• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hồng Thái Đông #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bo

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hồng Thái Đông #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bo"

Copied!
26
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 24

Ngày soạn: 1/ 3/ 2018

Ngày giảng: Thứ 2/ 05/ 3/ 2018

Tập đọc QUẢ TIM KHỈ

I. MỤC TIÊU

1, Kiến thức: Hiểu nội dung bài: Khỉ kết bạn với Cá Sấu, bị Cá Sấu lừa nhưng Khỉ đã khôn khéo thoát nạn. Những kẻ bội bạc như Cá Sấu không bao giờ có bạn.

(Trả lời được câu hỏi 1, 2, 3, 5 SGK) HS năng khiếu trả lời được câu hỏi 4

2, Kỹ năng: Đọc trôi chảy toàn bài. Ngắt nghỉ hơi đúng. Biết đọc phân biệt lời người kể với lời nhân vật (Khỉ, Cá Sấu).

3, Thái độ: Mở rộng vốn sống, ghét sự gian ngoan, xảo quyệt.

II. CÁC KĨ NĂNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC

- Ra quyết định ứng phó với căng thẳng . - Tư duy sáng tạo.

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Tranh minh hoạ.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

A. Kiểm tra bài cũ (5’)

- Yêu cầu HS đọc bài Nội quy đảo Khỉ, trả lời câu hỏi:

- Nội quy đảo Khỉ có mấy điều?

- Vì sao Khỉ Nâu lại cười khoái chí?

- GV nhận xét B. Bài mới

1. Giới thiệu bài: (2’)

- GV nêu nội dung và ghi tên bài.

2. Dạy bài mới:

a. Đọc mẫu (5’)

+ GV đọc mẫu: Hướng dẫn giọng đọc toàn bài.

b. Luyện đọc câu kết hợp giải nghĩa từ (7’)

- Đọc tiếp nối câu

- GV yêu cầu HS đọc nối tiếp câu

- GV kết hợp sửa sai phát âm cho học sinh (luyện đọc từ, tiếng khó HS phát âm sai)

- Gọi vài HS đọc lại từ tiếng khó, Cho cả lớp đọc

- Sửa lỗi phát âm cho HS.

c. Đọc từng đoạn trước lớp (10’) - Bài có mấy đoạn?

- GV treo bảng phụ lên bảng và HD HS

- 2 HS đọc và trả lời câu hỏi của GV.

- HS khác nhận xét.

- Cả lớp theo dõi SGK

- HS tiếp nối nhau đọc từng câu - leo trèo, quẫy mạnh, sần sùi, nhọn hoắt, lưỡi cưa, nước mắt, trấn tĩnh, lủi mất.

- Cá nhân, ĐT

- HS nêu: 3 đoạn

(2)

đọc câu văn dài trên bảng phụ, GV đọc mẫu

+ Bạn là ai?// Vì sao bạn khóc?// (giọng lo lắng, quan tâm)

+ Tôi là Cá sấu.// Tôi khóc vì chẳng ai chơi với tôi.// (giọng buồn bã, tủi thân) + Vua của chúng tôi ốm nặng,/ phải ăn 1 quả tim khỉ mới khỏi.//Tôi cần quả tim của bạn.//

+ Chuyện quan trọng vậy// mà bạn chẳng báo trước.// Quả tim tôi để ở nhà.// Mau đưa tôi về,// tôi sẽ lấy tim dâng lên vua của bạn.// (giọng bình tĩnh, tự tin).

- Gọi HS đọc câu văn dài

- GV gọi HS đọc đoạn 1 + giúp HS giải nghĩa từ khó trong các đoạn

+ Đoạn 2, 3, 4 tương tự

- Gọi 4 HS tiếp nối nhau đọc 4 đoạn - Đọc từng đoạn trong nhóm

- GV chia nhóm: 2HS/ bàn/nhóm - GV yêu cầu thời gian

d. Thi đọc (10)

- Mời các nhóm cử đại diện thi đọc - GV nhận xét khen ngợi

- Đọc đồng thanh

Tiết 2 3. Tìm hiểu bài (12’)

- Tìm những từ ngữ miêu tả hình dáng của Cá Sấu?

- Khỉ gặp Cá Sấu trong hoàn cảnh nào?

- Cá Sấu định lừa Khỉ như thế nào?

- Tìm những từ ngữ miêu tả thái độ của Khỉ khi biết cá Sấu lừa mình?

- Khỉ đã nghĩ ra mẹo gì để thoát nạn?

- Vì sao Khỉ lại gọi Cá Sấu là con vật bội bạc?

- Tại sao Cá Sấu lại tẽn tò, lủi mất?

- HS nghe

- HS đọc

- HS đọc tiếp nối đoạn.

- Cả lớp theo dõi SGK - Các nhóm luyện đọc - Cả lớp theo dõi nhận xét

- HS thi đọc ĐT, đọc cá nhân.

- Da sần sùi, dài thượt, răng nhọn hoắt, mắt ti hí.

- Cá Sấu nước mắt chảy dài vì không có ai chơi.

- Cá Sấu giả vờ mời Khỉ đến nhà chơi và định nấu quả tim của Khỉ.

- Đầu tiên Khỉ hoảng sợ, sau đó lấy lại bình tĩnh.

- Khỉ lừa lại Cá Sấu bằng cách hứa vẫn giúp và nói rằng quả tim của Khỉđang để ở nhà nên phải quay về nhà mới lấy được.

- Vì Cá Sấu xử tệ với Khỉ trong khi Khỉ coi Cá Sấu là người bạn thân.

(3)

- Theo em, Khỉ là con vật như thế nào?

- Còn Cá Sấu thì sao?

- Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì?

- GV rút ra nội dung bài.

- Gọi vài HS đọc lại 4. Luyện đọc lại (18’)

- GV tổ chức cho 2 đội thi đua đọc - GV gọi 3 HS đọc lại truyện theo vai (người dẫn chuyện, Cá Sấu, Khỉ) - Theo em, khóc và chảy nước mắt có giống nhau không?

- GV giảng thêm: Cá Sấu thường chảy nước mắt, do khỉ nhai thức ăn, tuyến nước mắt của cá sấu bị ép lại chứ không phải do nó thương xót hay buồn khổ điều gì. Chính vì thế nhân dân ta thường có câu: “Nước mắt cá sấu” là để chỉ những kẻ giả dối, giả nhân, giả nghĩa.

- GV nhận xét, tuyên dương.

C. Củng cố, dặn dò (5’)

- Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì?

- GV nhận xét giờ học

- Dặn về nhà đọc bài, chuẩn bị bài: Voi nhà.

- Vì nó lộ rõ bộ mặt là kẻ xấu.

- Khỉ là người bạn tốt, rất thông minh.

- Cá Sấu là kẻ bội bạc.

- Không ai muốn chơi với kẻ ác./ Phải chân thật trong tình bạn./ Những kẻ bội bạc, giả dối thì không bao giờ có bạn.

- 2 đội thi đua đọc trước lớp.

- Không giống nhau vì khóc là do buồn khổ, thương xót hay đau đớn, còn chảy nước mắt có thể do nguyên nhân khác như bị hạt bụi bay vào mắt, cười nhiều,

- HS nhận xét.

- Trả lời - HS nghe.

_____________________________________

Toán LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: : Biết cách tìm thừa số x trong các bài tập dạng: x x a = b; a x x = b. Tìm một thừa số chưa biết. Biết giải toán có một phếp tính chia trong bảng chia 3.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng tìm x, giải toán có lới văn

3. Thái độ: HS có tính cẩn thận, kiên trì, khoa học và chính xác và biết áp dụng vào cuộc sống hàng ngày

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- 3 tấm bìa ghi tên các thành phần, bảng phụ - HS: Vở bài tậpToán

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

A. Kiểm tra bài cũ (5’) - Gọi HS lên bảng làm bài

- Tìm y: y x 2 = 8 y x 3 = 15 - Muốn tìm thừa số chưa biết ta làm như thế nào?

- 2 HS làm bảng

- Cả lớp làm bài bảng con.

- Nhận xét

(4)

- GV nhận xét . B. Bài mới

1. Giới thiệu bài: (1’) - Giới thiệu, nêu mục tiêu 2. Thực hành

* Bài 1 (7’)

- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 1.

