• Không có kết quả nào được tìm thấy

Đánh giá hoạt động Marketing Online qua mạng xã hội của Trung tâm đào tạo pha chế AROMA Training Center.

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Đánh giá hoạt động Marketing Online qua mạng xã hội của Trung tâm đào tạo pha chế AROMA Training Center."

Copied!
96
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

--- ---

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG MARKETING ONLINE QUA MẠNG XÃ HỘI CỦA TRUNG TÂM ĐÀO TẠO

PHA CHẾ AROMA TRAINING CENTER

Sinh viên thực hiện:

Nguyễn Hữu Lộc

Lớp: K51 – Thương Mại Điện Tử Mã sinh viên: 17K4041048

Giáo viên hướng dẫn:

ThS. Trần Đức Trí

Huế, tháng 1 năm 2021

Trường Đại học Kinh tế Huế

(2)

Lời Cảm Ơn

Quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp là giai đoạn quan trọng nhất trong quãng đời mỗi sinh viên. Khóa luận là tiền đề nhằm trang bị cho tôi những kỹ năng nghiên cứu, những kiến thức quý báu cho tương lai.

Để hoàn thành quá trình nghiên cứu và hoàn thiện đề tài khóa luận, với tình cảm chân thành, tôi xin gửi lời cảm ơn tới thầy cô trong Ban Giám hiệu, các Phòng, Khoa và đặc biệt là Khoa Quản trị Kinh doanh thuộc trường Đại học Kinh tế- Đại học Huế đã tận tình dìu dắt và truyền đạt lại những kiến thức chuyên nghành bổ ích cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu.

Xin bày tỏ lòng kính trọng, lòng biết ơn sâu sắc tới Thạc sĩ Trần Đức Trí đã hướng dẫn và đồng hành cùng tôi trong suốt khoảng thời gian thực hiện khóa luận tốt nghiệp, thầy đã tạo điền kiện thuận lợi, giúp đỡ và truyền cảm hứng, động lực để tôi hoàn thành khóa luận này.

Do kiến thức chuyên môn còn hạn chế và bản thân còn thiếu nhiều kinh nghiệm thực tiễn nên nội dung của khóa luận không tránh khỏi những thiếu xót, tôi rất mong nhận sự nhận xét, góp ý của quý thầy cô để khóa luận được hoàn thiện hơn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Huế, ngày 15 tháng 01 năm 2021 Tác giả khóa luận

Nguyễn Hữu Lộc

Trường Đại học Kinh tế Huế

(3)

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN...i

MỤC LỤC ...ii

DANH MỤC BẢNG ...iv

DANH MỤC HÌNH ...v

DANH MỤC BIỂU ĐỒ...v

PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ...1

1. Tính cấp thiết của đềtài...1

2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu ...3

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...3

4. Phương pháp nghiên cứu ...4

5. Kết cấu đềtài: ...6

PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...7

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU...7

1.1 Cơ sởlý luận...7

1.2 Cơ sởthực tiễn...21

CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG MARKETING ONLINE CỦA TRUNG TÂM ĐÀO TẠO PHA CHẾ AROMA TRAINING CENTER...31

2.1 Tổng quan vềCông ty TNHH MTV Ghiền Cà Phê ...31

2.2 Tổng quan về Trung tâm đào tạo pha chếAROMA TRAINING CENTER ...32

2.3 Tổng quan vềdịch vụtại AROMA Training Center...35

2.4 Đánh giá hoạt động Marketing Online của Trung tâm đào tạo pha chế AROMA Training Center...36

2.4.1 Mô tả hoạt động Marketing Online của Trung tâm đào tạo pha chế AROMA Training Center...36

2.4.1.1 Mục tiêu của hoạt động Marketing Online...37

2.4.1.2 Các hoạt động Marketing Online đã triển khai. ...37

2.5 Đánh giá hoạt động Marketing Online thông qua hệthống KPIs nội bộ...45

2.6 Đánhgiá hoạt động thông qua kết quả điều tra khách hàng...49

Trường Đại học Kinh tế Huế

(4)

TÓM TẮT CHƯƠNG 2...63

CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ...64

3.1 Định hướng và quan điểm của AROMA Training Center ...64

3.2 Đề xuất giải pháp nâng cao hoạt động Marketing Online qua mạng xã hội của AROMA Training Center...64

TÓM TẮT CHƯƠNG 3...69

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...70

1. Kết luận...70

1.1 Khái quát chung...70

1.2 Hạn chế...71

2. Kiến nghị đối với Trung tâm đào tạo pha chếAROMA Training Center...71

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...73

PHỤ LỤC 1: PHIẾU KHẢO SÁT Ý KIẾN CỦA KHÁCH HÀNG ...75

PHỤLỤC 2: KẾT QUẢXỬLÝ, PHÂN TÍCH SỐLIỆU...79

Trường Đại học Kinh tế Huế

(5)

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1. Các nhân tố đánh giá hiệu quảhoạt động online qua mạng xã hội...21

Bảng 2.1: Thống kê kết quả kinh doanh trong năm 2020...35

Bảng 2.2: Chi phí cho các hoạt động Trung tâm đào tạo pha chế AROMA Training Center...35

Bảng 2.3: Kếhoạch hoạt động truyền thông tháng 11/2020 ...38

Bảng 2.4: Sốliệu thống kê các chỉsốchạy Facebook ads cho các bài viết ...42

Bảng 2.5: Các KPIs Đo Lường Hiệu QuảHoạt Động Marketing Online...46

Bảng 2.6: KPIs trên kếhoạch Marketing Online 11.2020 ...46

Bảng 2.7: Kết quảhoànthành chương trình tuyển sinh 11.2021 ...47

Bảng 2.8: Kết quả hoàn thành chương trình khuyến mãi 11.2021...48

Bảng 2.9: Kết quảhoàn thành bài viết duy trì 11.2021...48

Bảng 2.10: Mô tảmẫu điều tra ...49

Bảng 2.11: Đánh giá của khách hàng vềtính thông tin...52

Bảng 2.12: Đánh giá của khách hàng vềtính giải trí ...53

Bảng 2.13: Đánh giá của khách hàng vềtính tin cậy ...54

Bảng 2.14: Đánh giá của khách hàng về tính tương tác –xã hội ...56

Bảng 2.15: Đánh giá chung vềsựhài lòng...57

Bảng 2.16: Kết quảindependent t-test thống kê theo nhóm giới tính...59

Bảng 2.17: Kết quảIndependent t-test so sánh mức độ đánh giá chung theo giới tính 59 Bảng 2.18:Kết quảOne-Way ANOVA so sánh mức độ đánh giá chung theo đặc trưng “ĐộTuổi”...60

Bảng 2.19: Kết quảOne-Way ANOVA so sánh mức độ đánh giá chung theo đặc trưng “NghềNghiệp”...60

Bảng 2.20: Kết quảOne-Way ANOVA so sánh mức độ đánh giá chung theo đặc trưng “Thu Nhập”...62

Trường Đại học Kinh tế Huế

(6)

DANH MỤC HÌNH

Hình 1: Tổng quan vềsửdụng Digital toàn cầu trong Q1.2020 ...22

Hình 2: Các loại nội dung đáng quan tâm trong thời kỳCOVID-19 Q1/2020 ...23

Hình 3: Thứhạng cácứng dụng điện thoại trên toàn cầu Q1/2020 ...24

Hình 4: Thứhạng tiếp cận quảng cáo Facebookởcác quốc gia trên thếgiới Q1/202 .24 Hình 5: Tình hình sửdụng các phương tiện media tại Việt Nam tháng 1 năm 2020...26

Hình 6: Tình hình sửdụng các mạng xã hội tại Việt Nam tháng 1 năm2020...27

Hình 7: Kếhoạch content trong tháng 12.2020...40

Hình 8: Hìnhảnh logo thương hiệu AROMA Training Center ...41

Hình 9 Hìnhảnh thiết kế theo tông màu thương hiệu ...41

Hình 10: Hìnhảnh Video Viral “POUR V60 OVER”...44

Hình 11: Hìnhảnh Video “Khóa học Latte Art”...45

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu Đồ1: Tỷlệ tương tác của khách hàng đối với bài viết ...49

Trường Đại học Kinh tế Huế

(7)

PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ

1. Tính cấp thiết của đề tài.

Trong hoạt động kinh doanh đối với bất kỳ tổ chức/doanh nghiệp nào, Marketing luôn giữ một vai trò rất quan trọng. Marketing chính là chìa khóa kết nối giữa người mua và người bán – giúp cho người bán hiểu được những nhu cầu đích thực của người mua nhằm thỏa mãn một cách tối ưu nhất. Với một chiến lược marketing đúng hướng sẽ là phương thức tốt truyền đạt hiệu quả mọi thông điệp đến khách hàng, từ đó nâng cao vị thế của tổ chức đồng thời nối kết thương hiệu đến gần hơn với khách hàng và người tiêu dùng.

