• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Yên Đức #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-ro

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Yên Đức #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-ro"

Copied!
33
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 24

Ngày soạn : 8/5/2020

Ngày giảng: Thứ hai, ngày 11 tháng 5 năm 2020

TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN

TIẾT 76,77: SỰ TÍCH LỄ HỘI CHỬ ĐỒNG TỬ I/ MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Học sinh đọc toàn bài Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử và kể được lại câu chuyện.

- Hiểu các từ ngữ trong bài

- Hiểu ND câu chuyện: Chử Đồng Tử là người con có hiếu, chăm chỉ, có công với dân, với nước. Nhân dân kính yêu và ghi nhớ ơn của vợ chồng Chử Đồng Tử. Lễ hội được tổ chức hằng năm ở nhiều nơi bên sông Hồng là sự thể hiện lòng biết ơn đó.( Trả lời được các câu hỏi trong SGK)

2. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng đọc các từ khó

- HS có thể dựa vào trí nhớ và các gợi ý, HS kể đợc từng đoạn câu chuyện, lời kể tự nhiên, hấp dẫn.

3. Thái độ.

- HS yêu thích các lễ hội và trò chơi dân gian.

* QTE: Quyền được có cha mẹ, tự hào về cha mẹ mình. Bổn phận phải biết hiếu thảo.

II/ CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI - Thể hiện sự cảm thông.

- Đảm nhận trách nhiệm.

- Xác định giá trị

III/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC 1. Giáo viên: Giáo án.

- Tranh minh hoạ bài tập đọc, các đoạn truyện phóng to.

- Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần luyện đọc.

2. Học sinh: Chuẩn bị bài trước khi đến lớp.

IV/ CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y VÀ H C

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1/ KTBC: ( 5 phút )

- Đọc bài: Hội đua voi ở Tây Nguyên" và trả lời câu hỏi

- Nhận xét.

2/ Bài mới: ( 50 phút ) a. Giới thiệu bài: ( 1 phút ) b. Luyện đọc: ( 30 phút ) - GV đọc mẫu toàn bài

- Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.

* Đọc nối tiếp câu

- GV chú ý sửa lỗi phát âm cho HS

- 2 HS lên đọc bài và trả lời câu hỏi.

- Nghe giới thiệu.

- Theo dõi đọc mẫu.

- HS đọc nối tiếp câu lần 1 - HS sửa lỗi phát âm.

- HS đọc nối tiếp câu lần 2.

(2)

* Đọc nối tiếp đoạn

- Hướng dẫn HS ngắt, nghỉ câu dài.

- Y/c HS đọc phần chú giải.

* Đọc trong nhóm

- Tổ chức thi đọc giữa các nhóm.

- Nhận xét, tuyên dương.

* Cả lớp đọc đồng thanh bài

- HS đọc nối tiếp đoạn lần 1.

- HS đọc chú giải

- HS đọc nối tiếp đoạn lần 2.

- Đọc bài theo nhóm, mỗi em đọc một đoạn.

- 2 nhóm thi đọc với nhau.

- Nhận xét.

- Đọc đồng thanh bài

Tiết 2

c. Tìm hiểu bài: ( 12 phút )

- 1 HS đọc đoạn 1. Cả lớp đọc thầm.

- Tìm những chi tiết cho thấy cảnh nhà Chử Đồng Tử rất nghèo khó?

- Mẹ mất sớm, hai cha con chỉ có một cái khố mặc chung. Khi cha mất thì chàng quấn khố chon cha, mình thì ở không.

- Cuộc gặp gỡ kỳ lạ giữa công chúa Tiên Dung và Chử Đồng Tử diễn ra như thế nào?

- Đọc đoạn 2.

- Chử Đồng Tử thấy chiếc thuyền lớn sắp cập bờ, hoảng hốt, bới cát vùi mình trên bãi lau thưa để trốn. Công chúa Tiên Dung tình cờ cho vây màn tắm đúng nơi đó. Nước dội làm trôi cát, lộ ra Chử Đồng Tử.

- Vì sao công chúa Tiên Dung kết duyên cùng Chử Đồng Tử?

- Công chúa cảm động khi biết nhà Chử Đồng Tử. Nàng cho là duyên trời sắp đặt trước, liền mở tiệc ăn mừng và kết duyên cùng chàng.

- Chử Đồng Tử và Tiên Dung giúp dân làm những việc gì?

- Đọc đoạn 3.

- Hai người đi khắp nơi truyền cho dân cách trồng lúa, nuôi tằm, dệt vải.

Chử Đồng Tử còn nhiều lần hiển linh giúp dân đánh giặc

- Nhân dân làm gì để tỏ lòng biết ơn Chử Đồng Tử?

- Đọc đoạn 4.

- Nhân dân lập đền thờ Chử Đồng Tử ở nhiều nơi bên sông Hồng. Vào mùa xuân tổ chức lễ hội để tưởng nhớ.

-

Kể chuyện:

( 20 phút ) a. Xác định yêu cầu.

b. Hướng dẫn kể chuyện.

- Dựa vào tranh, đặt tên cho từng đoạn.

- 2 HS đọc yêu cầu của bài.

- Quan sát tranh, đặt tên cho từng đoạn truyện:

+ Tranh 1: Cảnh nhà nghèo khó/ Tình

(3)

- Kể lại từng đoạn của câu chuyện.

- Nhận xét, tuyên dương, khuyến khích HS kể chuyện.

cha con/ ……

+ Tranh 2: Cuộc gặp gỡ kỳ lạ/ Duyên trời/…

+ Tranh 3: Truyền nghề cho dân/

Giúp dân/ Dạy dân trồng lúa/……

+ Tranh 4: Tưởng nhớ/ Uống nước nhớ nguồn/ Lễ hội hàng năm.

- Tiếp nối nhau kể chuyện. Cả lớp theo dõi, nhận xét. Chọn bạn kể hay nhất.

- 1HS kể toàn bộ câu chuyện.

3/ Củng cố, dặn dò: ( 5 phút ) - Ở gia đình con có những ai?

-Về học bài và chuẩn bị bài: “Rước đèn ông sao”

- Nhận xét tiết học.

- Một số HS kể - Lắng nghe - Hs lắng nghe CHÍNH TẢ - NGHE VIẾT

TIẾT 51: SỰ TÍCH LỄ HỘI CHỬ ĐỒNG TỬ I/ MỤC TIÊU

1.Kiên thức

- Nghe - viết chính xác bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.

- Làm đúng bài tập 2b.

2.Kĩ năng

-Rèn kĩ năng trình bày bài.

3.Thái độ

- Giáo dục HS tính cẩn thận khi viết bài, giáo dục óc thẩm mĩ qua cách trình bày bài.

II/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

1.Giáo viên: KHGD, viết sẵn bài 2a 2.Học sinh: Bảng con, SGK, vở.

III/ CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y VÀ H C

(4)

Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1/ KTBC: ( 5 phút )

- Đọc cho HS viết: mứt bí, bức tranh, bứt rứt, nóng bức.

- Nhận xét

2/ Bài mới: ( 30 phút ) a. Giới thiệu bài: ( 1 phút )

b. Hướng dẫn viết chính tả: ( 10 phút )

* Hướng dẫn HS chuẩn bị - GV đọc mẫu đoạn viết

- Trong bài những chữ nào viết hoa?

- Những chữ nào trong bài chính tả dễ viết sai?

* GV đọc cho HS viết: ( 15 phút ) - GV chú ý theo dõi uốn nắn cho HS

* Chấm, chữa bài: ( 5 phút ) - GV thu 5 vở nhận xét

c. HD HS làm bài tập: ( 5 phút ) Bài : 2b

- Gọi HS đọc y/c bài

- GV dán lên bảng 3 tờ phiếu: mời 3 HS lên bảng thi đua làm bài

- Nhận xét bài làm của HS, tuyên dương em nào làm bài đúng và nhanh.

3/ Củng cố, dặn dò: ( 5 phút )

- GV lưu ý HS cách trình bày bài chính tả, sửa lỗi đã mắc trong bài

- Chuẩn bị bài sau:“Rước đèn ông sao”.

- Nhận xét tiết học

- 2 HS lên bảng viết, dưới lớp viết vào bảng con.

- Hs lắng nghe

- 2 HS đọc lại, cả lớp theo dõi và đọc thầm theo.

- HS trả lời.

- HS tự rút từ khó ,viết bảng con:

trời, hiển linh, giặc, nô nức, bờ bãi, tưởng nhớ.

- Đọc lại các từ vừa viết.

- HS nghe và viết bài vào vở - HS dò bài,sửa lỗi

- HS nộp vở.

- 2 HS đọc yêu cầu của bài.

- 3HS lên bảng thi đua làm - Đọc lại lời giải và làm vào vở.

Lệnh – dập dềnh – lao lên

Bên – công kênh – trên – mênh mông

- HS nghe

ĐẠO ĐỨC

TIẾT 28: TIẾT KIỆM VÀ BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC (tiết 1 ) I/ MỤC TIÊU

- Biết cần phải sử dụng tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước.

- Nêu được cách sử dụng tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước khỏi bị ô nhiễm.