- Yêu cầu HS làm bài - GV nhận xét

- Muốn tìm thừa số chưa biết ta làm như thế nào?

* Bài 2 (7’)

- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 2.

- Yêu cầu HS làm bài - GV nhận xét

- Muốn tìm thừa số chưa biết ta làm như thế nào?

* Bài 3 (8’)

- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?

- Yêu cầu HS thực hiện phép tính để tìm số ở ô trống.

- Muốn tìm thừa số chưa biết ta làm như thế nào?

* Bài 4 (8’)

- Gọi HS đọc bài toán - Bài toán cho biết gì?

- Bài toán hỏi gì?

- Muốn biết mỗi túi có bao nhiêu ki-lo- gam gạo ta làm như thế nào?

- Nhận xét

- Giải bài toán có lời văn thực hiện qua mấy bước?

C. Củng cố, dặn dò (4’) - Tìm x biết : 3 x X = 30

A. x = 8 B. x = 9 C. x = 10 - Nhận xét tiết học.

- Dặn dò về nhà học bài, chuẩn bị bài sau:

Bảng chia 4

- Nghe

- 1 HS đọc cả lớp theo dõi SGK - 3HS làm bảng, lớp làm VBT.

x x 2 = 4 2 x x = 12 x = 4 : 2 x = 12 : 2 x = 2 x = 6 - Nhận xét

- 1 HS đọc cả lớp theo dõi SGK - HS làm bài cá nhân

y x 2 = 10 2 x y = 10 y = 10 : 2 y = 10 : 2 y = 5 y = 5 - Nhận xét

- HS đọc - HS làm

T.Số 2 2 2 3 3 3

T.Số 6 6 3 2 5 5

Tích 12 12 6 6 15 15

- HS nhận xét.

- HS nêu yêu cầu bài tập.

- HS thực hiện phép tính và tính Bài giải

Số kg gạo trong mỗi túi là:

12 : 3 = 4 (kg) Đáp số: 4 kg.

Nhận xét

- HS trả lời.

- HS nghe

_______________________________________

Đạo đức

LỊCH SỰ KHI NHẬN VÀ GỌI ĐIỆN THOẠI(Tiết 2)

(5)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Biết một số câu yêu cầu tối thiểu khi nhận và gọi điện thoại.

2. Kỹ năng: Biết sử lí một số tình huống đơn giản, thường gặp hàng ngày khi nhận và gọi điện thoại, biết lịch sự khi nhận và gọi điện thoại là biểu hiện của nếp sống văn minh.

3. Thái độ: Biết xử lí một số tình huống đơn giản thường gặp khi nhận và gọi điện thoại trong cuộc sống hàng ngày.

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG ĐƯỢC GIÁO DỤC

- Kĩ năng giao tiếp lịch sự khi gọi điện thoại

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Bộ đồ chơi điện thoại.

- HS: Vở bài tập đạo đức

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

A. Kiểm tra bài cũ (5’)

- Khi nhận và gọi điện thoại cần lưu ý nói như thế nào?

- Lịch sự khi nhận và gọi điện thoại thể hiện sự tôn trọng những ai?

- Nhận xét B. Bài mới

1. Giới thiệu bài (1’)

- Nêu mục tiêu và ghi tên bài 2. Hoạt động 1: (18’) Đóng vai

- GV yêu cầu HS thảo luận và đóng vai theo cặp

- GV đưa một số tình huống :

+ Tình huống 1: Bạn Nam gọi điện cho bà ngoại để hỏi thăm sức khỏe.

+ Tình huống 2: Một người gọi nhầm số điện thoại nhà Tâm

+ Tình huống 3: Bạn Tâm định gọi điện thoại cho bạn nhưng lại bấm nhầm số máy nhà người khác .

- Cách trò chuyện qua điện thoại như vậy đã lịch sự chưa? Vì sao?

- GV nhận xét và chốt lại tình huống đúng.

+ GV kết luận: Dù ở trong tình huống nào, em cũng cần phải cư xử lịch sự .

3. Hoạt động 2: (12’) Xử lí tình huống - GV chia lớp thành 3 nhóm. Mời đại diện các nhóm trưởng lên bảng nhận tình

huống. Mỗi nhóm thảo luận xử lí một tình huống :

- Em sẽ làm gì trong các tình huống sau?

- HS trả lời. Cả lớp theo dõi.

- Nhận xét

- HS nghe

- HS hoạt động nhóm đôi, thảo luận các tình huống.

- Hoạt động nhóm 2.

- Các nhóm sắm vai.

- Các cặp lên sắm vai lại tình huống.

- Các nhóm khác nhận xét, nêu cách ứng xử của nhóm mình nếu khác

- Hoạt động nhóm

- Đại diện các nhóm bốc thăm và đọc to tình huống bốc thăm được.

(6)

Vì sao?

a.Có điện thoại gọi cho mẹ khi vắng nhà?

b. Có điện thoại gọi cho bố, nhưng bố đang bận.

c. Em đang ở nhà bạn chơi, bạn vừa ra ngoài thì chuông điện thoại reo.

- Các nhóm thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm trình bày cách giải quyết trong mỗi tình huống

+ GV yêu cầu HS liên hệ:

- Trong lớp chúng ta, em nào đã gặp tình huống tương tự?

- Em đã làm gì trong tình huống đó?

- Bây giờ nghĩ lại em thấy thế nào?

- Em sẽ ứng xử thế nào nếu gặp lại những tình huống như vậy?

=>GV kết luận chung: Cần phải lịch sự klhi nhận và gọi điện thoại. Điều đó thể hiện lòng tự trọng và tôn trọng người khác C. Củng cố, dặn dò (4’)

- Khi gọi hoặc nhận điện thoại chúng ta cần thê hiện thái độ như thế nào?

- Nhận xét tiết học.

- Về học bài thực hiện những điều đã học.

Chuẩn bị bài sau.

- Các nhóm thảo luận

- Đại diện các nhóm trình bày - Các nhóm khác nhận xét bổ sung

- HS đọc cá nhân, đồng thanh.

- Thái độ lịch sự - HS nghe

Thực hành kiến thức Tiếng Việt ÔN TẬP

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức : Giúp HS củng cố việc ghi nhớ bảng nhân đã học. Giải bài toán có một phép nhân trong bảng nhân 2. Biết tính giá trị của biểu thức số có hai dấu phép tính nhân và cộng trong trường hợp đơn giản.

2. Kĩ năng : HS làm được bài tập đố vui. Tính dộ dài đường gấp khúc bằng cách thuận tiện.

3. Thái độ : HS có ý thức tích cực tự giác.

II. CHUẨN BỊ

- Bảng phụ, vở thực hành.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ: (4’)

- GV gọi 3 HS đọc thuộc lòng bảng nhân đã học. Hỏi - đáp

- HS thực hiện.

- Lớp nhận xét, bổ sung.

(7)

- GV nhận xét.

2. Bài mới

a. Giới thiệu bài (1’) b. Luyện tập

* Bài tập 1: (9’)

- GV quan sát, giúp HS làm bài.

- GV nhận xét, chốt kết quả đúng.

* Bài tập 2 (9’): Viết số...

- GV nhận xét, thống nhất cách làm bài.

- GV quan sát giúp HS.

- GV nhận xét, chốt kết quả đúng.

- Muốn tìm tích ta làm như thế nào ?

* Bài tập 4: (9’)

- Bài toán cho biết gì ? - Bài toán hỏi gì?

- Nhìn tóm tắt nêu lại bài toán ? + Nêu cách đặt lời giải khác ?

- GV: Lưu ý lựa chọn câu lời giải phù hợp

* Bài tập 5: (5’)

- GV sử dụng bảng phụ.

- GV nhận xét, chốt kết quả đúng.

- Muốn tính độ dài đường gấp khúc ta làm như thế nào ?

3. Củng cố, dặn dò: (3’)

- HS đọc thuộc bảng nhân đã học.

- GV nhận xét giờ học

- Về nhà học bài chuẩn bị bài sau.

- HS nêu yêu cầu bài.

- 2 HS lên bảng làm.

- Lớp làm vào vở.

- Chữa bài, nhận xét, bổ sung.