Trong xu thếcạnh tranh và phát triển, đặc biệt là ở thời đại sốngày nay, các doanh nghiệp đang đứng trước một tình thếrất khó khăn, đó là làm sao tồn tại trước các đối thủcạnh tranh và nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao của khách hàng. Đặc biệt trong năm qua, khi đại dịch Covid-19 xuất hiện và diễn biến phức tạp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tất cả các quốc gia trên thế giới. Nền kinh tế Việt Nam với độ mở lớn, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng nên chịu nhiều tác động tiêu cực của dịch bệnh trong các lĩnh vực kinh tế – xã hội. Mà theo Chuyên gia kinh tế trưởng của Quỹtiền tệ quốc tế (IMF), ông Gita Gopinath, nhận xét: “Đây thực sựlà một cuộc khủng hoảng toàn cầu, chẳng quốc gia nào miễn nhiễm cả”.

Khi thế giới ngày càng phẳng, lượng thông tin ngày càng lớn, doanh nghiệp phải không ngừng nỗlực để người tiêu dùng biết đến sản phẩm của công ty và hìnhảnh của thương hiệu chiếm trọn tâm trí khách hàng. Bên cạnh đó, tốc độ phát triển nhanh chóng của internet và sự phát triển mạnh mẽcủa các thiết bị kết nối: Điện thoại thông minh, máy tính bảng, … Theo báo cáo thống kê, hiện đang có 68,17 triệu người đang sửdụng dịch vụinternet tại Việt Nam vào tháng 1 năm 2020. Trong đó, tổng số người sử dụng các dịch vụcó liên quan tới internet tại Việt Nam đã chính thức tăng khoảng 6,2 triệu (tăng hơn + 10,0%) kểtừ năm 2019 tính đến năm 2020.

Nếu tính theo tỉ lệ tăng trưởng so với các năm trước đó, số người sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội tại Việt Nam đã tăng khá nhanh với con số tăng cụthể

Trường Đại học Kinh tế Huế

(8)

là 5,7 triệu người (tức là tăng khoảng hơn + 9,6%). Các sốliệu thống kê này được tính từ tháng 4 năm 2019 cho đến tháng 1 năm 2020.

Sựthâm nhập trong lĩnh vực truyền thông xã hộiở Việt Nam hiện đang đứngở mức 67% trên tổng số người Việt hiện nay được thống kê trong tháng 1 năm 2020. Từ những con số biết nói, có thể thấy được số lượng người sử dụng mạng internet và cụ thể là mạng xã hội đang ngày càng gia tăng. Đặc biệt với cuộc sống xã hội hiện nay, internet và marketing online là một phần không thểthiếu, là động lực cho sựphát triển của toàn xã hội.Theo đó, các doanh nghiệp đang dần thay đổi cách thức tiếp cận khách hàng, phương thức marketing truyền thống đang dần thu hẹp, và chuyển sang phương thức marketing trực tuyến, hay online marketing.

Dựa vào sự bùng nổ của internet cũng như các mạng xã hội, cùng sự đa dạng và những ưu điểm vượt trội mà phương thức marketing truyền thống không thể nào có được, marketing online được đánh giá là có tiềm năng phát triển vô cùng to lớn, đang đượcứng dụng ngày càng nhiều trong nền kinh tếthị trường lúc này.

AROMA Training Center được định vị là trung tâm đào tạo pha chếchuyên nghiệp uy tín tại thành phố Huế. Vào thời điểm hiện tại năm 2020, lĩnh vực đào tạo pha chế cũng như dịch vụ set-up cơ sở kinh doanh thức uống đã không còn quá xa lạ. Tuy nhiên, đó không phải lý do để nói rằng thị trường hoạt động của lĩnh vực này đang không còn nhiều tiềm năng, khi nhu cầu về ăn uống/giải trí đang ngày càng phát triển song hành cùng nhu cầu khởi nghiệp trong ngành F&B. Trung tâm đào tạo pha chế AROMA Training Center với kinh nghiệm hoạt động trong 3 năm đã có lượng học viên đông đảo với định vị là cơ sở uy tín trong lĩnh vực đào tạo barista, set-up quán cà phê. Để đạt được những thành quảnày, một phần chính không thểbỏqua chính là các chiến lược Marketing Online qua mạng xã hội khéo léo và hợp lý.

Vì vậy nên tôi đã quyết định chọn đề tài “Đánh giá hoạt động Marketing Online qua mạng xã hội của Trung tâm đào tạo pha chế AROMA Training Center” làm đềtài cho khóa luận tốt nghiệp của mình.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(9)

2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu 2.1 Mục tiêu

2.1.1 Mục tiêu chung

Khái quát hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về Marketing Online qua mạng xã hội, từ đó đánh giá hoạt động Marketing Online của Trung tâm đào tạo pha chế AROMA Training Center.

2.1.2 Mục tiêu cụ thể

- Hệthống hóa lý luận và thực tiễn vềMarketing Online nói chung và Marketing Online qua mạng xã hội.

- Đánh giá hoạt động Marketing Online qua mạng xã hội của Trung tâm đào tạo pha chếAROMA Training Center .

- Đề xuất một số giải pháp giúp công ty nâng cao hoạt động Marketing Online qua mạng xã hội của Trung tâm đào tạo pha chếAROMA Training Center.

2.2 Câu hỏi nghiên cứu

- Marketing Online là gì? Hoạt động Marketing Online qua mạng xã hội bao gồm những hoạt động nào?

- Hoạt động Marketing Online qua mạng xã hội của Trung tâm đào tạo pha chế AROMA TRAINING CENTER diễn ra như thếnào?

- Trung tâm đào tạo pha chếAROMA TRAINING CENTER cần làm gìđể nâng cao hoạt động Marketing Online qua mạng xã hội cho chính mình?

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động Marketing trên mạng xã hội củaTrung tâm đào tạo pha chếAROMA Training Center.

Đối tượng khảo sát: 120 học viên và khách hàng hiện tại của Trung tâm đào tạo pha chếAROMA Training Center.

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi không gian: Thành phốHuế

Phạm vi thời gian: Nghiên cứu từ 12/10/2020 đến tháng 01/2021, trong đó:

- Sốliệu sơ cấp thu thập từ: Từ 12/2020 đến 12/01/2021

Trường Đại học Kinh tế Huế

(10)

- Dữliệu thứcấp được thu thập vàphân tích trong giai đoạn từ2018-2020.

4. Phương pháp nghiên cứu 4.1 Phương pháp thu thập dữ liệu

4.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp Các dữliệu thứcấp cần thu thập bao gồm:

- Các thông tin chung về Trung tâm đào tạo pha chế AROMA Training Center, các thông tin này được thu thập thông qua số liệu từ bộ phận kế toán, phòng kinh doanh của công ty cung cấp, thông tin từtrang web trung tâm.

- Nghiên cứu các lý thuyết về Marketing Online, cũng như các chỉ số đánh giá dịch vụ Marketing Online trong doanh nghiệp. Thu thập và tìm hiểu các thông tin qua sách vở, báo cáo, tạp chí, website, các trang mạng xã hội,…

- Thu thập kết quả thống kê về các hoạt động Marketing Online cũng như các công cụ đang được Trung tâm đào tạo pha chế AROMA Training Center sử dụng để đánh giá như thống kê trên Facebook về lượt tiếp cận, tương tác, phản hồi…

- Các tài liệu, sách báo, tạp chí và các đềtài nghiên cứu khác có liên quan.

4.1.2 Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp 4.1.2.1 Nghiên cứu định tính

Phỏng vấn chuyên sâu nhân viên thực hiện hoạt động Marketing Online qua mạng xã hội củaTrung tâm đào tạo pha chếAROMA Training Center, nhằm biết và hiểu rõ hơn các hoạt động trong Marketing mà Trung tâm đang sử dụng, các hệ thống KPIs sử dụng để đánh giácũng như định hướng của trung tâm.

Nội dung phỏng vấn sẽ xoay quanh phương thức, mục tiêu của các hoạt động Marketing Online qua mạng xã hội mà AROMA Training Centerđang triển khai.

4.1.2.2 Nghiên cứu định lượng

Thu thập thông tin qua hình thức phát bảng hỏi cho những đối tượng là khách hàng của AROMA Training Center (ATC), để tìm hiểu và phân tích thực tiễn cũng như hiệu quảnhững hoạt động Marketing Online mà ATC đang thực hiện, từ đó đưa ra giải pháp bổsung và hoàn thiện hoạt động.

Sau khi kết thúcđiều tra định tính, bảng hỏi được xây dựng theo các bước sau:

1) Xác định các dữliệu cần thu thập

Trường Đại học Kinh tế Huế

(11)

2) Xác định hình thức phỏng vấn 3) Xác định đối tượng phỏng vấn 4) Xác định nội dung câu hỏi

5) Xác định dạng câu hỏi và hình thức trảlời 6) Xác định từngữtrong bảng hỏi

7) Xác đinh cấu trúc bảng hỏi 8) Lựa chọn hình thức bảng hỏi 9) Kiểm tra, sửa chữa.

