• Không có kết quả nào được tìm thấy

Nền kinh tế phát triển năng động

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Nền kinh tế phát triển năng động"

Copied!
4
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

HƯỚNG DẪN ÔN TẬP KIỂM TRA HKI – NH 2021-2022 MÔN: ĐỊA LÍ 9

I- PHẦN TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Yếu tố nào tác động mạnh mẽ đến sự phân bố ngành dịch vụ?

A. Vị trí địa lí thuận lợi, tài nguyên thiên nhiên đa dạng, phong phú.

B. Nền kinh tế phát triển năng động.

C. Giao thông vận tải phát triển.

D. Sự phân bố dân cư và phát triển kinh tế.

Câu 2: Nguồn lao động nước ta còn có hạn chế về

A. Thể lực, trình độ chuyên môn và tác phong lao động.

B. Nguồn lao động bổ sung hàng năm lớn.

C. Kinh nghiệm sản xuất.

D. Khả năng tiếp thu khoa học – kỹ thuật.

Câu 3: Quần cư thành thị là khu vực phát triển ngành:

A. Công nghiệp, nông nghiệp. B. Công nghiệp, dịch vụ.

C. Nông nghiệp, dịch vụ. D. Tất cả các ngành đều phát triển.

Câu 4: Trong các tài nguyên du lịch dưới đây, tài nguyên nào không phải là tài nguyên du lịch tự nhiên:

A. Hang động B. Vườn quốc gia C. Bãi biển D. Lễ hội

Câu 5: Đặc điểm nào sau đây không đúng về vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ:

A. Có diện tích lớn nhất so với các vùng khác.

B. Có sự phân hóa thành hai tiểu vùng: Đông Bắc và Tây Bắc C. Có dân số đông nhất cả nước

D. Giáp với Trung Quốc và Lào

Câu 6: Khoáng sản có trữ lượng lớn nhất vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là:

A. Đồng B. Sắt C. Đá vôi D. Than đá

Câu 7: Nhóm cây công nghiệp nào sau đây được trồng nhiều tại Trung du và miền núi Bắc Bộ:

A. Chè, cao su, cà phê. B. Cà phê, hồ tiêu, cao su.

C. Chè, quế, hồi. D. Bông, đay, chè.

Câu 8: Vụ đông trở thành vụ sản xuất chính ở vùng Đồng bằng sông Hồng là do:

A. Tài nguyên đất phù sa màu mỡ.

B. Hệ thống sông dày đặc, nước dồi dào.

C. Sinh vật thích nghi tốt với các điều kiện tự nhiên.

D. Có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với mùa đông lạnh.

Câu 9: Đồng bằng sông Hồng là đồng bằng châu thổ được bồi đắp bởi phù sa của hai hệ thống:

A. Sông Hồng và sông Thái Bình. B. Sông Hồng và sông Thương.

C. Sông Hồng và sông Cầu. D. Sông Hồng và sông Lục Nam.

Câu 10: Tam giác tăng trưởng kinh tế cho vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ là:

A. Hà Nội, Hải Phòng, Hạ Long. B. Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng.

C. Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương. D. Hà Nội, Bắc Ninh, Vĩnh Yên.

Câu 11: Loại hình thiên tai nào sau đây không có ở vùng Bắc Trung Bộ:

A. Bão B. Hạn hán C. Sương muối, giá rét D. Lũ lụt

Câu 12: Bắc Trung Bộ không giáp với vùng nào sau đây:

A. Đồng bằng sông Hồng B. Trung du miền núi Bắc Bộ

C. Duyên hải Nam Trung Bộ D. Đông Nam Bộ

Câu 13: Trung tâm du lịch lớn ở miền Trung và cả nước là:

A. Huế B. Thanh Hóa C. Vinh D. Hà Tĩnh

(2)

Câu 14: Khoáng sản chính của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là:

A. Sắt, đá vôi, cao lanh. B. Than nâu, mangan, thiếc.

C. Đồng, Apatít, vàng. D. Cát thủy tinh, titan, vàng.

Câu 15: Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa lần lượt thuộc:

A. Tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi. B. Tỉnh Bình Định và tỉnh Phú Yên.

C. TP Đà Nẵng và tỉnh Khánh Hòa. D. Tỉnh Ninh Thuận và tỉnh Bình Thuận.

Câu 16: Các bãi biển thu hút đông đảo khách du lịch ở Duyên hải Nam Trung Bộ là:

A. Sầm Sơn, Cửa Lò, Thiên Cầm. B. Cửa Lò, Thiên Cầm, Nhật Lệ.

C. Non nước, Nha Trang, Mũi Né. D. Đồ Sơn, Lăng Cô, Vũng Tàu.

Câu 17: Dân số đông và tăng nhanh gây ra những hậu quả xấu đối với:

A. Sự phát triển kinh tế, chất lượng cuộc sống.

B. Môi trường, chất lượng cuộc sống.

C. Chất lượng cuộc sống và các vấn đề khác.

D. Sự phát triển kinh tế, chất lượng cuộc sống, tài nguyên môi trường.

Câu 18: Vùng Đồng Bằng Sông Hồng có diện tích: 15000km2, dân số: 20,7 triệu người (năm 2016). Vậy, mật độ dân số của vùng là:

A. 13 người/km2 B. 138 người/km2

C. 1380 người/km2 D. 13800 người/km2

Câu 19: Hãy cho biết dân cư tập trung đông đúc ở các vùng nào?