- HS nêu yêu cầu.

- 1 HS làm mẫu.

- HS làm bài cá nhân.

- 2 HS làm bài trên bảng.

- Chữa bài nhận xét đúng - sai . - Thực hiện tính …

- 2 HS đọc bài toán.

- HS tóm tắt miệng

- HS làm bài cá nhân. 1 HS làm bài trên bảng.

- Chữa bài nhận xét đúng, sai Bài giải

9 đôi dép có số chiếc dép là:

2 x 9 = 18 (chiếc)

Đáp số : 18 chiếc dép.

- HS đọc yêu cầu bài.

- HS làm bài vào vở - 2 HS làm trên bảng.

- Giải thích cách làm 2 x 6 = 12

Ngày soạn: 2/ 3/ 2018

Ngày giảng: Thứ 3/ 6/ 3/ 2018

Toán BẢNG CHIA 4

I. MỤC TIÊU

1, Kiến thức: Giúp HS lập bảng chia 4. Nhớ được bảng chia 4. Biết giải toán có một phép chia trong bảng chia 4

2, Kĩ năng: Biết vận dụng bảng chia 4 vào làm bài tập.

(8)

3, Thái độ: HS ham thích học toán,tự giác tích cực có tính cẩn thận trong tính toán, học tập, vận dụng được vào trong cuộc sống hàng ngày.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Bảng phụ, phiếu bài tập.

- HS: Vở bài tập toán

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

A. Kiểm tra bài cũ (5’)

- GV yêu cầu HS làm bài trên bảng tính:

X x 2 = 4 X x 2 = 12 Y x 2 = 8 Y x 2 = 20

- Muốn tìm thừa số chưa biết ta làm như thế nào?

- GV nhận xét B. Bài mới

1. Giới thiệu bài (1’) - Giới thiệu, nêu mục tiêu

2. Giới thiệu phép chia cho 4 (12’) - GV gắn lên bảng 3 tấm bìa, mỗi tấm 4 chấm tròn (như SGK )

- Mỗi tấm bìa có 4 chấm tròn. Hỏi 3 tấm bìa có tất cả bao nhiêu chấm tròn ?

- Trên các tấm bìa có tất cả 12 chấm tròn, mỗi tấm bìa có 3 chấm tròn. Hỏi có mấy tấm bìa ?

- GV nhận xét:Từ phép nhân 4 là 4 x3 = 12 ta có phép chia 4 là 12 : 4 = 3

* Lập bảng chia 4

- GV cho HS thành lập bảng chia 4

- Từ kết quả của phép nhân tìm được phép chia tương ứng

VD : Từ 4 x 1 = 4 có 4 : 4 = 1 Từ 4 x 2 = 8 có 8 : 4 = 2 - Tổ chức HS đọc và học thuộc bảng chia 4 3. Thực hành

* Bài 1 (6’)

- GV yêu cầu HS nêu đề bài - GV yêu cầu HS làm bài vào tập

- GV hường dẫn HS sửa bài bằng cách lần lượt từng HS đứng nêu lại kết quả từng phép tính.

- GV tuyên dương những em làm đúng - Đọc bảng chia 4

* Bài 2 (6’)

- 4 HS làm bảng

- Cả lớp làm bài ra nháp.

- Nhận xét

- Nghe

- HS quan sát - Có 12 chấm tròn

- HS viết phép nhân : 4 x 3 = 12. Có 12 chấm tròn

- HS trả lời: có 3 tấm bìa Viết : 12 : 4 = 3. Có 3 tấm bìa

- HS tự lập bảng chia 4 dựa theo bảng nhân

4 : 4 = 1 24 : 4 = 6 8 : 4 = 2 28 : 4 = 7 12 : 4 = 3 32 : 4 = 8 16 : 4 = 4 36 : 4 = 9 - HS học thuộc bảng chia 4: cá nhân, nhóm, tổ, cả lớp.

- HS nêu: Tính nhẩm - HS làm bài vào vở - Lần lượt từng em đọc:

8 : 4 = 2 12 : 4 = 3 24 : 4 = 6 16 : 4 = 4 40 : 4 = 10 20 : 4 = 5 4 : 4 = 1 28 : 4 = 7 36 : 4 = 9 32 : 4 = 8 - Nhận xét

(9)

- Gọi 1 HS đọc bài toán 2.

- Bài toán cho biết gì?

- Bài toán hỏi gì?

- Yêu cầu HS tự làm bài tập. sau đó mời 1 HS lên bảng làm bài

- Yêu cầu HS nhận xét bài bài trên bảng - GV nhận xét, chữa bài.

- Bài tập vận dụng bảng chia mấy?

* Bài 3 (6’)

- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?

- Bài toán cho biết gì?

- Bài toán hỏi gì?

- Yêu cầu HS tự làm bài tập

- Yêu cầu HS nhận xét bài bài trên bảng - GV nhận xét, chữa bài.

- Bài tập vận dụng bảng chia mấy?

C. Củng cố, dặn dò (4’) - Yêu cầu HS đọc bảng chia 4 - Nhận xét tiết học.

- Dặn dò về nhà học bài, chuẩn bị bài sau:

Một phần tư.

- 1 HS đọc cả lớp theo dõi SGK - HS làm bài.

Tóm tắt Có : 32 HS Xếp : 4 hàng Mỗi hàng: ... HS?

Bài giải

Mỗi hàng có số HS là:

32 : 4 = 8 (học sinh) Đáp số: 8 học sinh - Nhận xét

- HS đọc

- 1 HS làm bảng, lớp làm VBT Bài giải

Xếp được số hàng là:

32 : 4 = 8 (hàng) Đáp số: 8 hàng - Nhận xét

- HS đọc - Lắng nghe _______________________________

Kể chuyện QUẢ TIM KHỈ

I. MỤC TIÊU

1, Kiến thức: HS dựa vào trí nhớ và tranh, kể lại được từng đoạn câu chuyện.

HS năng khiếu biết phân vai dựng lại câu chuyện.

2, Kĩ năng: Rèn kĩ năng nói, kĩ năng nghe: Có khả năng tập trung theo dõi bạn kể chuyện; biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn. Kể tiếp được lời của bạn.

3, Thái độ: HS yêu thích kể chuyện.

II. CÁC KĨ NĂNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC

- Ra quyết định

- Ứng phó với căng thẳng

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Tranh minh hoạ.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

A. Kiểm tra bài cũ (5’)

- Yêu cầu HS tiếp nối nhau kể lại câu chuyện: Bác sĩ Sói

- GV nhận xét.

B. Bài mới

- 2 HS kể

- Cả lớp theo dõi nhận xét

(10)

1. Giới thiệu bài (3’) - Giới thiệu, nêu mục tiêu 2. GV HD kể chuyện (27’) a. Kể lại từng đoạn câu chuyện

- GV yêu cầu HS chia nhóm, dựa vào tranh minh hoạ và gợi ý của GV để kể cho các bạn trong nhóm cùng nghe.

- Yêu cầu các nhóm cử đại diện lên trình bày trước lớp.

- Yêu cầu các nhóm có cùng nhận xét .

* Chú ý khi HS kể GV có thể đặt câu hỏi gợi ý nếu HS còn lúng túng.

+ Đoạn 1:

- Câu chuyện xảy ra ở đâu?

- Cá Sấu có hình dáng như thế nào?

- Khỉ gặp Cá Sấu trong trường hợp nào?

- Khỉ đã hỏi Cá Sấu câu gì?

- Cá Sấu trả lời Khỉ ra sao?

- Tình bạn giữa Khỉ và Cá Sấu như thế nào?

- Đoạn 1 có thể đặt tên là gì?

+ Đoạn 2

- Muốn ăn thịt Khỉ, Cá Sấu đã làm gì?

- Cá Sấu định lừa Khỉ như thế nào?

- Lúc đó thái độ của Khỉ ra sao?

- Khỉ đã nói gì với Cá Sấu?

+ Đoạn 3

- Chuyện gì đã xảy ra khi Khỉ nói với Cá Sấu là Khỉ đã để quả tim của mình ở nhà?

- Khỉ đã nói với Cá Sấu điều gì?

+ Đoạn 4:

- Nghe Khỉ mắng Cá Sấu làm gì?

b. Kể lại toàn bộ câu chuyện.