- Biết thực hiện tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước ở gia đình, nhà trường, địa phương.

(5)

- Quý trọng nguồn nước. Có ý thức sử dụng tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước. Tán thành, học tập những người biết tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước. Không đồng ý với những người lãng phí và làm ô nhiễm nguồn nước.

* QTE : Quyền được sử dụng nước sạch. Quyền được tham gia bảo vệ nguồn nước.

* BVMT:Góp phần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, làm cho môi trường sạch đẹp.

* GD SDNL tiết kiệm& hiệu quả:

- Nước là nguồn năng lượng quan trọng có ý nghhĩa quyết định sự sống còn của loài ngưồiní riêng và trái đất nói chung.

- Nguồn nước không phải là vô hạn, cần phải giữ gìn, bảo vệ và sử dụng tiết kiệm, hiệu quả. Thực hiện sử dụng (năng lượng) nước tiết kiệm và hiệu quả ở lớp, trường và gia đình.Tuyên truyền mọi người giữ gìn, tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước. Phản đối những hành vi đi ngược lại việc bảo vệ, tiết kiệm và sử dụng hiệu quả nguồn nước(gây ô nhiễm nguồn nước, sử dụng lãng phí, không đúng mục đích,...)

*GD TNMTBĐ:

- Nước ngọt là nguồn tài nguyên quan trọng, có ý nghĩa quyết định đối với cuộc sống và phát triển kinh tế vùng biển, đảo.

- Tuyên truyền mọi người giữ gìn, tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước vùng biển, đảo.

II/ CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BI - Kĩ năng lắng nghe ý kiến của các bạn.

- Kĩ năng trình bày các ý tưởng tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước ở nhà và ở trường.

- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin liên quan đến tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước ở nhà và ở trường.

- Kĩ năng bình luận, xác định và lựa chọn các giải pháp tốt nhất để bảo vệ nguồn nước ở nhà và ở trường.

- Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước ở nhà và ở trường.

III/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

1. Giáo viên: Giáo án. Bảng phụ, giấy A3, bút lông. Phiếu bài tập.

2. Học sinh: Chuẩn bị bài.

IV/ CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y VÀ H C

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1/ KTBC: ( 3 phút ) - Kiểm tra sự chuẩn bị HS - Nhận xét, đánh giá.

2/ Bài mới: ( 30 phút ) a. Giới thiệu bài: ( 1 phút ) b. Phát triển bài: ( 29 phút )

Hoạt động1: Nước sạch rất cần thiết với sức khoẻ và đời sống con người.

- Y/c thảo luận nhóm về các bức tranh có trong SGK trang 42, trả lời câu hỏi.

- Tranh, ảnh vẽ cảnh ở đâu? ( miền núi,

- Làm theo hướng dẫn của GV.

- Nghe giới thiệu.

- Thảo luận nhóm 4 và trả lời câu hỏi.

(6)

miền biển hay đồng bằng)

- Trong mỗi tranh em thấy con người dung nước để làm gì?

- Theo em, nước dùng để làm gì? Nó có vai trò như thế nào đối với đời sống con người?

- Theo dõi, giúp đỡ các nhóm.

- Gọi đại diện các nhóm trả lời

* KL: Nước được sử dụng ở mọi nơi dùng để ăn uống, để sản xuất. Nước có vai trò rất quan trọng và cần thiết để duy trì sự sống, sức khoẻ cho con người.

Hoạt động 2:Thế nào là sử dụng tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước.

- Chia nhóm, phát phiếu giao việc.

a) Tắm rửa cho trâu bò ở ngay cạnh giếng nước ăn.

b) Đổ rác ở bờ ao, bờ hồ.

c) Vứt vỏ chai đựng thuốc bảo vệ thực vật vào thùng rác riêng.

d) Để vòi nước chảy tràn bể mà không khóa lại.

đ) Không vứt rác trên sông , biển, hồ.

- Con cần làm gì để bảo vệ nguồn nước?

- Đại diện các nhóm trả lời. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- Nghe KL, ghi nhận.

- Nhận phiếu giao việc. Tiến hành thảo luận trong nhóm. Nhận xét việc làm trong mỗi trường hợp là đúng hay sai? Tại sao? Nếu em có mặt ở đấy em sẽ làm gì? Vì sao?

- Đại diện báo cáo; cả lớp trao đổi, nhận xét, bổ sung hoàn chỉnh

- HS trả lời

*Kết luận:

a) Không nên tắm rửa cho trâu bò ở ngay cạnh giếng nước ăn.Vi2 sẽ làm bẩn đến nước giếng, ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

b) Đổ rác ở bờ ao, bờ hồ là việc làm sai vì làm ô nhiễm nước..

c) Vứt vỏ chai đựng thuốc bảo vệ thực vật vào thùng rác riênglà việc làm đúng vì đã giữ sạch đồng, ruộng và nước không bị nhiễm độc.

d)Để vòi nước chảy tràn bể mà không khóa lại là việc làm sai vì đã lãng phí nước sạch.

đ) Không vứt rác trên sông , biển, hồ là việc làm tốt để bảo vệ nguồn nước không bị ô nhiễm.

Chúng ta nên sử dụng nước tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước để nước không bị ô nhiễm.

Hoạt động 3: Liên hệ thực tế

- Từng cặp trao đổi với nhau theo câu hỏi a) Nước sinh hoạt nơi em ở thiếu , thừa hay đủ dùng?

b) Nước sinh hoạt nơi em sống là sạch hay bị ô nhiễm?

c) Ở nơi em sống, mọi người sử dụng nước như thế nào?( Tiết kiệm hay lãng phí? Giữ gìn sạch sẽ hay làm ô nhiễm nước?)

- Từng cặp trao đổi với nhau

- Một số HS lên trình bày trước lớp.Những HS khác hỏi và bổ sung thêm.

* Kết luận: Khen ngợi những em đã biết quan tâm đến việc sử dụng nước ở nơi

(7)

mình sốngvà đề nghị lớp noi theo.

3. Củng cố, dặn dò: ( 5 phút )

- Ở gia đình em sử dụng nguồn nước gì?

- VN học bài và chuẩn bị bài để tiếp tục học tiết 2.

- Nhận xét tiết học.

- Một số HS trả lời

TOÁN

TIẾT 227: LÀM QUEN VỚI THỐNG KÊ SỐ LIỆU I/ MỤC TIÊU

1.Kiến thức

- Bước đầu làm quen với dẫy số liệu.

- Biết những khái niệm cơ bản của bảng số liệu thống kê: hàng, cột.

2.Kĩ năng

- Biết xử lí số liệu và lập được dẫy số liệu (ở mức độ đơn giản). Làm được bài 1,3.

- Biết cách đọc các số liệu của một bảng. Biết cách phân tích số liệu của một bảng. Làm được bài tập 1,2.

3.Thái độ

- Ham học hỏi và tìm hiểu các vấn đề liên quan đến bài học.

II/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

1.Giáo viên: KHGD,SGK, một số bức tranh vẽ hình minh hoạ bài đọc 2. Học sinh: SGK,VBT

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1/ KTBC: ( 5 phút )

- Gọi Hs lên bảng trả lời miệng - Nhận xét.

2/ Bài mới: ( 30 phút ) a. Giới thiệu bài: ( 1 phút )

b. Làm quen với dãy số liệu: ( 12 phút )

* Hướng dẫn quan sát để hình thành dãy số liệu:

- Bức tranh này nói về điều gì?

- GV gọi 1 HS đọc tên và số đo chiều cao của từng bạn, một HS khác ghi số đo.

- GV: Các số đo chiều cao trên là dãy số liệu.

* Làm quen với thứ tự và số số hạng của dãy:

- Số 122cm là số thứ mấy trong dãy?

- Trả lời miệng bài 3. Cả lớp theo dõi, nhận xét.

- Hs lắng nghe - HS lắng nghe

- HS quan sát tranh suy nghĩ và trả lời theo sự hiểu của mình. Cả lớp theo dõi, nhận xét.

- Đọc tên và số đo chiều cao của từng bạn. 1HS khác ghi lại các số đo:

122cm; 130cm; 127cm; 118cm.

- Nghe, ghi nhớ.

- Là số thứ nhất.

(8)

- Số 130cm là số thứ mấy trong dãy?

- Số 127cm là số thứ mấy trong dãy?

- Số 118cm là số thứ mấy trong dãy?

- Dãy số liệu trên có mấy số?

d. Luyện tập: ( 18 phút ) Bài 1 ( 135 )

- Gọi Hs đọc yêu cầu của đề bài - Gọi Hs lên bảng làm bài

- Nhận xét.

Bài 3 ( 135 )

- Gọi HS đọc y/c bài - 2 HS lên bảng làm bài

- Nhận xét.

- Y/c HS đổi chéo vở kiểm tra nhau Bài 1 ( 136 )

- Gọi Hs đọc yêu cầu của đề bài - GV cho HS tự làm bài

- Nhận xét.

- Y/c HS đổi chéo vở kiểm tra nhau.

