• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Nguyễn Huệ #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Nguyễn Huệ #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom"

Copied!
40
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 24 Ngày soạn : T6/15/04/2020

Ngày giảng: Thứ hai, ngày 18 tháng 5 năm 2020 TOÁN

TIẾT 116: CHỦ ĐỀ LÀM QUEN VỚI THỐNG KÊ SỐ LIỆU I/ MỤC TIÊU

* Mục tiêu chung 1. Kiến thức:

- Bước đầu làm quen với dẫy số liệu.

- Biết những khái niệm cơ bản của bảng số liệu thống kê: hàng, cột 2. Kĩ năng:

- Biết xử lí số liệu và lập được dẫy số liệu (ở mức độ đơn giản).

- Biết cách đọc các số liệu của một bảng. Biết cách phân tích số liệu của một bảng. Làm được bài tập Bài 1,3 (Tr.135); Bài 1(Tr. 136), bài 2 (Tr.137)

3. Thái độ:

- Ham học hỏi và tìm hiểu các vấn đề liên quan đến bài học.

* NDĐC: Tiết Làm quen với số liệu thống kê (Tr.134) kết hợp với Làm quen với số liệu thống kê (Tiếp theo) ghép thành chủ đề.

* Mục tiêu riêng HS Khải

-Biết đọc, viết 1 vài dãy số liệu trong bài theo hướng dẫn của giáo viên II/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

1.Giáo viên: KHGD,SGK, một số bức tranh vẽ hình minh hoạ bài đọc 2. Học sinh: SGK,VBT

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động của Khải 1/ KTBC: (3 phút )

- Gọi Hs lên bảng trả lời miệng - Nhận xét.

2/ Bài mới: ( 35 phút ) a. Giới thiệu bài: ( 1 phút ) b. Làm quen với dãy số liệu:

* Hướng dẫn quan sát để hình thành dãy số liệu:

- Bức tranh này nói về điều gì?

- GV gọi 1 HS đọc tên và số đo chiều cao của từng bạn, một HS khác ghi số đo.

- GV: Các số đo chiều cao trên là dãy số liệu.

* Làm quen với thứ tự và số số hạng của

- Trả lời miệng bài 3. Cả lớp theo dõi, nhận xét.

- Hs lắng nghe - HS lắng nghe

- HS quan sát tranh suy nghĩ và trả lời theo sự hiểu của mình. Cả lớp theo dõi, nhận xét.

- Đọc tên và số đo chiều cao của từng bạn. 1HS khác ghi lại các số đo:

122cm; 130cm; 127cm;

Nghe bạn TL

Lắng nghe

Quan sát

Đọc dãy số

(2)

dãy:

- Số 122cm là số thứ mấy trong dãy?

- Số 130cm là số thứ mấy trong dãy?

- Số 127cm là số thứ mấy trong dãy?

- Số 118cm là số thứ mấy trong dãy?

- Dãy số liệu trên có mấy số?

c. Làm quen với thống kê số liệu:

- Nội dung của bảng nói về điều gì ?

- Cấu tạo của bảng gồm: 2 hàng và 4 cột - Hướng dẫn HS cách đọc số liệu của một bảng.

d. Luyện tập:

* TIẾT 227:

Bài 1:

- Gọi Hs đọc yêu cầu của đề bài - Gọi Hs lên bảng làm bài

- Nhận xét.

Bài 3:

- Gọi HS đọc y/c bài - 2 HS lên bảng làm bài

- Nhận xét.

- Y/c HS đổi chéo vở kiểm tra nhau

*

TIẾT 228:

Bài 1:

- Gọi Hs đọc yêu cầu của đề bài - GV cho HS tự làm bài

- Nhận xét.

- Y/c HS đổi chéo vở kiểm tra nhau.

Bài 2:

- Gọi Hs đọc yêu cầu của đề bài - Y/c HS tự làm bài và trả lời

118cm.

- Nghe, ghi nhớ.

- Là số thứ nhất.

- Là số thứ hai.

- Là số thứ ba.

- Là số thứ tư - Có 4 số.

- 1HS lên bảng ghi tên của 4 bạn theo thứ tự chiều cao trên để được danh sách: Anh; Phong;

Ngân; Minh.

- 1 HS đọc

- 7HS nhìn vào danh sách và dãy số liệu trên để đọc chiều cao của từng bạn.

- 1 HS đọc yêu cầu của bài

- 2HS lên bảng làm bài.

Cả lớp làm vào vở.

a.

35kg,40kg,45kg,50kg,60 kg

b.

60kg,50kg,45kg,40kg,35 kg

- HS đổi chéo vở - Hs lắng nghe

- Đọc yêu cầu của bài.

liệu.

Tập viết dãy số liệu vừa đọc.

(3)

- Tổ chức cho HS thi làm bài nhanh - Nhận xét, tuyên dương

3/ Củng cố, dặn dò: ( 2 phút )

- Về làm bài 2,4 và chuẩn bị bài sau - Nhận xét tiết học

- HS quan sát bảng ở SGK và trả lời

a. Lớp 3B có 13 HS giỏi.

Lớp 3D có 15 HS giỏi.

b. Lớp 3C nhiều hơn lớp 3A 7 HS giỏi.

c. Lớp 3C có nhiều HS giỏi nhất. Lớp 3B có ít HS giỏi nhất.

- HS đổi chéo vở kiểm tra.

- Đọc yêu cầu của bài.

- HS quan sát bảng ở SGK và trả lời

- 2 tổ lên bảng thi làm bài - HS đọc lại kết quả ______________________________________

TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN – CHÍNH TẢ TIẾT 34, 35: SỰ TÍCH LỄ HỘI CHỬ ĐỒNG TỬ I/ MỤC TIÊU

* Mục tiêu chung

* TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN 1. Kiến thức:

- Biết ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.

- Nội dung: Chử Đồng Tử là người con có hiếu, chăm chỉ, có công với dân, với nước. Nhân dân kính yêu và ghi nhớ ơn của vợ chồng Chử Đồng Tử. Lễ hội được tổ chức hằng năm ở nhiều nơi bên sông Hồng là sự thể hiện lòng biết ơn đó.

2. Kĩ năng:

- Trả lời được các câu hỏi trong SGK - Kể lại được từng đoạn của câu chuyện.

- HSNK đặt được tên và kể lại từng đoạn của câu chuyện.

3. Thái độ:

- Yêu và say mê môn học.

* CHÍNH TẢ:

1. Kiến thức:

- Nghe - viết chính xác bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.

2. Kĩ năng:

- Làm đúng bài tập 2b.

3. Thái độ:

- Giáo dục HS tính cẩn thận khi viết bài, giáo dục óc thẩm mĩ qua cách trình bày bài.

(4)

* QTE: Quyền được có cha mẹ, tự hào về cha mẹ mình. Bổn phận phải biết hiếu thảo.( Củng cố)

* NDĐC: Tập đọc: Giảm thời gian luyện đọc, giảm phần luyện đọc lại trong giờ Tập đọc, giảm thời gian kể chuyện.

Chính tả: Giảm phần Gv và Hs đọc đoạn viết, giảm phần tìm hiểu nội dung đoạn viết

* Mục tiêu riêng HS Khải

- Đọc được tên bài và một số từ dễ trong bài .

- Nói được 1-2 câu về bức tranh quan sát thấy trong bài theo gợi ý của GV

II/ CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI ( Tìm hiểu bài) - Thể hiện sự cảm thông.

- Đảm nhận trách nhiệm.

- Xác định giá trị

III/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC 1. Giáo viên: Giáo án.

- Tranh minh hoạ bài tập đọc, các đoạn truyện phóng to.

- Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần luyện đọc.

- Bảng phụ

2. Học sinh: Chuẩn bị bài trước khi đến lớp.

IV/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS HS Khải 1/ KTBC: ( 5 phút )

- Đọc bài: Hội đua voi ởTây Nguyên"

và trả lời câu hỏi - Nhận xét.

2/ Bài mới:

a. Giới thiệu bài: ( 1 phút ) b. Luyện đọc: ( 20 phút ) - GV đọc mẫu toàn bài

- Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.

* Đọc nối tiếp câu

- GV chú ý sửa lỗi phát âm cho HS

* Đọc nối tiếp đoạn

- Hướng dẫn HS ngắt, nghỉ câu dài.

- Y/c HS đọc phần chú giải.

* Đọc trong nhóm

- Tổ chức thi đọc giữa các nhóm.

- Nhận xét, tuyên dương.

* Cả lớp đọc đồng thanh bài

- 2 HS lên đọc bài và trả lời câu hỏi.

- Nghe giới thiệu.

- Theo dõi đọc mẫu.

- HS đọc nối tiếp câu lần 1 - HS sửa lỗi phát âm.

- HS đọc nối tiếp câu lần 2.

- HS đọc nối tiếp đoạn lần 1.

- HS đọc chú giải

- HS đọc nối tiếp đoạn lần 2.

- Đọc bài theo nhóm, mỗi em đọc một đoạn.

- 2 nhóm thi đọc với nhau.

- Nhận xét.

Nêu lại tên bài

-Đọc các từ dễ trong bài

Nghe bạn đọc

Con nhìn thấy gì từ bức tranh:

-Bức tranh có mấy người họ

(5)

- Đọc đồng thanh bài đang làm gì? .