- Yêu cầu HS kể theo vai

- Nghe

- Chia nhóm, mỗi nhóm 4 HS. Mỗi HS kể về 1 bức tranh. Khi HS kể thì các HS khác lắng nghe và nhận xét, bổ sung cho bạn.

- 1 HS trình bày 1 bức tranh.

- HS nhận xét .

- Câu chuyện xảy ra ở ven sông.

- Cá Sấu da sần sùi, dài thượt, nhe hàm răng nhọn hoắt như 1 lưỡi cưa sắt.

- Cá Sấu hai hàng nước mắt chảy dài vì buồn bã.

- Bạn là ai? Vì sao bạn khóc?

- Tôi là Cá Sấu. Tôi khóc vì chả ai chơi với tôi.

- Ngày nào Cá Sấu cũng đến ăn hoa quả mà Khỉ hái.

=> Khỉ gặp Cá Sấu.

- Mời Khỉ đến nhà chơi.

- Cá Sấu mời Khỉ đến chơi rồi định lấy tim của Khỉ

- Khỉ lúc đầu hoảng sợ rồi sau chấn chỉnh lại.

- Chuyện quan trọng vậy mà bạn chẳng báo trước. Quả tim tôi để ở nhà.

Mau đưa tôi về, tôi sẽ lấy tim dâng lên vua của bạn.

- Cá Sấu tưởng thật đưa Khỉ về. Khỉ trèo lên cây thoát chết

- Con vật bội bạc kia! Đi đi! Chẳng ai thèm kết bạn với những kẻ giả dối như mi đâu.

- Cá Sấu tẽn tò, lặn xuống nước, lủi mất.

(11)

- Yêu cầu HS nhận xét bạn kể

- Chú ý càng nhiều HS được kể càng tốt.

- GV và cả lớp nhận xét.

C. Củng cố - dặn dò (5’)

- Qua câu chuyện em rút ra được bài học gì?

- Giáo dục HS - Nhận xét tiết học.

- Chuẩn bị: Sơn Tinh, Thuỷ Tinh

- HS 1: vai người dẫn chuyện.

- HS 2: vai Khỉ.

- HS 3: vai Cá Sấu - Nhận xét

- Phải thật thà. Trong tình bạn không được dối trá./ Không ai muốn kết bạn với những kẻ bội bạc, giả dối.

- HS nghe

_________________________________________

Tự nhiên và xã hội CÂY SỐNG Ở ĐÂU?

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Biết cây cối có thể sống được ở khắp nơi: trên cạn, dưới nước.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng quan sát và nêu được ví dụ cây sống trên mặt đất, trên núi cao, trên cây khác (tầm gửi) dưới nước.

3. Thái độ: HS có ý thức bảo vệ các loài cây.

* BVMT: Giáo dục HS hiểu lợi ích của cây xanh đối với đời sống từ đó giúp các em biết bào vệ cây cối và thích sưu tầm về cây.

* Tích hợp biển đảo: ( HĐ 1).

- Liên hệ một số cây sống dưới biển.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV:Tranh, bảng phụ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

A. Kiểm tra bài cũ (5’)

- Gia đình em gồm có mấy người? Đó là những ai? Bố em làm nghề gì?

- Để thể hiện lòng yêu quý và kính trọng các thành viên trong nhà trường em cần làm gì?

- GV nhận xét.

B. Bài mới

1. Giới thiệu bài (3’) - Giới thiệu, nêu mục tiêu.

2. Hoạt động 1: Tìm hiểu về đời sống các loại cây (14’)

- Yêu cầu HS mở SGK và thảo luận theo nhóm đôi, trả lời theo câu hỏi sau:

- Hãy nêu nội dung từng tranh và cho biết cây sống ở đâu?

- Theo dõi và sửa sai cho HS.

- HS kể - Nhận xét

- HS nghe

- HS mở SGK và thảo luận theo câu hỏi của GV. Sau 5 phút HS trình bày:

Tranh 1: Vẽ cây thông rạp trên núi, rễ cây bám sâu dưới mặt đất.

Tranh 2: Cây hoa súng được trồng trên mặt hồ, rễ cây mọc sâu dưới nước.

Tranh 3: Cây mọc trong rừng.

(12)

- Các cây sống ở trong rừng, xung quanh nhà, trong vườn là các cây sống ở đâu?

- Còn các cây sống ở ao như cây súng, cây sen là cây sống ở đâu?

- Kể tên một số loài cây sống trong lòng đại dương?

- Em có nhận xét gì về nơi sống của các loại cây?

GV cho HS xem một số tranh:

+ Cây sống được trên vách đá.

+ Cây sống được trong lòng đại dương + Có cây còn sống được trên thân cây khác như cây tầm gửi, cây lan.

=> Kết luận: Cây có thể sống trên vách đá, sa mạc, dưới nước trong lòng đại dương.

3. Hoạt động 2: Liên hệ: Sưu tầm các loại cây (14)

- Chia lớp làm 4 nhóm, cho các nhóm thảo luận, trình bày về tranh ảnh các loại cây sưu tầm được.

- Tuyên dương các nhóm sưu tầm được nhiều loại cây .

- Trồng cây có ích lợi gì?

=> Giáo dục HS cần biết chăm sóc và bảo vệ các loại cây.

*Yêu cầu HS làm bài tập 2 trong VBT.

- Tổ chức cho HS sửa bài theo hình thức thi đua: “Gắn chữ vào hình có sẵn.”

- GV tổng kết và nhận xét.

C. Củng cố, dặn dò (5’)

- Những loại cây nào sống trên cạn?

- Loại cây nào sống ở dưới nước?

- Nhận xét tiết học.

- Dặn dò: Tìm hiểu về lợi ích của các loài cây sống trên cạn.

- Chuẩn bị: Một số loài cây sống trên cạn.

Tranh 4: Cây dừa được trồng xung quanh nhà, mọc trong vườn.

- Cây sống trên cạn.

- Cây sống ở dưới nước.

- San hô, tảo biển….

- Cây sống ở khắp nơi: trên cạn, dưới nước.

- Nhắc lại.

- Quan sát

- Hoạt động nhóm.

- HS thảo luận nhóm và trình bày tranh ảnh sưu tầm được về các cây.

- Các nhóm khác bổ sung, nhận xét.

- Làm cho bầu không khí trong lành, cho bóng mát, làm cảnh, lấy gỗ, lấy quả, làm thuốc.

- HS đọc yêu cầu đề bài và thực hành làm VBT.

- HS lên bảng sửa bài.

- Trả lời - HS nghe

Chính tả QUẢ TIM KHỈ

I. MỤC TIÊU

(13)

1. Kiến thức: Nghe viết xác bài chính tả, trình bày đúng bài Qủa tim khỉ (từ Nó mừng rơn … hái cho ăn). Làm đúng bài tập chính tả.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng nghe viết, ngồi viết, chữ viết cho HS.

3.Thái độ: Có ý thức viết cẩn thận ngồi đúng tư thế.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Bảng phụ

- HS: vở CT, vở BTTV

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

A. Kiểm tra bài cũ (5’)

- 2 HS lên bảng viết các tiếng sau: Tây Nguyên, Mơ-nông, Ê-đê, riêng lẻ, tháng giêng, con dơi

- GV nhận xét B. Bài mới

1. Giới thiệu bài (2’) - Nêu mục tiêu, ghi tên bài 2. HD HS tập viết chính tả (8’) - GV đọc mẫu đoạn viết

- Vì sao Cá Sấu khóc?

- Khỉ đối xử với cá sấu như thế nào?

- Những chữ nào trong bài phải viết hoa?

Vì sao?

- Tìm lời của Khỉ và Cá Sấu?

- Những lời đó được đặt sau dấu gì?

- GV chọn đọc từ HS khó viết hay mắc lỗi:

kết bạn, nghe, hoa quả, Khỉ, Cá Sấu.

- GV nhận xét, sửa sai cho HS 3. HD HS viết bài (12’)

- GV nhắc nhở HS cách cầm bút, để vở, tư thế ngồi, cách nghe để viết.

- GV lưu ý cho HS cách nghe câu dài, cụm từ ngắn để viết bài.

