

- Cho HS đánh vần và đọc: bờ- o- bo- huyền- bò.

- Gọi HS đọc toàn phần: o- bờ- o- bo- huyền- bò- bò.

Âm c:

(GV hướng dẫn tương tự âm o)

Hoạt động của HS - 3 HS đọc và viết.

- 2 HS đọc.

- Hs quan sát tranh

- HS qs tranh -nêu nhận xét.

- 1 vài HS nêu.

- HS ghép âm o.

- Nhiều HS đọc.

- 1 vài HS nêu.

- HS tự ghép.

- Nhiều HS đánh vần và đọc.

- HS đọc cá nhân, đt.

- HS thực hành như âm o.

- 1 vài HS nêu.

(10)

- So sánh chữ c với chữ o.

(giống nhau nét cong. Khác nhau: c có nét cong hở, o có nét cong kín).

c) Đọc từ ứng dụng:

- Cho HS đọc các tiếng ứng dụng: bo, bò, bó, co, cò, cọ

d) Luyện viết bảng con:

- GV giới thiệu cách viết chữ o, c, bò, cỏ.

- Cho HS viết bảng con

- GV quan sát sửa sai cho HS yếu.

- Nhận xét bài viết của HS.

Tiết 2 : 3. Luyện tập: (35 phút)

a) Luyện đọc:

- Gọi HS đọc lại bài ở tiết 1.

- GV nhận xét đánh giá.

- Cho HS luyện đọc bài trên bảng lớp.

- Giới thiệu tranh vẽ của câu ứng dụng.

- GV đọc mẫu: bò bê có bó cỏ.

- Cho HS đọc câu ứng dụng

- HS xác định tiếng có âm mới: bò, có, bó, cỏ.

- Cho HS đọc toàn bài trong sgk.

b) Luyện nói:

- GV giới thiệu tranh vẽ.

- Gọi HS đọc tên bài luyện nói: vó bè.

+ Trong tranh em thấy những gì?

+ Vó bè dùng để làm gì?

+ Vó bè thường đặt ở đâu? Quê em có vó bè ko?

+ Em còn biết những loại vó nào khác?

c) Luyện viết:

- GV nêu lại cách viết các chữ: o, c, bò, cỏ.

- GV hướng dẫn HS cách ngồi viết và cách cầm bút để viết bài.

- GV quan sát HS viết bài vào vở tập viết . - GV nx một số bài

- Nhận xét chữ viết, cách trình bày.

4. Củng cố, dặn dò 3' - Gọi hs đọc lại nd bài

- Dặn dò hs về nhà học bài, xem trước bài mới.

- 5 HS đọc.

- HS quan sát.

- HS luyện viết bảng con.

- 3 HS đọc.

- Vài HS đọc.

- HS qs tranh- nêu nhận xét.

- HS theo dõi.

- 5 HS đọc.

- 1 vài HS nêu.

- HS đọc cá nhân, đồng thanh.

- HS qs tranh- nhận xét.

- Vài HS đọc.

+ 1 vài HS nêu.

+ 1 vài HS nêu.

+ 1 vài HS nêu.

+ 1 vài HS nêu.

- HS quan sát.

- HS thực hiện.

- HS viết bài.

Toán LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU:

(11)

1. KT: - Giúp HS củng cố về nhận biết số lượng và thứ tự các số trong phạm vi 5.

2. KN: - Rèn kĩ năng đọc, viết các số trong phạm vi 5.

3. TĐ: ham thích học toán

II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:

- GV : bảng phụ.

- HS : VBT, bảng con

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HĐ CỦA HS

1. Kiểm tra bài cũ(3- 5p) Điền số:

1 3 5

5 3

- GV kiểm tra VBT

* GV nhận xét.

2HS lên bảng

2. Bài mới

a. Giới thiệu bài- ghi đầu bài(1- 2p) - hs đọc đầu bài b. HD làm bài tập(22- 25p)

Bài 1: Số? GV nêu yc. HS nhắc lại.

GV đưa bảng phụ - hs quan sát

-GV nêu cách làm bài - hs nghe và thực hành làm

GV khen ngợi em làm đúng

- HS báo cáo kết quả.

VD: 4 con chim, 5 bạn HS, 3 cái mũ...

Bài 2: Số? - HS nêu yêu cầu bài.

- GV hướng dẫn quan sát tranh điền số thích hợp.

? Bên trái có mầy chấm tròn

? Bên phải có mấy chấm tròn

? tất cả có mấy chấm tròn Nhận xét,đánh giá.

- 3 chấm tròn - 1 chấm tròn - 4 chấm tròn - HS làm bài

- HS đổi chéo vở báo cáo Bài 3: Số?

1 3 5

5 3 1

1 2 4

3 5

? Muốn điền số đúng phải dựa vào đâu?

3. Củng cố - Dặn dò(3- 5p)

- HS nêu yêu cầu bài.

- làm VBT

- HS đọc bài tiếp sức.

(12)

?Bài vừa luyện tập được những dạng toán nào?

HS trả lời theo sự hiểu biết.

- Nhận xét tiết học - Nhắc mhở bài sau

Lắng nghe, ghi nhớ

Thực hành toán ÔN DẤU LỚN, DẤU BÉ

I. MỤC TIÊU: Qua tiết học

1. Kiến thức : Củng cố dấu >, <, h/s biết sử dụng đúng từ “lớn hơn”, “bé hơn” để so sánh và dấu >, < để diễn đạt so sánh.

- Củng cố các số đã học theo quan hệ lớn hơn, bé hơn.

