• Không có kết quả nào được tìm thấy

Tiết 3: Bài 3: PHÂN BỐ DÂN CƯ VÀ CÁC LOẠI HÌNH QUẦN CƯ

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Tiết 3: Bài 3: PHÂN BỐ DÂN CƯ VÀ CÁC LOẠI HÌNH QUẦN CƯ"

Copied!
9
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Giáo viên: Trần Thị Giang Tài liệu học tập Địa lí 9

Lưu ý: Đây là toàn bộ nội dung bài học phần Địa lí 9 Phần dân cư – ngành kinh tế. Các em đọc nội dung kiến thứ theo từng tiết tương ứng để làm bài tập trắc nghiệm trên OLM (không phải kép lại bài).

ĐỊA LÍ VIỆT NAM (tiếp theo) ĐỊA LÍ DÂN CƯ

Tiết 1: Bài 1: CỘNG ĐỒNG CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM

I. Các dân tộc ở nước ta

- Nước ta có 54 dân tộc, mỗi dân tộc có những nét văn hóa riêng.

- Dân tộc Việt (Kinh) chiếm số dân đông nhất (86,2%).

+ Có nhiều kinh nghiệm trong các ngành kinh tế

- Các dân tộc ít người chiếm 13,8% dân số. Có trình độ phát triển kinh tế khác nhau, mỗi dân tộc có kinh nghiệm riêng trong sản xuất, đời sống.

- Người Việt sống ở nước ngoài cũng là một bộ phận của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

-> Các dân tộc đều bình đẳng, đoàn kết trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc II Sự phân bố các dân tộc.

1. Dân tộc Việt (Kinh)

- Phân bố rộng khắp nước tập trung nhiều ở đồng bằng, trung du và duyên hải.

2. Các dân tộc ít người

- Các dân tộc ít người sống chủ yếu ở miền núi và trung du.

- Hiện nay sự phân bố các dân tộc đă có nhiều thay đổi

Tiết 2: Bài 2. DÂN SỐ VÀ GIA TĂNG DÂN SỐ

I. Số dân

- Việt Nam có hơn 96,2 triệu người (2019). Là nước đông dân (Đứng thứ 3 Đông Nam Á và 15 thế giới)

II. Gia tăng dân số

- Dân số nước ta tăng nhanh và tăng liên tục + Cuối những năm 50: có sự “Bùng nổ dân số”.

+ Hiện nay tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên đã giảm. Tuy nhiên mỗi năm tăng trung bình 1 triệu người

- Nguyên nhân: Do số dân đông, số người trong độ tuổi sinh đẻ nhiều.

- Hậu quả của gia tăng dân số:

+ Kinh tế: thiếu việc làm. Tốc độ phát triển kinh tế chậm. Tiêu dùng nhiều, tích lũy ít + Xã hội: Giáo dục, y tế, chăm sóc sức khỏa gặp nhiều khó khăn.

+ Môi trường: Cạn kiệt tài nguyên. Ô nhiễm môi trường - Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên khác nhau giữa các vùng.

(2)

Giáo viên: Trần Thị Giang Tài liệu học tập Địa lí 9

III. Cơ cấu dân số a. Theo giới tính:

- Tỉ lệ nữ cao hơn nam. Có sự khác nhau giữa các vùng.

- Hiện nay, tỉ số giới tính đang có sự thay đổi.

b. Theo độ tuổi:

Cơ cấu dân số trẻ và đang có sự biến đổi nhanh chóng từ cơ cấu dân số trẻ sang cơ cấu dân số già

Tiết 3: Bài 3: PHÂN BỐ DÂN CƯ VÀ CÁC LOẠI HÌNH QUẦN CƯ

I. Mật độ dân số và sự phân bố dân cư 1. Mật độ dân số

- Mật độ dân số nước ta thuộc loại cao trên thế giới và ngày càng tăng.

+Năm 2003 là 246 người/km2, năm 2019: 290 người/km2. 2. Sự phân bố dân cư:

- Dân cư phân bố không đều theo lãnh thổ:

+ Đông đúc ở đồng bằng, ven biển và các đô thị. Thưa thớt ở miền núi, cao nguyên.

+ MĐDS cao nhất ở ĐB sông Hồng, thấp nhất ở Tây Bắc và Tây Nguyên.

+ Phân bố dân cư giữa thành thị và nông thôn cũng chênh lệch nhau: nông thôn (74%) thành thị (26%) (2003)

III. Đô thị hoá

- Thành thị có số dân ít và tỉ lệ thấp.

