• Không có kết quả nào được tìm thấy

Tập bản đồ Lịch sử 12 Bài 22: Nhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu chống đế quốc Mĩ xâm lược, nhân dân miền Bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất (1965-1973) | Giải Tập bản đồ 12

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Tập bản đồ Lịch sử 12 Bài 22: Nhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu chống đế quốc Mĩ xâm lược, nhân dân miền Bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất (1965-1973) | Giải Tập bản đồ 12"

Copied!
7
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Bài 22. Nhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu chống đế quốc Mĩ xâm lược, nhân dân miền Bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất (1965-1973)

dung bài học, em hãy hoàn thành lược đồ bên theo các bước sau:

a. Tô màu xanh kí hiệu chỉ hướng tiến công của địch bằng chiến hạm, máy bay, xe lội nước; Tô màu đỏ kí hiệu chỉ hướng quân ta phản công; nơi quân ta bẻ gãy các đợt tấn công của địch (lưu ý hoàn thành bảng chú giải)

b. Dựa vào lược đồ vừa hoàn thành trình bày diễn biến chính của trận Vạn Tường.

Trả lời:

Yêu cầu a:

(2)

Yêu cầu b:

- Sáng 18-8-1965, Mĩ mở cuộc hành quân vào Vạn Tường nhằm tiêu diệt một đơn vị chủ lực của ta.

- Sau một ngày chiến đấu, quân ta và nhân dân địa phương đẩy lùi cuộc hành quân của địch.

- Ta loại khỏi vòng chiến đấu 900 tên,bắn cháy hàng chục xe tăng, hạ nhiều máy bay.

Bài 2 trang 55 Tập bản đồ Lịch Sử 12: Dựa vào nội dung SGK, em hãy hoàn thành bảng dưới đây để thấy được sự giống nhau và khác nhau giữa “chiến lược Chiến tranh đặc biệt” và “ chiến lược Chiến tranh cục bộ” của Mĩ áp dụng vào nước ta.

Nội dung Chiến tranh đặc biệt Chiến tranh cục bộ Giống nhau (âm mưu,

(3)

thủ đoạn)

Khác nhau (quy mô, tính chất ác liệt, mục tiêu, lực lượng, vũ khí)

Trả lời:

Nội dung Chiến tranh đặc biệt Chiến tranh cục bộ Giống nhau (âm

mưu, thủ đoạn)

- Âm mưu chiến lược:

+ Chia cắt lâu dài, biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự lâu dài của Mĩ ở Đông Nam Á.

+ Dùng miền Nam Việt Nam làm bàn đạp đến tấn công miền Bắc và phản kích phe xã hội chủ nghĩa từ Đông Nam Á.

- Bản chất: là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới, nằm trong chiến lược toàn cầu của Mĩ.

- Thủ đoạn:

+ Dựa vào viện trợ kinh tế - quân sự của Mĩ để phụ vụ cho cuộc chiến tranh quân sự.

+ Thực hiện chính sách bình định để chiếm đất, giành dân.

Khác nhau (quy mô, tính chất ác liệt, mục tiêu, lực lượng, vũ khí)

- Âm mưu cơ bản: dùng người Việt đánh người Việt.

- Quy mô: Chủ yếu ở miền Nam.

- Lực lượng: tiến hành bằng quân đội tay sai, dưới sự chỉ huy của hệ thống cố vấn Mĩ, dựa vào vũ khí, phương tiện chiến tranh của Mĩ.

- Âm mưu cơ bản: giành lại thế chủ động trên chiến trường.

- Quy mô: Mở rộng ra toàn Việt Nam.

- Lực lượng: tiến hành bằng quân Mĩ, quân đồng minh của Mĩ và quân đội Sài Gòn.

Bài 3 trang 55 Tập bản đồ Lịch Sử 12: Trình bày mối liên hệ giữa nội dung các bức hình 69, 70,71 trong SGK, với cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968.