2. Kĩ năng : so sánh đúng, viết dấu >, < cân đối và đẹp 3. Thái độ : Yêu thích môn học

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bảng phụ viết BT - Vở ô li- SGK toán.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HĐ CỦA GV HĐ CỦA HS

1. giới thiệu bài: 1’

ôn dấu >, <, làm bài tập:

2. HD h/s ôn tập 35’

2.1. Ôn tập:

* Bài 1: Ôn ghép:

- Gv đọc: dấu bé hơn, dấu lớn hơn:

- Gv nhận xét

- Gv đọc: năm lớn hơn ba một bé hơn ba ……….

Dạy tương tự dấu >, <.

* Bài 2: Thi điền dấu > hay < ? 1 < 5 4 > 1 2 < 3 3 > 2 4 < 5 3 > 1 2 < 4 4 > 2 3 < 4 - Gv nhận xét , khen ngợi

* Bài 3: Điền số đúng

4 < 5 1 < 2 5 > 4.. 1 3 > 1(2) 2..5 > 1 4 > 3…1 E có nhận xét gì về 2 PT 4 < 5 3 > 1 (2) 2.2. Làm bài tập tiết 12 : LT trong SGK

Thực hiện yc

- h/s cài <, >

lớp nhận xét

- 3 h/s cùng làm 1 cột giống nhau, ai nhanh đúng-> tổ đó thắng.

- Các số đứng trước bao giờ cũng bé hơn số đứng sau

…….

(13)

- Gv HD cách trình bày:

* Bài 1: Điền dấu >, < ?

Trình bày 4 cột, mỗi số, dấu viết 1 ô.

- GV viết b’ HD - HD h/s học yếu

-> Kq’: 3 < 4 > < <

4 > 3 < > >

=> Chấm 6 bài nhận xét:

* Bài 2: Viết (theo mẫu) Dạy như bài 1:

4 > 3 5 > 3 5 > 4 3 < 5 3 < 4 3 < 5 4 < 5 5 > 3

* Bài 3: Nối o với số thích hợp:

Dạy như bài 1:

 ‚ ƒ „ … 1< o 2 <o 3 < o 4 < o

=> Gv chấm 9 bài , nhận xét.

3. Củng cố, dặn dò:2’

- E có nhận xét gì về 2 pt: 3 < 4 4 > 3 - Gv nhận xét giờ học

h/s làm bài đổi bài KT

2 h/s đọc k’q 1 h/s làm b’ lớp

Số đứng trước bé hơn….sau Số đứng sau lớn hơn….. trước

lắng nghe, ghi nhớ

Thực hành Tiếng Việt O, C

I.MỤC TIÊU: giúp h/s

1. Kiến thức : Luyện viết chữ o, c, bò, cỏ đúng quy trình, khoảng cách, cỡ chữ 2.

2.Kĩ năng : Viết đúng, đẹp và sạch sẽ

3. Thái độ : Rèn hs tính cẩn thận, viết chữ đúng mẫu

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: + Chữ mẫu

+ Vở luyện chữ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HĐ CỦA GV HĐ CỦA HS

1. Kiểm tra bài: 5’

- Hôm qua …..viết chữ gì?

- Viết lê, hè 2. Bài mới

2.2. giới thiệu bài: 1’

Viết o, c, bò, cỏ ( bài 9).

- l, h, lê, hè - bảng con.

(14)

2.3. HD học sinh viết:30’

a, Qsát nhận xét chữ:

*O, C

Nêu cấu tạo, độ cao chữ o, c.

- Gv viết mẫu- HD cách viết

* dạy tương tự o, c.

b, Thực hành viết vở - Nêu tư thế ngồi viết - Gv viết mẫu: o HD

- Gv qs HD uốn nắn h/s viết yếu + Chữ bò, c, cỏ dạy ntr.

Chú ý viết đúng quy trình, độ rộng.

=> nhận xét

3. Củng cố, dặn dò:2’

- Luyện viết chữ gì?

- Gv nêu T2 quy trình viết.

o: nét cong kín

c: nét cong trái hở phải đều cao 2 li.

- thẳng lưng, cầm bút 3…

h/s viết bài

lắng nghe,ghi nhớ

Soạn ngày: 22/9/2019

Ngày giảng: Thứ 4ngày 25 tháng 9 năm 2019

Học vần BÀI 10: Ô, Ơ I.MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Học sinh đọc và viết được: ô, ơ, cô, cờ.

- Đọc được câu ứng dụng: bé có vở vẽ.

- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: bờ hồ.

2. Kỹ năng: Nhận biết đọc, viết các chữ có âm ô, ơ.

3. Thái độ: Yêu thích môn học.

* GDBVMT: Giữ gìn Bờ hồ luôn sạch sẽ.cảm nhận về cảnh đẹp bờ hồ

* QTE : Trẻ em có quyền được vui chơi trong môi trương trong lành.

Trẻ em có bổn phận giữ gìn môt trường trong lành để thực hiện tốt quyền của mình.

II. ĐỒ DÙNG

- Tranh minh họa từ khóa, câu ứng dụng, luyện nói.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

(15)

1. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)

- Học sinh đọc và viết: o, c, bò, cỏ.

- Đọc câu ứng dụng: bò bê có bó cỏ.

- Giáo viên nhận xét, đánh giá.

2. Bài mới :(35 phút)

2.1. Giới thiệu bài: GV nêu.

2.2. Dạy chữ ghi âm:

Âm ô:

a) Nhận diện chữ:

- GV giới thiệu tranh vẽ, rút ra âm mới: ô - GV giới thiệu: Chữ ô gồm chữ o và dấu mũ.