Sau đó tiến hành điều tra thửmột vài đối tượng phỏng vấn, và gửi bảng hỏi cho giảng viên hướng dẫn đểkiểm tra các thuật ngữ, cách thức dùng từngữtrong bảng hỏi.

Hiệu chỉnh bảng hỏi và tiến hành điều tra chính thức. Dữ liệu điều tra chính thức sẽ được sửdụng trong suốt quá trình xửlý và phân tích.

4.2 Phương pháp chọn mẫu

Đềtài sửdụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản. Đối với phương pháp này trước tiên cần lập danh sách các khách hàng của công ty theo tên, sau đó đánh số thứ tự vào trong danh sách rồi dùng các phương pháp ngẫu nhiên, dùng hàm random của máy tính đểchọn ra từng đơn vịtrong tổng thểchung vào mẫu.

Vì đối tượng để khảo sát ở đây là khách hàng sử dụng dịch vụ của AROMA Training Center, nên người điều tra chọn mẫu là các học viên/khách hàng của AROMA Training Center– 118 Lý Nam Đế, TP Huế.

Số lượng bảng hỏi: Số lượng bảng hỏi dựa trên số lượng khách hàng được thống kê trong giai đoạn từ2018-2020 là 275 khách hàng, chọn ra 120 học viên/khách hàng từ danh sách để tiến hành khảo sát. Từ đó tác giả đã tiến hành khảo sát trực tuyến thông qua cách gửi khảo sát google form qua email khách hàng kết hợp liên lạc qua điện thoại, chọn thu được mẫu 100 câu trảlời phù hợp.

4.3 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu

- Phương pháp phân tích thống kê: Phương pháp này sửdụng sốliệu từmạng nội bộ của doanh nghiệp sau đó phân tích, tổng hợp để xác định các yếu tố có liên quan đến nội dung nghiên cứu.

- Phương pháp tổng hp và phân tích d liu: Phương pháp này sử dụng để

Trường Đại học Kinh tế Huế

(12)

tổng hợp sốliệu, sắp xếp các sốliệu thô của đơn vị cung cấp vào các thứ bậc được đo lườnghướng đến nội dung nghiên cứu.

- Phương pháp thống kê mô t: Phương pháp này dùng để mô tả những đặc tính cơ bản của mẫu được thu thập từnghiên cứu.

- Phương pháp phân tích phương sai một yếu t(oneway anova), kiểm định One-Sample T Test.

- Phương pháp so sánh: Phương pháp so sánh được sử dụng trong phân tích hoạt động Marketing online của trung tâm.

5. Kết cấu đề tài:

Đề tài được chia làm 3 phần: Đặt vấn đề, Nội dung và kết quả nghiên cứu, Kết luận và kiến nghị. Trọng tâm của đề tài ở phần hai. Nội dung và kết quả nghiên cứu được chia làm 3 chương:

Chương 1: Tổng quan vềvấn đềnghiên cứu

Chương 2: Đánh giá hoạt động Marketing Online của Trung tâm đào tạo pha chế AROMA TRAINING CENTER.

Chương 3: Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hoạt động Marketing Online của Trung tâm đào tạo pha chếAROMA TRAINING CENTER.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(13)

PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1 Cơ sở lý luận

1.1.1 Khái quát Marketing 1.1.1.1 Định nghĩa Marketing

Có rất nhiều những định nghĩa được đưa ra khi nhắc đến Marketing có thể kể đến:

Theo cách của Philip Kotler thì Marketing sẽ được hiểu: Marketing là một quá trình quản lý mang tính xã hội, nhờ đó mà các cá nhân và tập thể có được những gì họ cần và mong muốn thông qua việc tạo ra, chào bán và trao đổi những sản phẩm có giá trịvới những người khác.

Với Hiệp hội Marketing Mỹ (American Marketing Association, AMA) thì lại cho rằng: "Marketing là một nhiệm vụ trong cơ cấu tổchức và là một tập hợp các tiến trìnhđể nhằm tạo ra, trao đổi, truyền tải các giá trị đến các khách hàng, và nhằm quản lý quan hệ khách hàng bằng những cách khác nhau đểmang vềlợi ích cho tổchức và các thành viên trong hội đồng cổ đông"

Trong khi đó, định nghĩa của Học viện Hamilton (Mỹ) nhấn mạnh rằng:“Marketing là hoạt động kinh tế trong đó hàng hóa được đưa từ người sản xuất đến người tiêu dùng”

Còn theo khái niệm Marketing của Viện marketing Anh quốc – UK Chartered Institute of Marketing thìđó chính là: “Marketing là quá trình tổ chức và quản lý toàn bộ các hoạt động sản xuất kinh doanh từviệc phát hiện ra nhu cầu thực sựcủa người tiêu dùng vềmột mặt hàng cụthể đến việc sản xuất và đưa hàng hóa đó đến người tiêu dùng cuối cùng nhằm bảo đảm cho công ty thu được lợi nhuận dựkiến.”.

Từnhững định nghĩa tham khảo được liệt kê trên, ta có thểnhận định rằng sẽ có rất nhiều những quan điểm khác nhau tồn tại khi định nghĩa tổng quát về Marketing.

Song từtất cả đó đều mang những điểm chung được hiểu: Marketing là một tiến trình vô cùng quan trọng và toàn bộhoạt động này sẽ hướng mục tiêu trọng tâm theo khách hàng. Đây là quá trình tìm kiếm, khai phá những nhu cầu cơ bản chưa được đáp ứng

Trường Đại học Kinh tế Huế

(14)

của thị trường, để rồi tìm kiếm lợi nhuận thông qua việc mang những dịch vụ/sản phẩm cần thiết đến đáp ứng các nhu cầu đó.

1.1.1.2 Marketing hiện đạivà Marketing truyền thống Ta có thểphân loại Marketing theo hai loại sau:

Tiếp thị (Marketing) truyền thống:

Tiếp thịtruyền thống đã xuất hiện từlâu và khá quen thuộc với mọi người trên toàn thế giới, vì vậy đại đa số mọi người sẽ hiểu tiếp thị với cách tiếp cận của khái niệm này. Marketing truyền thống được thiết kế để tập trung nhiều hơn vào việc bán một dịch vụhoặc sản phẩm nhất định, với việc sửdụng nhiều phương tiện khác nhau đểquảng cáo thương hiệu.

Toàn bộ hoạt động Marketing chỉ diễn ra trên thị trường trong khâu lưu thông.

Hoạt động đầu tiên của Marketing là làm việc với thị trường và việc tiếp theo của nó trên các kênh lưu thông. Như vậy, về thực chất Marketing truyền thống chỉ chú trọng đến việc tiêu thụnhanh chóng những hàng hóa, dịch vụsản xuất ra và không chú trọng đến khách hàng.

Một sốhình thứctiếp thị truyền thống được sử dụng phổ biến nhất bao gồm:

Danh thiếp:Loại chiến lược tiếp thị truyền thống này là một cách phổ biến để một công ty hoặc cá nhân truyền bá thông tin của họ.Tính hiệu quả của hình thức này vẫn còn tồn tại trong bối cảnh chiến lược tiếp thị luôn thay đổi hiện nay.

Quảng cáo truyền hình và đài phát thanh: Hàng ngàn người theo dõi đài phát thanh mỗi ngày, do đó, quảng cáo sản phẩm hoặc dịch vụ thông qua kênh này vẫnhiệu quả.

Tờ rơi và catalogue quảng cáo:Tờ rơi và tài liệu quảng cáo được thiết kế để thu hút sự chú ý của nhiềunhóm đối tượng.Chúng thườngmang màu sắc rực rỡ để truyền tải thông điệp hoặc thu hút thị giác qua đó người đọc có thể dễ dàng ghi nhớ.

Biển quảng cáo và bảng chỉ dẫn:Sử dụng biển quảng cáo và biển báo ngoài trời là những cách phổ biến để quảng cáo doanh nghiệp đến những người lái xe hàng ngày, người đi làm và những người đi bộ

Trường Đại học Kinh tế Huế

(15)

Thư trực tiếp:Chiến lược tiếp thị truyền thống này được sử dụng để truyền bá nhận thức về một sản phẩm hoặc dịch vụ nhất định đến một thị trường mục tiêu cụ thể.Nó sử dụng dịch vụ thư để gửi các sản phẩm đượcin quảng cáo như bưu thiếp, tài liệu quảng cáo và thư.

Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt hơn nếu chỉ quan tâm đến khâu tiêu thụ thì chưa đủmà còn cần tập trung quan tâm đến đối tượng khách hàng cũng như các yếu tố quan trọng khác. Vì vậy việc kết hợp Tiếp thị (Marketing) với các lý thuyết Marketing khác là một điều tất yếu.