- Quy mô đô thị đang được mở rộng, phổ biến lối sống thành thị.

- Trình đô thị hoá thấp. Phần lớn các đô thị nước ta thuộc loại vừa và nhỏ.

Tiết 4: BÀI 4. LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM. CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG

I. Nguồn lao động và sử dụng lao động

1. Nguồn lao động

- Nguồn lao động nước ta dồi dào và tăng nhanh. Trung bình mỗi năm tăng thêm khoảng 1 triệu lao động

+ Thuận lợi: Có kinh nghiệm trong sản xuất: nông- lâm-ngư nghiệp, có khả năng tiếp thu KHKT, cần cù, sáng tạo.

+ Hạn chế: về thể lực và trình độ chuyên môn.

- Phân bố lao động không đều: thành thị (24,2%), nông thôn (75,8%) 2. Sử dụng lao động

- Cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế thay đổi theo hướng tích cực:

+ Tỉ lệ lđ ngành nông- lâm- ngư nghiệp giảm, công nghiệp- xây dựng và dịch vụ tăng dần.

(3)

Giáo viên: Trần Thị Giang Tài liệu học tập Địa lí 9

II. Vấn đề việc làm

- Nguồn lao động dồi dào trong điều kiện nền kinh tế chưa phát triển đã tạo ra sức ép rất lớn đối với vấn đề giải quyết việc làm.

+ Khu vực nông thôn: thiếu việc làm, thời gian sử dụng của lao động là 77,7% (2003) . Do đặc điểm mùa vụ và sự phát triển các ngành nghề ở nông thôn còn hạn chế.

+ Khu vực thành thị: tỉ lệ thất nghiệp tương đối cao 6% (2003) .

- Cần tăng cường các biện pháp giải quyết việc làm cho người lao động.

III. Chất lượng cuộc sống

- Chất lượng cuộc sống của người dân VN đã và đang được cải thiện:

+ Tỉ lệ người biết chữ, tuổi thọ trung bình cao + Thu nập bình quân đầu người gia tăng

+ Tỉ lệ tử vong, suy dinh dưỡng ở trẻ em giảm.

+ Dịch vụ xh ngày càng tốt hơn.

-> Nhìn chung chất lượng cuộc sống còn thấp, có sự chênh lệch giữa cá vùng, giữa thành thị với nông thôn.

-> Cần rút ngắn khoảng cách giàu nghèo.

ĐỊA LÍ KINH TẾ

Tiết 6. Bài 6. SỰ PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ VIỆT NAM

I. Nền kinh tế nước ta trước thời kì đổi mới (HS tự học) II. Nền kinh tế nước ta trong thời kì đổi mới

1. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế

- Chuyển dịch cơ cấu ngành: Giảm tỉ trọng của khu vực nông, lâm, ngư nghiệp, tăng tỉ trọng của khu vực công nghiệp–xây dựng. Khu vực dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhưng còn biến động.

- Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ: Hình thành các vùng chuyên canh trong nông nghiệp các lãnh thổ tập trung công nghiệp ,dịch vụ tạo nên các vùng kinh tế phát triển năng động.

- Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế: từ nền kinh tế chủ yếu là khu vực nhà nước và tập thể sang nền kinh tế nhiều thành phần.

2 Những thành tựu và thách thức.

* Thành tựu:

Nền kinh tế tăng trưởng nhanh, tương đối vững chắc.

- Cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá.

- Tạo điều kiện hội nhập vào nền kinh tế khu vực và toàn cầu.

* Khó khăn, thách thức:

Một số vùng còn nghèo, cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường , thiếu việc làm, biến động thị trường thế giới...

Tiết 7,8: Bài 7. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾNSỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ NÔNGNGHIỆP

I. Các nhân tố tự nhiên

Tự nhiên là các nhân tố tiền đề cơ bản.

1. Tài nguyên đất

- Là tư liệu sản xuất không thể thay thế được của ngành nông nghiệp - Tài nguyên đất ở nước ta khá đa dạng có 2 nhóm chính:

+ Đất phù sa

(4)

Giáo viên: Trần Thị Giang Tài liệu học tập Địa lí 9

+ Đất feralit

- Hiện nay hơn 9 triệu ha đất nông nghiệp.

2. Tài nguyên khí hậu

- Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm.

- Thuận lợi: + cây cối xanh quanh năm, trồng nhiều vụ/ năm.