Nghe bạn trả lời c. Tìm hiểu bài: ( 10 phút )

- 1 HS đọc đoạn 1. Cả lớp đọc thầm.

- Tìm những chi tiết cho thấy cảnh nhà Chử Đồng Tử rất nghèo khó?

- Mẹ mất sớm, hai cha con chỉ có một cái khố mặc chung. Khi cha mất thì chàng quấn khố chon cha, mình thì ở không.

- Cuộc gặp gỡ kỳ lạ giữa công chúa Tiên Dung và Chử Đồng Tử diễn ra như thế nào?

- Đọc đoạn 2.

- Chử Đồng Tử thấy chiếc thuyền lớn sắp cập bờ, hoảng hốt, bới cát vùi mình trên bãi lau thưa để trốn.

Công chúa Tiên Dung tình cờ cho vây màn tắm đúng nơi đó. Nước dội làm trôi cát, lộ ra Chử Đồng Tử.

- Vì sao công chúa Tiên Dung kết duyên cùng Chử Đồng Tử?

- Công chúa cảm động khi biết nhà Chử Đồng Tử.

Nàng cho là duyên trời sắp đặt trước, liền mở tiệc ăn mừng và kết duyên cùng chàng.

- Chử Đồng Tử và Tiên Dung giúp dân làm những việc gì?

- Đọc đoạn 3.

- Hai người đi khắp nơi truyền cho dân cách trồng lúa, nuôi tằm, dệt vải. Chử Đồng Tử còn nhiều lần hiển linh giúp dân đánh giặc - Nhân dân làm gì để tỏ lòng biết ơn

Chử Đồng Tử?

- Đọc đoạn 4.

- Nhân dân lập đền thờ Chử Đồng Tử ở nhiều nơi bên sông Hồng. Vào mùa xuân tổ chức lễ hội để tưởng nhớ.

- . Kể chuyện: ( 15 phút ) a. Xác định yêu cầu.

b. Hướng dẫn kể chuyện.

- Dựa vào tranh, đặt tên cho từng

- 2 HS đọc yêu cầu của bài.

(6)

đoạn.

-Yêu cầu hs kể lại câu chuyện - Kể lại từng đoạn của câu chuyện.

- Nhận xét, tuyên dương, khuyến khích HS kể chuyện.

* CHÍNH TẢ:

a. Hướng dẫn viết chính tả: ( 20 phút )

* Hướng dẫn HS chuẩn bị

- Những chữ nào trong bài chính tả dễ viết sai?

* GV đọc cho HS viết:

- GV chú ý theo dõi uốn nắn cho HS

b. HD HS làm bài tập: ( 5 phút ) Bài : 2b

- Gọi HS đọc y/c bài

- GV dán lên bảng 3 tờ phiếu: mời 3 HS lên bảng thi đua làm bài

- Nhận xét bài làm của HS, tuyên dương em nào làm bài đúng và nhanh.

- Quan sát tranh, đặt tên cho từng đoạn truyện:

+ Tranh 1: Cảnh nhà nghèo khó/ Tình cha con/ ……

+ Tranh 2: Cuộc gặp gỡ kỳ lạ/ Duyên trời/…

+ Tranh 3: Truyền nghề cho dân/ Giúp dân/ Dạy dân trồng lúa/……

+ Tranh 4: Tưởng nhớ/

Uống nước nhớ nguồn/ Lễ hội hàng năm.

- Tiếp nối nhau kể chuyện.

Cả lớp theo dõi, nhận xét.

Chọn bạn kể hay nhất.

- 1HS kể toàn bộ câu chuyện.

- HS tự rút từ khó ,viết bảng con: trời, hiển linh, giặc, nô nức, bờ bãi, tưởng nhớ.

- Đọc lại các từ vừa viết.

- HS nghe và viết bài vào vở - HS dò bài,sửa lỗi

- HS nộp vở.

- 2 HS đọc yêu cầu của bài.

- 3HS lên bảng thi đua làm - Đọc lại lời giải và làm vào vở.

Lệnh – dập dềnh – lao lên Bên – công kênh – trên – mênh mông

3/ Củng cố, dặn dò: ( 3 phút )

- Ở gia đình con có những ai?Con - Một số HS kể

(7)

có bổn phận gì với cha mẹ?

-Về học bài và chuẩn bị bài: “Rước đèn ông sao”

- Nhận xét tiết học.

- Lắng nghe - Hs lắng nghe

________________________________________________________________

Ngày soạn : T7/16/05/2020

Ngày giảng: Thứ ba, ngày 19 tháng 5 năm 2020 TOÁN TỰ KIỂM TRA Bài 1: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng: ( 2điểm) a) Số lớn nhất có bốn chữ số là:

A. 1000 B. 9000 C. 9990 D. 9999 b) Trong các số: 8756 ; 8765 ; 8675 ; 8576 số lớn nhất là :

A. 8756 B. 8675 C. 8765 D. 8576

c) 3m5cm = ? cm

A. 35 B. 350 C. 305 D. 3500

d) Ngày 20 tháng 11 năm 2010 là thứ bảy. Hỏi ngày mồng 1 tháng 12 năm 2010 là thứ mấy :

A. Thứ ba B. Thứ tư C. Thứ sáu D. Thứ bảy

Bài 2: Đặt tính rồi tính: ( 2điểm) a. 1453 + 3819

...

...

...

b. 4162 - 1748 ...

...

...

c. 1032 ¿ 4 ...

...

...

d. 4525 : 5 ...

...

...

Bài 3: Đúng ghi Đ sai ghi S. ( 1điểm)

2m3dm = 32dm 5m4cm = 504cm

5m4cm = 54cm 9m8cm = 980cm

6dam7m = 67m 8hm1m = 801m

(8)

Bài 4: Tìm x . ( 2điểm)

a) x ¿ 5 = 2435 ...

...

...

b) x : 3 = 1075 ...

...

...

Bài 5: Ba xe như nhau chở được tất cả là 6540 kg gạo. Hỏi 4 xe như thế chở được bao nhiêu ki- lô-gam gạo ? ( 2điểm)

………...

………...

………...

...

Bài 6: Vẽ một hình tam giác gồm 2 cạnh bên dài 4cm, cạnh đáy dài 6cm. ( 1điểm) ___________________________________

TẬP LÀM VĂN TIẾT 25: KỂ VỀ LỄ HỘI I/ MỤC TIÊU

A. Mục tiêu chung

- Bước đầu kể lại được quang cảnh và hoạt động của những người tham gia lễ hội trong một bức ảnh

- GDHS ý thức tự học tự rèn.

* QTE : Quyền được tham gia vào các ngày lễ hội, được bày tỏ ý kiến ( tả lại quang cảnh và hoạt động của những người tham gia lễ hội).

B. Mục tiêu HS Khải

-Lắng nghe, kể được 1-2 câu về những gì quan sát được trong hai bức tranh theo câu hỏi gợi ý của GV.

II/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

1. Giáo viên:Giáo án. Sử dụng tranh có sẵn trong SGK.

2. Học sinh: Chuẩn bị bài trước khi tới lớp.

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS HS Khải 1/ KTBC: ( 5 phút )

-Gọi HS lên bảng kể lại câu chuyện

“ Người bán quạt may mắn”.Trả lời câu hỏi

- Nhận xét.

2/ Bài mới: ( 30 phút ) a. Giới thiệu bài: ( 1 phút ) b. Hướng dẫn HS làm bài tập:

( 29 phút )

- Gọi HS đọc yêu cầu của bài

- 2 HS kể lại câu chuyện và trả lời câu hỏi về nội dung truyện.

- Hs lắng nghe

Nghe kể

Nhắc tên bài

(9)

- Y/c HS quan sát 2 bức ảnh, trao đổi, bổ sung cho nhau, nói cho nhau nghe về quang cảnh và hoạt động của những người tham gia lễ hội.

- Quang cảnh trong từng bức ảnh như thế nào?

- Những người tham gia lễ hội đang làm gì?

- Y/c HS tiếp nối nhau thi giới thiệu quang cảnh và hoạt động của những người tham gia lễ hội.

- Nhận xét, tuyên dương.

3/ Củng cố, dặn dò: ( 5 phút )

- Ở gia đình con được bố mẹ đưa đi xem những lễ hội gì?

- Về nhà học bài và chuẩn bị bài “ Kể về một ngày hội”

- Nhận xét chung giờ học.

- 2 HS đọc yêu cầu.

- HS quan sát hai tấm ảnh và làm theo hướng dẫn.

Ví dụ:

+ Ảnh 1: Đây là cảnh một sân đình ở làng quê. Người người tấp nập trên sân với những bộ quần áo nhiều màu sắc. Lá cờ ngũ sắc của lễ hội treo ở vị trí trung tâm, khẩu hiệu đỏ Chúc mừng Năm Mới treo trước cửa đình. Nổi bật trên tấm ảnh là cảnh hai thanh niên đang chơi đu. Họ nắm chắc tay đu và đu rất bổng. Người chơi đu chắc phải dũng cảm. Mọi người chăm chú, vui vẻ, ngước nhìn hai thanh niên, vẻ tán thưởng.