Bài 3 ( 137 )

- Gọi Hs đọc yêu cầu của đề bài - Y/c HS tự làm bài và trả lời

- Tổ chức cho HS thi làm bài nhanh - Nhận xét, tuyên dương

3/ Củng cố, dặn dò: ( 5 phút )

- Về làm bài 2,4 và chuẩn bị bài “làm quen với thống kê số liệu ( tt)”.

- Nhận xét tiết học

- Là số thứ hai.

- Là số thứ ba.

- Là số thứ tư - Có 4 số.

- 1HS lên bảng ghi tên của 4 bạn theo thứ tự chiều cao trên để được danh sách: Anh; Phong; Ngân; Minh.

- 1 HS đọc

- 7HS nhìn vào danh sách và dãy số liệu trên để đọc chiều cao của từng bạn.

- 1 HS đọc yêu cầu của bài

- 2HS lên bảng làm bài. Cả lớp làm vào vở.

a. 35kg,40kg,45kg,50kg,60kg b. 60kg,50kg,45kg,40kg,35kg - HS đổi chéo vở

- Hs lắng nghe

- Đọc yêu cầu của bài.

- HS quan sát bảng ở SGK và trả lời a. Lớp 3B có 13 HS giỏi. Lớp 3D có 15 HS giỏi.

b. Lớp 3C nhiều hơn lớp 3A 7 HS giỏi.

c. Lớp 3C có nhiều HS giỏi nhất. Lớp 3B có ít HS giỏi nhất.

- HS đổi chéo vở kiểm tra.

- Đọc yêu cầu của bài.

- HS quan sát bảng ở SGK và trả lời - 2 tổ lên bảng thi làm bài

- HS đọc lại kết quả

(9)

TẬP VIẾT

TIẾT 26: ÔN CHỮ HOA T I/ MỤC TIÊU

1.Kiến thức

- Viết đúng và tương đối nhanh chữ hoa T ( 1 dòng), D, Nh ( 1dòng); viết đúng tên riêng Tân Trào ( 1 dòng) và câu ứng dụng “ Dù ai….tháng ba”(1 lần) bằng cỡ chữ nhỏ.

2.Kĩ năng

- HS viết chữ đều đẹp.

3.Thái độ

- Giáo dục HS tính kiên nhẫn trong khi viết bài.

II/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

1. Giáo viên:KHGD, mẫu chữ viết hoa T. Tên riêng và câu ứng dụng viết sẵn trên bảng lớp

2. Học sinh: Vở tập viết 3, tập 2.

III/ CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y VÀ H C

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1/ KTBC: ( 5 phút )

- Gọi HS nhắc lại từ và câu ứng dụng đã học bài trước.

- 2 HS viết bảng lớp: Sầm Sơn, Côn Sơn - Nhận xét.

2/ Bài mới: ( 30 phút ) a. Giới thiệu bài: ( 1 phút )

b. HD HS viết trên bảng con: (3 phút )

* Luyện viết chữ hoa

- Tìm những chữ hoa có trong bài?

- Viết mẫu kết hợp nhắc lại cách viết.

- Y/c HS viết trên bảng con chữ T - Theo dõi, chỉnh sửa lỗi cho HS.

c. Luyện viết từ ứng dụng: ( 4 phút ) - Gọi HS đọc từ ứng dụng

+GV: Tân Trào là tên một xã thuộc huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang. Đây là nơi diễn ra những sự kiện nổi tiếng trong lịch sử cách mạng: thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam(22-12-1944), họp Quốc dân Đại hội quyết định khởi nghĩa giành độc lập(16 đến 17 tháng 8-1945).

- Y/c HS viết trên bảng con - Theo dõi, chỉnh sửa lỗi cho HS.

d. Luyện viết câu ứng dụng: ( 5 phút ) - Gọi HS đọc câu ứng dụng

+ GV: Nói về ngày giỗ Tổ Hùng Vương mồng mười tháng ba âm lịch hằng năm.

- 2 HS nhắc lại

- 2 HS viết bảng, dưới lớp viết bảng con.

- HS lắng nghe

- Có các chữ hoa T, D, N (Nh).

- HS quan sát và nhắc lại - 3 HS lên bảng viết, dưới lớp viết bảng con.

- 3 HS đọc: Tân Trào - Lắng nghe

- 3 HS lên bảng viết từ ứng dụng Tân Trào, dưới lớp viết trên bảng con.

- 3 HS đọc câu ứng dụng:

Dù ai đi ngược về xuôi, Nhớ ngày giỗ Tổ mồng mười

tháng ba.

(10)

Vào ngày này, ở đền Hùng (tỉnh Phú Thọ) có tổ chức lễ hội lớn để tưởng niệm các vua Hùng có công dựng nước.

- Y/c HS viết bảng: giỗ Tổ - Theo dõi, sửa lỗi cho học sinh.

e. HD viết vào vở Tập viết: ( 15 phút ) - 1 dòng chữ T, D, Nh cỡ chữ nhỏ.

- 1 dòng Tân Trào – cỡ nhỏ.

- 1 lần câu ứng dụng – cỡ nhỏ.

d. Chấm, chữa bài: ( 5 phút ) - Chấm nhanh 5-7 bài tại lớp.

- Nhận xét để cả lớp rút kinh nghiệm.

3/ Củng cố, dặn dò: ( 5 phút )

- Tuyên dương những em viết tốt. Nhắc nhở những HS viết chưa xong về nhà viết tiếp.

Khuyến khích HS học thuộc câu ứng dụng.

- Về nhà luyện viết. Chuẩn bị bài “Ôn tập”

- Nhận xét tiết học

- Lắng nghe.

- 2 HS lên bảng viết, dưới lớp viết bảng con: giỗ Tổ.

- HS nghe và viết vào vở

- HS nộp vở - Lắng nghe

- Lắng nghe

Ngày soạn : 9/5/2020

Ngày giảng: Thứ ba ngày 12 tháng 5 năm 2020 TOÁN TỰ KIỂM TRA

Bài 1: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng: ( 2điểm) a) Số lớn nhất có bốn chữ số là:

A. 1000 B. 9000 C. 9990 D. 9999 b) Trong các số: 8756 ; 8765 ; 8675 ; 8576 số lớn nhất là :

A. 8756 B. 8675 C. 8765 D. 8576 c) 3m5cm = ? cm

A. 35 B. 350 C. 305 D. 3500 d) Ngày 20 tháng 11 năm 2010 là thứ bảy. Hỏi ngày mồng 1 tháng 12 năm 2010 là thứ mấy :

A. Thứ ba B. Thứ tư C. Thứ sáu D. Thứ bảy Bài 2: Đặt tính rồi tính: ( 2điểm)

a. 1453 + 3819 b. 4162 - 1748 c. 1032  4 d. 4525 : 5

(11)

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

Bài 3: Đúng ghi Đ sai ghi S. ( 1điểm)

2m3dm = 32dm 5m4cm = 504cm

5m4cm = 54cm 9m8cm = 980cm

6dam7m = 67m 8hm1m = 801m

Bài 4: Tìm x . ( 2điểm)

a) x  5 = 2435 ...

...

...

b) x : 3 = 1075 ...

...

...

Bài 5: Ba xe như nhau chở được tất cả là 6540 kg gạo. Hỏi 4 xe như thế chở được bao nhiêu ki-lô-gam gạo ? ( 2điểm)

Bài 6: Vẽ một hình tam giác gồm 2 cạnh bên dài 4cm, cạnh đáy dài 6cm.

( 1điểm)

LUYỆN TỪ VÀ CÂU

TIẾT 26: TỪ NGỮ VỀ LỄ HỘI. DẤU PHẨY I/ MỤC TIÊU

- Hiểu nghĩa các từ lễ, hội, lễ hội ( BT 1)

- Tìm được một số từ ngữ thuộc chủ điểm lễ hội ( BT 2) - Đặt được dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu ( BT 3) - Khi nói – viết phải có đủ ý, không nói trống không.

* QTE : Quyền được tham gia vào ngày lễ hội II/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

1.Giáo viên: Giáo án. 3 tờ phiếu viết nội dung BT1; 4 băng giấy – mỗi băng viết một câu văn ở BT3.

2.Học sinh: Chuẩn bị bài trước khi lên lớp.

III/ CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y VÀ H C

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1/ KTBC : ( 5 phút )

- Gọi HS làm miệng bài tập 1,3 tiết trước.

- Nhận xét.

- 2 HS làm.

(12)

2/ Bài mới: ( 30 phút ) a. Giới thiệu bài: ( 1 phút )

b. Hướng dẫn làm bài tập: ( 29 phút ) Bài 1:

- Gọi Hs đọc yêu cầu của đề bài

- Bài tập này giúp các em hiểu đúng nghĩa các từ: lễ, hội và lễ hội. Các em cần đọc kỹ nội dung để nối nghĩa thích hợp ở cột B với mỗi từ ở cột A.

- GV dán bảng 3 tờ phiếu, mời 3 HS lên bảng làm bài.

- Gv nhận xét, chốt lời giải đúng Bài 2:

- Gọi Hs đọc yêu cầu của đề bài

- Phát phiếu học tập.Y/c Thảo luận theo nhóm.