Tiếp thị (Marketing) hiện đại:

Trong khi tiêu điểm của tiếp thị truyền thống là sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty, thì tiếp thịhiện đại hướng đến khách hàng nhiều hơn. Các doanh nghiệp áp dụng chiến lược này luôn đặt sựhài lòng của người tiêu dùng lên trên hết, vì vậy họ có thể đáp ứng tối ưu nhất nhu cầu và mong muốn riêng của từng nhóm đối tượng.

Khái niệm Marketing hiện đại được chính Philip Kotler đưa ra nhằm đánh giá sự tiến bộ của ngành marketing và các quan điểm hiện đại nhất: Marketing hiện đại (Modern Marketing) là chức năng quản lý công ty về mặt tổ chức và quản lý toàn bộ các hoạt động sản xuất kinh doanh, từviệc phát hiện ra và biến sức mua của người tiêu thụthành nhu cầu thực sựvề một sản phẩm cụ thế, dẫn đến việc chuyển sản phẩm đó đến người tiêu thụmột cách tối ưu (bán cái thị trường cần chứkhông phải là bán cái có sẵn, xuất phát từlợi ích người mua, coi trọng khâu tiêu thụ, phải hiểu biết yêu cầu thị trường cùng với sự thay đổi thường xuyên vềcảsố lượng và chất lượng cần thỏa mãn).

Các ví dụ sau đây là một số phương pháptiếp thị hiện đại phổ biến nhất được sử dụng ngày nay:

Thư điện tử quảng cáo:Tiếp thị qua email là một chiến lược hiệu quả để quảng bá các sản phẩm, dịch vụ.Tuy nhiên, điều này hiệu quả nhất với nhữngnhómcá nhân đã gắn bó với thương hiệu.

Quảng cáo trên Internet:Có rất nhiều trang web và nền tảng trực tuyến giúp hỗ trợ hiển thị quảng cáo với các mức giá tùy chọn. Ví dụ: quảng cáo Google, Facebook và quảng cáo video YouTube là ba nền tảng quảng cáo

Trường Đại học Kinh tế Huế

(16)

lớn có thể quảng cáo một sản phẩm hoặc dịch vụ nhất định cho những nhóm đối tượngkhác nhau với tínhmục tiêu cao.

Trang web thương mại điện tử:Tạo trang web thương mại điện tử là một cách hiệu quả để khách hàng tiềm năng có thể thuận tiện tìm hiểu thêm về sản phẩm của thương hiệu.Bằng cách chia sẻ URL của trang web, những người nhấp vào liên kết sẽ ngay lập tức được đưa đến trang web thương mại điện tử, nơi họ có thểxem qua các trang giao diện và lựa chọn các sản phẩm của thương hiệu.

Sử dụng các trang mạng xã hội như Facebook, Twitter và

Instagram:Các trang web truyền thông xã hội có công cụ phân tích dữ liệu tích hợp cho phép các thương hiệu theo dõi chính xác mức độ tương tác và chiến dịch quảng cáo của họ.

Tiếp thị truyền thống và tiếp thị hiện đại luôn có những lợi thế riêng, nhưng tùy thuộc vào nhu cầu và mô hình của doanh nghiệp đểlựa chọn và phối hợp tối ưu nhất có thể.

1.1.2 Khái quát chung về Marketing Online 1.1.2.1 Định nghĩa Marketing Online

Tiếp thị trực tuyến (Marketing Online) là một tập hợp các công cụ và phương pháp thực hiện được sử dụng để quảng bá sản phẩm và dịch vụ thông qua internet. Tiếp thị trực tuyến bao gồm một loạt các yếu tố tiếp thị ưu việt hơn so với cách tiếp thị kinh doanh truyền thống do có thêm các kênh và các nền tảng tiếp thị có sẵn trên internet.

Marketing online sẽ bao gồm các công việc khác nhau như: Thiết kế Web, phát triển chiến lược SEO Web hiệu quả, quảng cáo trên các trang mạng xã hội, công cụ tìm kiếm và thực hiện các chiến dịch viral. Tất cả nhằm mục đích thu hút sự quan tâm, chú ý của người dùng internet đến sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp, đẩy mạnh hiệu quả bán hàng cho doanh nghiệp đó thông qua hình thức trựctuyến.

Trong khóa luận này, tác giảtiếp cận chủyếu theo quan điểm Marketing Online là quảng bá sản phẩm hoặc thương hiệu thông qua một hoặc nhiều hình thức truyền thông điện tử.1.1.2.2 Cơ hội và thách thức của Marketing Online

Trường Đại học Kinh tế Huế

(17)

Cơ hội:

 Phạm vi tiếp cận toàn cầu - Một trang website cho phép doanh nghiệp khai thác đến các thị trường mới và những giao dịch trên toàn cầu có thểbắt đầu chỉvới một khoản đầu tư nhỏ.

 Chi phí thấp hơn- Một chiến dịch tiếp thịtrực tuyến được lập kế hoạch phù hợp cũng như có sự nhắm mục tiêu tốt có thể tiếp cận đúng khách hàng với chi phí thấp hơn nhiều so với các phương pháp tiếp thị truyền thống.

 Kết quả có thể theo dõi, đo lường - Đo lường hoạt động tiếp thị trực tuyến trở nên đơn giản hơn với việcphân tích kênh truyền thông, thông qua các công cụ đo lường trực tuyến khác giúp doanh nghiệp dễ dàng đánh giá được mức độ hiệu quả của chiến dịch.

 Cá nhân hóa – Với việc quản lý nguồn cơ sở dữ liệu khách có thể giúp doanh nghiệp tiếp cận gần hơn và gây kích thích đến đối tượng khách hàng tiềm năng.

Bởi việcbất cứ khi nào cá nhân có nhu cầu truy cập vào kênh,đơn vị sẽ có cách điều chỉnh để có thể truyền thông đến họ một cách hiệu quả hơn.

 Kết nối gần hơn - Bằng cách tham gia vào các phương tiện truyền thông xã hội (Social Media) và quản lý chúng một cách khoa học, doanh nghiệp có thể xây dựng lòng trung thành của khách hàng và tạo ramối quan hệ liên kết chặt chẽ .

 Sự công nhận xã hội (Social currency) - Tiếp thịtrực tuyếncho phépcác đơn vị tạo các chiến dịch bằng cách sử dụng các chiến thuật tiếp thị nội dung. Nội dung này (hìnhảnh, video, bài báo) có thể thu về những giá trị về công nhận xã hội – điều này sau đó sẽ được chuyển từ người dùng sang người dùng và trở nên lan truyền.

 Tỷ lệ chuyển đổi được cải thiện –Các nền tảng trực tuyến cho phép những đối tượng khách hàng tiềm năng dễ dàng tiếp cận hơn với việc mua hàng. Không giống như các phương tiện truyền thông truyền thống yêu cầu mọi người hành động thong qua việc gọi điện thoại hoặc đến cửa hàng, tiếp thịtrực tuyếncó thể diễn ra liền mạch và tức thì.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(18)

Thách thức:

 Kỹ năng chuyên môn: Doanh nghiệp luôn cần đảm bảo rằng nhân viên của mình có kiến thức chuyên môn phù hợp để thực hiện tiếp thị trực tuyến hiệu quả. Các công cụ, nền tảng và xu hướng luôn thay đổi nhanh chóng, điều này yêu cầu đội ngũ nhân lựcphảiluôn cập nhậtvà trau dồi.

 Mất nhiều thời gian: Các công việc như tối ưu hóa các chiến dịch quảng cáo trực tuyến và tạo nội dung tiếp thị có thể mất rất nhiều thời gian. Điều quan trọng là phải đo lường kết quả củadoanh nghiệpnhằm đảm bảo lợi tức đầu tư.

 Cạnh tranh cao: Với cơ hội có thể tiếp cận đối tượng toàn cầu bằng tiếp thịtrực tuyến,đơn vị áp dụng cũng phải đối mặt với sự cạnh tranh toàn cầu. Đó có thể là một thách thức để nổi bật so với các đối thủ cạnh tranh và thu hút sự chú ý trong số nhiều thông điệp nhắm đến người tiêu dùng trực tuyến.

 Khiếu nại tiêu cực: Bất kỳ phản hồi tiêu cực hoặc chỉ trích nào về thương hiệu trên môi trường trực tuyến đều có thể hiển thị chokhách hàng tiềm năng thông qua mạng xã hội và các trang web đánh giá. Đảm bảo dịch vụ chăm sóc khách hàng trực tuyến hiệu quảcó thể là một thách thứckhá lớn.

 Các vấn đề về bảo mật và quyền riêng tư - Có một số cân nhắc pháp lý xung quanh việc thu thập và sử dụng dữ liệu khách hàng cho mục đích tiếp thị kỹ thuật số. Vì vậy cần chú ý tuân thủ các quy tắc liên quan đến quyền riêng tư và bảo vệ dữ liệu.