- So sánh ô với o.

- Cho HS ghép âm ô vào bảng gài.

b) Phát âm và đánh vần tiếng:

- GV phát âm mẫu: ô - Gọi HS đọc: ô

- GV viết bảng cô và đọc.

- Nêu cách ghép tiếng cô?

(Âm c trước âm ô sau) - Yêu cầu HS ghép tiếng: cô

- Cho HS đánh vần và đọc: cờ- ô- cô.

- Gọi HS đọc toàn phần: ô- cờ- ô- cô- cô.

Âm ơ:

(GV hướng dẫn tương tự âm ô) - So sánh chữ ô với chữ ơ.

( Giống nhau: đều có chữ o. Khác nhau: ô có dấu mũ, o có râu ở bên phải).

c) Đọc từ ứng dụng:

- Cho HS đọc các tiếng ứng dụng: hô, hồ, hổ, bơ, bờ, bở.

d) Luyện viết bảng con:

- GV giới thiệu cách viết chữ ô, ơ, cô, cờ.

- Cho HS viết bảng con

- GV quan sát sửa sai cho HS chậm tiến - Nhận xét bài viết của HS.

Tiết 2:

3. Luyện tập:(35 phút)

- 3 HS đọc và viết.

- 2 HS đọc.

- HS qs tranh -nêu nhận xét.

- 1 vài HS nêu.

- HS ghép âm ô.

- Nhiều HS đọc.

- HS theo dõi.

- 1 vài HS nêu.

- HS tự ghép.

- Nhiều HS đánh vần và đọc.

- HS đọc cá nhân, đt.

- HS thực hành như âm ô.

- 1 vài HS nêu.

- 5 HS đọc.

- HS quan sát.

- HS luyện viết bảng con.

- 3 HS đọc.

(16)

a) Luyện đọc:

- Gọi HS đọc lại bài ở tiết 1.

- GV nhận xét đánh giá.

- Cho HS luyện đọc bài trên bảng lớp.

- Giới thiệu tranh vẽ của câu ứng dụng.

- GV đọc mẫu: bé có vở vẽ.

- Cho HS đọc câu ứng dụng

- HS xác định tiếng có âm mới: vở - Cho HS đọc toàn bài trong sgk.

* QTE :

- Trẻ em có quyền được vui chơi trong môi trương trong lành.

- Trẻ em có bổn phận giữ gìn môt trường trong lành để thực hiện tốt quyền của mình.

b) Luyện nói:

- GV giới thiệu tranh vẽ.

- Gọi HS đọc tên bài luyện nói: bờ hồ.

+ Cảnh bờ hồ có những gì?

+ Cảnh đó có đẹp không? Các bạn nhỏ đang đi trên con đường có sạch sẽ không?

+ Nếu được đi trên con đường như vậy, em cảm thấy thế nào?

+ Chỗ em có hồ không? Bờ hồ dùng vào việc gì?

* GDBVMT: Giữ gìn Bờ hồ luôn sạch sẽ.

c) Luyện viết:

- GV nêu lại cách viết các chữ: ô, ơ, cô, cờ.

- GV hướng dẫn HS cách ngồi viết và cách cầm bút để viết bài.

- GV quan sát HS viết bài vào vở tập viết.

- GV chấm một số bài

- Nhận xét chữ viết, cách trình bày.

4. Củng cố, dặn dò:(5 phút)

- Trò chơi: Thi tìm tiếng có âm mới.

- GV nêu cách chơi, luật chơi và tổ chức cho HS chơi.

- GV tổng kết cuộc chơi.

- Gọi 1 HS đọc lại bài trên bảng.

- Vài HS đọc.

- HS qs tranh- nhận xét.

- HS theo dõi.

- 5 HS đọc.

- 1 vài HS nêu.

- HS đọc cá nhân, đồng thanh.

- HS qs tranh- nhận xét.

- Vài HS đọc.

+ 1 vài HS nêu.

+ 1 vài HS nêu.

+ 1 vài HS nêu.

+ 1 vài HS nêu.

- HS quan sát.

- HS thực hiện.

- HS viết bài.

Lắng nghe Hs tham gia thi - Hs đọc

(17)

- GV nhận xét giờ học.

- Về nhà luyện đọc và viết bài; xem trước bài 11. -Lắng nghe

Toán

BÉ HƠN, DẤU BÉ HƠN

I. MỤC TIÊU:

Giúp học sinh:

1. KT :- Bước đầu biết so sánh số lượng và sử dụng từ “bé hơn” khi so sánh các số., đọc , viết được dấu <.

2. KN:- Rèn kĩ năng thao tác đồ dùng và thực hành so sánh các nhóm đồ vật từ 1 đến 5 qua trực quan

3. TĐ: Yêu thích môn toán

II. ĐỒ DÙNG

-GV: Bộ đồ dùng toán,bảng phụ - HS : Bộ đồ dùng học toán.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

HĐ CỦA GV HĐ CỦA HS

1. Kiểm tra bài cũ(3- 5p) GV ghi.

1 2 2HS lên bảng

5 3 Lớp viết bảng con

* GV nhận xét 2. Bài mới

a. Giới thiệu bài - ghi đầu bài(1- 2p) - hs đọc đầu bài b. Nhận biết mối quan hệ bé hơn, dấu <(12- 15p)

- GV lệnh và thao tác bên trái có 1 hình vuông, bên phải có 2 hình vuông

- HS thực hành

? So sánh 1 hình vuông ít hơn, hay nhiều hơn 2 hình vuông?