- Tỏ chức thi giữa các nhóm.

- HS lắng nghe

- 1 HS đọc yêu cầu của bài.

- Lắng nghe

- 3 HS lên bảng làm, dưới lớp làm vở.

- Nhận xét.

- Vài HS đọc lại.

- 1 HS đọc y/c.

- Trao đổi theo nhóm, viết nhanh tên một số lễ hội, hội và hoạt động trong lễ hội và hội vào phiếu.

- Đại diện nhóm dán kết quả làm bài lên bảng, trình bày. Cả lớp theo dõi, nhận xét, kết luận.

* Lưu ý: Một số lễ hội nhiều khi cũng được gọi tắt là hội

- Chữa bài, ghi điểm Bài 3:

- Gọi Hs đọc yêu cầu của đề bài

- Giúp HS nhận ra điểm giống nhau giữa các câu: mỗi câu đều bắt đầu bằng bộ phận chỉ nguyên nhân(với các từ vì, tại, nhờ).

- Chữa bài.

3/ Củng cố, dặn dò: ( 5 phút )

- Con đã được tham gia những lễ hội gì ở địa phương con?

- VN học bài và chuẩn bị bài “ Ôn tập giữa HKII”

- Hs lắng nghe

- Đọc yêu cầu.

- Lắng nghe

- Làm bài cá nhân.

- 3 HS lên bảng làm bài. Cả lớp theo dõi, nhận xét.

- Ghi kết quả đúng vào vở.

a. Vì thương dân, Chử Đồng Tử và công chúa đi khắp nơi dạy dân cách trồng lúa, nuôi tằm, dệt vải.

b. Vì nhớ lời mẹ dặn không được làm phiền người khác, chị em Xô-phi đã về ngay.

c. Tại thiếu kinh nghiệm, nôn nóng và coi thường đối thủ, Quắm Đen đã bị thua.

- Hs lắng nghe - HS nêu

- HS lắng nghe

(13)

- Nhận xét tiết học Ngày soạn : 10/5/2020

Ngày giảng: Thứ tư, ngày 13 tháng 5 năm 2020 THỰC HÀNH TOÁN

LUYỆN TOÁN TIẾT 1 TUẦN 26 I. MỤC TIÊU :

1. Kiến thức

- Bước đầu làm quen với dãy số liệu.

- HS nắm được cách xử lí số liệu ở mức độ đơn giản và lập dãy số liệu.

2. Kĩ năng.

- Rèn kĩ năng xử lí số liệu ở mức đơn giản và lập được dãy số liệu.

3. Thái độ

- HS yêu thích môn học, có ý thức giũ gìn, vệ sinh sức khỏe, tập luyện thể dục thể tha, ăn uổng đủ chất.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Bảng phụ

- HS: Vở bài tập.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A. Ổn định tổ chức.

. Thực hành.

Bài 1:

- HS đọc yêu cầu.

- Thảo luận cặp đôi

- HS đọc và thảo luận cặp đôi a) Con lợn cân nặng 75 kg b) Con vịt cân nặng 1 kg c) Con ngỗng cân nặng 5 kg d) Con gà cân nặng 2 kg

e) Con ngỗng cân nặng hơn con gà là: 3 kg

g) Con vật nặng nhất là con lợn 75 kg h) Con vật nhẹ nhất là con vịt 1 kg - Từng cặp hỏi đáp trước lớp. - HS hỏi đáp

- Nhận xét.

* GV chốt: Muốn biết con vật nào nặng hơn phải làm như thế nào?

- Muốn biết con vật nào nặng hơn ta phải so sánh cân nặng.

Bài 2:

- HS đọc yêu cầu.

- HS làm bài các nhân vào vở.

- HS đọc và trả lời câu hỏi.

a) Dãy trên có tất cả bao nhiêu số C 9 số

- Lần lượt từng HS trả lời. b) Số thứ tám trong dãy số là bao nhiêu?

D. 880

(14)

- Nhận xét. c) Ngày 22 là chủ nhật thứ tư trong tháng.

Bài 3:

- HS đọc yêu cầu. Lớp làm vở. - HS đọc và làm bài vào vở.

- 2 HS lên bảng làm. a) Theo thứ tự từ bé đến lớn:

50l, 120l, 195l, 200l.

B, Thùng 2 nhiều hơn thùng 4 là 70 l dầu và ít hơn thùng 1 là 75l

- Cả 4 thùng có 565l dầu.

- Nhận xét

* Muốn xếp theo thức tự từ lớn đến bé và ngược lại ta làm như thế nào?

- Ta so sánh các số.

D. Củng cố- Dặn dò.

1. Củng cố: Bài hôm nay củng cố cho chúng ta kiến thức gì?

- Biết đọc số liệu thống kê và so sánh số liệu thống kê.

TẬP ĐỌC

TIẾT 77: RƯỚC ĐÈN ÔNG SAO I/ MỤC TIÊU

1.Kiến thức

- Biết ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.

- Hiểu nội dung, ý nghĩa của bài đọc: Trẻ em Việt Nam rất thích cỗ Trung thu và đêm hội rước đèn. Trong cuộc vui ngày Tết Trung thu, các em thêm yêu quý, gắn bó với nhau.( Trả lời được các câu hỏi trong SGK)

2.Kĩ năng

- Rèn kĩ năng đọc các từ khó.

3.Thái độ

- HS cảm nhận được cái hay của hội đêm rằm Trung thu.

* QTE : Quyền được vui chơi, được kết bạn, được tham gia đêm hội rước đèn vào ngày Tết Trung Thu.

II/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

1. Giáo viên: KHGD.Tranh minh hoạ 2. Học sinh:: SGK

III/ CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y VÀ H C

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1/ KTBC: ( 5 phút )

- Gọi 2 HS kể lại câu chuyện “Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử.” và trả lời câu hỏi về nội dung đoạn kể

- Nhận xét.

2/ Bài mới: ( 30 phút ) a. Giới thiệu bài: ( 1 phút ) b. Luyện đọc: ( 8 phút )

- 2 HS kể và trả lời câu hỏi

- HS nghe

(15)

- GV đọc toàn bài giọng vui tươi

- GV hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ

* Đọc nối tiếp câu

- GV chú ý sửa lỗi sai cho HS

* Đọc nối tiếp đoạn

- GV hướng dẫn HS ngắt, nghỉ câu - Y/c HS đọc phần chú giải.

* Đọc từng đoạn trong nhóm - Tổ chức thi đọc cho các nhóm.

- GV nhận xét, tuyên dương.

* Đọc đồng thanh cả bài

c. Hướng dẫn tìm hiểu bài: ( 12 phút ) - Gọi HS đọc bài

- Nội dung mỗi đoạn văn trong bài tả những gì?

- Mâm cỗ Trung thu của Tâm được bày như thế nào?

- Chiếc đèn ông sao của Hà có gì đẹp?

- Những chi tiết nào cho thấy Tâm và Hà rước đèn rất vui?

d. Luyện đọc lại: ( 8 phút )

- GV hướng dẫn HS đọc đúng một số câu, đoạn văn.

- GV nhận xét.

3/ Củng cố, dặn dò: ( 5 phút )

- Con thường được tham gia rước đèn ông sao vào dịp nào trong năm?

- Về tiếp tục luyện đọc bài và chuẩn bị ôn tập giữa HK II

- Lắng nghe GV đọc mẫu

- HS đọc nối tiếp câu lần 1.

- HS phát âm lại từ sai.

- HS đọc nối tiếp câu lần 2 - HS đọc nối tiếp đoạn lần 1 - HS đọc chú giải.

- HS đọc nối tiếp câu lần 2.

- Đọc bài theo nhóm.

- 2 nhóm thi đọc với nhau.

- Nhận xét

- Cả lớp đọc đồng thanh cả bài -1HS đọc cả bài. Cả lớp đọc thầm + Đoạn 1 tả mâm cỗ của Tâm.

+ Đoạn 2 tả chiếc đèn ông sao của Hà trong đêm rước đèn, Tâm và Hà rước đèn rất vui.

- Đọc đoạn 1.

- Mâm cỗ được bày rất vui mắt: một quả bưởi có khía thành tám cánh hoa, mỗi cánh…. nom rất vui mắt - Đọc đoạn 2.

- Cái đèn làm bằng giấy bóng kính đỏ, trong suốt, ngôi sao được gắn vào giữa vòng tròn có những tua giấy đủ màu sắc. Trên đỉnh ngôi sao cắm ba lá cờ con.

- Đọc đoạn cuối.

- Hai bạn đi bên nhau, mắt không rời cái đèn. Hai bạn thay nhau cầm đèn, có lúc cầm chung đèn, reo “ tùng tùng tùng, dinh dinh!...”.

- HS nghe

- Vài HS thi đọc - 2HS thi đọc cả bài

- HS nêu - Hs lắng nghe

(16)

- Nhận xét tiết học

TOÁN

TIẾT 131: CÁC SỐ CÓ NĂM CHỮ SỐ I/ MỤC TIÊU

1.Kiến thức

- Biết các hàng: hàng chục nghìn, hàng nghìn, hàng trăm, hàng chục, hàng đơn vị.