1.1.2.3 Các thành phần của Marketing Online

Các thành phần của Marketing Online theo giáo trình The McGraw-Hill 36-Hour Course: Online Marketing (2011)–NXB McGraw-Hill sẽbao gồm:

- Website marketing(Trang thông tin điện tử) - Content marketing (Tiếp thị nội dung) - Blogging

- Social Media Marketing (Marketing truyền thông mạng xã hội) - Website Analytics (Phân tích trang web)

- Search Engine Optimization (Tiếp thịqua công cụtìm kiếm) - Online Advertising (Quảng cáo trực tuyến)

Trường Đại học Kinh tế Huế

(19)

- Email marketing (Tiếp thị qua thư điện tử)

- Online Public Relations (Quan hệcông chúng trực tuyến)

Từ những thành phần trên cho thấy rằng Marketing Online sở hữu rất nhiều những công cụ khác nhau, doanh nghiệp cần phải am hiểu để có thể kết hợp linh hoạt nhằm phát huy tính hiệu quả cao nhất. Tuy nhiên trong phạm vi bài khóa luận này, tác giả chỉphân tích một vài thành phần cơ bản và phổbiến nhất, từ đó làm nền tảng đến đánh giá hiệu quảcũng như đưa ra các giải pháp cải thiện cho hoạt động Marketing Online tại trung tâm AROMA Training Center:

Social Media Marketing (Tiếp thịtruyền thông mạng xã hội)

Marketing qua mạng xã hội hay còn gọi với thuật ngữ “Social Media Marketing”, là hình thức thực hiện các hoạt động marketing trên mạng internet thông qua việc sử dụng các kênh mạng xã hội (social media) nhằm mục đích xây dựng thương hiệu và quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ.

Tiếp thị qua mạng xã hội là một phần của Marketing Online –một tổ hợp các hoạt động marketing. Với khả năng kết nối mạnh mẽ của các kênh mạng xã hội (social media), nơi tập hợp đa dạng các đối tượng khách hàng cùng nhau giao lưu, chia sẻ, tương tác, trao đổi, thảo luận vềnội dung, hìnhảnh... thì việc thực hiện tiếp thịqua các kênh này đang dần trở thành hình thức được sửdụng phổbiến và phát triển trong thời đại kỹthuật số như hiện nay.

Người tiêu dùng ngày nay đẩy mạnh tiếp cậnqua các phương tiện truyền thông xã hội khi họ muốn biết thêm về một tổ chức hoặc sản phẩm vì đó là nơi họ sẽ tìm thấy những người khác đang nói về doanh nghiệp đó. Nhận thấy được sự phổ biến và phát triển của hình thức marketing qua mạng xã hội, các doanh nghiệp bắt đầu tìm kiếm nhiều loại kênh mạng xã hội khác nhau để triển khai chiến lược. Mặt khác, công nghệ đang ngày một phát triển, ranh giới giữa các kênh mạng xã hội đang dần trởnên mờ đi, nhưng dựa trên tính chất, mục đích của nó có thể được chia thành các loại hình marketing qua mạng xã hội khác nhau.

Những số liệu thống kê từ Oberlo đưa đến cảm nhận lạc quan về tính tiềm năng lớn với các chiến lược tiếp thị mạng xã hội:

Trường Đại học Kinh tế Huế

(20)

- 71% người tiêu dùng đã có trải nghiệm tích cực với thương hiệu trên mạng xã hội có khả năng giới thiệu thương hiệu đó cho bạn bè và gia đình của họ.

- 90,4% Millennials, 77,5% thế hệ X và 48,2% Baby Boomers là người dùng mạng xã hội tích cực.

- Riêng Facebook đã có hơn 2,7 tỷ người dùng hoạt động hàng tháng.

Search Engine Optimization (Tối ưu hóa công cụtìm kiếm)

SEO (Search Engine Optimization) – Một phương pháp tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO)được phổbiến sửdụng. Đâylà quá trình tăng trưởng chất lượng cũng như lưu lượng truy cập website bằng cách tăng khả năng hiển thị của website hoặc webpage cho người dùng trên các máy truy tìm dữ liệu như Google, Bing, Yahoo,...

Tối ưu hóa công cụtìm kiếm sẽcó mối liên quan tới cải thiện kết quảtìm kiếm không tốn phí (kết quảtìm kiếm "tựnhiên"), không bao gồm nguồn truy cập trực tiếp và việc mua quảng cáo hiển thị. Ngoài ra, kỹthuật SEO có thể sử dụng cho các loại tìm kiếm khác nhau, bao gồm tìm kiếm hình ảnh, video, nội dung học thuật, tin tức và kết quả trên công cụtìm kiếm theo ngành.

SEO là một phần cơ bản của tiếp thị trực tuyến vì mọi người thực hiện hàng nghìn tỷ lượt tìm kiếm mỗi năm, thường với mục đích thương mại để tìm kiếm các thông tin về sản phẩm, dịch vụ. Với các công cụ tìm kiếm thường sẽlà nguồn dẫn về lưu lượng truy cập kỹthuật sốchính cho các website cũng như các kênh tiếp thị khác.

Khả năng hiển thị lớn hơn và xếp hạng cao hơn trong kết quả tìm kiếm so với đối thủ củađơn vịcó thể có tác động quan trọng đến kết quảkinh doanh.

Email marketing (Tiếp thị thư điện tử)

Email marketing/Tiếp thị qua email là hành động gửi thông điệp thương mại, thường là cho một nhóm người, sử dụng email. Theo nghĩa rộng nhất của nó, mọi email được gửi đến một khách hàng tiềm năng hoặc hiện tại có thể được coi là tiếp thị qua email.Nhiệm vụ chính của email marketing là xây dựng mối quan hệ với khách hàng, tạo lòng tin và tăng khả năng nhận diện thương hiệu của khách hàng.

Email đã trởthành một công cụtiếp thịphổbiến đối với các doanh nghiệp một phần vì nó buộc người dùng phải thực hiện một số hành động; một email sẽnằm trong hộp thư

Trường Đại học Kinh tế Huế

(21)

đến cho đến khi nó được đọc, xóa hoặc lưu trữ.Đặc biệt, email cũng là một trong những công cụtiết kiệm chi phí nhất hiện có. Trên thực tế, một nghiên cứu năm 2015 của Hiệp hội Tiếp thị Trực tiếp (DMA) có trụsở tại Anh cho thấy cứ 1 đô la chi tiêu, email có lợi tức đầu tư (ROI) trung bình là 38đô la..

Tiếp thị qua email có thể giúp đơn vị xây dựng mối quan hệvới khách hàng tiềm năng, đồng thời hướng lưu lượng truy cập đến blog, mạng xã hội của doanh nghiệp hoặc bất kỳ nơi nào khác mà đơn vị muốnđối tượng truy cập.Phương pháp này còn thểcó thể phân loại email của mình và nhắm mục tiêu người dùng theo nhân khẩu học, để giúp chúng ta chỉgửi nhóm những thông điệp mà họmuốn xem nhất.

Online PR (PR trực tuyến)

PR trực tuyến (quan hệcông chúng trực tuyến) là công việc quan hệcông chúng của các nhà truyền thông thông qua các kênh truyền thông trực tuyến sẵn có (và cảcác công cụtruyền thông). Ngoài các trang trực tuyến của phương tiện truyền thông truyền thống, các kênh này bao gồm phương tiện truyền thông xã hội (social media), blog và trang web.

Mục đíchcủa Online PR sẽ có tác động tích cực lâu dài đến hìnhảnhthương hiệu của công ty hoặc thương hiệu cá nhân. Ngoài ra, một số mục tiêu từng phần có thể đượcxác định:

- Thu hút và giữchân khách hàng mới - Trao đổi thông tin

- Tăng sựchú ý

- Tạo ra tỷlệchi phí - lợi ích cao - Cải thiện (trực tuyến-) danh tiếng - Đo lường và kiểm soát thành công

Dựa trên các biện pháp được thực hiện trong lĩnh vực in ấn, các khả năng và cơ hội được cung cấp bởi các phương tiện truyền thông trực tuyến được sử dụng và các chiến lược được điều chỉnh cho phù hợp. Có thểthêm PR Online là một nghệthuật kể chuyện mà ở đó các nội dung chất lượng được tạo ra để cùng cấp cho những người dùng mạng. Các doanh nghiệp có thểsửdụng PR Online đểquản trị mối quan hệcông

Trường Đại học Kinh tế Huế

(22)

chúng với những người dùng, những khách hàng không tập trung vào bán hàng mà là tạo sự tin tưởng kết nối giữa khách hàng với doanh nghiệp.