- Soát lỗi

- Thu 5 vở nhận xét

4. HDHS làm bài tập chính tả (8’)

* Bài 2/a:

- Gọi HS đọc yêu cầu

- GV yêu cầu HS làm bảng phụ.

- GV chữa bài

- 2 HS viết bảng - Cả lớp viết ra nháp - Nhận xét

- HS nghe

- 2,3 HS đọc lại đoạn viết.

- Vì không có ai chơi với Cá Sấu - Khỉ kết bạn...hái cho.

- Cá Sấu, Khỉ. Vì đó là tên riêng của nhân vật trong truyện. Bạn, Vì, Tôi, Từ viết hoa vì đó là chữ đứng đầu câu.

- Lời của Khỉ: Bạn là ai? Vì sao bạn khóc. Được đặt sau dấu hai chấm, gạch đầu dòng.

- Lời của Cá Sấu: Tôi là...với tôi.

Được đặt sau dấu gạch đầu dòng.

- 2, 3 HS viết bảng lớp, dưới lớp viết nháp.

- HS nhận xét.

- HS nghe và viết bài vào vở.

- Điền vào chỗ trống s hay x.

- 3 HS lên bảng làm bài, dưới lớp làm VBT

(14)

* Bài 3:

- Tổ chức trò chơi: “Thi tiếp sức”

- GV chọn phần a và hướng dẫn đề bài.

- GV hướng ta dẫn cách chơi.

- GV chữa bài, sửa chữa về câu, chính tả.

C. Củng cố, dặn dò (5’)

- Từ nào sau đây viết đúng chính tả

A. Rướt đèn B. Dước đèn C. Rước đèn

- Nhận xét giờ học .

- Dặn HS về học bài, xem trước bài sau:

Viết lại những chữ sai lỗi chính tả.

- say sưa, xay lúa, xông lên, dòng sông.

- Nhận xét

- HS đọc yêu cầu bài

- Mỗi dãy cử 5 HS đại diện thi tìm tiếng, từ bắt đầu bằng s/x

- Nhận xét

- HS chọn ý đúng và giải thích lí do.

- HS nghe

____________________________________________________

Ngày soạn: 3/3/ 2018

Ngày giảng: Thứ 4/ 7/ 3/ 2018

Toán

MỘT PHẦN TƯ

I. MỤC TIÊU

1, Kiến thức: Nhận biết bằng hình ảnh trực quan "Một phần tư", biết đọc, viết 1/4.

2, Kĩ năng: Biết thực hành chia một nhóm đồ vật thành bốn phần bằng nhau.

3, Thái độ: Tự giác tích cực có tính cẩn thận trong học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Các tấm bìa mỗi tấm bìa có hình tròn, hình vuông, hình tam giác đều.

- HS: Vở bài tập toán

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

A. Kiểm tra bài cũ (5’)

- Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập sau:

Điền dấu thích hợp vào chỗ trống:

12 : 3 …… 6 : 2 28 : 4 …… 2 x 3 4 x 2 …… 32 : 4

- Gọi HS dưới lớp đọc thuộc bảng chia 4 - GV nhận xét

B. Bài mới

1. Giới thiệu bài (2’) - Nêu mục tiêu, ghi tên bài 2. Giới thiệu "Một phần tư"

1

4 (15’) - Vẽ hình trên bảng

- 3 HS làm bảng

- Cả lớp làm bài ra nháp.

- Nhận xét

- Theo dõi thao tác của GV, phân tích

(15)

+ Em nào cho biết trên bảng có hình gì?

- Yêu cầu HS quan sát hình vuông và cho biết

+ Hình vuông được chia làm mấy phần?

+ Có mấy phần được tô màu?

- Như vậy là đã tô được một phần tư hình vuông.

- HD HS viết:

1

4; đọc: Một phần tư

- KL: Chia hình vuông thành 4 phần bằng nhau, lấy đi một phần (tô màu) được

1 4

hình vuông 3. Luyện tập

* Bài 1(6’)

- Yêu cầu HS đọc đề bài tập 1.

- Yêu cầu HS suy nghĩ và tự làm bài, sau đó gọi HS phát biểu ý kiến.

- Nhận xét

- Vì sao em biết hình A dược tô màu 1 4 hình A?

* Bài 2(8’) - Bài yêu cầu gì?

- Yêu cầu HS làm bài - Nhận xét

- Vì sao em biết hình A dược tô màu 1 4 ? C. Củng cố, dặn dò (4’)

- Để thể hiện 1

4 người ta dùng số nào?

- Nhận xét tiết học.

- Dặn dò về nhà học bài, chuẩn bị bài sau:

Luyện tập.

bài toán và trả lời:

- Hình vuông

- Được chia làm 4 phần bằng nhau - Có 1 phần được tô màu

- Theo dõi bài giảng của GV và đọc, viết số

1 4

- 1 HS đọc, cả lớp theo dõi SGK - HS quan sát và phát biểu

- Đã tô màu 1

4 hình A - Đã tô màu

1

4 hình B - Đã tô màu

1

4 hình C - Nhận xét

- HS đọc

- Lớp làm VBT + Đã tô màu

1

4 hình A + Đã tô màu

1

4 hình B + Đã tô màu

1

4 hình D - Nhận xét

- Trả lời - Lắng nghe

_____________________________________

Tập đọc VOI NHÀ

(16)

I. MỤC TIÊU

1, Kiến thức: Hiểu nội dung bài: Voi rừng được nuôi dạy thành voi nhà, làm việc có ích cho con người. (Trả lời được câu hỏi trong SGK).

2, Kỹ năng: Biết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ đọc rõ lời nhân vật trong bài 3, Thái độ: HS có ý thức yêu quý và bảo vệ các loài vật nuôi.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Bảng phụ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

A. Kiểm tra bài cũ (5’)

- GV HS đọc bài Quả tim Khỉ và trả lời các câu hỏi:

- Khỉ gặp Cá Sấu trong hoàn cảnh nào?

- Cá Sấu định lừa Khỉ như thế nào?

- Câu chuyện gửi đến chúng ta bài học gì?

- GV nhận xét B. Bài mới

1. Giới thiệu bài (2’) - GV giới thiệu bài học - GV: cho HS quan sát tranh 2. Hướng dẫn HS luyện đọc a. Đọc mẫu (4’)

- GV đọc diễn cảm toàn bài + Chú ý: giọng người dẫn chuyện:

Giọng Tứ: lo lắng.

Giọng Cần khi nói Không được bắn: to, dứt khoát.

b. Đọc từng câu (6’)

- GV yêu cầu HS đọc nối tiếp câu - GV hướng dẫn đọc từ khó: khựng lại, vũng lầy, lừng lững, lúc lắc, quặp chặt vòi, nép, huơ vòi.

+ GV kết hợp sửa sai phát âm cho HS.

c. Đọc đoạn (6’)

- GV chia đoạn trong bài: gồm 3 đoạn:

+ Đoạn 1: gần tối … chịu rét qua đêm.

+ Đoạn 2: Gần sáng … Phải bắn thôi.

+ Đoạn 3: Phần còn lại.

- GV hướng dẫn đọc câu khó:

Nhưng kìa./ con voi quặp chặt vòi vào đầu xe/ và co mình/ lôi mạnh chiếc xe qua vũng lầy.// lôi xong,/ nó huơ vòi về phía lùm cây/

rồi lững thững đi theo hướng bản Tun.//

- 3 HS đọc và trả lời - Nhận xét

- HS nghe

- HS quan sát nhận xét

- Cả lớp theo dõi SGK - HS nghe

- HS đọc nối tiếp câu đến hết bài.

- HS đọc từng từ GV đưa lên (HS đọc nối tiếp theo bàn, hoặc hàng dọc) - 1, 2 HS đọc lại các từ khó

- HS đọc đồng thanh các từ khó - HS đánh dấu vào SGK

- HS đọc thể hiện câu khó đã ngắt, nghỉ, nhấn giọng.