A. Đồng bằng B. Ven biển

C. Các đô thị D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 20: Mỗi năm bình quân nguồn lao động nước ta có thêm:

A. 0,5 triệu lao động B. 0,7 triệu lao động

C. Hơn 1 triệu lao động D. Gần hai triệu lao động

Câu 21: Về mùa đông khu vực Đông Bắc lạnh hơn Tây Bắc là do:

A. Gió mùa, địa hình. B. Núi cao, nhiều sông.

C. Thảm thực vật, gió mùa. D. Vị trí ven biển và đất.

Câu 22: Tỉnh nào sau đây của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ giáp biển:

A. Thái Bình B. Quảng Ninh C. Lạng Sơn D. Nam Định

Câu 23: Ngành công nghiệp quan trọng nhất của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ hiện nay là:

A. Khai khoáng, thuỷ điện. B. Cơ khí, điện tử.

C. Hoá chất, chế biến lâm sản. D. Vật liệu xây dựng, hàng tiêu dùng.

Câu 24: Ý nào sau đây không đúng với vị trí địa lí của vùng đồng bằng sông Hồng:

A. Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm.

B. Giáp với các vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ.

C. Giáp vịnh Bắc Bộ (Biển Đông).

D. Giáp với Thượng Lào.

Câu 25: Tài nguyên khoáng sản có giá trị ở Đồng bằng sông Hồng là:

A. Than nâu, bôxít, sắt, dầu mỏ. B. Đá vôi, sét cao lanh, than nâu, khí tự nhiên.

C. Apatit, mangan, than nâu, đồng. D. thiếc, vàng, chì, kẽm.

Câu 26: Trong nông nghiệp Đồng bằng sông Hồng phát triển mạnh:

A. Chăn nuôi trâu, bò, dê, ngựa. B. Chăn nuôi gà, vịt, ngan, cừu.

C. Chăn nuôi bò thịt, đánh bắt thủy sản. D. Chăn nuôi lợn, bò sữa, gia cầm.

Câu 27: Điều kiện tốt nhất để vùng Bắc Trung Bộ phát triển dịch vụ là:

A. Địa hình B. Khí hậu C. Hình dáng D. Vị trí địa lý

Câu 28: Vào mùa hạ có hiện tượng gió phơn Tây Nam thổi mạnh ở vùng Bắc Trung Bộ là do sự có mặt của:

A. Dải đồng bằng hẹp ven biển. B. Dãy núi Trường Sơn Bắc.

(3)

C. Dãy núi Bạch Mã. D. Dãy núi Hoàng Sơn chạy theo hướng Bắc-Nam.

Câu 29: Thành phố là hạt nhân để hình thành trung tâm công nghiệp và dịch vụ của cả vùng Bắc Trung Bộ là:

A. Thanh Hóa B. Vinh C. Hà Tĩnh D. Huế

Câu 30: Tổ yến là một nguồn lợi kinh tế đặc biệt của các tỉnh vùng Duyên hải Nam Trung Bộ tập trung ở:

A. Đảo Lý Sơn, quần đảo Hoàng Sa. B. Đảo Phú Quý, quần đảo Trường Sa.

C. Cù Lao Chàm, đảo Cồn Cỏ, cù lao Ré. D. Các Quảng Nam đến Khánh Hòa.

Câu 31: Nơi nào ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ nổi tiếng nhất về nghề làm muối

A. Cam Ranh B. Cà Ná C. Sa Huỳnh D. Phan Rang

Câu 32: Trung tâm công nghiêp lớn nhất của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là:

A. Đà Nẵng B. Quy Nhơn C. Nha Trang D. Dung Quất

(Lưu ý: Những câu in đậm, màu xanh lá là đáp án đúng) II- PHẦN TỰ LUẬN:

Câu 1: Dựa vào bảng số liệu: Mật độ dân số của Đồng bằng sông Hồng, Trung du và miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên và cả nước năm 2017 dưới đây:

Đồng bằng

sông Hồng Trung du và miền núi

Bắc Bộ Tây Nguyên Cả nước

Mật độ dân số

(người/km2) 1333 132 106 283

a- Em hãy vẽ biểu đồ cột thể hiện Mật độ dân số của Đồng bằng sông Hồng, Trung du và miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên và cả nước năm 2017.

 HS tự làm vào tập => GV kiểm tra.

b- Ảnh hưởng của mật độ dân số cao đối với phát triển kinh tế-xã hội của vùng Đồng bằng sông Hồng.