Trả lời:

(4)

- Các bức hình 69, 70,71 thể hiện những thuận lợi của cách mạng nước ta:

+ Sau chiến thắng Van Tường và thắng lợi trong 2 mùa khô 1965 – 1966 và 1966 – 1967, Đảng nhận định so sánh lực lượng tương quan trên chiến trường có lợi cho cách mạng.

+ Mùa xuân 1968, lợi dụng mâu thuẫn ở Mĩ trong năm bầu cử Tổng thống, Đảng chủ trương mở cuộc Tổng tiến công và nổi dậy trên toàn Miền Nam.

Bài 4 trang 55 Tập bản đồ Lịch Sử 12: Dựa vào nội dung SGK, em hãy hoàn thành bảng dưới đây để thấy được thành tích của quân dân miền Bắc (trên lĩnh vực sản xuất-làm nghĩa vụ hậu phương, chiến đấu, ngoại giao) chống lại chiến tranh phá hoại của Mĩ lần thứ nhất và lần thứ hai.

Thành tích Lần thứ nhất 1965-1968 Lần thứ hai 1969-1973 Sản xuất (làm

nghĩa vụ hậu phương) Chiến đấu Ngoại giao

Trả lời: HS hoàn thiện bảng theo nội dung

Thành tích Lần thứ nhất 1965-1968 Lần thứ hai 1969-1973 Sản xuất (làm

nghĩa vụ hậu phương)

- Nông nghiệp: diện tích canh tác mở rộng, năng suất lao động tăng.

- Công nghiệp: năng lực sản xuất ở một số ngành được giữ vững. Công nghiệp địa phương và công nghiệp quốc phòng phát triển.

- Giao thông vận tải được bảo đảm thường xuyên thông suốt.

- Nông nghiệp: năng suất tăng đạt từ 6 đến 7 tấn thóc trên một hécta.

- Công nghiệp: Nhanh chóng khôi phục, xây dựng nhiều công trình nhà máy thủy điện.

- Giao thông vận tải được khẩn trương khôi phục.

Chiến đấu - Phong trào thi đua chống Mĩ, - Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên

(5)

cứu nước phát triển rộng rãi, thu hút đông đảo nhân dân.

- Thực hiện quân sự hóa toàn dân, đào lắp công sự, hầm hào...

- Chống lại hành động phá hoại của kẻ thù bằng các phương tiện, vũ khí hiện đại.

không” bắn rơi 81 máy bay, bắt sống 43 phi công Mĩ.

- Đập tan cuộc tập kích chiến lược đường không bằng máy bay B52 của Mĩ.

- Buộc Mĩ phải tuyên bố chấm dứt các hoạt động bắn phá miền Bắc.

Ngoại giao Tiếp nhận hàng viện trợ từ bên ngoài, chi viện cho Lào, Cam- pu-chia.

Tiếp nhận hàng viện trợ từ bên ngoài, chi viện cho Lào, Cam-pu- chia.

Bài 5 trang 56 Tập bản đồ Lịch Sử 12: Quan sát hình 76 trong SGK và dựa vào nội dung bài học, em hãy:

a. Cho biết, bức ảnh bên mô tả sự kiện lịch sử nào? Tổ chức tại đâu? Thời gian ? b. Phân tích bối cảnh dẫn tới Lễ kí kết Hiệp định Pari? Cho biết nội dung cơ bản và ý nghĩa đạt được từ hiệp định?

Yêu cầu a:

- Sự kiện: Lễ kí Hiệp định Pari về Việt Nam.

- Tổ chức tại Pari.

- Thời gian: Ngày 21-7-1973.

(6)

Yêu cầu b:

* Bối cảnh:

- Sau Mậu Thân 1968, Tổng thống Giôn-xơn, tuyên bố ngưng ném bom ở miền Bắc và nối lại đàm phán với Việt Nam. Ngày 13/5/1968, cuộc đàm phán chính thức diễn ra tại Pa-ri giữa hai bên là Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa và Hoa Kỳ. (Từ 25/1/1969, gồm 4 bên là Việt Nam dân chủ cộng hòa; Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam; Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng hòa).