Hiển tại PR Online có thể được thực hiện thông qua nhiều kênh marketing khác nhau như:

- Các website, blog

- Các trang báo mạng, báo điện tử - Giải pháp seo

-Phương tiện truyền thông mạng xã hội …

Online PR sẽnhanh chóng tạo ra được phản hồi từ phía người dùng với các con số giá trịvề lượngngười dùng đọc nội dung, lượng người dùng để lại những tương tác trên các nội dung đó, dễ dàng khi phát tán rộng rãi trên các trang mạng xã hội, báo điện tử, và cũng dễ dàng trong vấn đề điều chỉnh những nội dung này. PR Online hỗ trợ các doanh nghiệp tạo một lợi tức đầu tư ROI tốt, và được sửdụng rộng rãi khi doanh nghiệp muốn thúc đẩy sự phát triển kinh doanh với các sản phẩm, dịch vụ mới, kể cả các sự kiện, những câu chuyện mà doanh nghiệp muốn đưa đến cho người tiêu dùng.

Content marketing (Nội dung marketing)

Tiếp thị nội dung là một cách tiếp thị chiến lược tập trung vào việc tạo và phân phối nội dung có giá trị, phù hợp và nhất quán để thu hút và giữ chân đối tượng được xác định rõ ràng - và cuối cùng là thúc đẩy hành động có lợi từkhách hàng.

Cụthể, có ba lý do chính là lợi ích đối với các doanh nghiệp khi sửdụng tiếp thị nội dung:

- Tăng doanh sốbán hàng - Tiết kiệm chi phí

- Những khách hàng trở nên trung thành hơn

Tiếp thị nội dung cũng cung cấp các lợi ích bổ sung, trong đó nó bỗtrợ các kênh tiếp thị kỹ thuật số khác. Nó cung cấp nội dung bổ sung cho tiếp thị truyền thông xã hội (Social Media Marketing) và đóng góp vào tăng trưởng SEO thông qua cách tạo các kết nối truy cập tự nhiên, và xây dựng vị trí trang web của doanh nghiệp tốt hơn khi tìm kiếm trong các công cụtìm kiếm. Trên thực tế, đối với nhiều công ty, phần lớn nỗlực SEO của họnên tập trung vào tiếp thị nội dung.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(23)

1.1.2.3 Các bước thực thi Marketing Online o Bước 1:Xác định chân dung khách hàng

Xác định khách hàng của bạn cũng quan trọng như việc chọn hoặc tạo ra sản phẩm hoặc đặt tên cho doanh nghiệp của bạn. Nếu bạn chưa thực hiện một kế hoạch marketing, bạn cần thực hiện bài tập này.

o Bước 2:Đặt ra mục tiêu

Doanh nghiệp cần xác định rõ mục tiêu của mình khi bắt đầu tham gia vào Marketing Online, mục tiêu càng rõ ràng và cụ thểsẽ giúp doanh nghiệp có một định hướng rõ ràng cho kế hoạch của mình. Ngoài ra mục tiêu cụ thể còn giúp cho người làm marketing cho doanh nghiệp và doanh nghiệp dễdàng tiến hành đo lường và phân tích hiệu quảcủa kếhoạch Marketing Online.

Một sốmục tiêu trong kếhoạch Marketing Online:

- Xây dựng lòng tin và mối quan hệvới khách hàng - Thu thập dữliệu khách hàng & khách hàng tiềm năng -Tăng cường tính nhận diện thương hiệu

- Xây dựng cộng đồng khách hàng thân thiết, trung thành - Doanh thu kỳvọng từcác kênh trực tuyến

o Bước 3: Lập kếhoạch Marketing Online

Sau khi đã phân tích và xácđịnh mục tiêu cụthể, việc tiếp theo cần làm của bộphận chuyên trách là lên kếhoạch Marketing Online. Kếhoạch càng chi tiết thì càng dễdàng quản lí và hiệu quảcàng cao. Các tiêu chí cần được xác định rõ trong bản kếhoạch:

-Thông điệp và đối tượng tiếp nhận quảng cáo - Ngân sách

- Thời gian chạy chiến dịch

- Hiệu quảmong muốn thu được sau chiến dịch.

- Những rủi ro có thểgặp o Bước 4: Lựa chọn công cụ

Với từng mục tiêu khác nhau, doanh nghiệp có thểáp dụng từng công cụ để thực hiện một cách hiệu quả.

Một sốcông cụ như:

Trường Đại học Kinh tế Huế

(24)

-SEO (Search Engine Marketing) - Quảng cáo Google (Google Adwords)

- Social Media Marketing: FacebookMarketing, Blog Marketing…

- Email Marketing - Mobile Marketing

o Bước 5: Đo lường và điều chỉnh

Một trong những ưu thế vượt trội của Marketing Online so với Marketing truyền thống là khả năng đo lường cực tốt dựa trên những con sốthống kê cụ thể. Đồng thời bạn có thểdễ dàng điều chỉnh kếhoạch Marketing Online trong quá trình thực hiện để tối ưu hóa hiệu quảkếhoạch Marketing Online.

1.1.3 Đánh giá hoạt động Marketing Online:

1.1.3.4 Công cụ đánh giá hiệu quả hoạt động tổng quát Marketing Online

KPI là một cách hữu ích để Nhà tiếp thị có thể đặt kỳ vọng và quan sát được những hiệu quả đạt được. Đối với rất nhiều người, tính hiệu quả của hoạt động tiếp thị trực tuyến có thể được coi là khó đo lường nhưng thực sự không phải vậy. Trên thực tế, việc đo lường tiến trình cho chiến dịch trực tuyến thường dễ dàng hơn so với chiến dịch ngoại tuyến.

Theo truyền thống, tiếp thị hiệu quảcó thể được nhìn nhận đơn giản như tăng doanh thu tổng thể hoặc doanh số bán một sản phẩm cụ thể. Nhưng trong thế giới kỹ thuật số, có rất nhiều chỉ số khác để đo lường thành công - doanh số và doanh thu rõ ràng vẫn thực sự quan trọng, nhưng mức độ tương tác và khả năng hiển thị thương hiệu hoặc sựcải thiện về lượt theo dõi trên mạng xã hội hoặc kết quảtìm kiếm không phải trảtiền cũng là những dấu hiệu thành công.

HubSpot - Giải pháp tất cảtrong một cho các kếhoạch tiếp thị kỹthuật số:

Với trang tổng quan đơn giản, doanh nghiệp có thể xem nhanh chính xác trang web, các kênh truyền thông xã hội, trang đích và lời kêu gọi hành động của mìnhđang hoạt động như thế nào. HubSpot còn cho ta biết đã có bao nhiêu lượt truy cập và những khách truy cập đó đến từ đâu, so sánh đơn vị với các đối thủcạnh tranh và bạn nhận được bao nhiêu liên kết đến.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(25)

Nó cũng có một sốcông cụ SEO đơn giản đểgiúp bạn theo dõi cách xếp hạng và lượng truy cập bạn nhận được, từcác từkhóa cụthể.

Google Analytics - Theo dõi các chỉsốchặt chẽ

Google Analytics là công cụ được sửdụng nhiều nhất để phân tích trang web trên internet. Phiên bản cơ bản được sửdụng miễn phí, trong khi Analytics 360 là dịch vụ trả phí cao cấp được thiết kế cho các chủ doanh nghiệp cần nhiều hơn một chút từ phân tích trang web của họ.

Các đơn vịcó thể quan sát các thông tin cơ bản trong dễdàng trên bảng điều khiển phân tích chính và ta có thể tìm hiểu, nghiên cứu sâu thông qua các sơ đồ với các số liệu cần thiết. Đó là một chức năng chính bên cạnh những chức năng hữu ích khác.

Google Analytics giúp các nhà tiếp thị dễ dàng theo dõi và báo cáo về tỷ lệ thoát, chuyển đổi, số lần xem trang, chuyển đổi khách truy cập và phân đoạn - tất cảcác chỉ số cơ bản cho thấy hoạt động tiếp thị kỹ thuật số của doanh nghiệp đang phát triển mạnh hay đang trì trệ.

Hootsuite - tận dụng tối đa mạng xã hội:

Hootsuite là một công cụkhác mà nhiều chuyên gia trong lĩnh vực khuyên dùng và nó chủyếu được thiết kế để quản lý nhiều kênh truyền thông xã hội (từ như Facebook, Twitter, LinkedIn và Instagram đến các ứng dụng thích hợp hơn như Tumblr, MailChimp hoặc Reddit). Tất cả được tích hợp ở một nơi, vì vậy nhà quản lý không cần liên tục chuyển đổi giữa cácứng dụng và gặp những cản trở bất tiện. Công cụnày đặc biệt chứa một sốcông cụbáo cáo tích hợp hữu ích.

Cung cấp phân tích thời gian thực vềcác chỉ sốtruyền thông xã hội, bao gồm người theo dõi, đề cập, tương tác, nhấp chuột vào các liên kết trong nội dung của kênh và hiệu suất của nhóm truyền thông xã hội trong việc phản hồi tin nhắn. Công cụ này khiến việc tính toán và thểhiện ROI của các nền tảng xã hội trởn nên dễ dàng hơn.