+ Cơ cấu cây trồng đa dạng (cây nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới).

- Khó khăn:

+ Nấm mốc, sâu bệnh phát triển.

+ Nhiều thiên tai: lũ lụt, hạn hán, rét đậm, rét hại ở miền bắc, gió Tây khô nóng ở miền Trung 3. Tài nguyên nước

Thuận lợi: Mạng lưới sông ngòi dày đặc, nguồn nước ngầm dồi dào.

- Khó khăn: phân bố không đều. Lũ lụt (mùa mưa), hạn hán (mùa khô) 4. Tài nguyên sinh vật

- Phong phú, là cơ sở để thuần dưỡng, tạo nên các giống cây trồng và vật nuôi.

II. Các nhân tố kinh tế - xã hội 1. Dân cư và lao động nông thôn - Nguồn lao động dồi dào

- Có kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp.

2. Cơ sở vật chất kĩ thuật.

- Ngày càng hoàn thiện + Thủy lợi

+ Hệ thống dịch vụ trồng trọt + Hệ thống dịch vụ chăn nuôi + Cơ sở vật chất khác

- Công nghiệp chế biến nông sản được phát triển và phân bố rộng khắp.

3. Chính sách phát triển nông nghiệp - Có nhiều chính sách thúc đẩy nông nghiệp phát triển

+ Kinh tế hộ gia đình + Kinh tế trang trại

+ Nông nghiệp hướng ra xuất khẩu 4. Thị trường trong và ngoài nước

- Ngày càng mở rộng và ổn định đầu ra cho xuất khẩu.

=> Các nhân tố kinh tế - xã hội là nhân tố quyết định đến sự phát triển ngành nông nghiệp.

Tiết 9,10: Bài 8. SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ NÔNG NGHIỆP

I. Ngành trồng trọt 1. Cây lương thực.

Gồm lúa, ngô, khoai, sắn. Trong đó, lúa chiếm ưu thế.

- Diện tích, năng suất, sản lượng lúa và bình quân đầu người không ngừng tăng.

- VN là nước xuất khẩu gạo đứng thứ 2 trên TG.

2. Cây công nghiệp.

- Ngày càng phát triển, giá trị xuất khẩu cao, quan trọng nhất là cây công nghiệp lâu năm như cà phê, cao su, tiêu, điều …

- Cây CN lâu năm phân bố chủ yếu ở miền núi và cao nguyên, cây CN ngắn ngày chủ yếu ở đồng bằng.

3. Cây ăn quả.

(5)

Giáo viên: Trần Thị Giang Tài liệu học tập Địa lí 9

Có nhiều loại có giá trị cao, quan trọng nhất là vùng Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam bộ trồng nhiều cam, nhãn, chôm chôm, bưởi…

II. Ngành chăn nuôi.

Tình hình phát triển: chiếm tỉ trọng còn nhỏ trong nông nghiệp: đàn gia súc, gia cầm tăng nhanh

1. Chăn nuôi trâu, bò.

- Đàn bò 4 triệu con, chủ yếu ở Duyên hải NTB.

- Đàn trâu 3 triệu con chủ yếu ở trung du & miền núi Bắc Bộ, bắc Trung Bộ.

2. Chăn nuôi lợn.

- Đàn lợn đông, số lượng tăng khá nhanh, 23 triệu con (2002).

- Phổ biến nhất ở các đồng bằng.

3. Chăn nuôi gia cầm.

- Số lượng tăng nhanh, 23 triệu con (2002).

- Nuôi gà, vịt, nhiều nhất là ở các đồng bằng.

Tiết 11,12: Bài 9. SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ LÂM NGHIỆP THỦY SẢN

I. Ngành lâm nghiệp 1. Tài nguyên rừng

- Thực trạng : Đã bị cạn kiệt nhiều nơi.

+ Tổng diện tích đất lâm nghiệp có rừng và độ che phủ chiếm tỉ lệ thấp.

- Rừng sản xuất cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp, cho dân dụng và cho xuất khẩu.

- Mô hình nông lâm kết hợp: vừa bảo vệ rừng và nâng cao đời sống - Rừng phòng hộ phòng chống thiên tai, bảo vệ môi trường.

- Rừng đặc dụng bảo vệ sinh thái, bảo vệ các giống loài quý hiếm, phát triển du lịch.

2 Sự phát triển và phân bố ngành lâm nghiệp

- Khai thác gỗ: khai thác và chế biến gỗ, lâm sản chủ yếu ở miền núi, trung du.