+ Ảnh 2: Đó là quang cảnh lễ hội đua thuyền trên sông. Một chùm bóng bay to, nhiều màu được neo bên bờ càng làm tăng vẻ náo nức cho lễ hội. Trên mặt sông là hàng chục chiếc thuyền đua. Các tay đua đều là thanh niên trai tráng khoẻ mạnh. Ai nấy cầm chắc tay chèo, gò lưng, dồn sức vào đôi tay để chèo thuyền. Những chiếc thuyền lao đi vun vút…

- Hs lắng nghe

- HS kể

Quan sát tranh

-Lắng nghe, kể 1-2 câu theo gợi ý của GV:

Con nhìn thấy gì trong bức tranh thứ nhất. Những người trong tranh đang làm gì?

Lắng nghe _________________________________________________

ĐẠO ĐỨC

TIẾT 24: TIẾT KIỆM VÀ BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC ( T1) I/ MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Biết cần phải sử dụng tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước.

(10)

2. Kĩ năng:

- Nêu được cách sử dụng tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước khỏi bị ô nhiễm.

- Biết thực hiện tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước ở gia đình, nhà trường, địa phương.

- Quý trọng nguồn nước. Có ý thức sử dụng tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước. Tán thành, học tập những người biết tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước. Không đồng ý với những người lãng phí và làm ô nhiễm nguồn nước.

3. Thái độ:

- Yêu thích môn học

* QTE : Quyền được sử dụng nước sạch. Quyền được tham gia bảo vệ nguồn nước.( Củng cố)

* BVMT: Góp phần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, làm cho môi trường sạch đẹp.

( HĐ 2)

* GD SDNL tiết kiệm& hiệu quả: ( HĐ 2)

- Nước là nguồn năng lượng quan trọng có ý nghhĩa quyết định sự sống còn của loài ngưồiní riêng và trái đất nói chung.

- Nguồn nước không phải là vô hạn, cần phải giữ gìn, bảo vệ và sử dụng tiết kiệm, hiệu quả.

Thực hiện sử dụng (năng lượng) nước tiết kiệm và hiệu quả ở lớp, trường và gia đình.Tuyên truyền mọi người giữ gìn, tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước. Phản đối những hành vi đi ngược lại việc bảo vệ, tiết kiệm và sử dụng hiệu quả nguồn nước(gây ô nhiễm nguồn nước, sử dụng lãng phí, không đúng mục đích,...)

*GD TNMTBĐ: ( HĐ 1)

- Nước ngọt là nguồn tài nguyên quan trọng, có ý nghĩa quyết định đối với cuộc sống và phát triển kinh tế vùng biển, đảo.

- Tuyên truyền mọi người giữ gìn, tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước vùng biển, đảo.

II/ CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI ( HĐ 1, 2, 3) - Kĩ năng lắng nghe ý kiến của các bạn.

- Kĩ năng trình bày các ý tưởng tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước ở nhà và ở trường.

- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin liên quan đến tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước ở nhà và ở trường.

- Kĩ năng bình luận, xác định và lựa chọn các giải pháp tốt nhất để bảo vệ nguồn nước ở nhà và ở trường.

- Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước ở nhà và ở trường.

III/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

1. Giáo viên: Giáo án. Bảng phụ, giấy A3, bút lông. Phiếu bài tập.

2. Học sinh: Chuẩn bị bài.

IV/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1/ KTBC: ( 3 phút )

- Kiểm tra sự chuẩn bị HS - Nhận xét, đánh giá.

2/ Bài mới: ( 30 phút ) a. Giới thiệu bài: ( 1 phút ) b. Phát triển bài: ( 29 phút )

- Làm theo hướng dẫn của GV.

- Nghe giới thiệu.

(11)

Hoạt động1: Nước sạch rất cần thiết với sức khoẻ và đời sống con người.

- Y/c thảo luận nhóm về các bức tranh có trong SGK trang 42, trả lời câu hỏi.

- Tranh, ảnh vẽ cảnh ở đâu? ( miền núi, miền biển hay đồng bằng)

- Trong mỗi tranh em thấy con người dung nước để làm gì?

- Theo em, nước dùng để làm gì? Nó có vai trò như thế nào đối với đời sống con người?

- Theo dõi, giúp đỡ các nhóm.

- Gọi đại diện các nhóm trả lời

* KL: Nước được sử dụng ở mọi nơi dùng để ăn uống, để sản xuất. Nước có vai trò rất quan trọng và cần thiết để duy trì sự sống, sức khoẻ cho con người.

* Theo con những người dân vùng biển đảo họ dùng nguồn nước nào?

Hoạt động 2:Thế nào là sử dụng tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước.

- Chia nhóm, phát phiếu giao việc.

a) Tắm rửa cho trâu bò ở ngay cạnh giếng nước ăn.

b) Đổ rác ở bờ ao, bờ hồ.

c) Vứt vỏ chai đựng thuốc bảo vệ thực vật vào thùng rác riêng.

d) Để vòi nước chảy tràn bể mà không khóa lại.

đ) Không vứt rác trên sông , biển, hồ.

- Con cần làm gì để bảo vệ nguồn nước?

- Thảo luận nhóm 4 và trả lời câu hỏi.

- Đại diện các nhóm trả lời. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- Nghe KL, ghi nhận.

- Nhận phiếu giao việc. Tiến hành thảo luận trong nhóm. Nhận xét việc làm trong mỗi trường hợp là đúng hay sai? Tại sao? Nếu em có mặt ở đấy em sẽ làm gì? Vì sao?

- Đại diện báo cáo; cả lớp trao đổi, nhận xét, bổ sung hoàn chỉnh

- HS trả lời

*Kết luận:

a) Không nên tắm rửa cho trâu bò ở ngay cạnh giếng nước ăn.Vi2 sẽ làm bẩn đến nước giếng, ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

b) Đổ rác ở bờ ao, bờ hồ là việc làm sai vì làm ô nhiễm nước..

c) Vứt vỏ chai đựng thuốc bảo vệ thực vật vào thùng rác riênglà việc làm đúng vì đã giữ sạch đồng, ruộng và nước không bị nhiễm độc.

d)Để vòi nước chảy tràn bể mà không khóa lại là việc làm sai vì đã lãng phí nước sạch.

đ) Không vứt rác trên sông , biển, hồ là việc làm tốt để bảo vệ nguồn nước không bị ô nhiễm.

Chúng ta nên sử dụng nước tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước để nước không bị ô nhiễm.

(12)

Hoạt động 3: Liên hệ thực tế

- Từng cặp trao đổi với nhau theo câu hỏi

a) Nước sinh hoạt nơi em ở thiếu , thừa hay đủ dùng?

b) Nước sinh hoạt nơi em sống là sạch hay bị ô nhiễm?

c) Ở nơi em sống, mọi người sử dụng nước như thế nào?( Tiết kiệm hay lãng phí? Giữ gìn sạch sẽ hay làm ô nhiễm nước?)

- Từng cặp trao đổi với nhau

- Một số HS lên trình bày trước lớp.Những HS khác hỏi và bổ sung thêm.

* Kết luận: Khen ngợi những em đã biết quan tâm đến việc sử dụng nước ở nơi mình sốngvà đề nghị lớp noi theo.

3. Củng cố, dặn dò: ( 5 phút )

- Ở gia đình em sử dụng nguồn nước gì?

- VN học bài và chuẩn bị bài để tiếp tục học tiết 2.

- Nhận xét tiết học.

- Một số HS trả lời

_______________________________________

LUYỆN TIẾNG VIỆT

TIẾT 47 : ĐỌC HIỂU: TẤM THẺ ĐẶC BIỆT I.Mục tiêu

-Củng cố cho hs đọc lưu loát câu chuyện” Tấm thẻ đặc biệt’’.Trả lời được câu hỏi về nội dung câu chuyện.

-Hs biết rút ra ý nghĩa câu chuyện.

-Gd hs có hứng thú học tật.

II.Đồ dùng dạy học -Sách thực hành

III.Hoạt động dạy học

Hoạt động dạy Hoạt động học 1.Kiểm tra bài cũ(5’)

-Gv kiểm tra đồ dùng học tập của hs.

2.Dạy bài mới (20’)

1.Hoạt động 1:Luyện đọc câu chuyện.

-Gv đọc mẫu câu chuyện -Gv gọi hs đọc câu chuyện

-Yêu cầu hs nêu tóm tắt nội dung câu chuyện.

-Yêu cầu hs luyện đọc câu chuyện trong

-2-3 hs đọc câu chuyện -hs nêu tóm tắt câu chuyện

(13)

nhóm.

2.Hoạt động 2:Hướng dẫn hs trả lời câu hỏi về câu chuyện.

?Câu hỏi a: Ca – ru – sô đến ngân hàng làm gì?

*Gv kết luận ý đúng.

?Câu hỏi b: Nhân viên ngân hàng nói gì với Ca – ru – sô khi ông quên giấy tờ ?

*Gv kết luận ý đúng.

? Câu hỏi c: Ca – ru – sô nói gì, làm gì sau đó?

? Câu hỏi d: Kết quả thế nào ?

? Câu hỏi e : Nhân viên ngân hàng nói gì với Ca – ru – sô sau đó ?

3.Hoạt động 3

-Yêu cầu hs đặt câu hỏi cho bộ phận câu in đậm ?

-Yêu cầu hs làm bài -Gv nhận xét.

3.Củng cố - dặn dò (3') -Về nhà xem lại bài -Chuẩn bị bài sau.

-hs đọc câu chuyện trong nhóm

-hs trả lời: ý 2

-hs trả lời: ý 3.