Hootsuite cũng cung cấp thông tin chi tiết về các phân khúc thị trường khác nhau đang thảo luận về thương hiệu của doanh nghiệp và cách thức -cho dù các đềcập nói chung là tích cực, tiêu cực hay trung lập giữa các nhóm khác nhau. Thông tin về đánh giá từxã hội này có thểlà chìa khóa quan trọng khi thước đo thành công của đơn

Trường Đại học Kinh tế Huế

(26)

vị tập trung hơn vào nhận thức về thương hiệu và mức độ tương tác, hơn là cải thiện doanh sốbán hàng hoặc lượt tải xuống một mặt hàng nhất định.

1.1.3.5 Đánh giá hoạt động Marketing Online qua mạng xã hội

Theo một số mô hình lý thuyết nền tảng như thuyết hành động hợp lý (TRA), thuyết vềhành vi có kếhoạch (TPB) và lý thuyết phân rã hành vi có kếhoạch (DTPB), thái độcủa chủthể đối với một sựviệc là một trong hai nhân tốchínhảnh hưởng đến ý định hành vi của người đó. Đồng thời, dựa trên các công trình nghiên cứu có liên quan, có thểthấy các yếu tốthuộc kênh quảng cáo/truyền thông qua MXH sẽ ảnh hưởng đến ý định hành vi của người tiêu dùng, gián tiếp thông qua thái độ của họ đối với các quảng cáo vềsản phẩm, dịch vụ đó:

Tính thông tin qua mạng xã hội: Yếu tố thông tin đề cập đến khả năng cung cấp thông tin có liên quan cho người tiêu dùng một cách hiệu quả, là lượng thông tin mà người tiêu dùng thu nhận được từ quảng cáo. Nó là một yếu tố quan trọng đối với quảng cáo qua MXH vì khách hàng tiềm năng thường đòi hỏi các thông tin bổ sung cho sản phẩm mà họcó nhu cầu (Nguyễn Duy Thanh và ctv., 2013).

Tính giải trí của quảng cáo, truyền thông qua mạng xã hội: có thể được hiểu là mức độ cảm xúc mang lại cho người dùng khi xem quảng cáo. Nghiên cứu của Tsang (2004), Ashmawy (2014) cho thấy tính giải trí trong thông tin QCTT có tác động tích cực đến giá trịnhận thức và thái độcủa người tiêu dùng.

Sự tin cậy của quảng cáo, truyền thông qua mạng xã hội: Sự tin cậy được định nghĩa là sự kỳ vọng lạc quan về kết quả của một sự kiện hay hành vi của con người hoặc là nhận thức của người tiêu dùng vềtính trung thực và khả năng có thể tin tưởng của quảng cáo và các nhà quảng cáo nói chung (Bamoriya et al., 2012).

Tính tương tác –xã hội của quảng cáo, truyền thông qua mạng xã hội:Tính tương tác là mức độ tương tác giữa người dùng với các loại hình quảng cáo, được mô tả như là phương tiện đểcác cá nhân giao tiếp hiệu quảvới nhau, bất kểkhoảng cách và thời gian; đồng thời nó còn là một đặc tính của môi trường trong đó cho phép người sử dụng tham gia sáng tạo và vui chơi giải trí. Sự tương tác trên Internet thay đổi cách thức mà người sửdụng cảm nhận đối với quảng cáo theo Yaakop et al. (2013).

Trường Đại học Kinh tế Huế

(27)

Bảng 1.1 Các nhân tố đánh giá hiệu quảhoạt động online qua mạng xã hội

STT Nhân tố Nguồn

1 Tính thông tin Blanco et al. (2010), Nguyễn Duy Thanh và ctv.

(2013), Tsang et al. (2014), Ashmawy (2014) 2 Tính giải trí Blanco et al. (2010), Nguyễn Duy Thanh và ctv.

(2013), Tsang et al. (2014), Ashmawy (2014)

3 Tính tin cậy

Yaakop et al. (2012), Bamoriya et al. (2012), Nguyễn Duy Thanh và ctv. (2013), Tsang et al.

(2014), Ashmawy (2014)

4 Tính tương tác –xã hội

Radder et al. (2010), Yaakop et al. (2012), Nguyễn Duy Thanh và ctv. (2013), Ashmawy (2014)

Nguồn: Tổng hợp các nghiên cứu 1.2 Cơ sở thực tiễn

1.2.1 Vai trò và xu hướng Marketing mạng xã hội trên toàn cầu

“Cách mạng công nghiệp 4.0” đang diễn ra trên khắp thếgiới. Nó mang đến cho nhân loại cơ hội để thay đổi bộ mặt các nền kinh tế, nhưng cũng tiềmẩn những rủi ro khôn lường. Trong thời đại 4.0 đó, Marketing Online ngày càng trở nên phố biến và vai trò quan trọng có phần vượt qua các phương thức Marketing truyền thống. Với việc con người ngày càng phụthuộc vào Internet trong các hoạt động hàng ngày, việc quảng bá sản phẩm, thương hiệu theo hình thức trực tuyến là điều mà bất cứ doanh nghiệp/ tổchức nào cũng cần thực hiện.

Thông qua dữliệu mới nhất từ Báo Cáo Digital Toàn Cầu Q1/2020 cho thấy số người dùng internet (internet users) và người dùng phương tiện truyền thông xã hội (social media users) trên toàn thếgiới đã tăng hơn 300 triệu trong mười hai tháng qua.

Đặc biệt với cuộc sống xã hội hiện nay, internet và marketing online là một phần không thể thiếu, là động lực cho sự phát triển của toàn xã hội. Thông qua các con số biết nói từsố liệu thống kê toàn cầu người dùng sử dụng Digital cho thấy người dùng kết nối Digital đang tiếp tục phát triển với tốc độ ấn tượng trên toàn thếgiới.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(28)

Tính đến tháng 7 năm 2020, dân số thếgiới là 7.79 tỷ người (tăng thêm 400 triệu người từ tháng 1 năm 2020), trong đó có hơn 4.57 tỷ người có tiếp cận Internet (tương đươngvới tỷlệthâm nhập là 59%), có 5.19 tỷ thuê bao điện thoại di động (tương đương với tỉlệthâm nhập là 67%). Số người đang sửdụng mạng xã hội là 3.96 tỷ (tương đương với tỷlệthâm nhập là 51%), tăng thêm 160 triệu người (tương ứng tỷlệthâm nhập là 2%) từ tháng 1 năm 2020.

Điều này có nghĩa, cho đến hiện tại, có hơn một nửa dân số thế giới đang sử dụng mạng xã hội, và ước tính trong mỗi giây có thêm khoảng 12 người dùng mạng xã hội trên toàn cầu. Sở dĩ có sự tăng trưởng mạnh mẽ này đó là do trong đại dịch Covid-19, người dùng Internet có nhu cầu truy cập tin tức và giải trí ngay trên mạng xã hội.

Tại khu vực Đông Nam Á (ĐNA), tỉlệthâm nhập Internet và mạng xã hội cao hơn so với thếgiới, với các con sốlần lượt là 66% (Internet) và 63% (mạng xã hội), và 81%

người dùng mạng xã hội từ 13 tuổi trở lên chỉ xếp sau Trung Mỹ (86%) và Bắc Mỹ (82%).

Hình1: Tổng quan vềsửdụng Digital toàn cầu trong Q1.2020

(Nguồn: Báo cáo từsốliệu thống kê toàn cầu người sửdụng Digital trong quý 1 năm 2020 được xuất bản bởi Hootsuite và We Are Social)

Từnhững tình hình thật sựrất biến động như năm 2020 qua, đã có các bước ngoặt thay đổi lớn trong hoạt động digital, điều này xảy ra đặc biệt có thểthấy là tại các quốc gia

Trường Đại học Kinh tế Huế

(29)

– nơi phải chịu ảnh hưởng nghiêm trọng và rõ ràng nhất bởi cơn đại dịch Covid-19.

Một mặt từ sự kiện này, đó là sự gia tăng đáng kể trong việc sử dụng phương tiện truyền thông xã hội, điểm nhấn video call. Cùng với đó là sự bùng nổ mạnh mẽ của kênh thương mại điện tử, nổi bật là các sản phẩm tiêu dùng thiết yếu. Từ đó bên cạnh nhìn nhận những thách thức được đặt ra, các

nhà quảng cáo hoạt động trên kênh digital cũng tìm thấy nhiều cơ hội hơn.