- Trồng rừng: Tăng tốc độ che phủ rừng, phát triển mô hình nông lâm kết hợp.

1. Nguồn lợi thuỷ sản

* Thuận lợi:

- Có 4 ngư trường trọng điểm.

- Có nhiều diện tích mặt nước để phát triển nuôi trồng thủy sản.

- Nguồn lao động dồi dào, có kinh nghiệm.

* Khó khăn:

(6)

Giáo viên: Trần Thị Giang Tài liệu học tập Địa lí 9

- Về tự nhiên: có nhiều thiên tai

- Về kinh tế-xã hội: thiếu vốn, giá nhiên liệu cao và luôn biến động, môi trường bị suy thoái.

2. Sự phát triển và phân bố ngành thuỷ sản.

- Khai thác thủy sản: Sản lượng tăng nhanh. Các tỉnh dẫn đầu: Kiên Giang, Cà Mau, Bà Rịa- Vũng Tàu và Bình Thuận.

- Nuôi trồng thuỷ sản: phát triển nhanh, đặc biệt là nuôi tôm, cá; các tỉnh dẫn đầu: Cà Mau, An Giang và Bến Tre.

- Xuất khẩu thuỷ sản có bước phát triển vượt bậc.

Tiết 14: Bài 11: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ CÔNG NGHIỆP

I. Các nhân tố tự nhiên

- Tài nguyên thiên nhiên nước ta đa dạng tạo cơ sở nguyên liệu, nhiên liệu và năng lượng để phát triển cơ cấu công nghiệp đa ngành.

- Các tài nguyên có trữ lượng lớn là cơ sở để phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm.

- Sự phân bố các loại tài nguyên khác nhau tạo ra các thế mạnh khác nhau của từng vùng.

II. Các nhân tố kinh tế – xã hội 1. Dân cư và lao động

- Nước ta có số dân đông, nhu cầu, thị hiếu có nhiều thay đổi.

- Nguồn lao động dồi dào và có khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật và thu hút đầu tư nước ngoài.

2. Cơ sở vật chất- kĩ thuật trong công nghiệp và cơ sở hạ tầng.

- Thuận lợi: Cơ sở hạ tầng đang cải thiện, phát triển ở các vùng kinh tế trọng điểm.

- Khó khăn: Cơ sở vật chất, kĩ thuật chưa đồng bộ, chỉ tập trung ở một số vùng miền.

3. Chính sách phát triển công nghiệp - Có nhiều chính sách phát triển

+ Chính sách công nghiệp hóa, đầu tư phát triển kinh tế nhiều thành phần, tăng cường đối ngoại…

4. Thị trường

- Ngày càng mở rộng, song đang bị cạnh tranh quyết liệt:

+ Thị trường trong nước bị sự cạnh tranh bởi hàng ngoại nhập.

+ Sức ép cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu

Tiết 15,16: Bài 12: SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ CÔNG NGHIỆP

I. Cơ cấu ngành công nghiệp

- Công nghiệp phát triển nhanh, đa dạng.

+ Cơ cấu thành phần: nhà nước, ngoài nhà nước và các cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài + Cơ cấu ngành công nghiệp đa dạng, đủ các lĩnh vực.

- Đã được hình thành một số ngành công nghiệp trọng điểm.

(7)

Giáo viên: Trần Thị Giang Tài liệu học tập Địa lí 9

+ Khái niệm: CNTĐ là ngành CN chiếm tỷ trọng lớn trong giá trị sản xuất CN, có thế mạnh lâu dài, mang lại hiệu quả kinh tế cao và tác động mạnh tới các ngành kinh tế khác.

+ Các ngành: Khai thác nhiên liệu, chế biến lương thực thực phẩm, dệt may, điện, cơ khí, điện tử, hóa chất,…

II. Các ngành công nghiệp trọng điểm

Ngành Tình hình phát triển Phân bố

1. Công

nghiệp khai thác nhiên liệu

+ Sản xuất: 15-20 triệu tấn than/năm

+ Khai thác hàng trăm triệu tấn dầu và hàng tỷ m3 khí

+ Khai thác than: Quảng Ninh + Dầu khí: Thềm lục địa phía Nam

2. Công nghiệp điện

Gồm nhiệt điện và thuỷ điện

Sản lượng điện mỗi năm một tăng đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống

-Nhiệt điện: Uông Bí, Phả Lại…

- Thuỷ điện: Hoà Bình, Trị An…

3. CN chế biến lương thực, thực phẩm

Gồm: Cơ cấu đa dạng

Chế biến sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản

Đạt kim ngạch xuất khẩu cao

Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng.