- Biết viết và đọc các số có năm chữ số trong trường hợp đơn giản ( không có chữ số 0 ở giữa ). Làm bài tập 1,2,3.

2.Kĩ năng

-Rèn kĩ năng viết và đọc các số có 5 chữ số cho hs.

3.Thái độ

- HS có ý thức tốt trong giờ học.

II/ CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: Giáo án.

- Bảng để kẻ ô biểu diễn cấu tạo số: 5 cột chỉ tên các hàng: hàng chục, nghìn, trăm, chục, đơn vị.

2. Học sinh: Chuẩn bị bài trước khi tới lớp.

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1/ Kiểm tra bài cũ: ( 3 phút )

- Kiểm tra sự chuẩn bị HS

- Nhận xét. - Hs lắng nghe

2/ Bài mới: ( 30 phút )

a) Giới thiệu bài:: Ghi bài - 2 Hs nhắc lại b) Ôn tập về các số trong phạm vi

10 000: ( 6 phút ) - Ghi bảng 2 316

- Số 2 316 gồm mấy nghìn, mấy trăm, mấy chục, mấy đơn vị?

- Ghi bảng 1 000

- Số 1 000 gồm mấy nghìn, mấy trăm, mấy chục, mấy đơn vị?

- Đọc: hai nghìn ba trăm mười sáu.

- Hai nghìn, ba trăm, một chục, sáu đơn vị.

- Đọc: một nghìn.

- Một nghìn, không trăm, không chục, không đơn vị.

c) Viết và đọc các số có năm chữ số:

( 6 phút )

* Viết số 10 000 lên bảng.

- Mười nghìn còn gọi là một chục nghìn.

- Số 10 000 gồm mấy nghìn, mấy trăm, mấy chục, mấy đơn vị?

* Treo b ng có g n các s .

Chục nghìn Nghìn Trăm Chục Đơn vị

10 000 1 000 100 10 1

10 000 1 000 100 1

10 000 100 1

10 000 1

1

- Đọc: mười nghìn.

- Mười nghìn, không trăm, không chục, không đơn vị.

- HS chú ý theo dõi.

(17)

1

4 2 3 1 6

- Cho cô biết số trên gồm bao nhiêu chục nghìn, nghìn, trăm, chục, đơn vị?

* Hướng dẫn cách viết số: Viết từ trái qua phải 42 316

* Hướng dẫn đọc số: Bốn mươi hai nghìn ba trăm mười sáu.

* Luyện cách đọc số:

- Gồm bốn chục nghìn, hai nghìn, ba trăm, một chục, sáu đơn vị

- Đọc các cặp số: 5 327 và 45 327;

8 735 và 28 375; 6 581 và 96 581; 7 311 và 67 311.

3/ Luyện tập: ( 5 phút )

* Bài 1

- Gọi hs đọc đề bài

- Chữa bài.

- 1 hs đọc

- 1HS lên b ng làm, c l p nh n xét. ả ớ

Chục nghìn Nghìn Trăm Chục Đơnvị

10 000 1 000 100 10 1

10 000 1 000 100 1

1 000 100 1 000

2 4 3 1 2

- Hs lắng nghe

* Bài 2

- Khi đọc, viết số có thể tách các chữ số lớp đơn vị và các chữ số lớp nghìn một chút. Nhưng trong phép tính thì không viết tách.

- Sửa bài.

- Nhận xét: Có mấy chục nghìn, mấy nghìn, mấy trăm, mấy chục, mấy đơn vị? Sau đó viết số và đọc số theo mẫu.

- 35 187: Ba mươi lăm nghìn một trăm tám mươi bảy.

- 94 361: Chín tư nghìn ba trăm sáu mươi mốt.

- 57 136: Năm bảy nghìn một trăm ba mươi sáu.

- 15 411: Mười lăm nghìn bốn trăm mười một.

- Hs lắng nghe - 1 HS đọc

- Tiếp nối nhau đọc số: Hai ba nghìn một trăm mười sáu; mười hai nghìn bốn trăm hai bảy; ba nghìn một trăm mười sáu; tám hai nghìn bốn trăm hai bảy.

(18)

*Bài 2:

- 1HS đọc yêu cầu của bài.

- 4HS lên bảng làm. HS dưới lớp làm vào vở

*Bài 3:

- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?

- Vì sao em lại điền 36 522 vào sau số 36 521?

- Vì sao em lại điền 48 185 vào sau số 48 184?

- Vì sao em lại điền 81 318 vào sau số 81 317?

- Sửa bài.

1HS đọc yêu cầu của bài.

- 4HS lên bảng làm. HS dưới lớp làm vào vở

- 1HS đọc yêu cầu.

+ Bài tập yêu cầu điền số thích hợp vào ô trống

- 3HS lên bảng làm bài. Cả lớp làm vào vở

a)36520; 36521; 36522; 36523;

36524; 36525; 36526.

b)48183; 48184; 48185; 48186;48 187; 48188; 48189.

c) 81317; 8318; 81319; 81320;

81321; 81322; 81323.

- Hệ thống lại bài.

-Về nhà học bài và chuẩn bị bài sau

- Vì dãy số này bắt đầu từ 36 520, tiếp sau đó là 36 521, đây là dãy số tự nhiên liên tiếp bắt đầu từ số 36 520, vậy sau 36 521 ta phải điền 36 522.

- Vì trong dãy số này mỗi số đứng sau bằng số đứng trước nó cộng thêm 1.

- Vì trong dãy số này mỗi số đứng sau bằng số đứng trước nó cộng thêm 1.

- Đọc các dãy số vừa điền..

Ngày soạn : 11/5/2020

Ngày giảng: Thứ năm, ngày 14 tháng 5 năm 2020 TOÁN

TIẾT 133: CÁC SỐ CÓ NĂM CHỮ SỐ (TT) I/ MỤC TIÊU

1.Kiến thức

- Biết viết và đọc các số với trường hợp chữ số hàng nghìn , hàng trăm, hàng chục hàng đơn vị là 0 và hiểu được chữ số 0 còn dùng để chỉ không có đơn vị nào ở hàng đó của số có năm chữ số.

2.Kĩ năng

- Biết thứ tự của các số có năm chữ số xà ghép hình.Làm bài tập1,2 a,b,3 (a,b ) 4.

(19)

3.Thái độ

- Giáo dục HS có ý thức tốt trong học toán II/ CHUẨN BỊ

1.Giáo viên:: KHGD, SGK

2. Học sinh: SGK, VBT, bảng con

III/ CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y VÀ H C

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1/ Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút )

- Kiểm tra bài tập đã giao về nhà.

- Nhận xét.

- HS lên bảng làm bài tập. Cả lớp theo dõi để nhận xét.

- Viết số: 2 635; 79 856; 12 562; 9 873.

2/ Bài mới: ( 30 phút )

a) Giới thiệu bài: Ghi t bàì - HS nhắc lai b) Đọc và viết số có năm chữ số

( Trường hợp các chữ số ở hàng nghìn, trăm, chục, đơn vị là 0 )

- Chỉ vào dòng của số 30 000, hỏi: Số này gồm mấy chục nghìn, mấy nghìn, mấy trăm, mấy chục và mấy đơn vị?

- Vậy ta viết số này như thế nào?

- Số có 3 chục nghìn nên viết chữ số 3 ở hàng chục nghìn, có 0 hàng nghìn nên viết 0 ở hàng nghìn, có 0 trăm nên viết 0 ở hàng trăm, có 0 chục nên viết 0 ở hàng chục, có 0 đơn vị nên viết 0 ở hàng đơn vị. vậy số này viết là 30 000.

- Số này đọc thế nào?

- Tương tự với các số: 32 000;

32 500; 32 560; 32 505; 32 050; 30 050;

30 005

- Quan sát , đọc số

- Số gồm 3 chục nghìn, 0 nghìn, 0 trăm, 0 chục, 0 đơn vị.

- 1HS lên bảng viết. Cả lớp viết vào nháp.

- Nghe giảng.

- Ba mươi nghìn.

- HS đọc

3/ Luyện tập: ( 5 phút )

* Bài 1:

- 1HS đọc yêu cầu. - Đọc yêu cầu của bài.

- Chữa bài.

- Xem mẫu, tiến hành làm bài theo mẫu. Nêu kết quả. Cả lớp theo dõi, bổ sung.

* Bài 2: (a,b)

- 1HS đọc yêu cầu. - Đọc yêu cầu, làm vào phiếu học tập - Quan sát để phát hiện ra quy luật của dãy số, rồi điền tiếp vào chỗ chấm : a) 18301; 18302….;18307

b) 32606;32607;……;32612

(20)

- Nhận xét. - Hs lắng nghe

* Bài 3: (a,b ) - 1HS đọc yêu cầu.

- Chữa bài.

- Đọc yêu cầu,làm vào vở

- Quan sát để phát hiện ra quy luật của dãy số, rồi điền tiếp vào chỗ chấm.