- HS nhận xét

(17)

- GV yêu cầu HS đọc đoạn 1

- GV giúp HS giải nghĩa từ khó trong các đoạn (nếu có)

- GV yêu cầu 3 HS đọc nối tiếp đoạn - GV chia nhóm

- Cho HS luyện đọc trong nhóm - Mời các nhóm cử đại diện thi đọc - GV nhận xét khen ngợi

- Cho cả lớp đọc đồng thanh đoạn 2 3. Tìm hiểu bài (6’)

- Vì sao những người trên xe phải ngủ đêm trong rừng?

- Mọi người lo lắng như thế nào khi thấy con voi đến gần xe?

- Theo em nếu đó là voi rừng mà nó định húc chiếc xe thì có nên bắn nó không ? Vì sao?

- Con voi đã giúp họ thế nào?

- Vì sao tác giả lại viết: Thật may cho chúng tôi đã gặp được voi nhà?

- Qua bài giúp em hiểu thêm về điều gì?

4. Luyện đọc lại (8’)

- Tổ chức cho các nhóm thi đọc.

- GV nhận xét khen ngợi những HS đọc hay diễn cảm.

C. Củng cố (5’)

- Cho cả lớp hát bài Chú voi con ở Bản Đôn. ( nhạc và lời của Phạm Tuyên).

- Nhận xét tiết học.

- Dặn HS về nhà đọc lại bài và chuẩn bị bài sau: Sơn Tinh, Thuỷ Tinh.

- HS đọc thể hiện đoạn 1

- HS giải nghĩa từ khó có trong đoạn - 3 HS đọc nối tiếp đoạn trong bài.

- HS nhận xét đọc của bạn.

- Các nhóm luyện đọc - Cả lớp theo dõi nhận xét - HS đọc đồng thanh.

- Vì mưa rừng ập xuống, chiếc xe bị lún xuống vũng lầy.

- Nép vào lùm cây, định bắn voi vì nghĩ nó sẽ đập nát xe.

- Không nên bắn vì đó là loài thú quí hiếm cần bảo vệ. Nổ súng có thể nguy hiểm vì voi có thể tức giận, hăng máu xông đến chỗ có những người bắn súng.

- Nó quặp chặt vòi vào đầu xe, co mình lôi mạnh chiếc xe qua vũng lầy.

- Vì con voi này rất gần gũi với người, biết giúp người qua cơn hoạn nạn.

- Con voi đã làm nhiều việc giúp con người.

- 3, 4 HS đọc lại, đọc phân vai - Cả lớp theo dõi nhận xét - HS nghe.

- HS hát - Lắng nghe

__________________________________________

Luyện từ và câu

TỪ NGỮ VỀ LOÀI THÚ. DẤU CHẤM, DẤU PHẨY

I. MỤC TIÊU

1, Kiến thức: Nắm được tên một số từ ngữ chỉ tên đặc điểm của các loài vật theo

(BT1, 2). Biết đặt dấu phẩy, dấu chấm vào chỗ thích hợp trong đoạn văn (BT3).

(18)

2, Kĩ năng: Rèn kĩ năng mở rộng vốn từ về loài thú và sử dụng dấu câu.

3, Thái độ: Có ý thức sử dụng từ ngữ trong giao tiếp II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Tranh. Bút dạ, giấy khổ to.

- HS: Vở bài tập TV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

A. Kiểm tra bài cũ (5’)

- Gọi HS lên bảng hỏi đáp theo mẫu

“ … như thế nào?”

- GV nhận xét B. Bài mới

1. Giới thiệu bài (1’) - Giới thiệu, nêu mục tiêu 2. Bài tập

*Bài tập 1 (10’)

- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?

- Treo bức tranh minh hoạ và yêu cầu HS quan sát tranh.

- Tranh minh hoạ hình ảnh các con vật nào?

- Hãy đọc các từ chỉ đặc điểm bài đưa ra.

- Gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng, sau đó chữa bài.

- Nhận xét.

* Bài tập 2 (10’) - Gọi HS đọc yêu cầu.

- Bài tập này có gì khác với bài tập 1?

- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi để làm bài tập.

- Gọi một số HS đọc bài làm của mình.

- Nhận xét.

- Tổ chức hoạt động nối tiếp theo chủ đề:

- HS hỏi đáp

- Cả lớp theo dõi nhận xét

- HS nghe

- 1 HS đọc, cả lớp theo dõi SGK

- HS quan sát nhận xét trao đổi theo cặp

- Trả lời

- Các HS khác nhận xét bổ xung

+ Cáo tinh ranh, Gấu trắng tò mò, Thỏ nhút nhát, Sóc nhanh nhẹn, Nai hiền lành, Hổ dữ tợn

- HS đọc yêu cầu của bài.

- Bài tập 2 yêu cầu chúng ta tìm con vật tương ứng với đặc điểm mà người ta đưa ra.

- Làm bài.

- Mỗi HS đọc 1 câu. HS đọc xong câu thứ nhất, cả lớp nhận xét và nêu ý nghĩa của câu đó. Sau đó chuyển sang câu thứ hai.

a. Dữ như hổ(cọp) : chỉ người nóng tính, dữ tợn.

b. Nhát như thỏ: chỉ người nhút nhát.

c. Khoẻ như voi: khen người có sức khoẻ tốt.

d.Nhanh như sóc:khen người nhanh nhẹn

(19)

Tìm thành ngữ có tên các con vật.

- Yêu cầu cả lớp đọc tất cả các thành ngữ vừa tìm được.

* Bài tập 3 (10’)

- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.

- Treo bảng phụ, yêu cầu HS đọc đoạn văn trong bài.

- Yêu cầu 1 HS lên bảng làm bài tập.HS cả lớp làm bài vào VBT.

- Gọi HS nhận xet bài làm trên bảng của bạn, sau đó chữa bài.

- Vì sao ở ô trống thứ nhất lại điền dấu phẩy?

- Khi nào phải dùng dấu chấm?

- Nhận xét.

C. Củng cố, dặn dò (4’) - Chọn ý trả lời đúng : Nai là con vật :

A. Hiền lành B. Dữ tợn C. Tò mò - GV nhận xét tiết học

- Về học bài chuẩn bị bài sau :

- HS nối tiếp nhau phát biểu ý kiến.

VD: (Chậm như rùa. Chậm như sên.

Hót như khướu. Nhát như cáy. Khoẻ như trâu. Hiền như nai. …)

- Điền dấu chấm hay dấu phẩy vào ô trống.

- 1 HS đọc bài thành tiếng, cả lớp đọc theo.

- Làm bài theo yêu cầu:(Từ sáng sớm, Khánh và Giang đã náo nức chờ đợi mẹ đi thăm vườn thú. Hai chị em mặc quần áo đẹp, hớn hở chạy xuống cầu thang. Ngoài đường, người và xe đạp đi lại như mắc cửi. Trong vườn thú, trẻ em chạy nhảy tung tăng.

- Vì chữ đường sau ô trống không viết hoa.

- Khi hết câu.

- Trả lời

- Lắng nghe __________________________________

Ngày soạn: 04/ 3/ 2018

Ngày giảng: Thứ 5/ 8/ 3/ 2/18

Toán LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU

1, Kiến thức: Thuộc bảng chia 4. Biết giải toán có một phép tính chia trong bảng chia 4. Biết thực chia một nhóm đồ vật thành 4 phần bằng nhau.

2, Kĩ năng: Rèn kỹ năng vận dụng bảng chia 4 vào tính toán

3, Thái độ: HS ham thích học toán, tự giác tích cực có tính cẩn thận trong học tập

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Máy tính, phông chiếu, máy tính bảng. Bảng nhóm III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

A. Kiểm tra bài cũ (5’)

- Yêu cầu HS lên bảng vẽ 1

4 hình vuông, hình tam giác, hình chữ nhật được tô màu?

- 3 HS vẽ - Lớp vẽ nháp

(20)

- GV nhận xét B. Bài mới

1. Giới thiệu bài (2’) - Giới thiệu, nêu mục tiêu 2. Bài tập

* Bài 1: Tính nhẩm (8’) - Gọi HS đọc yêu cầu - GV truyền tập tin.

- GV nhận bài, chữa 1 số bài.

* Bài 2: Tính nhẩm (8’) - Gọi HS đọc yêu cầu

- Mỗi lần thực hiện 2 phép tính nhân và chia (tương ứng) trong một cột.