4. Công nghiệp dệt may

Sản phẩm dệt, may được xuất khẩu đi nhiều nước

TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Nam Định, Đà Nẵng

III. Các trung tâm công nghiệp lớn

- Vùng Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ là hai vùng tập trung CN.

- Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là hai trung tâm công nghiệp lớn nhất nước ta.

Tiết 20. CHUYÊN ĐỀ: ĐỊA LÍ NGÀNH DỊCH VỤ (Thời lượng: 3 tiết) Bài 13: VAI TRÒ, ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN

VÀ PHÂN BỐ CỦA DỊCH VỤ

I. Cơ cấu và vai trò của dịch vụ trong nền kinh tế.

Dịch vụ là các hoạt động đáp ứng nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của con người.

1. Cơ cấu ngành dịch vụ

- Dịch vụ là các hoạt động đáp ứng nhu cầu sản xuất và sinh hoạt.

- Cơ cấu đa dạng gồm:

+ Dịch vụ tiêu dùng + Dịch vụ sản xuất + Dịch vụ công cộng

- Kinh tế càng phát triển dịch vụ càng đa dạng.

2. Vai trò của dịch vụ trong sản xuất và đời sống

- Là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng ->Thúc đẩy sản xuất phát triển.

- Tạo ra mối liên hệ giữa các ngành sản xuất, các vùng trong nước và giữa nước ta với nước ngoài.

- Tạo nhiều việc làm, nâng cao đời sống nhân dân, tăng nguồn thu nhập cho nền kinh tế.

(8)

Giáo viên: Trần Thị Giang Tài liệu học tập Địa lí 9

II. Đặc điểm phát triển và phân bố các ngành dịch vụ ở nước ta 1. Đặc điểm phát triển

- Chưa thật sự phát triển, chiếm 25% lao động, chiếm 38.5 % GDP.

- Cơ cấu ngành dịch vụ đang ngày càng đa dạng, thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào nhiều ngành.

- Biện pháp: Cần nâng cao trình độ công n ghệ, lao động, cơ sở hạ tầng.

2. Đặc điểm phân bố

- Sự phân bố dịch vụ phụ thuộc chặt chẽ vào sự phân bố dân cư, sự phát triển sản xuất.

- Các hoạt động dịch vụ nước ta phân bố không đều:

+ Ở đô thị lớn hơn nông thôn.

+ Ở đồng bằng lớn hơn miền núi.

- Hà Nội và TP Hồ Chí Minh là hai trung tâm dịch vụ lớn nhất và đa dạng nhất nước ta.

Tiết 21. CHUYÊN ĐỀ: ĐỊA LÍ NGÀNH DỊCH VỤ (Thời lượng: 3 tiết) Tiết 2: GIAO THÔNG VẬN TẢI VÀ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG

I. Giao thông vận tải

1.Ý nghĩa

- Giao thông vận tải có vai trò đặc biệt trong mọi ngành kinh tế:

+ Thúc đẩy sản xuất phát triển, phục vụ nhu cầu của nhân dân.

+ Thực hiện mối quan hệ trong nước và ngoài nước.

2. Giao thông vận tải ở nước ta đã phát triển đầy đủ các loại hình + Cơ cấu: Có đủ các loại hình vận tải .

- Đường bộ: Chuyên chở nhiều hàng hóa và hành khách nhất, được đầu tư nhiều nhất; các tuyến đường quan trọng như; quốc lộ 1A, đường HCM, 5,18,22….

- Đường sắt: Tổng chiều dài đường sắt chính tuyến 2632km.

+ Các tuyến quan trọng: Thống Nhất, Hà Nội – Lào Cai, Hà Nội –Quảng Ninh

- Đường sông mới khai thác ở mức độ thấp, tập trung ở lưu vực vận tải sông Cửu Long và lưu vực vận tải sông Hồng

- Đường biển: Gồm vận tải ven biển và vận tải quốc tế. Hoạt động vận tải biển quốc tế được đẩy mạnh.

Cảng biển quốc tế: Hải Phòng, Đà Nẵng và Sài Gòn.

- Đường hàng không đã và đang phát triển theo hướng hiện đại hóa.

