• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid"

Copied!
16
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: 6 /4/2021

Ngày giảng: 16/4/2021 Tiết: 112, 113

VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 6 – VĂN TẢ NGƯỜI A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

- Học sinh biết cách làm bài văn miêu tả, vận dụng các thao tác quan sát, nhận xét, liên tưởng, so sánh... để viết một bài văn tả người theo yêu cầu.

- Qua bài viết, GV thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng của HS đặc biệt là kĩ năng về kiểu bài miêu tả (tả người)

- Khảo sát bao quát một số nội dung kiến thức, kĩ năng trong chương trình Ngữ văn 6 theo hướng tích hợp Văn học, Tiếng Việt và Tập làm văn (dùng từ, đặt câu, viết bài) với mục đích đánh giá năng lực đọc - hiểu và tạo lập văn bản của HS.

2. Kỹ năng:

- Bước đầu hình thành và rèn kĩ năng cảm thụ tác phẩm văn học.

- Rèn kĩ năng làm bài kiểm tra văn: viết câu, dùng từ, diễn đạt ý; kĩ năng trình bày, viết chính tả.

3. Thái độ: GD HS ý thức tự giác tích cực trong học tập.

4. Định hướng phát triển năng lực:

- Tự nhận thức về kiến thức của bản thân mà mình đã tiếp thu được trong quá trình học tập;

- Sáng tạo: Lựa chọn các đơn vị kiến thức để làm bài kiểm tra kiến thức văn bản theo yêu cầu đề bài. KN quản lí thời gian.

B/ CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:

- GV: Giáo án, SGK, ma trận đề thống nhất theo nhóm + đề kiểm tra + đáp án biểu điểm.

- HS: Đọc lại các truyện truyền thuyết đã học; nắm chắc nội dung, ý nghĩa tác phẩm.

C/ PHƯƠNG PHÁP/ KT DẠY HỌC:

- Phương pháp thực hành có hướng dẫn ... HS hoạt động cá nhân độc lập.

- Kĩ thuật động não: Suy nghĩ để nhớ lại khái niệm về truyền thuyết và cổ tích, ý nghĩa của văn bản và những chi tiết tiêu biểu trong các truyện truyền thuyết và cổ tích đã học...

D/ TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY:

1. Ổn định tổ chức: (1’)

Kiểm tra sĩ số học sinh; Kiểm tra vệ sinh, nề nếp:

2. Kiểm tra bài cũ:

- Giáo viên kiểm tra: giấy kiểm tra và dụng cụ học tập của học sinh, các tài

(2)

liệu,..

3. Bài mới:

- Giáo viên phát đề kiểm tra cho từng học sinh (phụ lục 1 – đề do BGH nhà trường duyệt, ban hành).

- Giáo viên giám sát học sinh làm bài.

- Giáo viên thu bài, kiểm đếm số lượng bài kiểm tra.

4. Hướng dẫn về nhà:

- Học bài cũ: Ôn lại các truyện và thơ đã học.

- Chuẩn bị bài mới: Soạn bài “Tập làm thơ bốn chữ”

(3)

Phụ lục 1

Ma trận đề : Chủ đề

Mức độ

Nhận biết (TL)

Thông hiểu (TL)

Vận dụng Cấp độ Cộng

thấp (TL)

Cấp độ cao (TL) Văn miêu tả.

- Phương pháp viết văn tả người.

- Bài văn tả người.

- Tìm hiểu đề cho đề văn tả người.

- Xác định đối tượng miêu tả trong đoạn văn hoặc bài văn tả người.

- Nêu trình tự miêu tả trong đoạn văn. hoặc bài văn miêu tả người.

.

- Chỉ ra đặc điểm nổi bật của người được tả trong đoạn văn tả người .

- Lập dàn ý sơ lược cho đề bài miêu tả người . -Tìm ý cho phần thân bài của bài văn miêu tả người.

Viết đoạn văn mở bài miêu tả người

Viết bài văn tả người .

Số câu 2 2 1 1 6

Số điểm 1.0 2.0 2.0 5.0 10.0

Tỉ lệ % 10% 20% 20% 50% 100

%

(4)

Ngày soạn: 6 /4/2021

Ngày giảng: 12/4/2021 Tiết: 115 Đọc hiểu:

CÂY TRE VIỆT NAM - Thép Mới - A. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Hiểu và cảm nhận được giá trị và vẻ đẹp của cây tre - một biểu tượng về đất nước và dân tộc Việt Nam. Hình ảnh cây tre trong đời sống và tinh thần của người Việt.

- Hiểu được những đặc sắc nghệ thuật của bài kí. Những đặc điểm nổi bật về giọng điệu. ngôn ngữ của bài kí.

2. Kĩ năng:

- Đọc diễn cảm và sáng tạo bài văn xuôi giàu chất thơ với giọng đọc phù hợp.