- hs trả lời bạn khác bổ sung.

=> GV kết luận: 1 hình vuông ít hơn 2 hình vuông.

+ Ít hơn còn gọi là bé hơn. Dấu < -HS đọc CN+ ĐT Dấu bé.

+ Hướng dẫn ghi bảng và đọc: 1<2

* Nhận diện dấu <

- HS nhận xét.

Một bé hơn hai.

- GV lệnh tiếp: Xếp 2 hình tam giác bên trái , 3 hình tam giác bên phải

- HS thực hành GV thực hiện  

2 < 3

* Giới thiệu 3 < 4

- HS gài số, dấu.

- HS đọc bài

(18)

4 < 5

* GV hướng dẫn tương tự

- Hướng dẫn đọc SGK - HS quan sát tranh, đọc

c. Luyện tập(15- 17p) Bài 1: Viết dấu <(5p)

-GV nêu cách viết - HS viết vào VBT

< < < <

- Nhận xét

Bài 3 (7p)Viết theo mẫu(bài 2 VBT-12)

GV HD: Đếm số lượng chấm tròn viết số rồi so sánh.

Nhận xét.

Nhắc lại yc.

Qsát GV hướng dẫn.

Thảo luận theo cặp làm bài.

Bài 3(5p) Viết dấu vào o

? Muốn điền dấu đúng các em phải làm gì? - HS trả lời

1 o 2 1 o 5

2 o 3 3 o 4

- 2 HS lên bảng làm - lớp làm VBT - HS đọc bài

* GV tổ chức trò chơi:Nối o với số thích hợp (bài 4)

- GV chia nhóm nêu luật chơi.

Nhận xét, tuyên dương đội thắng cuộc.

4. Củng cố - Dặn dò:( 3-5p)

?Bài vừa học được những gì?

- HS qsát lắng nghe.

- Các đội cử đại diện lên tham gia chơi.

- HS thi nối tiếp.

- Dưới lớp cổ vũ.

HS trả lời

(19)

HS nhắc lại. Đọc dấu <, đọc lại bài 4.

- Nhận xét tiết học - Nhắc nhở bài sau

lắng nghe, ghi nhớ

Soạn ngày: 23/9/2019

Ngày giảng: Thứ năm ngày 26 tháng 9 năm 2019

Toán

LỚN HƠN, DẤU >

I. MỤC TIÊU:

1. KT: - Bước đầu biết so sánh số lượng và sử dụng từ “lớn hơn” “dấu

>”, khi so sánh các số.

- So sánh các số trong phạm vi 5 theo quan hệ lớn hơn.

2. KN: So sánh nhanh các số trong phạm vi 5 3. TĐ: Yêu thích môn học

II. ĐỒ DÙNG:

- GV : Các nhóm đồ vật có 1;2;3;4;5; đồ vật.

- HS : Bộ đồ dùng học toán.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

HĐ CỦA GV HĐ CỦA HS

1.Kiểm tra bài cũ(3- 5p)

- Viết và đọc: 2 <3; 4 < 5; 1 < 4.

GV nhận xét,

- HS viết bảng con, 2 HS làm bảng lớp.

2. Dạy- học bài mới.

a. Giới thiệu bài- ghi bảng(1-2p) - Đọc đầu bài

b. Nhận biết quan hệ lớn hơn(10p) * Hoạt động cá nhân - Hướng dẫn HS quan sát tranh so sánh số

lượng đồ vật trong tranh?

- Để chỉ 2 con bướm nhiều hơn 1 con bướm….Viết là: 2 > 1.

- 2 con bướm nhiều hơn 1 con bướm....

- đọc c¸ nh©n : 2> 1 - Đọc hai lớn hơn một

* Tiến hành tương tự để đưa ra 3 > 2.

- So sánh dấu> và dấu < có gì khác nhau?

Chốt:Khi viết dấu lớn đầu nhọn luôn quay về phía số bé hơn.

- Đọc c¸ nh©n : 3> 2

- Khác tên gọi,cách viết và cách sử dụng.

3 . Luyện tập(15- 17p)

Bài 1: 9(5p)Viết dấu> - Tự nêu yêu cầu của bài.

- Giúp HS nắm yêu cầu. - Viết dấu lớn hơn.

- HD HS làm vào vở, giúp đỡ HS yếu.

- Dấu lớn có mũi nhọn quay về phía tay phải.

- Làm bài.

> > > > > >

(20)

GV qsát giúp đỡ.

Bài 2: (5p)VBT-13 Viết(Theo mẫu) - Tự nêu yêu cầu của bài.

- Giúp HS nắm yêu cầu. - so sánh số dựa vào số ô trống.

- HD HS làm vào vở, giúp đỡ HS yếu. - làm bài.- chữa bài.

GV nhận xét, chỉnh sửa,

Bài 3(5p)(bài 3 vbt-13) Viết dấu> vào ô trống

GV hướng dẫn: So sánh 2 số rồi điền dấu.

GV,HS nhận xét.

2 ..>...1 5....>....4 4...>...3 5...>...2 HS nhắc tên bài.

HS nghe, qsát và làm bài vào vở.

2 HS làm bảng lớp.

2....1 5...4 4...3 3...2 4....2 5...1 5...3 5...2

* GV tổ chức trò chơi:Nối o với số thích hợp

(bài 4)

- GV chia nhóm nêu luật chơi.