-hs trả lời: ý 2 -hs trả lời: ý 2 - hs trả lời? ý 3

-hs làm bài

_____________________________________________

LUYỆN TOÁN

LUYỆN NHÂN, CHIA SỐ CÓ 4 CHỮ SỐ CHO SỐ CÓ 1 CHỮ SỐ I. MỤC TIÊU

1.Mục tiêu chung

-Củng cố cho hs cách đặt tính và thực hiện các phép tính chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số trong trường hợp chia có dư.

- Vận dụng để giải các bài toán dạng tìm thành phần của phép nhân, phép chia và giải toán có lời văn.

-Gd hs yªu thÝch m«n häc.

B. Mục tiêu riêng HS Khải

-Biết đọc, viết 1 vài phép tính trong bài theo hướng dẫn của giáo viên.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC -Sách thực hành

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động dạy Hoạt động học Hoạt động của Khải

1.Kiểm tra bài cũ(5’)

-Gv kiểm tra đồ dùng học Quan sát

(14)

tập(sách thực hành).

Gv nhận xét 2.Luyện tập(25’) Bài 1.

-Yêu cầu hs đặt tính -Yêu cầu hs làm bài

-Gv nhận xét Bài 2

-Yêu cầu hs đọc bài -Bài toán cho biết gì?

+Bài toán hỏi gì?

-Yêu cầu hs làm bài

-Gv nhận xét Bài 3

-Yêu cầu hs đọc bài -Yêu cầu hs điền số -Yêu cầu hs làm bài

-Gv nhận xét Bài 4

Đố vui

3.Củng cố-dặn dò(3’) -Về nhà xem lại bài -Chuẩn bị giờ sau.

-hs đặt tính -hs làm bài Đáp án:

a, 626 (dư 1) b, 904 ( dư 2) c, 6309 dư 3) d,700 ( dư 4) -hs đọc

+hs trả lời: trong ngày hội thể dục thể thao,các vận động viên xếp thành các hàng. Ban đầu xếp thành 7 hàng , mỗi hàng có 171 VĐV.

+hs trả lời: Khi chuyển thành 9 hàng đều nhau thì mỗi hàng có bao nhiêu VĐV?

-Hs làm bài Bài giải

Có số vận dộng viên là:

171 x 7 = 1197 ( VĐV ) Mỗi hàng có số vận động viên là:

1197 : = 133 ( VĐV) Đáp số: 133 VĐV -hs đọc

-hs điền số -hs làm bài

523 x 3=1569 402 x 6 = 2412 1569 : 3 = 523 2412 : 6 = 402 1017 x 7=7119 1207 x 8 = 9656

7119 : 7 = 1017 9656 : 8 = 1207

Lắng nghe

-Viết phép tính trên bảng lớp theo HD của GV

Đọc lại các phép tính vừa viết.

-Về nhà tập đọc và viết lại các số vừa viết.

Ngày soạn : CN/17/05/2020

(15)

Ngày giảng: Thứ tư, ngày 20 tháng 5 năm 2020 TOÁN

TIẾT 116: CHỦ ĐỀ CÁC SỐ CÓ NĂM CHỮ SỐ I/ MỤC TIÊU

1. kiến thức:

- Biết các hàng: hàng chục nghìn, hàng nghìn, hàng trăm, hàng chục, hàng đơn vị.

- Biết cách đọc, viết các số có năm chữ số.

- Biết thứ tự của các số có năm chữ số.

2. kĩ năng:

- Biết viết và đọc các số có năm chữ số trong trường hợp đơn giản ( không có chữ số 0 ở giữa ).

- Biết viết các số tròn nghìn(từ 10 000 đến 19 000)vào dưới mỗi vạch của tia số.

- Làm Bài 2,3,4(Tr.141); Bài 2 (Tr.142), bài 3 phần c (Tr.142) 3. Thái độ:

- HS có ý thức tốt trong giờ học.

* NDDC: Tiết Các số có năm chữ số (Tr.140) và tiết Luyện tập (Tr.142) gộp thành một tiết.

II/ CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: Giáo án.

- Bảng để kẻ ô biểu diễn cấu tạo số: 5 cột chỉ tên các hàng: hàng chục, nghìn, trăm, chục, đơn vị.

- Hộp ĐDDH lớp 3.

2. Học sinh: Chuẩn bị bài trước khi tới lớp.

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1/ Kiểm tra bài cũ: ( 3 phút )

- Kiểm tra sự chuẩn bị HS

- Nhận xét. - Hs lắng nghe

2/ Bài mới: ( 20 phút )

a) Giới thiệu bài:: Ghi bài - 2 Hs nhắc lại b) Ôn tập về các số trong phạm vi

10 000: ( 6 phút ) - Ghi bảng 2 316

- Số 2 316 gồm mấy nghìn, mấy trăm, mấy chục, mấy đơn vị?

- Ghi bảng 1 000

- Số 1 000 gồm mấy nghìn, mấy trăm, mấy chục, mấy đơn vị?

- Đọc: hai nghìn ba trăm mười sáu.

- Hai nghìn, ba trăm, một chục, sáu đơn vị.

- Đọc: một nghìn.

- Một nghìn, không trăm, không chục, không đơn vị.

c) Viết và đọc các số có năm chữ số:

( 6 phút )

* Viết số 10 000 lên bảng.

- Mười nghìn còn gọi là một chục nghìn.

- Số 10 000 gồm mấy nghìn, mấy trăm, mấy chục, mấy đơn vị?

* Treo bảng có gắn các số.

Chục Nghìn Trăm Chục Đơn

- Đọc: mười nghìn.

- Mười nghìn, không trăm, không chục, không đơn vị.

- HS chú ý theo dõi.

(16)

nghìn vị

10 000 1 000 100 10 1

10 000 1 000 100 1

10 000 100 1

10 000 1

1 1

4 2 3 1 6

- Cho cô biết số trên gồm bao nhiêu chục nghìn, nghìn, trăm, chục, đơn vị?

* Hướng dẫn cách viết số: Viết từ trái qua phải 42 316

* Hướng dẫn đọc số: Bốn mươi hai nghìn ba trăm mười sáu.

* Luyện cách đọc số:

- Gồm bốn chục nghìn, hai nghìn, ba trăm, một chục, sáu đơn vị

- Đọc các cặp số: 5 327 và 45 327;

8 735 và 28 375; 6 581 và 96 581; 7 311 và 67 311.

3/ Luyện tập: ( 12 phút)

* CÁC SỐ CÓ NĂM CHỮ SỐ

* Bài 2

- Khi đọc, viết số có thể tách các chữ số lớp đơn vị và các chữ số lớp nghìn một chút.

Nhưng trong phép tính thì không viết tách.

- Sửa bài.

- Nhận xét: Có mấy chục nghìn, mấy nghìn, mấy trăm, mấy chục, mấy đơn vị? Sau đó viết số và đọc số theo mẫu.

- 35 187: Ba mươi lăm nghìn một trăm tám mươi bảy.

- 94 361: Chín tư nghìn ba trăm sáu mươi mốt.

- 57 136: Năm bảy nghìn một trăm ba mươi sáu.

- 15 411: Mười lăm nghìn bốn trăm mười một.

- Hs lắng nghe

* Bài 3

- Gọi 1 HSđọc đề bài

-Sửa bài.

* Luyện tập:

*Bài 2:

- 1HS đọc yêu cầu của bài.

- 4HS lên bảng làm. HS dưới lớp làm vào vở

*Bài 3:

- 1 HS đọc

- Tiếp nối nhau đọc số: Hai ba nghìn một trăm mười sáu; mười hai nghìn bốn trăm hai bảy; ba nghìn một trăm mười sáu; tám hai nghìn bốn trăm hai bảy.

- 1HS đọc yêu cầu của bài.

- 4HS lên bảng làm. HS dưới lớp làm vào vở

(17)

- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?

- Vì sao em lại điền 36 522 vào sau số 36 521?

- Vì sao em lại điền 48 185 vào sau số 48 184?

- Vì sao em lại điền 81 318 vào sau số 81 317?

- Sửa bài, tuyên dương

- 1HS đọc yêu cầu.

+ Bài tập yêu cầu điền số thích hợp vào ô trống

- 3HS lên bảng làm bài. Cả lớp làm vào vở

a)36520; 36521; 36522; 36523;

36524; 36525; 36526.

b)48183; 48184; 48185; 48186;48 187; 48188; 48189.

c) 81317; 8318; 81319; 81320;

81321; 81322; 81323.

- Vì dãy số này bắt đầu từ 36 520, tiếp sau đó là 36 521, đây là dãy số tự nhiên liên tiếp bắt đầu từ số 36 520, vậy sau 36 521 ta phải điền 36 522.

- Vì trong dãy số này mỗi số đứng sau bằng số đứng trước nó cộng thêm 1.

- Vì trong dãy số này mỗi số đứng sau bằng số đứng trước nó cộng thêm 1.

Đọc các dãy số vừa điền..

4/ Củng cố, dặn dò: ( 5 phút ) - Hệ thống lại bài.

- Về nhà học bài và chuẩn bị bài sau

- Nghe

TẬP ĐỌC

TIẾT 52: RƯỚC ĐÈN ÔNG SAO I/ MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

- Biết ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.