- Đọc - hiểu văn bản kí hiệu hiện đại có yếu tố miêu tả, biểu cảm.

- Nhận ra phương thức biểu đạt chính: miêu tả kết hợp biểu cảm, thuyết minh, bình luận.

- Nhận biết và phân tích được tác dụng của các phép so sánh, nhân hoá, ẩn dụ.

3. Định hướng phát triển năng lực

- Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân.

- Năng lực giao tiếp, thưởng thức văn học.

4. Thái độ:

Yêu con người và cảnh vật thiên nhiên, đất nước.

* Nội dung tích hợp giáo dục đạo đức: các giá trị YÊU THƯƠNG, TÔN TRỌNG, TRÁCH NHIỆM, TRUNG THỰC.

Tích hợp kĩ năng sống

- Tự nhận thức giá trị của vẻ đẹp của cây tre trong đời sống của người Việt, tình yêu, niềm tự hào về quê hương đất nước qua việc ca ngợi cây tre.

- Giao tiếp; phản hồi, lắng nghe tích cực; trình bày suy nghĩ ý tưởng, cảm nhận của bản thân về những giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện.

Tích hợp môi trường: liên hệ môi trường giáo dục.

Tích hợp giáo dục đạo đức

- Giáo dục phẩm chất yêu thiên nhiên, yêu quê hương, đất nước.

- Tự lập, tự tin, tự chủ, có tinh thần vượt khó, có trách nhiệm với bản thân.

B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

- Giáo viên: nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, sách bài tập, sách giáo viên, hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo; chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị,...

(5)

- Học sinh: đọc kĩ sách giáo khoa, sách bài tập, những tài liệu liên quan; soạn bài; và chuẩn bị đầy đủ theo hướng dẫn về nhà của giáo viên.

C. PHƯƠNG PHÁP

- Phương pháp thuyết trình, đàm thoại, luyện tập, dạy học nhóm, giải quyết vấn đề, dạy học theo tình huống, dạy học định hướng hành động,...

- Kĩ thuật giao nhiệm vụ, hỏi và trả lời, động não, “trình bày một phút”, tóm tắt tài liệu,...

D/ TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY: . 1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra:

? Phần 1 của văn bản “Cây tre” đã giới thiệu những gì về cây tre Việt nam.

* Yêu cầu:

- Tre là bạn của người ... tre có ở khắp nơi ... -> Cây tre mang vẻ đẹp bình dị, (đơn sơ khỏe khoắn) sức sống mãnh liệt, ...phẩm chất quý báu.

? Qua đoạn văn vừa tìm hiểu, em nhận xét gì về tình cảm của tác giả đối với cây tre VN. (Một tình cảm tha thiết, xen lẫn sự biết ơn mến mộ)

3. Bài mới:

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

- Mục tiêu: tạo hứng thú, tâm thế cho học sinh; tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập

- Phương pháp: Diễn giảng, thảo luận nhóm, trò chơi

- Kĩ thuật: Động não, làm việc nhóm, khăn trải bàn, trình bày 1 phút - Thời gian: ( )

Cho học sinh nghe bài hát" Cây tre Việt Nam"

https://www.youtube.com/watch?v=fbRIsleMAjQ

* GV : Một tình cảm tha thiết, xen lẫn sự biết ơn mến mộ. Trong mạch cảm xúc ấy, Thép Mới đã viết những câu văn có thể xếp vào là một trong những câu văn xuôi hay nhất của nền văn học nước nhà. Nhưng điều gì đã khiến các nhà làm phim phương Tây phải lặn lội nửa vòng trái đất đến đây để làm hẳn một bộ phim về cây tre VN ? Đó chính là sức mạnh, là những đóng góp to lớn của tre trong cuộc chiến đấu chống quân thù, mà cụ thể là trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp vừa kết thúc thắng lợi.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CẦN

ĐẠT HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

- Mục tiêu: Trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/

vấn đề nêu ra ở hoạt động khởi động

(6)

- Phương pháp: Diễn giảng, thảo luận nhóm, trò chơi, tình huống có vấn đề - Kĩ thuật: Động não, làm việc nhóm, khăn trải bàn, trình bày 1 phút

- Thời gian: ( )

Hoạt động 1: Đọc hiểu văn bản (Tiếp).

? Đọc phần 3 của văn bản : Như tre mọc thẳng – anh hùng chiến đấu.(Giữa Tr97).

? Em hiểu như thế nào về câu thành ngữ “Trúc dẫu cháy, đốt ngay vẫn thẳng”.

- GV: Nói đến cái dáng đứng của tre, của trúc, và cũng là nói đến sự kiên cường không chịu khuất phục của con người, của dân tộc VN.

? Tìm những từ ngữ thể hiện sự gắn bó của tre với người trong kháng chiến.

- HS – GV ghi bảng.

+ Tre là đồng chí chiến đấu (Trong đời sống hằng ngày tre là bạn thân thiết cùng ta làm ăn, cùng chung vất vả chia ngọt sẻ bùi. Giờ tre lại là đồng chí, không chỉ là bạn mà còn là những người bạn chung chí hướng chung mục đích lí tưởng, chung ước muốn đánh đuổi kẻ thù) vì ta mà cùng ta đánh giặc.

+ Tre là tất cả, tre là vũ khí. Muôn ngàn đời biết ơn chiếc gậy tầm vông đã dựng nên thành đồng Tổ quốc ! Và sông Hồng bất khuất có cái chông tre.

+ Gậy tre, chông tre, chống lại ... Tre xung phong vào ...

Tre giữ ... Tre hi sinh để bảo vệ con người.

? Cũng giống như ở phần 1, phần 2, ở phần 3 này các biện pháp nghệ thuật : so sánh, nhân hoá, điệp từ, điệp ngữ, điệp cấu trúc được sử dụng đan xen kết hợp, nhưng giọng văn ở đoạn này có gì khác hai đoạn trên.

(Có nhẹ nhàng ... hay ...)

- Giọng văn mạnh mẽ dồn dập hối hả, câu văn ngắt nhịp ngắn gấp gáp, khẩn trương -> Đoạn văn tráng lệ nhất mang âm điệu anh hùng ca trong nền văn xuôi hiện đại VN.

? Đoạn văn cho em những cảm nhận gì về cây tre VN (Tre gợi liên tưởng đến những ai ? Tre mang dáng dấp của ai ?)

+ Tre được nhân hoá mang chí khí của người nông dân mặc áo lính, người chiến sĩ xung kích quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh, người dũng sĩ anh hùng hiên ngang lẫm

I/ Giới thiệu chung:

II/ Đọc hiểu văn bản:

3. Phân tích văn bản:

3.2, Cây tre gắn bó với đời sống con người.

* Trong kháng chiến ...

- Tre là đồng chí ...

là vũ khí ...

- Tre xung phong ... giữ ... hi sinh ...bảo vệ ...

- Giọng văn mạnh mẽ dồn dập ...

Tre mang chí khí của người nông dân mặc áo lính ... anh hùng, hiên ngang, lẫm liệt.

(7)

liệt.

GV bình :

Buổi đầu không một tấc sắt trong tay, tre là tất cả : Tre là vũ khí, là phương tiện, là bạn là đồng chí.

- Gậy tre, chông tre, giáo mác cung tên tre -> Những vũ khí tuy thô sơ giản dị, nhưng có thể chống lại xe tăng sắt thép. Và kì lạ thay, khiến chúng phải cúi đầu khiếp sợ.

Mới rồi là Pháp và sau này là Mĩ, những cường quốc trên thế giới vốn được trang bị những vũ khí tối tân hiện đại.

- Tre làm đòn gánh, lồ, sọt vận chuyển lương thực đạn dược ra tiền tuyến.

- Gậy tre làm bạn đường cùng người lính trên những chặng hành quân xa.

- Tre mọc thành rừng che chở cho bộ đội, tre đan thành luỹ sắt vây bọc quân thù.

=> Có lẽ khi dựng phim ý này là ý chủ đạo nên câu văn ngắt nhịp ngắn gấp gáp, giọng văn cũng trở nên hùng tráng hơn. Các biện pháp nghệ thuật được sử dụng đan xen kết hợp đã tạo nên một trường đoạn văn xuôi hùng tráng. Không khí lịch sử thời đại, chiến thắng ĐBP thần kì đã đem đến sức tung hoành cho ngòi bút Thép Mới.

Xưa tre cùng Thánh Gióng đánh tan giặc Ân, nay tre lại cùng người lập nên những chiến công vang dội “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Trong trường ca “Đất nước’’ nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm viết “Đất nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc”.

Để tổng kết vai trò to lớn của tre đối với con người, đối với dân tộc VN trong mọi mặt của đời sống tác giả đã khái quát : Tre anh hùng lao động ! Tre anh hùng chiến đấu !

? Em suy nghĩ gì về lời bình luận này.

- Đúng, chính xác – thể hiện tình cảm yêu mến, tự hào và trân trọng đối với cây tre Việt nam.

- Tác giả tôn vinh tre (bằng danh hiệu cao quý nhất): Anh hùng ...

-> Tình cảm yêu mến, tự hào.

? Đọc thầm phần cuối văn bản từ: Khúc nhạc của tre là khúc nhạc của đồng quê T97 – hết.

? Đoạn kết mở đầu bằng hình ảnh: Khúc nhạc của tre là khúc nhạc của đồng quê. Em hiểu như thế nào là “khúc nhạc của đồng quê.”

* Trong đời sống tinh thần: Tre là phương tiện để con người bộc lộ tình cảm, cảm xúc.

(8)

- Khúc nhạc thanh bình ...Sau khúc khải hoàn, người nông dân lại trở về bên lũy tre xanh với mảnh vườn, căn nhà, thửa ruộng ... làng quê êm ả. (Đặt bài văn trong phần lời thuyết minh ... cảnh làng quê êm đềm dưới bóng tre - cảnh tre cùng chiến đấu - trở lại cảnh êm đềm ... khi chiến tranh kết thúc)

? Khúc nhạc ấy được gợi lên từ âm thanh nào. (Sáo trúc)

? Như vậy hình ảnh “Nhạc của trúc của tre” có ý nghĩa gì.

- Cho thấy một nét đẹp văn hóa độc đáo của tre. Tre không chỉ gắn bó với người trong đời sống vật chất, mà còn gắn bó với người về mặt tinh thần. Tre là phương tiện để con người biểu lộ tình cảm, cảm xúc.

“Bỗng nghe trong ngục sáo vi vu.

Khúc nhạc tình quê chuyển …..”

- Người nông dân gửi tâm tình qua tiếng sáo … - “Diều bay, diều lá tre bay lưng trời ...

Sáo tre, sáo trúc vang lưng trời ...

Trời cao lồng lộng, đồng ruộng mênh mông, hãy lắng nghe tiếng hát giữa trời cao của trúc của tre ...”

-> Những câu văn viết về nhạc của trúc, của tre bay bổng như một đoạn thơ với cấu tạo các câu dài, ngắn đan xen. Dấu ba chấm sau mỗi câu là một khoảng lặng, tạo âm hưởng sâu lắng mênh mang. Ta cảm thấy như bay lên trong âm thanh êm dịu, thiết tha của tiếng sáo diều trên cánh đồng quê yên ả.

Một cái kết thật đẹp, thật ý nghĩa. Nó là những nốt nhạc cuối cùng cho một bản giao hưởng, những nét chấm phá cuối cùng cho một bức tranh toàn bích, và cũng là những giai điệu, những hình ảnh cuối cùng của một bộ phim đầy sức sống.

? Ở đoạn kết, tác giả đã hình dung như thế nào về vị trí của cây tre trong tương lai khi đất nước ta đi vào công nghiệp hóa.

- HS – GV ghi bảng.

? Một loạt các từ : “còn mãi” “vẫn là” “sẽ càng” có tác dụng như thế nào.

- Khẳng định ...

- GV: (Giảng và ghi) Một loạt các từ (mang ý nghĩa)

* Trong tương lai: Tre còn mãi ... vẫn là ... sẽ càng ...

+ Từ ngữ (mang ý nghĩa) khẳng định, điệp ngữ, giọng văn chân thành, tha thiết

(9)

khẳng định và cấu trúc câu được điệp đi điệp lại đã tạo nên giọng văn chân thành, tha thiết : Nhấn mạnh vai trò vị trí, sức sống, sự gắn bó của tre với con người trong những chặng đường phát triển.

* GV: Những giả định về tương lai của tác giả cách đây 55 năm, hiện nay đã trở thành hiện thực chưa. Sắt thép, xi măng ... nhiều hơn tre nứa ... Bây giờ người ta không làm nhà bằng tre, giường làm bằng gỗ, rổ rá cũng làm bằng nhựa hoặc i nốc rất đẹp. ? Vậy thì tại sao, tác giả vẫn khẳng định: tre xanh còn mãi ... (Điều mà nhà văn khẳng định là sự còn mãi về giá trị vật chất hay tinh thần của tre ?)

- Cây tre với các giá trị văn hoá, lịch sử, tinh thần sẽ mãi là người bạn đồng hành chung thuỷ của người trên con đường đi tới tương lai.

? Đọc phần kết.

? Em hiểu như thế nào về câu kết của bài văn: Cây tre mang đức tính của người hiền là tượng trưng cao quý của dân tộc Việt nam. (? Có phải nhà văn chỉ nói về cây tre, ca ngợi cây tre không ? Vậy hình ảnh cây tre có ý nghĩa gì.)

? Từ hình ảnh cây tre, bài văn gợi liên tưởng đến những đức tính nào của con người VN.

- HS ...

- GV (+) bảng phụ...

+ Ngay thẳng, mạnh mẽ, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc, thanh cao, giản dị, chí khí.

+ Cần cù, chăm chỉ, sáng tạo trong lao động sản xuất.

+ Gắn bó thuỷ chung trong đời sống hàng ngày.

+ Anh dũng, bất khuất trong đấu tranh chống giặc.

+ Giản dị, mộc mạc mà nhẹ nhàng tinh tế trong đời sống tâm hồn.

Cây tre với các giá trị văn hoá, lịch sử, tinh thần sẽ mãi là người bạn đồng hành chung thuỷ của người trong những chặng đường phát triển.

? Em hiểu như thế nào về câu thành ngữ Tre già măng mọc.

* GV: Như một quy luật vĩnh hằng của cuộc sống “Tre già măng mọc”, câu thành ngữ dân gian được vận dụng thật khéo, vừa có nhiệm vụ chuyển ý đoạn văn, vừa nói lên sức sống mãnh liệt, bất diệt của tre VN, vừa mang nghĩa biểu tượng cho sự tiếp nối của các thế hệ con người VN trong quá trình đi lên và phát triển, tạo nên

3.3, Cảm nghĩ về cây tre VN.

(*) Hình ảnh cây tre là biểu tượng cho con người, cho dân tộc, cho đất nước VN.

(10)

dòng chảy liên tục trong lịch sử dân tộc.

GV: Hình ảnh măng non mọc trên phù hiệu ở ngực áo thiếu nhi VN có ý nghĩa: Thiếu nhi Việt Nam là những búp măng non lớn lên trong tương lai, các em sẽ mang đầy đủ phẩm chất tốt đẹp của dân tộc Việt Nam ... bền bỉ dẻo dai, vững chắc.

? Các dẫn chứng trong bài văn được sắp xếp theo trình tự nào.

- Từ khái quát - cụ thể. Theo từng lĩnh vực, từng mặt của cuộc sống. Theo thời gian: quá khứ - hiện tại - tương lai.

? Kể tên các biện pháp nghệ thuật tiêu biểu được sử dụng trong bài. (HS – GV chốt bảng phụ)

(+) - So sánh, nhân hoá, điệp từ, điệp ngữ, điệp cấu trúc.

? Nhận xét giọng điệu lời văn.

(+) - Lời văn giàu nhạc điệu, có tính biểu cảm cao (Nhịp văn khi dồn dập trào dâng, lúc nỉ non sâu lắng. Một bài văn xuôi nhưng lại có sự hiệp vần và có sự hoà phối âm thanh của các thanh bằng - trắc, vận dụng phép đối trong văn xuôi cổ -> Tạo nên những câu văn được đánh giá là có thể xếp vào hay nhất trong văn xuôi hiện đại VN).

* GV: (+) Bài văn còn có sự kết hợp giữa chính luận và trữ tình, từ ngữ chọn lọc, hình ảnh vừa phong phú sinh động vừa cụ thể mang tính biểu tượng (ẩn dụ tượng trưng)

=> Đây chính là những đặc sắc nghệ thuật của bài văn trong phần tổng kết. (Tất cả đăc sắc nghệ thuật trên đã tạo dựng nên một áng văn xuôi thấm đẫm chất thơ vừa cổ kính vừa hiện đại.)

4, Tổng kết.

4.1. Nghệ thuật.

? Bài văn đã miêu tả cây tre với vẻ đẹp gì ? Vì sao có thể nói cây tre là tượng trưng cao quý của dân tộc VN.

- HS ...

* Bình:

- Tre mang vẻ đẹp chân thực bình dị như những gì nó vốn có, nhưng hơn tất cả là vẻ đẹp tinh thần cốt cách.

- Tre được nhân hóa, hóa thân trở thành biểu tượng sáng giá cho con người, cho dân tộc, cho đất nước VN. Tre gắn bó thân thiết với người, chí khí như người. Ca ngợi vẻ đẹp phẩm chất cao quý của cây tre là ca ngợi vẻ đẹp, phẩm chất của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam.

Có lẽ chính vì thế mà “Cây tre Việt Nam” trở thành

4.2. Nội dung, ý nghĩa.

- Nội dung.

- Ý nghĩa: Văn bản cho thấy vẻ đẹp và sự gắn bó của cây tre với đời sống dân tộc ta. Qua đó cho thấy tác giả là người am hiểu về cây tre, có tình cảm sâu nặng, yêu quý, trân trọng, tin tưởng và tự hào đối với cây tre VN.

(11)

nhan đề của tác phẩm. Danh từ “Việt Nam” đã trở thành định ngữ của cây tre, gắn liền với tre. Đọc những câu văn của Thép Mới, ta tưởng như đường biên phân định giữa tre với con người không còn chia tách rạch ròi được nữa. Tre mang phẩm chất của con người VN, tre với người tuy hai mà như một => Tre trở thành biểu tượng cho ý chí, cho sức mạnh của con người VN, là niềm tự hào của dân tộc VN.

? Học văn bản “Cây tre VN” em hiểu thêm gì về tác giả Thép Mới. (Tình cảm của tác giả với cây tre, với con người, với quê hương đất nước như thế nào ?)

- Là người am hiểu sâu sắc về cây tre. Có tình cảm sâu nặng: yêu quý, trân trọng, tin tưởng và tự hào đối với cây tre VN.

- Đó cũng chính là tình yêu quê hương đất nước, niềm tự hào về người nông dân, về nhân dân VN, về nền văn hoá lâu đời của dân tộc, niềm tin về một ngày mai tươi sáng.

? Đọc ghi nhớ SGK – T99.

Hoạt động 3: Luyện tập.

GV hướng dẫn hs .... về nhà tìm thêm ...

4.3. Ghi nhớ:

SGK – Tr100.

III/ Luyện tập.

HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

- Mục tiêu: Sử dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề, nhiệm vụ trong thực tế

- Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận nhóm - Kĩ thuật: Trả lời nhanh, KT khăn trải bàn - Thời gian: ( )

? Nếu phải giới thiệu cho du khách nước ngoài hoặc những người chưa biết về cây tre Việt Nam em sẽ nói những gì? Lập dàn ý, ghi lại những ý chính và tập nói cho bạn bè hoặc những người thân trong gia đình cùng nghe

HOẠT ĐỘNG MỞ RỘNG, TÌM TÒI, SÁNG TẠO

- Mục tiêu: tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.

- Phương pháp: thảo luận nhóm

- Kĩ thuật: hỏi và trả lời, trình bày một phút, chia nhóm, giao nhiệm vụ - Thời gian: ( )

? Em hãy tìm hiểu về nghề thủ công truyền thống của dân tộc: mây tre đan sau đó giới thiệu lại cho bạn bè ở những mặt sau: Các sản phẩm chính là gì?

Các làng nghề nổi tiếng nằm ở vùng miền nào? Giá trị kinh tế và giá trị văn hóa của các sản phẩm

(12)

? Vẽ lại hình ảnh cây tre

? Tìm đọc bài Tre Việt Nam của nhà thơ Nguyễn Duy 5. Hướng dẫn về nhà:

- Học bài cũ: Hiểu vai trò của cây tre đối với cuộc sống của nhân dân ta trong quá khứ, hiện tại, và tương lai. Sưu tầm một số bài văn, bài thơ viết về cây tre VN - Chuẩn bị bài mới: + Ôn lại kiến thức về văn miêu tả chuẩn bị cho tiết trả bàì.

+ Xây dựng lại dàn ý cho bài viết.

Ngày soạn: 6 /4/2021

Ngày giảng: 13/4/2021 Tiết: 116

Tiếng Việt:

CÂU TRẦN THUẬT ĐƠN A. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Đặc điểm ngữ pháp của câu trần thuật đơn - Tác dụng của câu trần thuật đơn.

2. Kỹ năng:

- Nhận diện được câu trần thuật đơn trong văn bản và xác định được chức năng của câu trần thuật đơn.

- Sử dụng câu trần thuật đơn trong nói và viết.

3. Định hướng phát triển năng lực: 

+ Tự học: tự nghiên cứu các đơn vị kiến thức theo sự chuẩn bị bài ở nhà, tự nhận thức .

+ Giao tiếp: lắng nghe tích cực, phản hồi tích cực.

+ Giải quyết vấn đề: Tìm những vấn đề còn khúc mắc và trao đổi.

+ Hợp tác: hoạt động nhóm

+ Sử dụng CNTT: Tìm hiểu những kiến thức liên quan đến bài học.

+ Sử dụng ngôn ngữ: trình bày quan điểm, suy nghĩ của bản thân.

4. Thái độ:

Có ý thức vận dụng câu trần thuật đơn trong giao tiếp.

* Nội dung tích hợp giáo dục đạo đức: các giá trị TRÁCH NHIỆM, TÔN TRỌNG, YÊU THƯƠNG, TRUNG THỰC.

Tích hợp kĩ năng sống

- Ra quyết định: lựa chọn cách sử dụng câu theo những mục đích giao tiếp cụ thể của bản thân.

- Giao tiếp: Trình bày suy nghĩ, ý tưởng, thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm cá nhân về cách dùng câu tiếng Việt.

(13)

Tích hợp giáo dục đạo đức:

- Biết yêu quí và trân trọng tiếng Việt.

- Tự lập, tự tin, tự chủ trong công việc, có trách nhiệm với bản thân, có tinh thần vượt khó.

B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

- Giáo viên: nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, sách bài tập, sách giáo viên, hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo; chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học,...

- Học sinh: đọc kĩ sách giáo khoa, sách bài tập, những tài liệu liên quan; soạn bài; và chuẩn bị đầy đủ theo hướng dẫn về nhà của giáo viên.

C. PHƯƠNG PHÁP

- Phương pháp thuyết trình, đàm thoại, luyện tập, dạy học nhóm, giải quyết vấn đề, dạy học theo tình huống, dạy học định hướng hành động,...

- Kĩ thuật giao nhiệm vụ, hỏi và trả lời, động não, “trình bày một phút”, tóm tắt tài liệu,...

D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC VÀ GIÁO DỤC 1. Ổn định tổ chức

- Kiểm tra sĩ số học sinh:

- Kiểm tra vệ sinh, nề nếp:

Ngày giảng Lớp Sĩ số

6A1 6A2 2. Kiểm tra bài cũ. (4 phút)

? Đặt hai câu, xác định thành phần chính, thành phần phụ và cho biết CN, VN trả lời cho câu hỏi nào và có cấu tạo ra sao

(VD: Sáng nay, em đi học thêm môn toán.) 3. Bài mới. (33 phút)

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

- Mục tiêu: tạo hứng thú, tâm thế cho học sinh; tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập

- Phương pháp: Diễn giảng, thảo luận nhóm, trò chơi

- Kĩ thuật: Động não, làm việc nhóm, khăn trải bàn, trình bày 1 phút - Thời gian: ( )

* Đặt vấn đề bài mới: GV đưa ra bài tập:

Sáng nay, chúng em/ đi lao động.

C V

H. Xác định thành phần chính, thành phần phụ của câu trên?

H. Nội dung câu trên nói về việc gì? (Đi lao động)

(14)

GV: Câu trên thuộc kiểu câu gì? Ý nghĩa của chúng ra sao? Chúng ta tìm hiểu bài.

Hoạt động Thầy – Trò Nội dung

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

- Mục tiêu: Trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/ vấn đề nêu ra ở hoạt động khởi động

- Phương pháp: Diễn giảng, thảo luận nhóm, trò chơi, tình huống có vấn đề - Kĩ thuật: Động não, làm việc nhóm, khăn trải bàn, trình bày 1 phút

- Thời gian: ( )

Hoạt động 1: Câu trần thuật đơn là gì?

- Phương pháp: Vấn đáp, phân tích.

- Kĩ thuật : hỏi và trả lời

- Năng lực: giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ - Phương tiện: Bảng phụ.

I. Câu trần thuật đ ơn là gì?

1. Phân tích ngữ liệu:

? Nhắc lại các kiểu câu phân loại theo mục đích nói đã học ở tiểu học?

- Câu trần thuật - Câu nghi vấn - Câu cầu khiến - Câu cảm thán

- Học sinh đọc bài tập (SGK).

- GV treo bảng phụ ghi bài tập.

? Xác định thành phần chính, thành phần phụ trong bài tập trên?

Và cho biết các câu đó thuộc kiểu câu nào?

- HS thảo luận nhóm bàn trong 3p - Đại diện các nhóm trình bày kết quả.

(C4 nghi vấn; C3,5,8 cảm thán; C7 cầu khiến) - Câu 1: Tôi /đã hếch răng lên, xì một hơi rõ dài.

CN VN

- Câu 2: Rồi với điệu bộ…tôi / mắng.

CN VN

- Câu 6: Chú mày / hôi như cú mèo thế này, CN VN

ta / nào chịu được.

CN VN

- Câu 9: Tôi / về, không một chút bận tâm.

CN VN

Câu được cấu tạo là một cụm chủ - vị.

- Câu 1: Kể, tả sự việc.

- Câu 2: Kể, tả, nêu ý kiến.

- Câu 9: Kể sự việc.

=> Câu trần thuật đơn.

? Em hiểu thế nào là câu trần thuật đơn?

+ Về ý nghĩa, câu trần thuật đơn thường được dùng để giới thiệu, tả hoặc kể về một sự

(15)

vật, sự việc hay để nêu một ý kiến.

+ Về cấu tạo, câu trần thuật đơn do một cụm C-V tạo thành.

Yêu cầu hs đọc ghi nhớ. 2. Ghi nhớ : (SGK- 101) HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

- Mục tiêu: Học sinh vận dụng những kiến thức mới đã học ở phần hình thành kiến thức vào các tình huống cụ thể thông qua hệ thống bài tập

- Phương pháp:

- Kĩ thuật: Trả lời nhanh, KT khăn phủ bàn - Thời gian: ( )

Hoạt động 2: Luyện tập

? Em hãy đặt câu trần thuật đơn dùng để giới thiệu/ tả/kể?

+ Em là học sinh của lớp 6A, trường THCS Phương Nam.

+ Bầu trời trong xanh, không một gợn mây.

+ Hôm qua, em được mẹ cho đi chợ mua sắm.

?Trong các câu đã xác định, câu nào dùng để kể, tả, nêu ý kiến?

? Trong các câu kể, tả, nêu ý kiến trên có cấu tạo như thế nào?

(C1,2,9: 1 cụm C-V; C6: 2 cụm CV)

- GV: Gọi các câu 1,2,9 là câu trần thuật đơn.

? Tại sao câu 6 cũng là câu trần thuật nhưng không phải là câu trần thuật đơn?