Nhận xét, tuyên dương đội thắng cuộc.

3.Cñng cè dÆn dß(3-5p) Nhắc lại tên bài học

Dặn hs về học và làm bài

- HS qsát lắng nghe.

- Các đội cử đại diện lên tham gia chơi.

- HS thi nối tiếp.

- Dưới lớp cổ vũ.

Lắng nghe, ghi nhớ

Học vần ÔN TẬP

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- HS biết đọc, viết một cách chắc chắn âm và chữ vừa học trong tuần: ê, v, l, h, o, c, ô, ơ.

- Đọc đúng các từ ngữ và câu ứng dụng.

- Nghe, hiểu và kể lại theo tranh truyện kể hổ.

2. Kỹ năng: Nhận biết và đọc được nhưng tiếng có âm đã học.

3. Thái độ: Tự giác và yêu thích môn học.

* QTE: - Quyền tham gia các trò chơi.

- Quyền phát triển các năng khiếu hát nhạc, mĩ thuật.

II. ĐỒ DÙNG

(21)

- Bảng ôn như sgk.

- Tranh minh hoạ bài học.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

I. Kiểm tra bài cũ: 5 phút - Cho HS viết: ô, ơ, cô, cờ.

- Gọi HS đọc: bé có vở vẽ - GV nhận xét, đánh giá.

II. Bài mới: 35 phút 1. Giới thiệu bài:

- Cho HS nêu các âm đã học trong tuần.

- GV ghi bảng ôn.

2. Ôn tập:

a) Các chữ và âm vừa học:

- Cho HS chỉ và đọc các chữ trong bảng ôn.

- GV đọc chữ cho HS chỉ bảng.

b) Ghép chữ thành tiếng:

- Cho HS đọc các chữ được ghép trong bảng ôn.

- Cho HS đọc các từ đơn do các tiếng ở cột dọc kết hợp với các dấu thanh ở dòng ngang.

- GV giải thích một số từ đơn ở bảng 2.

c) Đọc từ ngữ ứng dụng:

- Cho HS tự đọc các từ ngữ ứng dụng: lò cò, vơ cỏ - GV sửa cho HS và giải thích 1 số từ.

d) Tập viết:

- Cho HS viết bảng: lò cò, vơ cỏ - GV nhận xét, sửa sai cho HS.

Tiết 2 3. Luyện tập:35 phút

a) Luyện đọc:

- Gọi HS đọc lại bài tiết 1

- Quan sát tranh nêu nội dung tranh.

- Cho HS luyện đọc câu ứng dụng: bé vẽ cô, bé vẽ cờ.

* QTE: - Quyền tham gia các trò chơi

- Quyền phát triển các năng khiếu hát nhạc, mĩ thuật.

- 2 HS viết bảng.

- 2 HS đọc.

- Nhiều HS nêu.

- HS thực hiện.

- Vài HS chỉ bảng.

- HS đọc cá nhân, đồng thanh.

- HS lắng nghe.

- HS đọc cá nhân.

- HS viết bảng con.

- Vài HS đọc.

- HS quan sát và nêu.

- HS đọc nhóm, cá nhân, cả lớp.

- HS lắng nghe.

(22)

b) Kể chuyện: hổ

- GV giới thiệu: Câu chuyện hổ lấy từ truyện Mèo dạy Hổ.

- GV kể chuyện có tranh minh hoạ.

- GV tổ chức cho HS thi kể.

- GV tóm tắt câu chuyện và nêu ý nghĩa: Hổ là con vật vô ơn đáng khinh bỉ.

c) Luyện viết:

- Cho HS luyện viết bài trong vở tập viết.

- GV quan sát, nhận xét.

III. Củng cố, dặn dò: 5 phút - GV chỉ bảng ôn cho HS đọc.

- Cho HS tìm chữ và tiếng vừa ôn.

- Dặn HS về nhà đọc bài.

- HS theo dõi.

- Đại diện nhóm kể thi kể theo tranh.

- HS lắng nghe.

- HS viết bài

Thực hành toán ÔN TẬP CÁC SỐ 1,2,3,4,5

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức : Củng cố cách đếm- đọc các số 1,2,3,4,5; 5->1.

- Củng cố cách nhận biết nhanh các nhóm mẫu vật có số lượng 1->5.

2. Kĩ năng : Viết đúng số, viết đẹp, đúng quy trình. Nêu được cấu tạo số.

3. Thái độ : Yêu thích môn học

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Gv: Tranh vẽ các nhóm tranh vẽ mẫu vật có số lượng khác nhau.

- Hs: Vở ô li

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HĐ CỦA GV HĐ CỦA HS

1. Kiểm tra bài: 5’

- Đếm đọc các số từ 1-> 5, 5-> 1 2. Ôn tập30-32’

a. Giới thiệu bài: ôn các số đã học:

b. HD học sinh ôn tập:

* Bài 1: Cài số đúng:

Gv cài: &&& {{{ { =

bài OOOOO ËË

- 2 h/s

3 h/s 3 tổ thi cài nhanh lớp nhận xét

- lớp hoan hô

3 4 1

(23)

- Gv nhận xét- ghi đ2

* Bài 2: Viết các số 1,2,…5.

đọc số

* Bài 3: Viết số vào vở mỗi số 2 dòng:

- Gv viết số HD. 1, 2, 3, 4, 5 - HD viết đúng độ cao, q trình.

* Bài 4: Điền số thích hợp:

3. Nhận xét, dặn dò: 2-3’

- Gv thu toàn bài- chấm 7 bài, nhận xét.