- Hiểu nội dung, ý nghĩa của bài đọc: Trẻ em Việt Nam rất thích cỗ Trung thu và đêm hội rước đèn. Trong cuộc vui ngày Tết Trung thu, các em thêm yêu quý, gắn bó với nhau.( Trả lời được các câu hỏi trong SGK)

- HS cảm nhận được cái hay của hội đêm rằm Trung thu.

B. Mục tiêu riêng dành cho HS Khải

- Đọc được tên bài và một số từ: nom, khía, rinh rinh.

- Nói được 1 câu về bức tranh quan sát.

* QTE : Quyền được vui chơi, được kết bạn, được tham gia đêm hội rước đèn vào ngày Tết Trung Thu.

(18)

II/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC 1. Giáo viên: KHGD.Tranh minh hoạ 2. Học sinh:: SGK

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS HĐ của HS Khải

1/ KTBC: ( 5 phút )

- Gọi 2 HS kể lại câu chuyện “Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử.” và trả lời câu hỏi về nội dung đoạn kể

- Nhận xét.

2/ Bài mới: ( 30 phút ) a. Giới thiệu bài: ( 1 phút ) b. Luyện đọc: ( 8 phút )

- GV đọc toàn bài giọng vui tươi - GV hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ

* Đọc nối tiếp câu

- GV chú ý sửa lỗi sai cho HS

* Đọc nối tiếp đoạn

- GV hướng dẫn HS ngắt, nghỉ câu - Y/c HS đọc phần chú giải.

* Đọc từng đoạn trong nhóm - Tổ chức thi đọc cho các nhóm.

- GV nhận xét, tuyên dương.

* Đọc đồng thanh cả bài c. Hướng dẫn tìm hiểu bài:

( 12 phút )

- Gọi HS đọc bài

- Nội dung mỗi đoạn văn trong bài tả những gì?

- Mâm cỗ Trung thu của Tâm được bày như thế nào?

- Chiếc đèn ông sao của Hà có gì đẹp?

- 2 HS kể và trả lời câu hỏi

- HS nghe

- Lắng nghe GV đọc mẫu

- HS đọc nối tiếp câu lần 1.

- HS phát âm lại từ sai.

- HS đọc nối tiếp câu lần 2 - HS đọc nối tiếp đoạn lần 1

- HS đọc chú giải.

- HS đọc nối tiếp câu lần 2.

- Đọc bài theo nhóm.

- 2 nhóm thi đọc với nhau.

- Nhận xét

- Cả lớp đọc đồng thanh cả bài

-1HS đọc cả bài. Cả lớp đọc thầm

+ Đoạn 1 tả mâm cỗ của Tâm.

+ Đoạn 2 tả chiếc đèn ông sao của Hà trong đêm rước đèn, Tâm và Hà rước đèn rất vui.

- Đọc đoạn 1.

- Mâm cỗ được bày rất vui mắt: một quả bưởi có khía thành tám cánh hoa, mỗi cánh…. nom rất vui mắt

Nghe bạn kể.

-Đọc tên bài -Lắng nghe

-Đọc từ: nom, khía, rinh rinh.

.

Đọc câu đầu của bài tập đọc theo HD của GV.

-Lắng nghe

-Lắng nghe

(19)

- Những chi tiết nào cho thấy Tâm và Hà rước đèn rất vui?

d. Luyện đọc lại: ( 8 phút )

- GV hướng dẫn HS đọc đúng một số câu, đoạn văn.

- GV nhận xét.

3/ Củng cố, dặn dò: ( 5 phút ) - Con thường được tham gia rước đèn ông sao vào dịp nào trong năm?

- Về tiếp tục luyện đọc bài và chuẩn bị ôn tập giữa HK II

- Nhận xét tiết học

- Đọc đoạn 2.

- Cái đèn làm bằng giấy bóng kính đỏ, trong suốt, ngôi sao được gắn vào giữa vòng tròn có những tua giấy đủ màu sắc. Trên đỉnh ngôi sao cắm ba lá cờ con.

- Đọc đoạn cuối.

- Hai bạn đi bên nhau, mắt không rời cái đèn. Hai bạn thay nhau cầm đèn, có lúc cầm chung đèn, reo “ tùng tùng tùng, dinh dinh!...”.

- HS nghe

- Vài HS thi đọc - 2HS thi đọc cả bài

- HS nêu - Hs lắng nghe

-Nghe bạn đọc bài.

Nghe cô nhận xét

_____________________________________________________

LUYỆN TỪ VÀ CÂU

TIẾT 37: TỪ NGỮ VỀ LỄ HỘI. DẤU PHẨY I/ MỤC TIÊU

A. Mục tiêu chung

- Hiểu nghĩa các từ lễ, hội, lễ hội ( BT 1)

- Tìm được một số từ ngữ thuộc chủ điểm lễ hội ( BT 2) - Đặt được dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu ( BT 3) - Khi nói – viết phải có đủ ý, không nói trống không.

* QTE : Quyền được tham gia vào ngày lễ hội B. Mục tiêu riêng HS Khải

-Lắng nghe, đọc lại được những từ ngữ về lễ hội trong bài theo hướng dẫn của GV.

II/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

1.Giáo viên: - GV: 5 máy tính bảng để UDPHTM hoạt động 2. Nội dung thảo luận trong SGK đưa lên máy chiếu; máy tính.

2. Học sinh: HS sưu tầm các loại tranh ảnh về lễ hội.

(20)

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động của Khải 1/ KTBC : ( 5 phút )

- Gọi HS làm miệng bài tập 1,3 tiết trước.

- Nhận xét.

2/ Bài mới: ( 30 phút ) a. Giới thiệu bài: ( 1 phút )

b. Hướng dẫn làm bài tập: ( 29 phút )

Bài 1:

- Gọi Hs đọc yêu cầu của đề bài - Bài tập này giúp các em hiểu đúng

nghĩa các từ: lễ, hội và lễ hội. Các em cần đọc kỹ nội dung để nối nghĩa thích hợp ở cột B với mỗi từ ở cột A.

- GV dán bảng 3 tờ phiếu, mời 3 HS lên bảng làm bài.

- Gv nhận xét, chốt lời giải đúng Bài 2:

* ƯDPHTM: Chia lớp thành 5 nhóm giáo viên phát cho mỗi nhóm 1 máy tính bảng sau đó gửi các yêu cầu như trong SGK để HS đọc, thảo luận và ghi kết quả vào giấy tên của một số hội, lễ hội.

* Lưu ý: Một số lễ hội nhiều khi cũng được gọi tắt là hội

- Chữa bài, nhận xét Bài 3:

- Gọi Hs đọc yêu cầu của đề bài - Giúp HS nhận ra điểm giống nhau giữa các câu: mỗi câu đều bắt đầu bằng bộ phận chỉ nguyên nhân(với các từ vì, tại, nhờ).

- Chữa bài.

- 2 HS làm.

- HS lắng nghe

- 1 HS đọc yêu cầu của bài.

- Lắng nghe

- 3 HS lên bảng làm, dưới lớp làm vở.

- Nhận xét.

- Vài HS đọc lại.

- Trao đổi theo nhóm, viết nhanh tên một số lễ hội, hội và hoạt động trong lễ hội và hội vào giấy.

- Đại diện nhóm trình bày. Cả lớp theo dõi, nhận xét, kết luận.

- Hs lắng nghe

- Đọc yêu cầu.

- Lắng nghe

- Làm bài cá nhân.

- 3 HS lên bảng làm bài. Cả lớp theo dõi, nhận xét.

- Ghi kết quả đúng vào vở.

a. Vì thương dân, Chử Đồng Tử và công chúa đi khắp nơi dạy dân cách trồng lúa, nuôi tằm, dệt vải.

-Đọc tên bài

-Lắng nghe

Quan sát

-Đọc từ: hội đua voi, hội chọi trâu , chọi gà …

Viết lại các từ vừa đọc theo HD của GV.

(21)

3/ Củng cố, dặn dũ: ( 5 phỳt

- Con đó được tham gia những lễ hội gỡ ở địa phương con?

- VN học bài và chuẩn bị bài “ ễn tập giữa HKII”

- Nhận xột tiết học

b. Vỡ nhớ lời mẹ dặn khụng được làm phiền người khỏc, chị em Xụ-phi đó về ngay.

c. Tại thiếu kinh nghiệm, nụn núng và coi thường đối thủ, Quắm Đen đó bị thua.

- Hs lắng nghe - HS nờu

- HS lắng nghe

Lắng nghe

____________________________________________________

LUYỆN TOÁN

TIẾT 48: ễN TẬP THỰC HÀNH XEM ĐỒNG HỒ I.Mục tiêu

-Củng cố cho hs biết cỏch xem đồng hồ.

-Hs biết vẽ thờm kim đồng hồ -Gd hs yêu thích môn học II.Đồ dùng dạy học -Sách thực hành

III.Hoạt động dạy học

Hoạt động dạy Hoạt động học

1.Kiểm tra bài cũ(5’)

-Gv kiểm tra đồ dựng học tập(sỏch thực hành).

Gv nhận xét 2.Luyện tập(25’) Bài 1.

-Yêu cầu hs xem và trả lời đồng hồ chỉ mấy giờ.

-Yêu cầu hs làm bài

-Gv nhận xét Bài 2

-Yêu cầu hs đọc bài

-Yờu cầu hs vẽ thờm kim đồng hồ để đồng hồ chỉ đỳng thời gian tương ứng.