- Đọc nhiều lần từng dãy số:

a) 18 000; 19 000; 20 000; 21 000;

22 000; 23 000; 24 000.

b) 47 000; 47 100; 47 200; 47 300;

47 400; 47 500; 47 600.

- HS chú ý theo dõi

* Bài 1 ( 145 ) - 1HS đọc yêu cầu.

-Nhận xét.

* Bài 2(145)

- 1HS đọc yêu cầu.

-Nhận xét.

- Đọc yêu cầu. Làm bài cá nhân. 2HS nêu kết quả. Cả lớp theo dõi, nhận xét.

Thống nhất cách đọc đúng.

- Đọc yêu cầu.

-Làm bài theo nhóm đôi. Đọc rồi tự nêu và viết số………

3/ Củng cố, dặn dò: ( 5 phút ) - Hệ thống lại bài

- Về xem lại bài và chuẩn bị bài sau

“Luyện tập”

- Nhận xét tiết học

- Nghe

- HS nhận xét

TẬP LÀM VĂN TIẾT 25: KỂ VỀ LỄ HỘI I/ MỤC TIÊU

- Bước đầu kể lại được quang cảnh và hoạt động của những người tham gia lễ hội trong một bức ảnh

- GDHS ý thức tự học tự rèn.

* QTE : Quyền được tham gia vào các ngày lễ hội, được bày tỏ ý kiến ( tả lại quang cảnh và hoạt động của những người tham gia lễ hội).

III/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

1. Giáo viên:Giáo án. Sử dụng tranh có sẵn trong SGK.

(21)

2. Học sinh: Chuẩn bị bài trước khi tới lớp.

III/ CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y VÀ H C

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1/ KTBC: ( 5 phút )

- Gọi HS lên bảng kể lại câu chuyện

“ Người bán quạt may mắn”.Trả lời câu hỏi - Nhận xét.

2/ Bài mới: ( 30 phút ) a. Giới thiệu bài: ( 1 phút )

b. Hướng dẫn HS làm bài tập: ( 29 phút ) - Gọi HS đọc yêu cầu của bài

- Y/c HS quan sát 2 bức ảnh, trao đổi, bổ sung cho nhau, nói cho nhau nghe về quang cảnh và hoạt động của những người tham gia lễ hội.

- Quang cảnh trong từng bức ảnh như thế nào?

- Những người tham gia lễ hội đang làm gì?

- Y/c HS tiếp nối nhau thi giới thiệu quang cảnh và hoạt động của những người tham gia lễ hội.

- Nhận xét, tuyên dương.

3/ Củng cố, dặn dò: ( 5 phút )

- Ở gia đình con được bố mẹ đưa đi xem những lễ hội gì?

- Về nhà học bài và chuẩn bị bài “ Kể về một ngày hội”

- Nhận xét chung giờ học.

- 2 HS kể lại câu chuyện và trả lời câu hỏi về nội dung truyện.

- Hs lắng nghe - 2 HS đọc yêu cầu.

- HS quan sát hai tấm ảnh và làm theo hướng dẫn.

- Ví dụ:

+ Ảnh 1: Đây là cảnh một sân đình ở làng quê. Người người tấp nập trên sân với những bộ quần áo nhiều màu sắc. Lá cờ ngũ sắc của lễ hội treo ở vị trí trung tâm, khẩu hiệu đỏ Chúc mừng Năm Mới treo trước cửa đình. Nổi bật trên tấm ảnh là cảnh hai thanh niên đang chơi đu.

Họ nắm chắc tay đu và đu rất bổng.

Người chơi đu chắc phải dũng cảm.

Mọi người chăm chú, vui vẻ, ngước nhìn hai thanh niên, vẻ tán thưởng.

+ Ảnh 2: Đó là quang cảnh lễ hội đua thuyền trên sông. Một chùm bóng bay to, nhiều màu được neo bên bờ càng làm tăng vẻ náo nức cho lễ hội. Trên mặt sông là hàng chục chiếc thuyền đua. Các tay đua đều là thanh niên trai tráng khoẻ mạnh. Ai nấy cầm chắc tay chèo, gò lưng, dồn sức vào đôi tay để chèo thuyền. Những chiếc thuyền lao đi vun vút…

- Hs lắng nghe

- HS kể

(22)

TOÁN

TIẾT 135: SỐ 100 000 – LUYỆN TẬP I/ MỤC TIÊU

1.Kiến thức

- Biết số 100 000

- Biết cách đọc , viết và thứ tự các số có 5 chữ số.

- Biết số 100 000 là số liến sau số 99 999. Làm bài tập 1,2,3 ( dòng 1,2,3 ) 2.Kĩ năng

- Nhận biết được các số liền sau.

3.Thái độ

-Hs yêu thích môn học.

II/ CHUẨN BỊ

- Các thẻ ghi số 10 000.

- VBT

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1/ Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút )

- GV kiểm tra bài tiết trước đã giao về nhà.

- Nhận xét.

2/ Bài mới: ( 30 phút ) a) Giới thiệu bài: ( 1 phút )

- GV hỏi: Số lớn nhất có 5 chữ số là số nào?

- Bài học hôm nay sẽ cho các em biết số đứng liền sau số 99 999 là số nào.

b) Giới thiệu số 100 000: ( 12 phút )

- GV yêu cầu HS lấy 8 thẻ có ghi số 10 000, mỗi thẻ biểu diễn 10 000 đồng thời gắn lên bảng 8 thẻ như thế.

- GV hỏi có mấy chục nghìn?

- GV yêu cầu HS lấy thêm một thẻ có ghi số 10 000 đặt vào cạnh 8 thẻ số lúc trước, đồng thời gắn thêm 1 thẻ số trên bảng.

- GV hỏi: Tám chục nghìn thêm một chục nghìn nữa là mấy chục nghìn?

- GV yêu cầu HS lấy thêm một thẻ có ghi số 10 000 đặt vào cạnh 9 thẻ số lúc trước, đồng thời gắn thêm 1 thẻ số trên bảng.

- GV hỏi: Chín chục nghìn thêm một chục nghìn nữa là mấy chục nghìn?

- Chín chục nghìn thêm một chục nghìn nữa là mười chục nghìn. Để biểu diễn số mười chục nghìn người ta viết số 100 000

- 2 HS lên bảng làm BT, mỗi HS làm 1 phần trong bài.

- Là số 99 999.

- Nghe giới thiệu.

- HS thực hiện thao tác theo yêu cầu của GV.

- HS: Có tám chục nghìn.

- HS thực hiện thao tác.

- Là chín chục nghìn.

- HS thực hiện thao tác.

- Là mười chục nghìn.

- Nhìn bảng đọc số 100 000.

(23)

(GV viết lên bảng).

- GV hỏi: Số mười chục nghìn gồm mấy chữ số ? Là những chữ số nào?

+ GV nêu: Mười chục nghìn gọi là một trăm nghìn. ( Hay là mười vạn ).

3/ Luyện tập thực hành: ( 18 phút ) Bài 1:

-Yêu cầu HS đọc đề bài.

- GV yêu cầu HS đọc dãy số a.

- Bắt đầu từ số thứ hai, mỗi số trong dãy số này bằng số đứng liền trước thêmbao nhiêu đơn vị?

- Vậy số nào đứng sau số 20 000?

- Yêu cầu HS điền tiếp vào dãy số, sau đó đọc dãy số của mình.

- GV nhận xét cho cả lớp đồng thanh đọc dãy số trên, sau đó yêu cầu HS tự làm phần b, c, d.

- GV chữa bài và hỏi:

+ Các số trong dãy b là những số như thế nào?

+ Các số trong dãy c là những số như thế nào?

+ Các số trong dãy d là những số như thế nào?

- GV nhận xét HS.

Bài 2:

- Bài tập YC chúng ta làm gì?

- Vạch đầu tiên trên tia số là số nào?

- Trên tia số có tất cả bao nhiêu vạch?

- Vạch cuối cùng biểu diễn số nào?

- Vậy hai vật biểu diễn hai số liền nhau trên tia số hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị?

- Yêu cầu HS tự làm bài.

- Yêu cầu HS đọc các số trên tia số.

- GV nhận xét HS.

Bài 3: ( dòng 1,2,3 ) - Yêu cầu HS đọc đề bài.

- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?

- Số 100 000 gồm 6 chữ số, chữ số 1 đứng đầu và 5 chữ số 0 đứng sau.

- 1 HS nêu yêu cầu BT.

- HS đọc thầm.

- Bắt đầu từ số thứ hai, mỗi số trong dãy số này bằng số đứng liền trước thêm mười nghìn (hay một chục nghìn) đơn vị.

- Số 30 000.

- 1 HS lên bảng làm bài, lớp làm 10 000; 20 000; 30 000; 40 000;

50 000; 60 000; 70 000; 80 000;

90 000; 100 000.

- 3 HS lên bảng làm BT, lớp làm VBT.

+ Là các số tròn nghìn, bắt đầu từ số 10 000.

+ Là các số tròn trăm, bắt đầu từ số 18 000.

+ Là các số tự nhiên liên tiếp, bắt đầu từ số 18235.

- Điền số thích hợp vào chỗ trống trên tia số.

- Số 40 000.