- Nhận xét giờ học

- Khen ngợi h/s làm bài tốt

- h/s viết bảng con - 6 h/s. lớp đọc.

- h/s viết vở

- h/s làm bài

lắng nghe, ghi nhớ

Hoạt động ngoài giờ lên lớp CHỦ ĐIỂM: MÁI TRƯỜNG THÂN YÊU

TRÒ CHƠI : “ĐÈN XANH – ĐÈN ĐỎ”

I .MỤC TIÊU

- Thông qua trò chơi “Đèn xanh, đèn đỏ” và một số hình ảnh giao thông trên đường phố, hs hiểu được những điều cần thực hiện và cần tránh khi tham gia giao thông.

- Hs bước đầu biết tuyên truyền về ý thức tôn trọng Luật giao thông cho người thân trong gia đì

II. ĐỒ DÙNG

Tranh ảnh, mô hình…

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Bước 1: Chuẩn bị:

- Gv giới thiệu: Hàng ngày, trên đường tới trường, các em đã thấy các tuyến đường giao thông, tình trạng kẹt xe và tai nạn đã xảy ra…

- Gv hd cách chơi, luật chơi và thời gian chơi

Khi quản trò giơ tín hiệu đèn xanh, người chơi phải nắm bàn tay, hai tay đánh vòng tròn trước ngực, quay tay thật nhanh

Quản trò giơ tín hiệu đèn vàng, người chơi phải quay tay chầm chậm.

Quản trò giơ tín hiệu đèn đỏ, hai tay của người chơi phải dừng ngay trước

- HS Lắng nghe

- HS Lắng nghe

- HS quan sát giáo viên làm mẫu

- 4 HS lên chơi thử

- HS chơi theo nhóm cá nhân nối tiếp nhau

(24)

ngực

Bước 2:Tiến hành chơi trò chơi” Đèn xanh,đèn đỏ”:

- Gv tổ chức cho hs chơi thử 2-3 lần.

- Tổ chức cho hs chơi thật

Bước 3: Chơi trò “Nhìn ảnh, đoán sự việc”

- GV treo số bức ảnh về hành động của người tham gia giao thông; yêu cầu hs Quan sát bức ảnh và cho biết hành động của người trong ảnh sẽ gây nguy hiểm gì khi tham gia giao thông?

- Gv kết luận về sự nguy hiểm của các hành động vi phạm luật giao thông cho bản thân và cho người khác

Bước 4: Nhận xét, đánh giá:

- Gv khen ngợi buổi tìm hiểu về an toàn giao thông diễn ra sôi nổi, vui vẻ, đạt kết quả tốt.

- Nhắc nhở hs thực hiện tốt…

- Tuyên truyền những người thân tránh các hành động gây nguy hiểm…

- HS quan sát về những hành động lần lượt thảo luận nhận xét từng bức ảnh

Soạn ngày: 24/9/2019

Ngày giảng: Thứ sáu ngày 27 tháng 9 năm 2019 Toán

LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU:

1. KT: -Sau bài học, HS củng cố về các kiến thức đã học:

+ Củng cố khái niệm ban đầu về bé hơn, lớn hơn.

+ Cách sử dụng dấu < ; > khi so sánh hai số trong phạm vi 5.

+ Bước đầu giới thiệu giữa bé hơn, lớn hơn.

2.KN: Nhận diện nhanh hơn 3. TĐ: ham học toán

II. ĐỒ DÙNG:

-Giáo viên: Bảng phụ.

(25)

- HS: VBT toám 1.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

GV HS

1.Kiểm tra bài cũ(3-5p) - Gọi HS làm bài

- Viết và đọc dấu <;>.

GV nhận xét.

- 2HS lên bảng làm bài.

- HS dưới lớp viết bảng con.

4…5; 3...2 2. Dạy- học bài mới.

a.Giới thiệu bài-ghi đầu bài.(1- 2p) Nhắc lại đầu bài.

- Nêu yêu cầu giờ học. - Nắm yêu cầu của bài.

b.HD làm bài tập(25-28p)

Bài 1(5p)(vbt – 14)Điền dấu <,> ?

Gọi HS nêu yêu cầu của bài. - Tự nêu yêu cầu của bài.

- Giúp HS nắm yêu cầu. - Điền dấu < hặc dấu > vào chỗ chấm.

-HD HS làm vào vở , giúp đỡ HS yếu. - Làm bài.- chữa bài.

3...4 5...2 1...3 2...4 4...3 2...5 3...1 4...2

* Chốt: Khi có hai số khác nhau thì bao giờ cũng có 1 số lớn hơn và số còn lại bé hơn ta có hai cách viết?

GV nhận xét.

- Như “ 1 < 2hoặc 2 > 1.

Bài 2: 6p)(vbt-14) Viết(theo mẫu)

Gọi HS nêu yêu cầu của bài. - Tự nêu yêu cầu của bài.

- Giúp HS nắm yêu cầu. - Từ bài mấu, xem tranh so sánh các đồ vật rồi điền kết quả so sánh.

- HD HS làm vào vở, giúp đỡ HS yếu.

GV, HS nhận xét.

- Làm bài. - chữa bài.

VD: có 4 con thỏ ghi số 4. 3 củ cà rốt ghi số 3.Vậy 4 lớn hơn 3 ta viết:

4>3...

- HS đọc kq nối tiếp.

Bài 3 (5p)(vbt- 14)Nối ô trống với số thích hợp

Gọi HS nêu yêu cầu của bài.