? đồng hồ chỉ 9 giờ 6 phỳt

-hs trả lời -hs làm bài 1 giờ 24 phỳt 7 giờ 8 phỳt 12 giờ 16 phỳt

10 giờ 35 phỳt hoặc 11 giờ kộm 25 phỳt

4 giờ 57 phỳt hoặc 5 giờ kộm 2 phỳt

2 giờ 50 phỳt hoặc 3 giờ kộm 15 phỳt

-hs đọc +hs vẽ

(22)

? đồng hồ chỉ 11 giờ 32 phút

?đồng hồ chỉ 1 giờ kém 14 phút -Yªu cÇu hs lµm bµi

-Gv nhËn xÐt

3.Cñng cè-d¨n dß(3’) -VÒ nhµ xem l¹i bµi -ChuÈn bi giê sau.

-Hs làm bài

______________________________________________________

TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI TIẾT 49: ĐỘNG VẬT I/ MỤC TIÊU

A. Mục tiêu chung

- Biết được cơ thể động vật gồm 3 phần: đầu, mình và cơ quan di chuyển.

- Nhận ra sự đa dạng và phong phú của động vật về hình dạng, kích thước, cấu tạo ngoài.

- Nêu được ích lợi hoặc tác hại của một số động vật đối với con người

- Quan sát hình vẽ hoặc vật thật và chỉ được các bộ phận bên ngoài của một số động vật.

* BVMT: Nhận ra sự đa dạng, phong phú của các vất sống trong môi trường tự nhiên. Cần phải bảo vệ các con vật, có ý thức bảo vệ sự đa dạng của các con vật.

- Giáo dục HS có ý thức bảo vệ động vật.

* GDTNMTBĐ: Liên hệ một số loài động vật biển, giá trị của chúng, tầm quan trọng phải bảo vệ chúng

B. Mục tiêu riêng HS Khải

- Kể được tên một số con vật quen thuộc. Quan sát và nói được các bộ phận bên ngoài của con vật đó. Biết được con vật đó là có lợi hay có hại đối với con người.

II/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

1.Giáo viên: - GV: 5 máy tính bảng để UDPHTM hoạt động 1. Các hình trong SGK đưa lên máy chiếu; máy tính.

2. Học sinh: HS sưu tầm các loại tranh ảnh về động vật III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS HS Khải

1/ KTBC: ( 5 phút )

- Nêu chức năng của hạt và ích lợi của quả

- Nhận xét.

2/ Bài mới: ( 30 phút ) a. Giới thiệu bài : ( 1 phút ) b. Bài mới: ( 29 phút )

Hoạt động 1: Quan sát cơ thể động vật

* ƯDPHTM: Chia lớp thành 5 nhóm giáo viên phát cho mỗi nhóm 1 máy tính bảng sau đó gửi các bức tranh như trong SGK để HS quan sát và cho biết đó là con

- 2 HS lên bảng trả lời

- Hs lắng nghe

- HS quan sát thảo luận theo nhóm yêu cầu đại diện nhóm trình bày.

Nghe bạn TL

Nhắc lại tên bài

Thảo luận nhóm cùng bạn

(23)

vật gì, có đặc điểm gì về hình dạng, kích thước. Chúng sống ở đâu? Di chuyển bằng cách nào?

+ GV: Trong tự nhiên có rất nhiều loài vật. Chúng có hình dạng, kích thước khác nhau. Sống trên mặt đất, dưới mặt đất, dưới nước, trên không..

Di chuyển bằng chân, cánh, vây..

Hoạt động 2: Các bộ phận chính bên ngoài cơ thể động vật

* Cách tiến hành:

+ Bước 1: Làm việc theo nhóm - Các nhóm quan sát các hình trong SGK trả lời câu hỏi

- Kể tên các bộ phận giống nhau trên cơ thể các con vật có trong tranh?

- Gọi đại diện các nhóm trả lời.

+ GVKL: Cơ thể động vật thường gồm 3 phần: Đầu, mình và cơ quan di chuyển. Chân, cánh, vây, đuôi gọi chung là cơ quan di chuyển.

Hoạt động 3: Trò chơi “Thử tài hoạ sĩ ”

- Y/c các nhóm lấy giấy, bút.

Trong thời gian 5p vẽ một con vật bất kì mà mình thích.

- Y/c các nhóm dán bài lên bảng - Y/c các nhóm giới thiệu về con vật được vẽ là gì? Hẫy chỉ và gọi tên các bộ phận chính?

- Nhận xét, khen ngợi các nhóm vẽ đẹp, chỉ đúng tên bộ phận.

3/ Củng cố, dặn dò: ( 5 phút ) - Tổ chức chò trơi: Đố bạn con gì?

- GV phổ biến cách chơi cho HS:

5 hs nhận các miếng bìa ghi tên các con vật. 5 hs còn lại nhận miếng giấy nhỏ ghi tên một con

- Đại diện các nhóm trình bày

- Lắng nghe và nhắc lại.

- HS thảo luận và trả lời câu hỏi.

- Đại diện các nhóm trả lời.

- Nhận xét và bổ sung.

- Hs lắng nghe

- Các nhóm lấy giấy bút và vẽ.

- Thực hiện

- Đại diện các nhóm thực hiện.

- Lắng nghe luật chơi.

Kể tên một số con vật quen thuộc ở nhà.

Nêu các bộ phận bên ngoài của con vật đó.

Con vật đó có lợi hay có hại đối với con người.

Chơi cùng các bạn.

(24)

vật và có nhiệm vụ bắt chước tiếng kêu của con vật đó. HS có miếng bìa phải lắng nghe tiếng kêu và chạy đến bên cạnh bạn vừa giả tiếng kêu của con vật mình cầm trên tay.

- Gọi 10 hs lên chơi - Gv nhận xét, khen ngợi.

- Con đã làm gì để bảo vệ loài vật có ích?

- GV nhận xét tiết học.

- Về nhà học bài chuẩn bị bài “ Con trùng”

- 10 hs lên chơi - Lắng nghe - HS nêu

Lắng nghe

-Lắng nghe

Quan sát

Nghe cô nhận xét _______________________________________

Ngày soạn : Thứ 2/18/05/2020

Ngày giảng: Thứ năm, ngày 21 tháng 5 năm 2020 TOÁN

TIẾT 119: CHỦ ĐỀ CÁC SỐ CÓ NĂM CHỮ SỐ (TT) I/ MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Biết viế và đọc các số với trường hợp chữ số hàng nghìn , hàng trăm, hàng chục hàng đơn vị là 0 và hiểu được chữ số 0 còn dùng để chỉ không có đơn vị nào ở hàng đó của số có năm chữ số.

- Củng cố về cách đọc, viết các số có năm chữ số(trong năm chữ số đó có chữ số 0 ).

2. Kĩ năng:

- Biết thứ tự của các số có năm chữ số xà ghép hình.

- Biết thứ tự các số có năm chữ số..

- Làm tính với số tròn nghìn, tròn trăm.

- Làm bài 1(Tr.143), bài 2,3(Tr.144), bài 1,2 (Tr.145) 3. Thái độ:

- Giáo dục HS có ý thức tốt trong học toán

* NDĐC: Tiết Các số có năm chữ số (Tr.143) và tiết Luyện tập (Tr.145) gộp thành một tiết.

II/ CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: SGK

2. Học sinh: SGK, VBT, bảng con

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1/ Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút )

(25)

- Kiểm tra bài tập đã giao về nhà.

- Nhận xét.

- HS lên bảng làm bài tập. Cả lớp theo dõi để nhận xét.

- Viết số: 2 635; 79 856; 12 562; 9 873.

2/ Bài mới: ( 20 phút )

a) Giới thiệu bài: Ghi tên bàì - HS nhắc lai b) Đọc và viết số có năm chữ số

( Trường hợp các chữ số ở hàng nghìn, trăm, chục, đơn vị là 0 )

- Chỉ vào dòng của số 30 000, hỏi: Số này gồm mấy chục nghìn, mấy nghìn, mấy trăm, mấy chục và mấy đơn vị?

- Vậy ta viết số này như thế nào?

- Số có 3 chục nghìn nên viết chữ số 3 ở hàng chục nghìn, có 0 hàng nghìn nên viết 0 ở hàng nghìn, có 0 trăm nên viết 0 ở hàng trăm, có 0 chục nên viết 0 ở hàng chục, có 0 đơn vị nên viết 0 ở hàng đơn vị. vậy số này viết là 30 000.

- Số này đọc thế nào?

- Tương tự với các số: 32 000;

32 500; 32 560; 32 505; 32 050; 30 050;

30 005

- Quan sát , đọc số

- Số gồm 3 chục nghìn, 0 nghìn, 0 trăm, 0 chục, 0 đơn vị.

- 1HS lên bảng viết. Cả lớp viết vào nháp.

- Nghe giảng.

- Ba mươi nghìn.

- HS đọc

3/ Luyện tập: ( 10 phút)

* Các số có năm chữ số.

* Bài 1:

- 1HS đọc yêu cầu.

- Đọc yêu cầu của bài.

- Chữa bài.

- Xem mẫu, tiến hành làm bài theo mẫu. Nêu kết quả. Cả lớp theo dõi, bổ sung.

* Bài 2: (a,b) - 1HS đọc yêu cầu.

- Nhận xét.