Hình2: Các loi nội dung đáng quan tâm trong thời kCOVID-19 Q1/2020 (Nguồn: Báo cáo từsốliệu thống kê toàn cầu người sửdụng Digital trong quý 1

năm 2020 được xuất bản bởi Hootsuite và We Are Social)

Nhiều người nói rằng họ hy vọng thói quen mới của họ sẽ tiếp tục sau khi dịch Covid-19 qua đi. 57% người dùng internet nói rằng họ hy vọng sẽtiếp tục xem nhiều nội dung hơn trên các dịch vụ phát trực tuyến và 15% nói rằng họ sẽ tiếp tục dành nhiều thời gian hơn đểsửdụng phương tiện truyền thông xã hội.

Cũng theo đó, Facebook vẫn làứng dụng mạng xã hội được sửdụng nhiều nhất.

Tiktok đang bám sát Instagram (mặc dù Tiktok vẫn đang kín tiếng về số liệu người dùng). Các nhà quảng cáo hiện có thểtiếp cận hơn 2 tỷ người trên Facebook. So với số lượng advertising audience We Are Social và Hootsuite đã báo cáo trong Global Digital 2020 hồi đầu năm, Facebook đã có thêm 76 triệu người xem quảng cáo trên tính đến tháng 3 năm 2020 so với tháng 12 năm 2019. Phần lớn đến từ Ấn Độ và Hoa Kỳ. Nguồn: We Are Social & Hootsuite

Trường Đại học Kinh tế Huế

(30)

Hình3: Thứhạng cácứng dụng điện thoại trên toàn cầu Q1/2020

(Nguồn: Báo cáo từsốliệu thống kê toàn cầu người sửdụng Digital trong quý 1 năm 2020 được xuất bản bởi Hootsuite và We Are Social)

Nghiên cứu từ GlobalWeb Index cho thấy, hơn một nửa số người dùng internet (51%) chấp nhận các thương hiệu tiếp tục quảng cáo như bình thường mặc dù chịu sự ảnh hưởng của Covid-19. Chỉ khoảng 18% cho biết họ không chấp thuận. Dưới 31%

nói rằng họ không chấp nhận cũng không tán thành. Song các thương hiệu cần cẩn trọng trong việc sửdụng thông điệp truyền thông. Nguồn: We Are Social & Hootsuite

Hình4: Thhng tiếp cn qung cáo Facebookcác quc gia trên thếgii Q1/2020

Trường Đại học Kinh tế Huế

(31)

(Nguồn: Báo cáo từsốliệu thống kê toàn cầu người sửdụng Digital trong quý 1 năm 2020 được xuất bản bởi Hootsuite và We Are Social) Từ đó những bảng thống kê, có thể thấy được số lượng người sử dụng mạng internet đang ngày càng gia tăng và là xu hướng. Có thể nói ít có thiết bị quảng cáo truyền thống nào như tivi, radio hay báo giấy lại có sức ảnh hưởng lớn như vậy.

Internet đã góp phần rất lớn trong việc xóa bỏ các ranh giới trong hoạt động tiếp thị, khi mà các thiết bị như tivi, đồng hồthông minh, máy tính bỏ túi… bắt đầu được nối mạng. Chúng ta có thể thấy rằng, đây chính là thời điểm mà hoạt động kinh doanh thương mại điện tử có cơ hội phát triển vượt bậc. Đây cũng chính là tiền đề tạo nên bước nhảy vọt của online marketing (hay internet marketing) nói riêng và digital marketing nói chung trong hoạt động kinh doanh.

1.2.2 Tình hình tiếp cận Marketing Online/mạng xã hội ở nước ta hiện nay

Việt Nam là một đất nước đang phát triển nhưng đang được đánh giá cao vềkhía cạnh tốc độ gia tăng nhanh chóng vềviệc sửdụng mạng internet, được xem như là một khu vực có tiềm năng đầu tư. Internet ở Việt Nam đã tăng trưởng gấp 100 lần trong vòng 10 năm qua, là một trong những quốc gia có tỷlệ tăng trưởng cao nhất thếgiới.

Tuy nhiên, quy mô thị trường quảng cáo trực tuyến của Việt Nam còn nhỏvới ước tính doanh số 278 tỉ đồng trong năm 2009, chỉ bằng 2% tổng chi tiêu quảng cáo của thị trường dù đã tăng 71% so với năm 2008.

Tính đến năm 2020, dân số Việt Nam đạt mốc xấp xỉ 97 triệu dân, với tỷ lệ dân thành thị là 38%.Cùng trong năm này, có 64 triệu người sử dụng Internet, tăng đến 28% so với năm 2017. Tuy nhiên, theo báo cáo mới nhất vào tháng 2/2020 thì Việt Nam đã có 67 triệu người dùng Internet. Đây chính là một thị trường marketing tiềm năng nói chung và marketing online nói riêng cho các doanh nghiệp phát triển.

Theo báo cáo thống kê toàn cầu người sử dụng Digital trong năm 2020 được xuất bản bởi Hootsuite và We Are Social, bối cảnh Digital tại Việt Nam còn phát triển mạnh mẽ hơn mức trung bìnhĐông Nam Á. Trong tổng số 96.9 triệu dân, có 68 triệu người tiếp cận với Internet (tương đương với tỉ lệ thâm nhập là 70%); có tổng cộng hơn 145 triệu thuê bao di động (nghĩa là trung bình mỗi người sử dụng 1.5 số điện thoại). Số lượng tài khoản mạng xã hội đang kích hoạt ở Việt Nam là 65 triệu, tương đương tỷ lệ thâm nhập là

Trường Đại học Kinh tế Huế

(32)

67%. Mặc dù vẫn đứng sau một số nước ĐNA khác, nhưng vẫn cao hơn nhiều so với mức trung bình của khu vực và thế giới.

Đáng chú ý là trong số những người được khảo sát, có đến 93% sử dụng smartphone nhưng chỉ có 22% sử dụng điện thoại không thông minh, chứng tỏ smartphone giờ đã trở thành chuẩn mực của ngành điện thoại, và là cánh cửa mở ra nhiều thói quen của tương lai.

Hình5: Tình hình sdụng các phương tiện media ti Việt Nam tháng 1 năm 2020 (Nguồn:Hootsuite và We Are Social)

Trong nhóm người từ 16-64 tuổi được khảo sát, ngoài smartphone, có 65% sở hữu laptop, 32% có ít nhất một máy tính bảng. Và điều đáng chú ý ở slide này đó là 9.6% số người được hỏi có sở hữu thiết bị xem TV và streaming trên Internet (ví dụ như smart TV, Android TV), 13% sở hữu smarthome và 18% sở hữu các thiết bị đeo tay.

Những con số này chứng minh rằng việc tiếp cận Internet của người Việt Nam hiện nay đã trở nên phổ biến, dễ dàng và đa dạng hơn. Điện thoại và máy tính vẫn chiếm phần lớn, nhưng bắt đầu có sự xuất hiện của những thiết bị cá nhân hơn, như smart TV, smarthome, thiết bị đeo, game và cả thực tế ảo. Chúng ta nên lưu tâm để cân nhắc mức độ đầu tư nội dung và kênh tiếp cận người tiêu dùng tương ứng. Như

Trường Đại học Kinh tế Huế

(33)

vậy Digital Marketing là cách tiếp cận khách hàng tất yếu của doanh nghiệp. Việt Nam không nằm ngoài tốc độ tăng trưởng của nền Digital Marketing thếgiới.

Những kênh mạng xã hội phổ biến nhất trên thế giới hiện nay là Facebook, YouTube, WhatsApp, Messenger, Wechat, Instagram, TikTok. Tại Việt Nam, Zalo nằm trong top 5 mạng xã hội được truy cập nhiều nhất, đứng ngang với Messenger, đứng sau Facebook và YouTube có Instagram, TikTok, Twitter, Skype và Viber.

Có thể khẳng định, Facebook vẫn là kênh phổ biến nhất tại Việt Nam nên được marketer lựa chọn nhiều nhất cho chiến dịch marketing. Đào sâu vào Facebook, các bạn có thể đọc được nhiều sốliệu cụthểtừ Facebook Ads, như có 61 triệu tài khoản có thểtiếp cận được bằng Facebook Ads, tương ứng với 79% dân sốtừ độtuổi trên 13, có nghĩa là chúng ta có thể tiếp cận được hơn 80% đối tượng mục tiêu trên 13 tuổi tại Việt Nam. Ngoài Facebook, Instagram và TikTok đang có được sự tăng trưởng rất đáng kể. Có thể thấy, người dùng Internet đang có xu hướng phân hoá việc sử dụng các mạng xã hội riêng (niche social media) hơn là chỉ dùng Facebook như 5 năm trước.

Hình6: Tình hình sdng các mng xã hi ti Việt Nam tháng 1 năm 2020 (Nguồn:Hootsuite và We Are Social)

Dựa vào những chỉ sốtrên thì có thểnhận định rằng thị trường Digital Marketing của Việt Nam nửa đầu năm 2020 đang có nhiều sự biến động. Các doanh nghiệp vẫn

Trườn

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan