• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Xuân Sơn #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Xuân Sơn #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r"

Copied!
8
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

GIÁO ÁN MÔN THỂ DỤC KHỐI 4,5 - TUẦN 19 Ngày soạn: 07/01/2021

Ngày giảng: Thứ 2 ngày 11/01/2021 (4B) Thứ 3 ngày 12/01/2021 (4D) Thứ 4 ngày 13/01/2021 (4C)

Bài 37: ĐI VƯỢT CHƯỚNG NGẠI VẬT THẤP TRÒ CHƠI "CHẠY THEO HÌNH TAM GIAC"

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: - Ôn đi vượt chướng ngại vật thấp. Yêu cầu thực hiện được ở mức tương đối chính xác.

2. Kĩ năng: - Trò chơi "Chạy theo hình tam giác". Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi tương đối chủ động tích cực.

3. Thái độ: - Yêu thích và tham gia tích cực

- Tác phong nhanh nhẹn hoạt bát, giữ gìn trật tự, kỷ luật.

II. CHUẨN BỊ

- Địa điểm: Trên sân trường. Dọn vệ sinh sạch sẽ, bảo đảm an toàn tập luyện.

- Phương tiện: GV chuẩn bị còi, dụng cụ và vạch săc cho tập luyện bài tập RLTTCB và trò chơi.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC

HĐ CỦA GIÁO VIÊN HĐ CỦA HỌC SINH

1. Phần mở đầu: (6-10)

- GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học.

HS lắng nghe

- Đứng vỗ tay và hát. HS thực hiện

- Trò chơi "Bịt mắt bắt dê". HS chơi trò chơi - Chạy chậm trên địa hình tự nhiên. HS thực hiện 2. Phần cơ bản: (18-22)

a) Bài tập RLTTCB.

- Ôn động tác đi vượt chướng ngại vật thấp.

HS thực hiện + GV nhắc lại ngắn gọn cách thực hiện,

cho HS ôn lại các động tác đi vượt chướng ngại vật, thực hiện 2 - 3 lần cự ly 10- 15m.

Cả lớp tập theo đội hình 2 - 3 hàng dọc, theo dòng nước chảy, em nọ cách em kia 2m.

HS thực hiện theo hướng dẫn của GV

+ GV có thể cho HS ôn tập theo từng tổ ở khu vực dã quy định. GV chú ý bao quát lớp và nhắc nhở các em đảm bảo an toàn trong khi tập.

(2)

Trò chơi "Chạy theo hình tam giác". GV nêu tên trò chơi, có thể cho HS nhắc lại cách chơi, sau đó giải thích ngắn gọn cvà cho HS chơi. GV chú ý nhắc các em khi chạy phải thẳng hướng, động tác phải nhanh, khéo léo, không được phạm quy. Trước khi tập GV cần chú ý cho HS khởi động kỹ khớp cổ chân, đầu gối, đảm bảo an toàn trong tập luyện.

HS chơi trò chơi

3. Phần kết thúc:

- Đứng tại chỗ, vỗ tay và hát. HS thực hiện - Đi theo vòng tròn xung quanh sân tập,

vừa đi vừa hít thở sâu.

HS thực hiện - GV cùng HS hệ thống bài.

- GV nhận xét, đánh giá kết quả giờ học và giao bài tập về nhà.

HS lắng nghe

____________

(3)

Ngày giảng: Thứ 3 ngày 12/01/2021 (4B) Thứ 4 ngày 13/01/2021 (4D) Thứ 5 ngày 14/01/2021 (4C)

Bài 38: ĐI VƯỢT CHƯỚNG NGẠI VẬT THẤP- TRÒ CHƠI "THĂNG BẰNG"

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: - Ôn đi vượt chướng ngại vật thấp. Yêu cầu thực hiện thuần thục kỹ năng này ở mức tươn đối chủ động.

2. Kĩ năng: - Học trò chơi "Thăng bằng". Yêu cầu biết cách chơi và tham gi chơi tương đối chủ động.

3. Thái độ: - Tự giác tích cực trong tập luyện tập.

- Tác phong nhanh nhẹn hoạt bát, giữ gìn trật tự, kỷ luật.

II. ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN:

- Địa điểm: Trên sân trường. Dọn vệ sinh sạch sẽ, bảo đảm an toàn tập luyện.

- Phương tiện: GV chuẩn bị còi, kẻ sẵn sân chơi, dụng cụ cho tập luyện bài tập RLTTCB và trò chơi.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC

HĐ CỦA GIÁO VIÊN HĐ CỦA HỌC SINH

1. Phần mở đầu: (6-10)

- GV nhận lớp, phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu giờ học.

HS lắng nghe - Chạy chậm theo 1 hàng dọc theo nhịp hô

của GV xung quanh sân tập.

HS thực hiện - Trò chơi "Chui qua hầm" hoặc trò chơi HS

ưa thích.

HS chơi trò chơi

*Đứng tại chỗ xoay các khớp để khởi động. HS thực hiện 2. Phần cơ bản: (18-22)

a) Đội hình đội ngũ và bài tập RLTTCB.

- Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, quay sau.

HS thực hiện Cả lớp cùng thực hiện, mỗi động tác 2 - 3 lần.

Cán sự điều khiển cho các bạn tập, GV sửa sai cho HS, nhắc nhở các em tập luyện.

*Cả lớp tập liên hoàn các động tác trên theo lệnh của GV: 1 - 2 lần.

HS thực hiện - Ôn đi vượt chướng ngại vật thấp. HS thực hiện Cả lớp tập theo 2 hàng dọc, mỗi em đi cách

nhau 2 - 3m, đi xong quay về đứng cuối hàng,

(4)

b) Trò chơi vận động.

Học trò chơi "Thăng bằng": GV cần cho các em khởi động kỹ các khớp cổ chân, đầu gối, khớp hông. GV nêu tên trò chơi và hướng dẫn cách chơi. Trước khi chơi, GV có thể hướng dẫn HS cách nắm cổ chân để co chân, cách di chuyển trong vòng tròn, cách giữ thăng bằng và phân công trọng tài cho từng đội chơi.

GV hướng dẫn HS thực hiện

Trong quá trình tập luyện, GV khuyến khích HS tập luyện dưới hình thức thi đua.

(Hình 50 - trang 104)

*Thi đua giữa các tổ theo phương loại trực tiếp từng đôi một, tổ nào co nhiều bạn giữ được thăng bằng ở trong vòng tròn là tổ thắng cuộc và được biểu dương.

3. Phần kết thúc:

- Đi theo hàng dọc thành vòng tròn, vừa đi vừa thả lỏng, hít thở sâu.

HS thực hiện

- GV cùng HS hệ thống bài và nhận xét.

- GV giao bài tập về nhà, ôn các động tác RLTTCB đã học.

____________

(5)

Ngày soạn: 07/01/2021

Ngày giảng Thứ hai ngày 11/01/2021 (5C,5A) Thứ tư ngày 13/01/2021 (5B)

BÀI 37: TRÒ CHƠI “ĐUA NGỰA VÀ LÒ CÒ TIẾP SỨC”

I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức:

- Ôn đi đều vòng phải, vòng trái và đổi chân khi đi đều sai nhịp.

- Chơi hai trò chơi “Đua ngựa và Lò cò tiếp sức”.

2. Kỹ năng:

- Yêu cầu biết và thực hiện động tác đi đều ở mức độ tương đối chính xác, biết cách đổi chân khi sai nhịp.

- Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi theo đúng quy định của 2 trò chơi.

3.Thái độ:

- Tự giác tích cực trong tập luyện tập.

- Tác phong nhanh nhẹn hoạt bát, giữ gìn trật tự, kỷ luật.

- Xây dựng thói quen luyện tập ở trường và ở nhà.

II. CHUẨN BỊ

- Địa điểm: Trên sân trường - Phương tiện:

+ Giáo viên: Còi, hình ngựa, cờ, giáo án

+ Học sinh: Vệ sinh sân tập, trang phục tập luyện.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

HĐ CỦA GIÁO VIÊN HĐ CỦA HỌC SINH

1. Phần mở đầu: (6-10)

- GV nhận lớp, phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học.

HS lắng nghe - HS chạy chậm thành 1 hàng dọc trên địa hình

tự nhiên xung quanh sân tập.

HS thực hiện - Xoay các khớp cổ chân, khớp gối, hông, vai. HS thực hiện

*Trò chơi khởi động (do GV chọn).

2. Phần cơ bản: (18-22)

- Chơi trò chơi "Đua ngựa". HS chơi trò chơi GV nhắc lại cách chơi, quy định chơi, cho HS

chơi thử 1 lần rồi mới chính thức có phân thắng thua. Tổ thắng được biểu dương, tổ thua sẽ bị phạt.

*Ôn đi đều theo 2 - 4 hàng dọc và đổi chân khi đi đều sai nhịp.

Thi đua giữa các tổ với nhau 1 - 2 lần và đi đều trong khỏang 15 - 20m. GV biểu dương tổ

(6)

đi sai nhịp nhưng đổi chân được ngay, tổ kém nhất sẽ phải cõng bạn trong khoảng cách vừa thi đi đều.

Chơi trò chơi "Lò cò tiếp sức".

Cho HS nhắc lại cách chơi rồi mới chơi. Các tổ có thi đua với nhau dưới sự điều khiển của GV, đề phòng không để xay ra chấn thương cho các em. Sau một số lần chơi, GV có thể tăng thêm yêu cầu, đảo vị trí giữa các em, khích lệ HS tham gia nhiệt tình và thể hiện quyết tâm của toàn đội chơi.

HS trả lời và chơi trò chơi

3. Phần kết thúc: (4-6)

- Đi thường, vừa đi vừa hát hoặc thả lỏng. - HS thực hiện - GV cùng HS hệ thống bài, nhận xét và đánh

giá kết quả bài học.

- HS lắng nghe - GV giao bài tập về nhà: Ôn động tác đi đều. HS lắng nghe

____________

(7)

Ngày giảng Thứ ba ngày 12/01/2021 (5A) Thứ năm ngày 14/01/2021 (5B,5C)

BÀI 38: TUNG VÀ BẮT BÓNG TRÒ CHƠI: “BÓNG CHUYỀN SÁU”

I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức:

- Học tung và bắt bóng.

- Nhảy dây kiểu chụm chân:

- Chơi trò chơi “bóng chuyền sáu”.

2. Kỹ năng:

- Biết cách tung và bắt bóng bằng hai tay, tung bóng bằng một tay, bắt bóng bằng hai tay.

- Thực hiện được nhảy dây kiểu chụm hai chân.

- Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi theo đúng quy.

3.Thái độ:

- Tự giác tích cực trong tập luyện tập.

- Tác phong nhanh nhẹn hoạt bát, giữ gìn trật tự, kỷ luật.

- Xây dựng thói quen luyện tập ở trường và ở nhà.

II. CHUẨN BỊ

- Địa điểm: Trên sân trường - Phương tiện:

+ Giáo viên: Còi, bóng, cờ, dây nhảy, giáo án + Học sinh: Vệ sinh sân tập, trang phục tập luyện.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

HĐ CỦA GIÁO VIÊN HĐ CỦA HỌC SINH

1. Phần mở đầu: (6-10)

- GV nhận lớp, phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học.

HS lắng nghe - HS chạy chậm thành 1 hàng dọc trên địa

hình tự nhiên xung quanh sân tập.

HS thực hiện - Xoay các khớp cổ chân, khớp gối, hông, cổ

tay, vai.

HS thực hiện

*Trò chơi khởi động (do GV chọn).

2. Phần cơ bản: (18-22)

- Ôn tung và bắt bóng bằng tay, tung bóng bằng một tay và bắt bóng bằng hai tay.

HS thực hiện Các tổ tập luyện theo khu vực đã quy định.

Tổ trưởng chỉ huy tổ của mình tập, GV đi lại quan sát và sửa sai hoặc nhắc nhở, giúp đỡ

(8)

*Thi đua giữa các tổ với nhau một lần, GV biểu dương tổ tập đúng.

- Ôn nhảy dây kiểu chân chụm hai chân.

*Chọn một số em nhảy tốt lên biểu diễn: 1 lần.

HS thực hiện - Làm quen trò chơi "Bóng chuyền sáu".

GV nêu tên trò chơi, giới thiệu cách chơi và quy định khu vực chơi. Cho HS tập trước động tác vừa di chuyển và bắt bóng. Chơi thử trò chơi 1 - 2lần, sau đó mới chơi chính thức.

HS lắng nghe và thực hiện

3. Phần kết thúc: (4-6)

- Đi thường, vừa đi vừa hát hoặc thả lỏng tích cực, hít thở sau.

HS thực hiện

- GV cùng HS hệ thống bài, nhận xét và đánh giá kết quả bài học.

- GV giao bài tập về nhà: Ôn động tác tung và bắt bóng.

HS lắng nghe

____________

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

KT: Dựa theo lời kể của GV, sắp xếp đúng thứ tự tranh minh hoạ cho trước (SGK); Hiểu được lời khuyên qua câu chuyện: Cần nhận ra cái đẹp của người

KT: - Biết quan sát cây cối theo trình tự hợp lý, kết hợp các giác quan khi quan sát; Bước đầu nhận ra được sự giống nhau giữa miêu tả 1 loài cây với miêu tả

KT: Nhận biết được một số nét đặc sắc trong cách quan sát và miêu tả các bộ phận của cây cối (hoa, quả) trong đoạn văn mẫu (BT1); viết được đoạn văn ngắn tả

KT: Nhận biết được một số nét đặc sắc trong cách quan sát và miêu tả các bộ phận của cây cối (hoa, quả) trong đoạn văn mẫu (BT1); viết được đoạn văn ngắn tả

KT: Vận dụng những hiểu biết về đoạn văn trong bài văn tả cây cối đã học để viết được một số đoạn văn (còn thiếu ý) cho hoàn chỉnh (BT2).. KN: Viết được đoạn

KT: Nắm được hai cách mở bài (trực tiếp, gián tiếp) trong bài văn miêu tả cây cối ; vận dụng kiến thức đã biết để viết được đoạn mở bài cho bài văn tả một

- Vận dụng những hiểu biết về đoạn văn trong bài văn tả cây cối đã học để viết được các đoạn văn trong phần thân bài của bài văn tả một

- Hướng dẫn các nhóm phân chia các thành viên của nhóm phối hợp thực hiện đảm bảo tiến độ thời gian cho phép.. Ví dụ: 1 học sinh thu nhặt các chi tiết cần lắp