- Đọc yêu cầu, làm vào phiếu học tập

- Quan sát để phát hiện ra quy luật của dãy số, rồi điền tiếp vào chỗ chấm :

a) 18301; 18302….;18307 b) 32606;32607;……;32612

(26)

- Hs lắng nghe

* Bài 3: (a,b ) - 1HS đọc yêu cầu.

- Chữa bài.

- Đọc yêu cầu,làm vào vở

- Quan sát để phát hiện ra quy luật của dãy số, rồi điền tiếp vào chỗ chấm.

- Đọc nhiều lần từng dãy số:

a) 18 000; 19 000; 20 000; 21 000;

22 000; 23 000; 24 000.

b) 47 000; 47 100; 47 200; 47 300;

47 400; 47 500; 47 600.

- HS chú ý theo dõi

* Luyện tập:

* Bài 1:

- 1HS đọc yêu cầu.

Nhận xét.

* Bài 2:

- 1HS đọc yêu cầu.

Nhận xét.

- Đọc yêu cầu. Làm bài cá nhân.

2HS nêu kết quả. Cả lớp theo dõi, nhận xét. Thống nhất cách đọc đúng.

- Đọc yêu cầu.

Làm bài theo nhóm đôi. Đọc rồi tự nêu và viết số………

3/ Củng cố, dặn dò: ( 3 phút ) - Hệ thống lại bài

- Về xem lại bài và chuẩn bị bài sau “Luyện tập”

- Nhận xét tiết học

- Nghe

- HS nhận xét TẬP VIẾT

TIẾT 38: ÔN CHỮ HOA T I/ MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Viết được chữ hoa T, L( 1 dòng); viết đúng tên riêng Thăng Long ( 1 dòng) và câu ứng dụng “ Thể dục…thuốc bổ ( 1 lần) bằng cỡ chữ nhỏ.

2. Kĩ năng:

(27)

- Viết đúng và tương đối nhanh chữ hoa T, L( 1 dòng); viết đúng tên riêng Thăng Long ( 1 dòng) và câu ứng dụng “ Thể dục…thuốc bổ ( 1 lần) bằng cỡ chữ nhỏ.

3. Thái độ:

- Giáo dục HS tính kiên nhẫn trong khi viết bài.

II/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

1. Giáo viên: Mẫu chữ viết hoa T (Th), tên riêng và câu ứng dụng viết sẵn trên bảng lớp.

2. Học sinh: Vở tập viết 3, tập 2.

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1/ KTBC: ( 5 phút )

- Gọi HS nhắc lại từ và câu ứng dụng học ở bài trước.

- 2 HS lên bảng viết: Tân Trào.

- Nhận xét.

2/ Bài mới: ( 30 phút ) a. Giới thiệu bài: ( 1 phút )

b. HDHS viết trên bảng con:(10 phút )

* Luyện viết chữ hoa

- Trong tên riêng và câu ứng dụng có những chữ hoa nào?

- GV viết mẫu, kết hợp nhắc lại cách viết.

- Y/c HS viết vào bảng con - Theo dõi, chỉnh sửa lỗi cho HS.

* HD viết từ ứng dụng: ( 5 phút ) - Gọi HS đọc từ ứng dụng

- Giới thiệu: Thăng Long là tên cũ của thủ đô Hà Nội do vua Lí Thái Tổ(Lí Công Uẩn) đặt. Theo sử sách thì khi dời kinh đô từ Hoa Lư(vùng đất nay thuộc tỉnh Ninh Bình) ra thành Đại La(nay là hà Nội), Lí Thái Tổ mơ thấy rồng vàng bay lên, vì vậy vua đổi tên Đại La thành Thăng Long(long: rồng, thăng: bay lên.

Thăng long là “rồng bay lên”).

- Y/c HS viết vào bảng con - Theo dõi, chỉnh sửa lỗi cho HS.

- 2 HS đọc

- - 2 HS lên bảng viết bài. Cả lớp theo dõi, nhận xét.

-

- HS lắng nghe

- Có chữ hoa T(Th), L.

- Quan sát và nhắc lại.

- 3HS lên bảng viết chữ hoa Th, L. Cả lớp viết trên bảng con

- 2HS đọc - Lắng nghe

- 3 HS lên bảng viết từ ứng dụng Thăng Long, dưới lớp viết trên bảng con

(28)

* Hướng dẫn viết câu ứng dụng - Gọi HS đọc câu ứng dụng

- Giới thiệu: Năng tập thể dục làm cho con người khoẻ mạnh như uống rất nhiều thuốc bổ

- Y/c HS viết bảng con - Theo dõi, sửa lỗi cho HS.

c. HD viết vào vở Tập viết: ( 15 phút ) - 1 dòng chữ Th, L 1 dòng bằng cỡ chữ nhỏ.

- 1 dòng Thăng Long - cỡ nhỏ.

- 1 lần câu ứng dụng – cỡ nhỏ.

d. Chấm, chữa bài: ( 5 phút ) - Chấm nhanh 5-7 bài tại lớp.

- Nhận xét để cả lớp rút kinh nghiệm.

3/Củng cố, dặn dò: ( 5 phút )

- Tuyên dương những em viết tốt. Nhắc nhở những HS viết chưa xong về nhà viết tiếp.

- Về nhà luyện viết. Chuẩn bị bài “Ôn chữ hoa T” (tiếp theo)

- Nhận xét tiết học

- 3 HS đọc câu ứng dụng:

- Lắng nghe.

- 2HS lên bảng viết, dưới lớp viết bảng con:

Thể dục.

- HS nghe và viết vào vở

- HS nộp vở

- HS lắng nghe

__________________________________________

HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ VĂN HÓA GIAO THÔNG

BÀI 6: KHI EM LÀ NGƯỜI CHỨNG KIẾN VỤ VA CHẠM GIAO THÔNG I.MỤC TIÊU

- Kiến thức:

+Hs biết tham gia giao thông an toàn, đúng luật.

+ Chấp hành tốt luật giao thông là thể hiện nếp sống văn minh.

-Kỹ năng:

+Hs biết cách kêu gọi sự giúp đỡ của người khác, hỗ trợ, chăm sóc người bị nạn theo khả năng của mình.

+Hs biết sẵn sàng nhận lỗi và sửa lỗi khi làm sai.

-Thái độ:

+Hs biết thuật lại vụ việc chính xác, trung thực.

+Hs thực hiện và nhắc nhở người thân, bạn bè cùng thực hiện đúng luật khi tham gia giao thông.

II. CHUẨN BỊ:

- Sách Văn hóa giao thông.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

(29)

1.Trải nghiệm:

- Cho Hs xem 1 số tranh ảnh về các hành động tham gia giao thông an toàn và không an toàn.

? Từ các hành động tham gia giao thông không an toàn, em hãy nêu 1 số nguyên nhân gây va chạm giao thông?

- Gv nhận xét chuyển ý vào bài mới.

2. Hoạt động cơ bản: Khi chứng kiến vụ va chạm giao thông cần sẵn sang hỗ trợ người bị nạn theo khả năng của mình và thuật lại sự việc một cách trung thực.

- Gv kể câu chuyện“ Phản hồi đúng sự thật”

- Gv nêu câu hỏi thảo luận:

+ Vì sao xe Bình va phải bé Bo?

+ Khi bé Bo ngã, Mai đã làm gì?

+ Tại sao Mai không bênh vực Bình dù Mai và Bình là bạn thân?

- Gv nhận xét chốt ý: Khi chứng kiến vụ va chạm giao thông, em cần sẵn sàng hỗ trợ, chăm sóc người bị nạn theo khả năng của mình và thuật lại vụ việc một cách trung thực.

3. Hoạt động thực hành:

- Gv yêu cầu Hs đọc thầm nội dung của các tình huống kết hợp xem tranh.

- Gv tổ chức cho Hs thảo luận nhóm đôi.

+ Tình huống 1: Theo em, em sẽ làm gì nếu chứng kiến vụ va chạm giao thông trên?

+ Tình huống 2:

?Theo em, em sẽ làm gì nếu chứng kiến vụ va chạm giao thông trên?

? Theo em, bạn nàotham gia giao thông chưa an toàn?

- Gv mời đại diện 1 số nhóm trả lời câu hỏi, các nhóm khác bổ sung ý kiến.

- Gv nhận xét, chốt ý:

+Chứng kiến tai nạn diễn ra

Sẵn lòng giúp đỡ dẫu là không quen Nếu cần thuật lại rõ thêm Đúng, sai, phải, trái, đôi bên rõ ràng.

4. Hoạt động ứng dụng:

- Gv cho Hs thảo luận nhóm 3, diễn lại tình huống ở hoạt động thực hành.

- Gv mời 1 số nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét – bổ sung ý kiến,

- HS quan sát - Một số Hs nêu.

- Hs khác nhận xét

- Hs lắng nghe.

- Hs trao đổi, thảo luận theo nhóm đôi câu hỏi sau: Khi chứng kiến vụ va chạm giao thông, chúng ta nên làm gì?

- Đại diện nhóm trình bày câu trả lời, nhóm khác bổ sung ý kiến.

- Lắng nghe

- Đọc thầm nội dung của các tình huống kết hợp xem tranh.

- Thảo luận nhóm đôi

- Đại diện nhóm trình bày.

- Lắng nghe.

- Thảo luận nhóm 3.

- 2 nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét – bổ sung ý kiến

(30)

- Gv nhận xét.