Vì nó có nhiều hơn 1 cụm C-V.

II. Luyện tập.

Bài tập 1

* Yêu cầu: Tìm câu trần thuật đơn, cho biết câu đó để làm gì?

* Giải: Câu trần thuật đơn:

- Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô….sáng sủa. (Giới thiệu, tả) - Bầu trời Cô Tô cũng…như vậy.

(Nêu ý kiến, nhận xét)

Yêu cầu hs đọc Bt 2 SGK.

Đó là một số câu mở đầu những truyện đã học, chúng thuộc loại câu nào và nêu td của chúng.

Lưu ý: Kiểu câu:

có + một cụm DT: là dạng đặc biệt của câu trần thuật đơn có mục đích giới thiệu.

Bài tập 2:

Các câu a, b, c là câu trần thuật đơn: Giới thiệu nhân vật, địa điểm, nơi chốn.

- HS làm độc lập.

Yêu cầu hs viết đoạn văn MT có sd câu trần thuật đơn.

Bài tập 3:

HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

- Mục tiêu: Sử dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề, nhiệm vụ trong thực tế

- Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận nhóm - Kĩ thuật: Trả lời nhanh, KT khăn trải bàn

(16)

- Thời gian: ( )

?Đọc các câu mở đầu những truyện đã học dưới đây, xác định chúng thuộc loại câu nào và có tác dụng gì?

 Ngày xưa ở miền đất Lạc Việt cứ như bây giờ là Bắc Bộ nước ta,có một vị thần thuộc nòi rồng, con trai thần Long Nữ, tên là Lạc Long Quân.

 Có một con ếch sống lâu ngày trong một giếng nọ.

 Bà đỡ Trần là người huyện Đông Triều.

Gợi ý:

 Ngày xưa, ở miền đất Lạc Việt, cứ như bây giờ là Bắc Bộ nước ta, có 1 vị thần thuộc nòi rồng, con trai thần Long Nữ, tên là Lạc Long Quân

=> Câu trần thuật đơn : giới thiệu nhân vật

 Có 1 con ếch sống lâu ngày trong 1 giếng nọ.

=> Câu trần thuật đơn : giới thiệu nhân vật

 Bà đỡ Trần là người huyện Đông Triều.

=> Câu trần thuật đơn : giới thiệu nhân vật

HOẠT ĐỘNG MỞ RỘNG, TÌM TÒI, SÁNG TẠO

- Mục tiêu: tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.

- Phương pháp: thảo luận nhóm

- Kĩ thuật: hỏi và trả lời, trình bày một phút, chia nhóm, giao nhiệm vụ - Thời gian: ( )

? Đặt 5 câu trần thuật đơn, trong đó có 3 câu dùng để giới thiệu, tả hoặc kể về một sự việc, sự vật. 2 câu dùng để nêu ý kiến.

4. Hướng dẫn học sinh ở nhà: (5 phút) - Học ghi nhớ.

- Làm bài tập SBT

- Chuẩn bị bài: Câu trần thuật đơn có từ là:

+ Tìm hiểu đặc điểm của câu trần thuật đơn có từ là + Các kiểu câu trần thuật đơn có từ là

https://www.youtube.com/watch?v=fbRIsleMAjQ

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Đọc, rà soát các phần, các đoạn của bài viết để chỉnh sửa theo yêu cầu của bài nghị luận về một vấn đề trong đời sống (trình bày ý kiến

- Học bài cũ: Ôn tập các bài theo hướng tích hợp những kiến thức và kĩ năng của cả 3 phân môn Văn học, Tiếng Việt và Tập làm văn... - Làm đề cương

Em hãy dùng hình thức câu hỏi để nói với bạn: Chờ xong giờ sinh hoạt sẽ nói chuyện.. Bài 2: Đặt câu phù hợp với các tình huống cho

- Chứ sao? Đã là người thì phải dám xông pha, làm được nhiều việc có ích. Theo em, các câu hỏi của ông Hòn Rấm có dùng để hỏi về điều chưa biết không? Nếu không?

Và với tôi câu chuyện để lại cho tôi bài học về tình yêu thương sự đồng cảm sẻ chia sự thờ ơ, vô cảm của mọi người đó là câu chuyện Cô bé bán diêm.. Vô cảm chính là thái

- Tôn trọng người khác và mong muốn được người khác tôn trọng. - Thái độ đối với người khuyết tật. - Noi gương những người thành công. - Đánh giá khả năng của bản

Khi viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống được gợi ra từ cuốn sách đã đọc, em cần lưu ý: triển khai cụ thể các ý đã nêu trong dàn ý; phân biệt các

Từ bài viết trên, em rút ra được khi viết văn trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống phải đưa ra những ý kiến, lí lẽ hợp lí, bên cạnh đó là bằng chứng chứng minh