- Tất cả có 7 vạch.

- Số 100 000.

- Hơn kém nhau 10 000.

- 1 HS lên bảng làm bài, lớp làm vở.

- HS đọc:

40 000; 50 000; 60 000; 70 000;

80 000; 90 000; 100 000.

- 1 HS nêu yêu cầu BT.

- Tìm số liền trước, số liền sau của

(24)

- Hãy nêu cách tìm số liền trước của một số?

- Hãy nêu cách tìm số liền sau của một số?

- Yêu cầu HS tự làm bài.

- GV nhận xét HS.

- Hỏi: Số liền sau số 99 999 là số nào?

- GV: Số 100 000 là số nhỏ nhất có 6 chữ số, số đứng liền sau số có năm chữ số lớn nhất 99 999.

Bài 4:

- GV 1 HS đọc đề bài.

- GV yêu cầu HS tự làm bài.

Tóm tắt:

Có : 7000 chỗ Đã ngổi : 5000 chỗ Chưa ngồi: ……chỗ?

- GV nhận xét HS.

4/ Củng cố – Dặn dò: ( 5 phút )

- Nhận xét giờ học, tuyên dương HS có tinh thần học tập tốt.

- YC HS về nhà luyện tập thêm các bài tập và chuẩn bị bài sau.

một số có 5 chữ số.

- Muốn tìm số liền trước của một số ta lấy số đó trừ đi một đơn vị.

- Muốn tìm số liền sau của một số ta lấy số đó cộng thêm một đơn vị.

- 1 HS lên bảng làm bài, lớp làm VBT.

Số liền trước

Số đã cho

Số liền sau 12 533 12 534 12 535 43 904 43 905 43 906 62 369 62 370 62 371

- 1 HS đọc đề bài SGK.

- 1 HS lên bảng, lớp làm vào VBT.

Bài giải

Số chỗ chưa có người ngồi là:

7000 – 5000 = 2000 (chỗ) Đáp số: 2000 chỗ.

- Lắng nghe và ghi nhận.

TẬP LÀM VĂN

TIẾT 26: KỂ VỀ MỘT NGÀY HỘI I/ MỤC TIÊU

1.Kiến thức

- Bước đầu biết kể về một ngày hội theo các gợi ý cho trước ( BT 1) 2.Kĩ năng

- Viết được những điều vừa kể thành một đoạn văn ngắn ( khoảng 5 câu – BT 2).

3.Thái độ

- Yêu thích và say mê tìm hiểu về các lễ hội của đất nước.

II/ CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI - Tư duy sáng tạo

- Tìm kiếm và xử lí thông tin, phân tích, đối chiếu.

- Giao tiếp: Lắng nghe và phản hồi tích cực III/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

1. Giáo viên:Giáo án.Viết sẵn gợi ý lên bảng.

(25)

2. Học sinh: Chuẩn bị bài trước khi tới lớp.

IV/ CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y VÀ H C

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1/ KTBC: ( 5 phút )

- Gọi hs lên bảng kể về quang cảnh và hoạt động của những người tham gia lễ hội.

- Nhận xét.

2/ Bài mới: ( 30 phút ) a. Giới thiệu bài: ( 1 phút )

b. Hướng dẫn HS kể: ( 29 phút ) Bài 1: ( Kể miệng)

- Gọi HS đọc y/c bài

- Em chon kể về ngày hội nào

+ Bài tập yêu cầu kể về một ngày hội nhưng các em có thể kể về một lễ hội vì trong lễ hội có cả phần hội.

+ Có thể kể về một ngày hội em không trực tiếp tham gia, chỉ thấy khi xem tivi, xem phim……

+ Gợi ý chỉ là chỗ dựa để các em kể lại câu chuyện của mình. Tuy nhiên, vẫn có thể kể theo cách trả lời từng câu hỏi.

- Gọi 1 HS giỏi kể mẫu - Gọi một vài HS thi kể - Nhận xét

Bài 2: ( Viết )

- Gọi Hs đọc yêu cầu của đề

+GV: Chỉ viết những điều các em vừa kể về những trò vui trong ngày hội bài ( gợi ý e). Viết thành một đoạn văn liền mạch khoảng 5 câu.

- Theo dõi, giúp đỡ HS yếu.

- Gọi HS đọc bài viết của mình.

- Gv nhận xét.

3/ Củng cố, dặn dò: ( 5 phút )

- Về nhà học bài và chuẩn bị bài sau:

Ôn tập giữa HKII.

- Nhận xét chung giờ học.

- 2 HS lên kể

- Hs lắng nghe

- 2 HS đọc yêu cầu và câu hỏi gợi ý - Vài HS nêu.

- Nghe hướng dẫn.

- 1HS giỏi kể mẫu.

- Vài HS thi kể.

- Nhận xét, bình chọn bạn kể hay.

- Đọc yêu cầu của bài.

- Lắng nghe và viết bài

- Đọc bài viết. Cả lớp nghe, nhận xét

- Lắng nghe

(26)

Ngày soạn : 4/03/2019

Ngày giảng: Thứ năm, ngày 7 tháng 3 năm 2019 TỐN

TIẾT 119 : LUYỆN TẬP I/ MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Củng cố về đọc, viết, nhận biết giá trị của các chữ số La Mã từ I đến XII. Thực hành xem đồng hồ ghi bằng chữ số La Mã.

2. Kỹ năng: Đọc, viết các chữ số La Mã từ I đến XII. Xem đồng hồ bằng chữ số La Mã chính xác.

3. Thái độ: Tính chính xác, cẩn thận khi làm Toán.

II/ CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên: Giáo án.

2. Học sinh: 1hộp diêm/1HS. Coi bài trước khi tới lớp.

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1/ Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút )

- Kiểm tra bài tập tiết trước - Nhận xét.

- 2 HS lên bảng làm bài.

- Hs lắng nghe 2/ Bài mới: ( 30 phút )

a) Giới thiệu bài: Ghi tựa bài -2 HS nhắc lại

(27)

b) Luyện tập: ( 29 phút ) Bài tập 1

- Gọi HS đọc yêu cầu của bài

- Nhận xét, tuyên dương.

- Đọc yêu cầu của bài.

- Quan sát các mặt đồng hồ trong SGK, đọc:

 4 giờ.

 8 giờ 15 phút.

 5 giờ 55 phút hay 9 giờ kém 5 phút.

- Thực hành quay đồng hồ. Đọc giờ trên đồng hồ.

Bài tập 2

- Gọi HS đọc yêu cầu của bài

- Nhận xét.

Bài 3:

- Gọi HS đọc yêu cầu của bài

- Nhận xét.

- Đọc yêu cầu.

- 1HS lên bảng viết các chữ số La Mã từ I đến XII. Sau đó đọc xuôi ngược để khắc sâu thêm về cách viết, đọc………

- Hs lắng nghe - Đọc yêu cầu.

- Làm bài vào vở.

- Trao đổi theo nhóm đôi. Giúp nhau sửa bài.

- Hs lắng nghe Bài tập 4

- Gọi HS đọc yêu cầu của bài

- Nhận xét.

- Đọc yêu cầu.

- 4HS lên bảng thi xếp, dưới lớp xếp lên mặt bàn theo yêu cầu bằng que diêm đã chuẩn bị.

- Hs lắng nghe Bài 5:

- Gọi HS đọc yêu cầu của bài

- Khi đặt chữ số I ở bên phải số X thì giá trị của X giảm hay tăng lên, và giảm hay tăng mấy đơn vị?

- Khi đặt chữ số I ở bên trái số X thì giá trị của X giảm hay tăng lên, và giảm hay tăng mấy đơn vị?

3/ Cđng cè dỈn dß: ( 3 phút ) - VỊ nhµ lµm bµi tËp ë vở bài tập.

- Đọc yêu cầu.

- Tự thực hành làm bài, ghi nhớ, trả lời:

- Khi đặt vào bên phải chữ số X một chữ số I thì giá trị của X tăng lên một đơn vị là thành số XI.

- Khi đặt vào bên trái chữ số X một chữ số I thì giá trị của X giảm đi một đơn vị là thành số IX.

(28)

- ChuÈn bÞ bµi sau

CHÍNH TẢ ( NGHE - VIẾT ) TIẾT 48: TIẾNG ĐÀN I/ MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Nghe – viết một đoạn trong bài Tiếng đàn.

- Làm bài tập chính tả tìm và viết các từ gồm hai tiếng, trong đó tiếng nào cũng bắt đầu bằng s/x.

2. Kỹ năng:

- Rèn kỹ năng viết chữ đều nét, đúng độ cao, khoảng cách các con chữ, các chữ. Đúng tốc độ. Trình bày sạch đẹp. Tìm từ và viết từ theo yêu cầu trên.

3. Thái độ: Giáo dục tính kiên nhẫn khi viết bài.

II/ CHUẨN BỊ:

1.Giáo viên: Giáo án. Viết sẵn bài tập 2a) lên bảng.

2.Học sinh: Chuẩn bị bài trước khi tới lớp.

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1/ Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút )

- Đọc cho HS viết: sản xuất, sinh sản, xinh xinh, sung sướng.