- Tháng 12/1972, Mỹ mở cuộc tập kích bằng máy bay chiến lược B52 vào Hà Nội và Hải Phòng trong 12 ngày đêm. Việt Nam đập tan cuộc tập kích bằng không quân của Mỹ, làm nên trận “Điện Biên Phủ trên không”.

- Ngày 27/1/1973, Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam được ký kết giữa 4 Bộ trưởng đại diện các Chính phủ tham dự hội nghị.

* Nội dung cơ bản:

- Hoa Kì và các nước cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.

- Hai bên ngừng bắn ở miền Nam, Hoa Kì cam kết chấm dứt mọi hoạt động quân sự chống miền Bắc Việt Nam.

- Hoa Kì rút hết quân đội của mình và quân các nước đồng minh, hủy bỏ các căn cứ quân sự, cam kết không tiếp tục dính líu quân sự hoặc can thiệp vào công việc nội bộ của miền Nam Việt Nam.

- Nhân dân miền Nam Việt Nam tự quyết định tương lai chính trị của họ thông qua tổng tuyển cử tự do, không có sự can thiệp của nước ngoài.

- Các bên thừa nhận thực tế miền Nam Việt Nam có hai chính quyền, hai quân đội, hai vùng kiểm soát và ba lực lượng chính trị.

- Hai bên trao trả tù binh và dân thường bị bắt.

- Hoa Kì cam kết góp phần vào việc hàn gắn vết thương chiến tranh ở Việt Nam và Đông Dương, thiết lập quan hệ bình thường cùng có lợi với Việt Nam.

* Ý nghĩa

- Là văn bản pháp lý quốc tế công nhận các quền dân tộc cơ bản của Việt Nam.

- Thắng lợi của sự kết hợp giữa đấu tranh chính trị, quân sự với ngoại giao.

(7)

- Việt Nam đã cơ bản hoàn thành nhiệm vụ “đánh cho Mĩ cút”. Tạo nên thay sự thay đổi so sánh lực lượng có lợi cho cách mạng Việt Nam => tạo nên thời cơ thuận lợi để nhân dân 2 miền tiếp tục đấu tranh chống các âm mưu, hành động mới của Mĩ và Chính quyền Sài Giòn

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

3.Trình bày những thành tựu mà miền Bắc đã đạt được trong việc hoàn thành cải cách ruộng đất, khôi phục kinh tế và hàn gắn vết thương chiến tranh... + Thực hiện khẩu

* Sau chiến thắng Vạn Tường, quân ta ở miền Nam đã giành được những thắng lợi lớn nào trong thời kì chiến đấu chống “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ.. ☐ Đánh bại 5

- Đại hội III đã đề ra nhiệm vụ chiến lược của cách mạng cả nước và cách mạng từng miền; đồng thời phân tích, làm rõ vai trò, vị trí và mối quan hệ giữa cách mạng hai miền

☐ Hoa Kì rút hết quân đội của mình và quân đồng minh, phá hết các căn cứ quân sự Mĩ, cam kết không tiếp tục dính líu quân sự hoặc can thiệp vào công việc nội bộ của

+ Đà Nẵng cách Kinh đô Huế khoảng 100km về phía Đông Nam => có thể dùng Đà Nẵng làm bàn đạp tấn công Huế, buộc triều Nguyễn phải đầu hàng, kết thúc nhanh chóng

+ Về quân sự: triều đình phải nhận các huấn luyện viên và sĩ quan chỉ huy của Pháp, phải triệt hồi binh lính từ Bắc Kì về kinh đô, Pháp được tự do đóng quân ở Bắc Kì,

- Phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân các tỉnh miền Tây Nam Kì dâng cao:. + Một số sĩ phu ra Bình Thuận dựng Đồng Châu xã nhằm mưu cuộc

- Lực lượng cách mạng ở miền Nam được giữ gìn và phát triển qua thực tiễn đấu tranh chính trị, hòa bình, đòi thi hành Hiệp định Giơnevơ, tiến lên dùng bạo lực, kết