Chẳng hạn: 3 x 6 = 18 18 : 3 = 6 - Nhận xét

? Khi có kết quả của phép nhân ta có viết ngay được kết quả của phép chia không?

* Bài 3: (7’)

- Gọi 1 HS đọc đề bài.

- Có tất cả bao nhiêu học sinh?

- Chia đều thành 4 tổ nghĩa là chia như thế nào?

- Yêu cầu HS làm bài.

- Nhận xét

* Bài 4: (7’)

- Gọi HS đọc bài toán - Bài toán cho biết gì?

- Bài toán hỏi gì?

- Muốn biết số thuyền chở hết số khách đó ta làm như thế nào?

- Nhận xét.

- Bài toán vận dụng bảng chia mấy?

- Nhận xét

- HS đọc

- HS nhận tập tin, làm, nộp bài.

8 : 4 = 2 20 : 4 = 5 36 : 4 = 9 40 : 4 = 10 12 : 4 = 3 28 : 4 = 7 24 : 4 = 6 32 : 4 = 8 - Nhận xét

- HS nêu yêu cầu bài tập.

- HS làm và chữa bài.

4 x 3 = 12 4 x 2 = 8 4 x 1 = 4

12 : 4 = 3 8 : 4 = 2 4 : 4 = 1 12 : 3 = 4 8 : 2 = 4 4 : 1 = 4 - HS nhận xét.

- HS đọc đề bài.

- Có tất cả 40 học sinh.

- Nghĩa là chia thành 4 phần bằng nhau, mỗi tổ là một phần.

- 1 HS lên bảng làm. Cả lớp làm bài vở Bài giải

Mỗi tổ có số học sinh là:

40 : 4 = 10 ( học sinh)

Đáp số: 10 học sinh - Nhận xét

- HS đọc - Trả lời

- HS trình bày bài giải. Bạn nhận xét . Bài giải

Cần số thuyền dể chở hết số khách là:

12 : 4 = 3 (thuyền) Đápsố: 3 thuyền - Nhận xét

- HS đọc

- HS nghe, ghi nhớ.

(21)

C. Củng cố, dặn dò (5’) - Yêu cầu đọc bảng chia 4 - Nhận xét tiết học.

- Dặn dò về nhà học bài.

________________________________

Tập viết CHỮ HOA U, Ư

I. MỤC TIÊU

1, Kiến thức: Viết đúng chữ hoa U, Ư (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ); chữ và câu ứng dụng: Ươm (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ) Ươm cây gây rừng (3 lần)

2, Kỹ năng: Biết viết đúng cỡ chữ, trình bày sạch đẹp.

3, Thái độ: HS có tính cẩn thận trong khi viết, ngồi đúng tư thế.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Mẫu chữ U, Ư, bảng phụ.

- HS: Vở Tập viết

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

A. Kiểm tra bài cũ (5’)

- GV gọi HS nhắc lại cụm từ ứng dụng:

Thẳng như ruột ngựa.

- Yêu cầu HS lên bảng viết: T, Thẳng - GV nhận xét

B. Bài mới

1. Giới thiệu bài (2’) - Nêu mục tiêu, ghi tên bài 2. HDHS viết chữ hoa (5’)

- GV đưa lần lượt chữ mẫu U,Ư treo lên bảng

- Chữ hoa U cỡ vừa cao mấy li?

- Chữ hoa U gồm mấy nét?

- GV chỉ dẫn cách viết trên bìa chữ mẫu:

+ Nét 1: ĐB trên ĐK5, viết nét móc 2 đầu, đầu móc bên trái cuộn vào trong, đầu móc bên phải hướng ra ngoài, DB trên ĐK2.

+ Nét 2: Từ điểm DB của nét 1, rê bút thẳng lên ĐK6, rồi đổi chiều bút, viết nét móc ngược phải từ trên xuống dưới, DB ở ĐK2.

- GV viết chữ U trên bảng (vừa viết vừa nhắc lại cách viết)

+ Hướng dẫn HS viết trên bảng con:

- GV yêu cầu HS viết bảng con chữ cái U - GV nhận xét, uốn nắn, giúp đỡ HS

- 2 HS viết bảng

- Cả lớp viết bảng con: Thẳng - Nhận xét

- HS nghe.

- HS nghe

- HS quan sát và nhận xét.

- Cao 5 li

- Gồm 2 nét: nét móc 2 đầu (trái-phải) và nét móc ngược phải.

- HS quan sát, lắng nghe.

- HS quan sát, lắng nghe.

- HS viết bảng con - Nhận xét

(22)

* Chữ Ư:

- Cấu tạo như chữ U, thêm 1dấu trên đầu nét 2.

Cách viết: Như chữ U. Sau đĩ, từ điểm DB của nét 2, lia bút lên ĐK6 chỗ gần đầu nét 2, viết một dấu râu nhỏ cĩ đuơi dính vào phần đầu nét 2.

3. HD viết câu ứng dụng (5’)

- GV đưa cụm từ: Ươm cây gây rừng - GV yêu cầu HS đọc cụm từ ứng dụng - Gợi ý HS nêu ý nghĩa cụm từ:

- Em hãy cho biết độ cao của các chữ trong cụm từ ứng dụng trên?

- Viết khoảng cách giữa các chữ (tiếng) viết như thế nào?

- Các đặt dấu thanh ở các chữ như thế nào?

+ Nối nét:Liền mạch.

- Hướng dẫn viết chữ Ươm vào bảng con:

- GV yêu cầu HS viết chữ Ươm bảng con.

- GV nhận xét, uốn nắn, cĩ thể nhắc lại cách viết.

4. HD HS viết vào vở TV (19’) - GV nêu yêu cầu viết

- Cho HS viết bài vào vở - GV theo dõi uốn nắn

- GV thu 5 đến 7 bài nhận xét C. Củng cố, dặn dị (4’)

- Nhắc lại quy trình viết chữ hoa U, Ư?

- Nhận xét tiết học.

- Dặn HS về viết tiếp phần ở nhà chuẩn bị bài sau: Chữ hoa V

- HS đọc cụm từ ứng dụng

- HS nghe hiểu, cĩ thể giải nghĩa (nếu biết)

(Những việc cần làm thường xuyên để phát triển rừng, chống lũ lụt, hạn hán, bảo vệ cảnh quan, mơi trường.)

- Cao 1li: ơ, c, â, m, ư, n. Cao 2,5 li : Ư , y, g

- Khoảng cách giữa các chữ (tiếng) viết bằng một con chữ o.

- Dấu huyền đặt trên chữ ư của tiếng rừng.

- HS tập viết chữ Ươm 2, 3 lượt.

- HS theo dõi - HS viết bài

- Nhắc lại - HS nghe.

__________________________________

Thủ cơng

ƠN TẬP PHỐI HỢP GẤP,CẮT,DÁN HÌNH(TIẾT 2) I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức : HS thực hành gấp, cắt, d¸n ít nhất một hình đã học

(23)

-Biết cách gấp ,cắt ,dán hỡnh

2. Kĩ năng: rèn cho học sinh có đôi tay khéo

3.Thái độ : Giáo dục học sinh yêu thích sản phẩm mình làm ra II. ĐỒ DÙNG

- Moọt soỏ maóu . Giaỏy thuỷ coõng vaứ giaỏy nhaựp khoồ A4 , buựt maứu , keựo caột , thửụực

III. Các hoạt động dạy- học 1. Kieồm tra baứi cuừ: (4 )

-Kieồm tra duùng cuù hoùc taọp cuỷa hoùc sinh

- GV nhận xét 2.Bài mới:

a. Giới thiệu bài.(1') : Trực tiếp b. Khai thaực:

*Hoaùt ủoọng3(30 ) : ’ Yeõu ca u thửùcà haứnh gaỏp caột dán dán ớt nhất một hỡnh đó học.

- Goùi 1 hoaởc 2 em leõn baỷng neõu laùi caực bửụực gaỏp caột dán phong bì,thiếp chỳc mừng,biển bỏo,hỡnh trũn

-GV toồ chửực cho caực thửùc haứnh -ChoHS trửng baứy saỷn phaồm, GV choùn nhửừng saỷn phaồm ủeùp ủeồ tuyeõn dửụng trửụực

-Nhaọn xeựt ủaựnh giaự tuyeõn dửụng caực saỷn phaồm HS .