- Nhận xét.

- 3 hs lên bảng viết. Các HS còn lại viết vào bảng con.

- Hs lắng nghe 2/ Bài mới: ( 30 phút )

a. Giới thiệu bài: Ghi tựa bài - HS nhắc lại b. Hướng dẫn viết chính tả: ( 22 phút )

* Hướng dẫn HS chuẩn bị:

- Đọc mẫu bài

- Nêu nội dung đoạn văn?

- 2 HS đọc lại, cả lớp theo dõi và đọc thầm theo.

- Tả khung cảnh thanh bình ngoài gian phòng như hoà với tiếng đàn.

+ Đọc cho HS viết ( Ví dụ: vũng nước, mát rượi, thuyền , tung lưới, lướt nhanh,…)

- GV đọc lần 2, hướng dẫn viết bài - GV đọc lần 3

- GV đọc lần 4

- GV thu 5 vở chấm điểm và nhận xét

- Nêu từ mà HS coi là khó, viết dễ sai.

- 1 HS lên bảng viết, cả lớp viết bảng con các từ vừa tìm được.

- Đọc lại các từ vừa viết.

- HS nghe

- HS viết bài vào vở - HS dò bài

(29)

- GV đưa bảng phụ đọc lần 5, kết hợp

gạch chân từ khó - HS dò bài, sửa lỗi

3/ Hướng dẫn HS làm bài tập : ( 8 phút ) Bài 2a.

- Gọi hs đọc đề bài

- Nhận xét bài làm của HS, tuyên dương em nào làm bài đúng và nhanh.

- HS đọc yêu cầu của đề.

- Cả lớp làm vào nháp. Đại diện cho mỗi tổ 3HS lên chơi trò chơi tiếp sức. Sau thời gian quy định, các nhóm dừng bút đọc kết quả.

- Đọc kết quả đúng. Ghi vở.

+ s: sung sướng, sục sạo, sạch sẽ, sẵn sàng, sóng sánh, so sánh, song song, sòng sọc,……

+ x: xôn xao, xào xạc, xốn xang, xộc xệch, xao xuyến, xinh xắn, xanh xao, xông xênh, xúng xính, … 5/ Củng cố, dặn dò: ( 5 phút )

- GV lưu ý HS cách trình bày bài chính tả,

sửa lỗi đã mắc trong bài - HS nghe

- Chuẩn bị bài sau: Hội vật.

- Nhận xét tiết học

ĐẠO ĐỨC

TIẾT 24: TƠN TRỌNG ĐÁM TANG (TT) I/ MỤC TIÊU

1. Kiến thức: HS hiểu:

- Đám tang là lễ chôn cất người đã chết, là một sự kiện đau buồn đối với người thân của họ.

- Tôn trọng đám tang là không làm gì xúc phạm đến tang lễ chôn cất người đã khuất.

2. Kỹ năng: Ứng xử đúng khi gặp đám tang.

3. Thái độ: HS có thái độ tôn trọng đám tang, cảm thông với nỗi đau khổ của những gia đình có người vừa mất.

II/ CHUẨN BỊ

1. Giáo viên:: Giáo án. Phiếu học tập cho HĐ 2, tiết 1 và HĐ 2, tiết 2.

- Các tấm bìa đỏ, xanh, trắng.

- Giấy to, nhị hoa và các cánh hoa cắt bằng giấy màu để chơi trò chơi Ghép hoa.

(30)

- Truyện kể về chủ đề bài học, máy tính.

2Học sinh: Chuẩn bị bài.

III/ CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y VÀ H C:

Hoạt động thầy Hoạt động trò

1/ Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút ) - Kiểm tra bài tập tiết trước;

-Nhận xét, đánh giá.

-2 hs trả lời câu hỏi.

- Hs lắng nghe 2/ Bài mới: ( 30 phút )

a) Giới thiệu bài: ( 1 phút ) - Ghi tên bài lên bảng.

- Nghe giới thiệu.

- 2 HS nhắc lại tên bài.

b) Phát triển bài: ( 29 phút )

Hoạt động 1: Bày tỏ ý kiến (PHTM) - Cách tiến hành:

- Lần lượt đọc từng ý kiến.

 Chỉ cần tôn trọng đám tang của những người mình quen biết.

 Tôn trọng đám tang là tôn trọng người đã khuất, tôn trọng gia đình họ và những người cùng đi đưa tang.

 Tôn trọng đám tang là biểu hiện của nếp sống văn hóa.

- Nghe, suy nghĩ và bày tỏ thái độ tán thành, không tán thành hoặc lưỡng lự của mình bằng cách giơ các tấm bìa màu đỏ, màu xanh hoặc màu trắng.

- Thảo luận lý do tán thành, không tán thành, lưỡng lự.

- Sai. Vì …………

- Đúng. Vì …………

- Đúng. Vì …………

* KL:

+ Nên tán thành với các ý kiến , .

+ Không tán thành với ý kiến 

- Nghe KL, ghi nhận.

Hoạt động 2: Xử lý tình huống.

- Cách tiến hành:

- Chia nhóm, phát phiếu giao việc.

+ TH1: Em nhìn thấy bạn đeo băng tang, đi đằng sau xe tang.

- Nhận phiếu giao việc. Tiến hành thảo luận trong nhóm. Đại diện báo cáo; cả lớp trao đổi, nhận xét, bổ sung hoàn chỉnh.

- TH1: Em không nên chỉ trỏ, cười đùa. Nếu bạn nhìn thấy em, em khẽ gật đầu chia buồn cùng bạn. Nếu có thể em nên đi cùng

(31)

+ TH2: Bên nhà hàng xóm có tang.

+ TH3: Gia đình của bạn học cùng lớp em có tang.

+ TH4: Em nhìn thấy mấy bạn nhỏ đang chạy theo xem một đám tang, cười nói, chỉ trỏ.

- Sau mỗi ý kiến, HDHS thảo luận về những lý do tán thành, không tán thành hoặc còn lưỡng lự.

với bạn một đoạn đường.

- TH2: Em không nên chạy nhảy, cười đùa, vặn to đài, ti-vi, chạy sang đám tang xem, chỉ trỏ.

- TH3: Em nên hỏi thăm và chia buồn cùng bạn.

- TH4: Em nên khuyên ngăn các bạn.

*Kết luận: Chúng ta nên tôn trọng đám tang…

- HS lắng nghe.

Hoạt động 3: Trò chơi Nên và Không nên - Cách tiến hành:

Phát ĐDHT.

- Nêu luật chơi: Trong thời gian 5’, các nhóm thảo luận, liệt kê những việc nên làm và không nên làm khi gặp đám tang theo 2 cột: “Nên” và “Không nên”. Nhóm nào ghi được nhiều việc, nhóm đó sẽ thắng cuộc.

- Nhận xét, tuyên dương nhóm thắng cuộc.

- Nhận ĐDHT.

- Nghe phổ biến luật chơi.

- Tiến hành trò chơi.

- Cả lớp nhận xét, đánh giá kết quả công việc của mỗi nhóm

*Kết luận: Cần phải tôn trọng đám tang, không nên làm gì xúc phạm đến tang lễ. Đó là một biểu hiện của nếp sống có văn hóa.

3/ Củng cố, dặn dò: ( 5 phút )

- LHGD: Thực hiện tôn trọng đám tang và nhắc bạn bè cùng thực hiện.

- Dặn dò các em học ghi nhớ

- Nghe

- VN học bài và chuẩn bị bài : Thực hành

kĩ năng giữa học kì II - Nghe

- Bổ sung nhận xét của HS.

Ngày soạn : 6/03/2018

Ngày giảng: Thứ sáu, ngày 9 tháng 3 năm 2018 TẬP LÀM VĂN

TIẾT 24: NGHE – KỂ : NGƯỜI BÁN QUẠT MAY MẮN

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Em đã làm gì để tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước ở trường và ở gia đình. - Dùng nước xong khoá ngay

Phản đối những hành vi đi ngược lại việc bảo vệ, tiết kiệm và sử dụng hiệu quả nguồn nước(gây ô nhiễm nguồn nước, sử dụng lãng phí, không

Chúng ta nên sử dụng nước tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước để nước không bị ô nhiễm... Hoạt động 3: Liên hệ

Sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm gây bệnh tật cho con người và động vật. - Trồng rừng có tác dụng trong việc bảo vệ tài nguyên nước hay không?

Thực hiện sử dụng (năng lượng) nước tiết kiệm và hiệu quả ở lớp, trường và gia đình.Tuyên truyền mọi người giữ gìn, tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước.. Phản đối những hành

- Nguồn nước không phải là vô hạn, cần phải giữ gìn, bảo vệ và sử dụng tiết kiệm, hiệu quả.. - Thực hiện sử dụng (năng lượng) nước tiết kiệm và hiệu quả ở

Phản đối những hành vi đi ngược lại việc bảo vệ, tiết kiệm và sử dụng hiệu quả nguồn nước(gây ô nhiễm nguồn nước, sử dụng lãng phí, không

- HS biết sử dụng tiết kiệm nước; biết bảo vệ nguồn nước để không bị ô nhiễm..