- Tự nêu yêu cầu của bài.

- Giúp HS nắm yêu cầu. - Nối ô trống với số thích hợp.

- HD HS làm vào vở, giúp đỡ HS yếu. - làm bài, 1 < 2 ta nối với 2 và < 3 ta nối với 3….

- Gọi HS chữa bài. - Theo dõi, nhận xét bài bạn.

(26)

4. Củng cố- dặn dò(3- 5p) - Chơi điền dấu nhanh.

GV hỏi: Trong các số đã học:

- Số nào bé nhất?

- Số nào lớn nhất?

- Số 5 lớn hơn những số nào?

Nhận xét tiết học, TD.

- Chuẩn bị giờ sau: Bằng nhau, dấu =

HS tham gia chơi.

- HS trả lời

Lắng nghe và ghi nhớ

Học vần BÀI 12: I, A I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Học sinh đọc và viết được: i, a, bi, cá.

- Đọc được câu ứng dụng: bé hà có vở ô li.

- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: lá cờ.

2. Kỹ năng

- Nhận biết và đọc được nhũng chữ có âm i, a.

3. Thái độ

- Tự giác và yêu thích môn học.

* QTE: Trẻ em có quyền được học tập, vui chơi.

II. ĐỒ DÙNG

- Tranh minh họa từ khóa, câu ứng dụng, luyện nói.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Kiểm tra bài cũ: (7phút)

- Học sinh đọc và viết: lò cò, vơ cỏ.

- Đọc câu ứng dụng: bé vẽ cô, bé vẽ cờ.

- Giáo viên nhận xét, đánh giá.

2. Bài mới :(33phút) 1. Giới thiệu bài: GV nêu.

2. Dạy chữ ghi âm:

Âm i

- 3 HS đọc và viết.

- 2 HS đọc.

(27)

a) Nhận diện chữ:

- GV giới thiệu tranh vẽ, rút ra âm mới: i

- GV giới thiệu: Chữ i gồm nét xiên phải và nét móc ngược. Phía trên có dấu chấm.

- So sánh i với đồ vật trong thực tế.

- Cho HS ghép âm i vào bảng gài.

b) Phát âm và đánh vần tiếng:

- GV phát âm mẫu: i - Gọi HS đọc: i

- GV viết bảng bi và đọc.

- Nêu cách ghép tiếng bi.

(Âm b trước âm i sau.) - Yêu cầu HS ghép tiếng: bi

- Cho HS đánh vần và đọc: bờ- i- bi.

- Gọi HS đọc toàn phần: i- bờ- i- bi- bi.

Âm a

(GV hướng dẫn tương tự âm i) - So sánh chữ a với chữ i.

(Giống nhau: đều có nét móc ngược. Khác nhau: a có thêm nét cong).

c) Đọc từ ứng dụng:

- Cho HS đọc các tiếng, từ ứng dụng: bi, vi, li, ba, va, la, bi ve, ba lô.

- GV nhận xét, sửa sai cho HS.

d) Luyện viết bảng con:

- GV giới thiệu cách viết chữ i, a, bi, cá.

- Cho HS viết bảng con- GV quan sát sửa sai cho HS yếu.

- Nhận xét bài viết của HS.

Tiết 2:

3. Luyện tập:(35phút) a) Luyện đọc:

- Gọi HS đọc lại bài ở tiết 1.

- GV nhận xét đánh giá.

- Cho HS luyện đọc bài trên bảng lớp.

- Giới thiệu tranh vẽ của câu ứng dụng.

- GV đọc mẫu: bé hà có vở ô li.

- HS qs tranh - nhận xét.

- 1 vài HS nêu.

- HS ghép âm i.

- Nhiều HS đọc.

- HS theo dõi.

- 1 vài HS nêu.

- HS tự ghép.

- Nhiều HS đánh vần và đọc.

- HS đọc cá nhân, đt.

- HS thực hành như âm i.

- 1 vài HS nêu.

- 5 HS đọc.

- HS quan sát.

- HS luyện viết bảng con.

- 3 HS đọc.

- Vài HS đọc.

- HS qs tranh, nhận xét.

- HS theo dõi.

- 5 HS đọc.

(28)

- Cho HS đọc câu ứng dụng

- HS xác định tiếng có âm mới: hà, li - Cho HS đọc toàn bài trong sgk.

* QTE: Trẻ em có quyền được học tập, vui chơi.

b) Luyện nói:

- GV giới thiệu tranh vẽ.

- Gọi HS đọc tên bài luyện nói: lá cờ.

+ Trong sách vẽ mấy lá cờ?

+ Lá cờ Tổ quốc có nền màu gì? ở giữa lá cờ có gì?

+ Ngoài cờ Tổ quốc em còn thấy có những loại cờ nào?

+ Lá cờ Hội có những màu gì?

+ Lá cờ Đội có nền màu gì? ở giữa lá cờ có gì?

c) Luyện viết:

- GV nêu lại cách viết các chữ: i, a, bi, cá.

- GV hướng dẫn HS cách ngồi viết và cách cầm bút để viết bài.

- GV quan sát HS viết bài vào vở tập viết . - GV chấm một số bài- nxét chữ viết, cách trình bày.

4. Củng cố ( 2 phút) - Gọi 1hs đọc lại nd bài.

- 1 vài HS nêu.

- HS đọc cá nhân, đồng thanh.

- HS qs tranh, nhận xét.

- Vài HS đọc.

+ 1 vài HS nêu.

+ 1 vài HS nêu.