 Trả lời:

- Thuận lợi:

+ Nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn.

+ Người lao động có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất, có chuyên môn kĩ thuật.

- Khó khăn:

+ Bình quân đất nông nghiệp thấp nhất cả nước.

+ Tỉ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm cao.

Câu 2 (2,0 điểm): Dựa vào “Lược đồ tự nhiên vùng Duyên hải Nam Trung Bộ” và kiến thức đã học, em hãy: Xác định giới hạn lãnh thổ và cho biết ý nghĩa vị trí địa lý của vùng.

- Vị trí: Lãnh thổ hẹp ngang, kéo dài từ Đà Nẵng đến Bình Thuận.

- Giới hạn:

+ Phía Bắc giáp Bắc Trung Bộ.

+ Phía Nam giáp Đông Nam Bộ.

+ Phía Tây giáp Lào, Tây Nguyên.

+ Phía Đông giáp Biển Đông, có nhiều đảo và 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.

- Ý nghĩa:

+ Cầu nối Bắc-Nam, giữa Tây Nguyên ra biển Đông  lưu thông và trao đổi hàng hóa.

+ Nhiều đảo và quần đảo có tầm quan trọng về kinh tế và quốc phòng đối với cả nước.

(4)

Câu 3: Dựa vào bảng số liệu sau, em hãy tính mật độ dân số của các tỉnh, thành phố DIỆN TÍCH, DÂN SỐ CÁC TỈNH, THÀNH PHỐ NĂM 2017

(Theo Tổng cục thống kê 4/2020) Tỉnh, thành phố Dân số

(người) Diện tích

(km2) Mật độ dân số (người/km2)

Hà Nội 8050000 3358,9 ?

Đà Nẵng 1134310 1284,9 ?

Thành phố Hồ Chí Minh 8993082 2061,04 ?

Cần Thơ 1235171 1439,2 ?

 HS tính và điền số vào khung “?”

Câu 4: Dựa vào bảng số liệu sau, em hãy vẽ biểu đồ cột thể hiện quy mô dân số của nước ta giai đoạn 2011– 2019.

DÂN SỐ VIỆT NAM, GIAI ĐOẠN 2011 - 2019 (Đơn vị: Nghìn người)

(Nguồn: Tổng cục thống kê)

Năm 2011 2013 2015 2017 2019

Dân số 87860,4 89759,5 97731,3 94286,0 96484,0

 HS tự làm vào tập => GV kiểm tra.

Câu 5: Dựa vào “Lược đồ tự nhiên vùng Bắc Trung Bộ” dưới đây và kiến thức đã học, em hãy: Xác định giới hạn lãnh thổ và cho biết ý nghĩa vị trí địa lý của vùng.

 Trả lời:

- Vị trí: Lãnh thổ hẹp ngang, kéo dài từ dãy Tam Điệp đến dãy Bạch Mã.

- Giới hạn:

+ Phía Bắc giáp Trung du và Miền núi Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng.

+ Phía Nam giáp Duyên hải Nam Trung Bộ.

+ Phía Tây giáp Lào.

+ Phía Đông giáp biển Đông.

- Ý nghĩa: Cầu nối giữa miền Bắc và miền Nam, cửa ngõ của Lào ra biển Đông và ngược lại, cửa ngõ hành lang Đông-Tây của tiểu vùng sông Mê Kông.

--- Hết ---

CHÚC CÁC EM ÔN T P T T VÀ LÀM BÀI KI M TRA HKI Đ T K T QU CAO NH T!Ậ Ố Ể Ạ Ế Ả Ấ

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

+ Trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học lớn: các sản phẩm công nghiệp của thành phố đa dạng; hoạt động thương mại rất phát triển..

KPI hay còn được gọi bằng tên phổ biến là chỉ số đánh giá hiệu quả hoạt động, là một công cụ hiện đại giúp cho các nhà quản trị triển khai chiến lược lãnh đạo thành các

Như đã nêu trên, để hoạt động của Phòng bán hàng Điện Bàn và hoạt động thanh toán điện tử qua App VNPT Pay ngày càng phát triển, cần sớm thực hiện các

quy mô doanh nghiệp, độ tuổi, tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận quá khứ, năng suất và tính liên kết ngành liên quan đến lợi nhuận của công ty như thế nào nhằm

Dựa trên bộ số liệu của Tổng cục Thống kê, bài viết tập trung khai thác đặc điểm riêng của các tỉnh thuộc vùng TDMNBB, từ đó so sánh với các vùng

Thành phố là trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước.

+ Cách mạng công nghiệp đã làm thay đổi bộ mặt các nước tư bản + Hình thành các trung tâm kinh tế , thành phố lớna. + Năng suất lao động tăng -

(2) Về thực tiễn: luận án đã đánh giá tổng thể quy mô và chất lượng dịch vụ của các tổ chức cung ứng dịch vụ TCVM hoạt động tại vùng KTTĐ miền Trung qua