3.Cuỷng coỏ - Daởn doứ:(5 )

-Giaựo vieõn nhaọn xeựt ủaựnh giaự tieỏt hoùc

-Daởn ve nhaứ hoùc baứi vaứ chuaồn bũà duùng

-Caực toồ trửụỷng baựo caựo ve sửùà chuaồn bũ cuỷa caực toồ vieõn trong toồ mỡnh .

-Hai em nhaộc laùi cỏc baứi hoùc -Hai em nhaộc laùi

- Thửùc haứnh ớt nhất một hỡnh đó học - Trửng baứy saỷn phaồm trửụực lụựp . -Nhaọn xeựt bỡnh choùn nhửừng saỷn phaồm ủeùp

- H nghe

Chớnh tả VOI NHÀ

I. MỤC TIấU

1. Kiến thức: Nghe viết chớnh xỏc bài chớnh tả, trỡnh bày đỳng đoạn văn xuụi cú lời nhõn vật. Làm đỳng cỏc bài tập phõn biệt tiếng cú õm đầu s/x.

2. Kĩ năng: Rốn kĩ năng nghe viết, chữ viết cho HS.

3.Thỏi độ: Cú ý thức viết cẩn thận ngồi đỳng tư thế.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: bảng phụ

- HS: vở CT, vở BTTV

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

A. Kiểm tra bài cũ (5’)

- Gọi HS lờn bảng viết: kết bạn, hoa quả, nghe, chơi

- GV nhận xột B. Bài mới

1. Giới thiệu bài (2’)

- 2 HS viết bảng - Cả lớp viết ra nhỏp - Nhận xột

(24)

- Nêu mục tiêu, ghi tên bài

2. HD HS nghe viết chính tả (8’) - GV đọc mẫu đoạn viết

- Con voi đã giúp đỡ họ như thế nào?

- Câu nào trong bài có dấu gạch ngang?

- Câu nào có dấu chấm than?

- GV chọn đọc từ HS khó viết hay mắc lỗi:

quặp chặt vòi, lúc lắc, lôi, lững thững.

- GV nhận xét, sửa sai cho HS 3. HD HS viết bài (13’)

- GV nhắc nhở HS cách cầm bút, để vở, tư thế ngồi, cách nghe để viết.

- GV theo dõi giúp đỡ HS - Soát lỗi

- Thu 5 vở nhận xét

4. HD HS làm bài tập chính tả

* Bài 2 (7’)

- Nêu yêu cầu bài tập: Điền vào chỗ chấm - GV truyền tập tin.

- GV nhận bài, chữa 1 số bài và thống nhất đáp án:

a) sâu bọ, xâu kim/ củ sắn, xắn tay áo/ sinh sống, xinh đẹp/ xát gạo, sát bên cạnh C. Củng cố, dặn dò (5’)

- Đoạn chính tả nói về nội dung gì?

- Nhận xét giờ học .

- Dặn HS về học bài xem trước bài sau.

Viết lại những chữ sai lỗi chính tả.

- HS nghe

- 2, 3 HS đọc lại đoạn viết.

- Voi quặp chặt vòi vào đầu xe, co mình lôi mạnh chiéc xe qua khỏi vũng lầy.

- Dấu gạch ngang: Nó đạp tan xe mất.

- Dấu chấm than: Phải bắn thôi

- 2, 3 HS viết bảng lớp, dưới lớp viết nháp.

- HS nhận xét.

- HS nghe và viết bài vào vở.

- HS nghe và chữa bài ra lề vở(cuối bài)

- 1 HS đọc yêu cầu bài tập - HS đọc

- HS nhận tập tin, làm, nộp bài..

- Trả lời - HS nghe

______________________________________

Ngày soạn: 5/ 3/ 2018

Ngày giảng: Thứ 6/ 9/ 3/ 2018

Chính tả:( Nghe Viết) VOI NHÀ

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: nghe viết chính xác một đoan trong bài : ( Voi nhà” . - Làm đúng các bài tập có âm vần dễ lẫn : s/x

(25)

2. Kĩ năng: HS nghe- viết đúng chính tả

3.Thái độ: Giáo dục ý thức giữ vở sạch viết chữ đẹp . II.ĐÒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Bảng phụ, bút dạ, phiếu bài tập - HS : Bảng con.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Kiểm tra bài cũ (4)

- GV đọc : Reo hò, giữ gìn, bánh dẻo - Nhận xét đánh giá

2.Bài mới:

a. Giới thiệu bài (1’)

b.Hướng dẫn nghe viết: (20’) - GV đọc mẫu bài viết chính tả

+ Câu nào trong bài chính tả có dấu gạch gang, câu nào có dấu chấm than?

- Hướng dẫn viết từ khó: huơ, quặp.

- GV nhận xét đánh giá sửa sai

- GVnhắc nhở tư thế ngồi, cách cầm bút - GV đọc cho HS viết bài.

- Đọc lại cho HS soát lỗi.

- GV thu 5 bài, nhận xét từng bài.

c. Hướng dẫn HS làm bài tập. (7’) *Bài 2 (a) : Chọn chữ để điền -Hướng dẫn HS làm bài.

-GV nhận xét, chốt kết quả đúng.: Sâu bọ, xâu kim, sinh sống, xinh đẹp, củ sắn,xắn tay áo, xát gạo, sát bên cạnh

- 2HS lên bảng viết, cả lớp viết bảng con.

- Chữa và nhận xét.

- 2-3 HS đọc lại,lớp đọc thầm.

+ Câu:- Nó đập tan xe mất.

+ Câu: Phải bắn thôi!

- HS tìm đọc, viết bảng con

- HS viết bài.HS viết chữ nghiêng.

- HS đổi vở chéo sửa lỗi cho nhau.

- HS đọc yêu cầu bài

- HS làm việc cặp đôi, chữa, nhận xét

3.Củng cố dặn dò: (3’)

-Tìm từ chứa tiếng có s/x? Đặt câu?

- Nhận xét giờ học.

- Về nhà hoàn thành bài tập 3

___________________________________________

SINH HOẠT

NHẬN XÉT TUẦN 24. PHƯƠNG HƯỚNG TUẦN 25

I. MỤC ĐÍCH

- HS nhận ra những ưu điểm và tồn tại trong mọi hoạt động trong tuần 24 - Biết phát huy những ưu điểm và khắc phục những tồn tại còn mắc

II. NỘI DUNG

1. Tổng kết hoạt động tuần 24:

GV nhận xét chung:

* Ưu điểm:

+ Truy bài 15 phút đầu giờ:...

+ Phát biểu kiến xây dựng bài:...

+ Học bài và làm bài trước khi đến lớp:...

(26)

+ Mặc đồng phục :...

+ Vệ sinh lớp học :...

* Tồn tại:

...

...

...

2. Phương hướng tuần 25:

- Thực hiện nghiêm túc giờ truy bài, hoạt động giữa giờ.

- Học bài, làm bài trước khi đến lớp.

- Giữ vệ sinh cá nhân, lớp sạch đẹp.

- GV nhận xét giờ sinh hoạt.

- Dặn HS nghiêm túc thực hiện kế hoạch của tuần 25 và nội dung bài học ATGT

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Allow the pupils some time to colour in the pictures of the words that start with the /v/ sound. Check around the classroom providing any

Năng lực: Góp phần hình thành và phát triển năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ;

4, Năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ; Văn học; Thẩm mĩ.. * BVMT: Giáo dục hs có ý thức giữ gìn bảo

4, Năng lực: Tự chủ và tự học; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Tư duy và lập luận toán học; Mô hình hóa toán học; Giao tiếp toán

Năng lực:Góp phần hình thành và phát triển năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Ngôn ngữ; Văn

Hoạt động của GV Hoạt động của HS.. Sắp xếp lại thứ tự các bức tranh theo đúng nội dung câu chuyện. Kể lại toàn bộ nội dung truyện. Mỗi nhóm có 3 HS và giao nhiệm vụ

Năng lực: Góp phần hình thành các năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Phát triển bản thân; Tự tìm tòi và khám phá

Năng lực: Góp phần hình thành các năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Phát triển bản thân; Tự tìm tòi và khám phá