+ 1 vài HS nêu.

+ 1 vài HS nêu.

+ 1 vài HS nêu.

- HS quan sát.

- HS thực hiện.

- HS viết bài.

Lắng nghe và thực hiện

---

SINH HOẠT LỚP TUẦN 3

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức : Giúp HS nắm được một số ưu, khuyết điểm trong tuần để sửa chữa và phát huy . HS nắm được phương hướng phấn đấu tuần sau.

2. Kĩ năng : -HS có thói quen phê và tự phê.

3. Thái độ : Giáo dục HS ý thức chấp hành nội quy trường lớp.

II.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC

1.Nhận xét ưu khuyết điểm trong tuần 2.

* lớp trưởng nhận xét ưu khuyết điểm của lớp .

*GVNX chung:

(29)

...

...

...

...

...

...

2. Phương hướng tuần 4.

- Khắc phục dần những khuyết điểm còn mắc.

- Có ý thức hơn nữa trong các hoạt động tập thể : thể dục giữa giờ, múa hát - Mang đầy đủ đồ dùng học tập theo yêu cầu.

-Thực hiện đồng phục theo quy định.

- Thực hiện nghiêm việc đội mũ BH khi ngồi trên xe máy và xe đạp điện.

Kỹ năng sống

CHỦ ĐỀ 1: TỰ PHỤC VỤ ( Tiết 2)

I.MỤC TIÊU: Qua bài học giúp học sinh :

- Nắm được trình tự các bước đánh răng để tự chăm sóc cho bản thân mình.

- Nêu được những việc em đã làm để tự phục vụ.

- Biết nêu nhạn xét với những ý kiến về việc làm đúng và chưa đúng - Giáo dục kĩ năng tự phục vụ bản thân.

II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:

-Vở bài tập rèn luyện kĩ năng sống.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:

HĐ CỦA GV HĐ CỦA HS

Hoạt động 1 : Xếp thứ tự ( 6 phút ) - GV cho H quan sát hình vẽ ở trang 8 vở BTRLKNS ghi số từ 1 đến 5 theo đúng trình tự các bước đánh răng.

- GV nhận xét.

Hoạt động 2 : Những việc em nên làm

( 6 phút)

Cho H đọc 12 việc nêu trong vở BT.

Khoanh tròn vào những việc em đã làm được

GV nhận xét tổng kết : Em nên tự đi tất, đi giày dép, mặc quần áo, rửa mặt, đánh răng, gấp quần áo, sắp xếp sách vở vào cặp, sắp xếp sách vở trên bàn học, xếp dọn đồ chơi sau khi chơi,

HĐ cá nhân.

- H nêu ý kiến : Lấy kem đánh răng, đánh mặt ngoài, đánh mặt trong, đánh mặt nhai, xúc miệng.

HĐ cá nhân.

H nêu những việc em đã làm được :

(30)

chuẩn bị quần áo trước khi tắm . Hoạt động 3 : Ý kiến của em.( 6 phút)

Em hãy tự nhận xét vè những ý kiến bằng cách vẽ mặt cười trước những câu đúng, vẽ mặt mếu trước những câu chưa đúng

- GV cùng H nhận xét.

Hoạt động 4 : Bông hoa khen( 6 phút)

Cho H quan sát tranh vẽ và vẽ bông hoa khen cạnh những tranh vẽ việc làm mà em cho là đúng

- GV nhận xét : Em nên vẽ bông hoa khen cạnh những tranh 1 và tranh 3.

GV tổng kết bài. Cho H đọc lại lời khuyên trong vở BT

Hoạt động 5 : Nhận xét đáng giá - GV khen ngợi, nêu gương

- HĐ cá nhân.

H thực hiện theo yêu cầu. Nêu ý kiến.

HĐ cá nhân

H thực hiện. Nêu ý kiến

HS trả lời

Lắng nghe

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Câu hỏi: Trong phần mềm Mouse Skills, để chuyển sang mức tiếp theo mà không cần thực hiện đủ 10 thao tác thì cần nhấn phím:.. Nhấn

- Qua trò chơi, chúng ta biết được các bộ phận như: mắt, mũi, tay, lưỡi… mà chúng ta nhận biết được các sự vật và hiện tượng ở xung quanh.. - Ghi tựa bài : “Nhận

- Dựa vào tính chất hoá học và các dấu hiệu nhận biết các hợp chất vô cơ (kết tủa, khí, đổi màu dung dịch…) đã được học để tiến hành nhận biết các hợp chất vô

Để phân biệt 3 dung dịch người ta dùng thuốc thử nào sau đây.. Dung

*QTE:Hs hiểu được mắt, mũi, lưỡi, tai, tay (da)giúp chúng ta nhận biết được các vật xung quanh, từ đó có ý thức bảo vệ và giữ các bộ phận đó của cơ thể, biết vệ sinh

*QTE: Mắt, mũi, lưỡi, tai, tay (da)giúp chúng ta nhận biết được các vật xung quanh, chúng ta cần bảo vệ và giữ các bộ phận đó của cơ thể, biết vệ sinh thân thể, đảm

Qua trò chơi, chúng ta biết được ngoài việc sử dụng mắt để nhận biết các vật xung quanh, còn có thể dùng các bộ phận khác của cơ thể để nhận biết các sự vật và hiện

Từ những hạn chế đó, nhằm mong muốn tăng khả năng linh hoạt của việc sử dụng thiết bị điện và giảm được số lượng của các modul phát RF, bài báo đã đưa ra giải pháp