Đầu mối chính: Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM

- Đường ống ngày càng phát triển, chủ yếu chở dầu mỏ và khí đốt.

II. Bưu chính viễn thông (HS tự học)

Tiết 22: CHUYÊN ĐỀ: ĐỊA LÍ NGÀNH DỊCH VỤ (Thời lượng: 3 tiết)

Tiết 3:

THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH

I. Thương mại.

1. Nội thương

- Phát triển nhanh nhưng không đều giữa các vùng.

+ Cao nhất ở đồng bằng, thành thị.

+ Thấp ở vùng núi, nông thôn

- Hàng hóa đa dạng, thị trường thống nhất

- Có sự tham gia các thành phần kinh tế, quan trọng nhất là kinh tế tư nhân.

(9)

Giáo viên: Trần Thị Giang Tài liệu học tập Địa lí 9

- Hà Nội và TP Hồ Chí Minh là hai trung tâm thương mại, dịch vụ lớn nhất cả nước.

2. Ngoại thương.

- Ngoại thương là hoạt động kinh tế đối ngoại quan trọng nhất ở nước ta . + Hàng nhập khẩu: Máy móc thiết bị, nguyên liệu nhiên liệu.

+ Hàng xuất khẩu: Hàng công nghiệp nặng, khoáng sản, nông lâm thuỷ sản, công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp.

- Nước ta ngày càng mở rộng buôn bán với nhiều nước trên thế giới. Đặc biệt là khu vực châu Á – TBD

II. Du lịch

* Vai trò:

- Đem lại thu nhập lớn.

- Góp phần mở rộng giao lưu giữa nước ta với các nước trên thế giới.

- Tạo việc làm, cải thiện đời sống nhân dân.

* Tiềm năng:

Nhóm tài nguyên Tài nguyên Ví dụ Tài nguyên du lịch tự

nhiên

Phong cảnh đẹp Vịnh Hạ Long, động Phong Nha, Sa Pa Bãi tắm đẹp Sầm Sơn, Nha Trang, Phú Quốc,

Khí hậu tốt Đà lạt, Sa Pa, Tam Đảo Vườn quốc gia Cúc Phương, Tràm Chim Tài nguyên du lịch

nhân văn Công trình kiến trúc Di tích Mĩ Sơn, phố cổ Hội An, cố đô Huế Di tích lịch sử Dinh độc lập, cảng nhà Rồng, quê Bác Lễ hội truyền thống Hội đền Hùng, cồng chiêng Tây Nguyên,

chùa Hương….

Làng nghề truyền thống

Dệt lụa Hà Đông, gốm Bát Tràng, tranh Đông Hồ

Văn hóa dân gian Tuồng, chèo, cải lương, hát then,...

* Phát triển ngày càng nhanh: Số lượt khách và doanh thu du lịch không ngừng tăng lên.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Bài 18. Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.. * Chuẩn cần đánh giá: Trình bày được thế mạnh kinh tế của vùng, thể hiện ở một số ngành công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp;

+ Gia tăng dân số nước ta có sự khác nhau giữa các vùng lãnh thổ, đặc biệt là gia tăng cơ học, làm cho cơ cấu dân số theo tuổi của các vùng lãnh thổ khác nhau và

Câu 15: Trong qua trình chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ kinh tế, vùng phát triển công nghiệp mạnh nhất, chiếm giá trị sản xuất công nghiệp lớn nhất nước ta là: A.. Đồng bằng sông Cửu

- Xu hướng: Số dân và tỉ lệ dân thành thị có xu hướng tăng -> Quá trình đô thị hóa đang diễn ra với tốc độ ngày càng cao.. - Nguyên nhân của

Trong xu hướng chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế theo lãnh thổ của nước ta hiện nay đã hình thành vùng động lực phát triển kinh tế vùng và các khu công nghiệp tập trung khu

- Sử dụng bảng số liệu, biểu đồ để nhận biết một số đặc điểm về sự phân bố dân cư.. Nước ta có mật độ dân số cao, dân cư tập trung đông đúc ở các vùng đồng bằng, ven

Trong quá trình chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ kinh tế, vùng phát triển công nghiệp mạnh nhất, chiếm giá trị sản xuất công nghiệp cao nhất nước ta là..

Qua điều kiện cụ thể của huyện Điện Biên, để phát triển nông nghiệp phục vụ du lịch cần quy hoạch các vùng chuyên canh tập trung theo hướng hàng hóa, các cây trồng đặc sản với các loại