- Gv cho Hs thảo luận nhóm 4 tình huống: Trên đường đi học về nếu em nhìn thấy hai bạn học sinh đi xe đạp va phải nhau. Cả hai bạn đều ngã bất tỉnh.

Em sẽ làm gì trước tình huống đó?

- Gv mời 1 số nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét – bổ sung ý kiến,

- Gv nhận xét, chốt ý:

Khi gặp tai nạn hiểm nguy Kịp thời kêu gọi người đi giúp liền.

- Đại diện nhóm trình bày.

- Lắng nghe.

______________________________________________________

TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI TIẾT 50: CÔN TRÙNG I/ MỤC TIÊU

A. Mục tiêu chung

- Nêu được ích lợi hoặc tác hại của một số côn trùng đối với con người.

- Nêu tên và chỉ được các bộ phận bên ngoài của một số côn trùng trên hình vẽ hoặc vật thật.

* Biết côn trùng là những động vật không xương sống, chân có đốt, phần lớn đều có cánh.

- Giáo dục HS có ý thức bảo vệ côn trùng có lợi và diệt các côn trùng có hại.

* BVMT: Cần phải bảo vệ các con vật, có ý thức bảo vệ sự đa dạng của các con vật.

B. Mục tiêu riêng cho HS Khải

- Quan sát và nói được tên gọi, màu sắc của một số côn trùng.Phân biệt con côn trùng đó có ích hay có hại.

II/ CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI

- Kĩ năng làm chủ bản thân: Đảm nhận trách nhiệm thực hiện các hoạt động ( thực hành) giữ vệ sinh môi trường, vệ sinh nơi ở, tiêu diệt các loại côn trùng gây hại.

III/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

1. Giáo viên: Giáo án.Hình ảnh minh hoạ trong SGK trang 96, 97.

2. Học sinh: HS sưu tầm các loại tranh ảnh về các loại côn trùng. Chuẩn bị bài trước khi tới lớp.

IV/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Hoạt động GV Hoạt động HS HS Khải 1/ KTBC : ( 5 phút )

- Cơ thể động vật có những bộ phận nào?

- GV nhận xét, đánh giá.

2/ Bài mới: ( 30 phút ) a. Giới thiệu bài:

( 1 phút )

- Ghi tên bài lên bảng.

b. Bài mới: ( 29 phút )

Hoạt động 1: Các bộ phận bên ngoài côn trùng.

* Cách tiến hành:

- 2 HS lên bảng trả lời.

- Nghe giới thiệu.

- 2 HS nhắc lại tên bài.

(31)

- Tổ chức cho HS thảo luận nhóm: nói tên và chỉ ra các bộ phận: đầu, ngực, bụng, chân, cánh của các con côn trùng trong các hình.

- Tổ chức làm việc cả lớp.

- Côn trùng có bao nhiêu chân?

Chân côn trùng có gì đặc biệt không?

- Trên đầu côn trùng thường có gì?

- Cơ thể côn trùng có xương sống không?

* Kết luận: Côn trùng ( sâu bọ ) là những động vật không xương sống. Chúng có 6 chân và chân phân thành các đốt. Phần lớn các côn trùng đều có cánh.

Hoạt động 2 : Sự phong phú, đa dạng về đặc điểm bên ngoài của côn trùng.

* Cách tiến hành :

- Tổ chức cho HS hoạt động nhóm.Quan sát các hình minh hoạ trong SGK và trả lời.

- Nêu màu sắc của các con côn trùng?

- Chân của các con côn trùng khác nhau có gì khác nhau?

- Cánh của các con côn trùng khác nhau ntn?

- Gọi đại diện các nhóm trả lời.

- Nhận xét, tuyên dương.

+GVKL: Côn trùng có nhiều loài khác nhau, mỗi loài có đặc điểm, hình dáng, màu sắc khác nhau

Hoạt động 3: Ích lợi và tác hại của côn trùng

- Quan sát các hình trang 96, 97 thảo luận theo câu hỏi gợi ý .

- Đại diện nhóm trình bày.

Các nhóm khác bổ sung.

- Có 6 chân. Chân được chia thành các đốt.

- Trên đầu côn trùng có mắt, râu, mồm..

- Côn trùng không có xương sống.

- Cả lớp lắng nghe, ghi nhớ và nhắc lại.

- Hoạt động theo nhóm 4 và trả lời.

- Có màu sắc khác nhau như trắng, xanh, nâu, vàng..

- …khác nhau. Có con chân ngắn, mập; có con chân dài, mảnh…

- Cánh cũng rất khác nhau.

Có con nhiều lớp cánh, phía ngoài là cánh cứng, trong là cánh mỏng..

- Đại diện các nhóm trả lời.

- Nhận xét.

- Lắng nghe và nhắc lại

- Quan sát các hình và nêu được tên gọi, màu sắc của một số côn trùng con biết trong hình vẽ .

Quan sát hình trong SGK.

-Lắng nghe

(32)

- Y/c HS kể tên một số côn trùng mà em biết.

- Tổ chức thảo luận nhóm.Y/c các nhóm phân loại côn trùng ghi trên bảng thành 2 nhóm:

Côn trùng có ích- côn trùng có hại.

- Y/c các nhóm dán kết quả lên bảng và giải thích tại sao loài côn trùng có lợi hoặc có hại ntn.

- Nhận xét, tuyên dương.

+GVKL: Côn trùng như ( ong, tằm ) có lợi cho con người và cây cối. Một số loài côn trùng có hại như bướm đẻ trúng sâu, châu chấu ăn hại lá cây, muỗi đốt hút máu….

- Một số loài côn trùng không ảnh hưởng gì đến cuộc sống con người

3/ Củng cố, dặn dò: ( 5 phút ) - Đọc phần ghi nhớ

- Về nhà học bài, chuẩn bị bài

“Tôm, cua”

- Nhận xét tiết học.

- HS kể.

- Các nhóm thảo luận về ích lợi và tác hại của côn trùng

- Đại diện các nhóm dán bài lên bảng và trả lời.

- Lắng nghe và nhắc lại.

- 2 HS đọc lại.

- Lắng nghe

Thảo luận cùng bạn.

Nghe bạn trình bày.

Nghe cô dặn dò __________________________________________________

Ngày soạn : Thứ 3/19/05/2020

Ngày giảng: Thứ sáu, ngày 22 tháng 5 năm 2020 TOÁN

TIẾT 135: SỐ 100 000 – LUYỆN TẬP I/ MỤC TIÊU

1.Mục tiêu chung

- Biết đọc, viết số 100 000

- Biết cách đọc , viết và thứ tự các số có 5 chữ số.

- Biết số 100 000 là số liến sau số 99 999. Làm bài tập 1,2,3 ( dòng 1,2,3 ) B. Mục tiêu riêng

-HS Khải: Nhắc lại tên bài. Đọc, viết lại số 100000 . Dưới sự giúp đỡ của GV,HS.

II/ CHUẨN BỊ

- Các thẻ ghi số 10 000.

- SGK

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò HS Khải

(33)

1/ Kiểm tra bài cũ:( 5 phút )

- GV kiểm tra bài tiết trước đã giao về nhà.

- Nhận xét.

2/ Bài mới: ( 30 phút ) a) Giới thiệu bài: ( 1 phút )

- GV hỏi: Số lớn nhất có 5 chữ số là số nào?

- Bài học hôm nay sẽ cho các em biết số đứng liền sau số 99 999 là số nào.

b) Giới thiệu số 100 000: ( 12 phút - GV yêu cầu HS lấy 8 thẻ có ghi số 10 000, mỗi thẻ biểu diễn 10 000 đồng thời gắn lên bảng 8 thẻ như thế.

- GV hỏi có mấy chục nghìn?

- GV yêu cầu HS lấy thêm một thẻ có ghi số 10 000 đặt vào cạnh 8 thẻ số lúc trước, đồng thời gắn thêm 1 thẻ số trên bảng.

- GV hỏi: Tám chục nghìn thêm một chục nghìn nữa là mấy chục nghìn?

- GV yêu cầu HS lấy thêm một thẻ có ghi số 10 000 đặt vào cạnh 9 thẻ số lúc trước, đồng thời g

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Em đã làm gì để tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước ở trường và ở gia đình. - Dùng nước xong khoá ngay

Chúng ta nên sử dụng nước tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước để nước không bị ô nhiễm... Hoạt động 3: Liên hệ

Sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm gây bệnh tật cho con người và động vật. - Trồng rừng có tác dụng trong việc bảo vệ tài nguyên nước hay không?

Phản đối những hành vi đi ngược lại việc bảo vệ, tiết kiệm và sử dụng hiệu quả nguồn nước(gây ô nhiễm nguồn nước, sử dụng lãng phí, không

Thực hiện sử dụng (năng lượng) nước tiết kiệm và hiệu quả ở lớp, trường và gia đình.Tuyên truyền mọi người giữ gìn, tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước.. Phản đối những hành

- Nguồn nước không phải là vô hạn, cần phải giữ gìn, bảo vệ và sử dụng tiết kiệm, hiệu quả.. - Thực hiện sử dụng (năng lượng) nước tiết kiệm và hiệu quả ở

Phản đối những hành vi đi ngược lại việc bảo vệ, tiết kiệm và sử dụng hiệu quả nguồn nước(gây ô nhiễm nguồn nước, sử dụng lãng phí, không

- HS biết sử dụng tiết kiệm nước; biết bảo vệ nguồn nước để không bị ô nhiễm..