• Không có kết quả nào được tìm thấy

Nhận định đề thi tham khảo kỳ thi THPT quốc gia 2021 môn Ngữ Văn của Bộ Giáo dục và Đào | Ngữ văn, Đề thi THPT quốc gia - Ôn Luyện

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Nhận định đề thi tham khảo kỳ thi THPT quốc gia 2021 môn Ngữ Văn của Bộ Giáo dục và Đào | Ngữ văn, Đề thi THPT quốc gia - Ôn Luyện"

Copied!
2
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

NHẬN ĐỊNH VỀ ĐỀ THI THAM KHẢO MÔN NGỮ VĂN KỲ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2021

Đề thi tham khảo môn Ngữ văn kì thi tốt nghiệp THPT năm 2021 giữ nguyên cấu trúc chính của đề thi THPTQG và Tốt nghiệp THPT những năm gần đây với 2 phần là Đọc hiểu (3,0 điểm) và Làm văn (7,0 điểm).

Phần Đọc hiểu (3,0 điểm)

Ngữ liệu cho phần Đọc hiểu là một ngữ liệu ngoài SGK trích từ bài thơ Miền Trung của Hoàng Trần Cương. Ngữ liệu này có dung lượng vừa phải, có khả năng khơi gợi những suy nghĩ, xúc cảm mang giá trị nhân văn và có ý nghĩa thẩm mĩ sâu sắc cho học trò. Đi kèm ngữ liệu bao gồm bốn câu hỏi kiểm tra kiến thức về đọc – hiểu văn bản phân bổ theo các cấp độ nhận thức: nhận biết, thông hiểu và vận dụng.

- Câu 1 là một câu hỏi nhận biết, hỏi về thể thơ của đoạn trích.

- Câu 2 cũng là một câu hỏi ở mức độ nhận biết, yêu cầu học sinh chỉ ra hai hình ảnh có trong đoạn trích diễn tả sự khắc nghiệt của thiên nhiên miền Trung.

- Câu 3 là câu hỏi thông hiểu, từ hai câu thơ trong đoạn ngữ liệu, học sinh sẽ trình bày cách hiểu của mình về mảnh đất và con người miền Trung.

- Câu 4 là một câu hỏi ở mức độ vận dụng yêu cầu học sinh nhận xét về tình cảm của tác giả đối với miền Trung được thể hiện trong đoạn trích.

Trong những câu hỏi đọc hiểu này, câu hỏi số 4 sự thay đổi về cách hỏi so với đề thi của các năm trước.

Mức độ câu hỏi cũng giảm từ vận dụng cao xuống vận dụng.

Cụ thể, câu hỏi đọc hiểu số 4 ở đề thi các năm trước yêu cầu học sinh nêu ý kiến đồng tình hay không đồng tình về một quan điểm được tác giả đưa ra trong đoạn trích và giải thích cho sự lựa chọn đó. Cách ra câu hỏi như vậy được nhận xét là có “liên hệ gần gũi” với vấn đề nghị luận của câu số 2 phần Làm văn (câu viết đoạn văn nghị luận xã hội). Điều này dễ dẫn tới hiện tượng trùng lặp khi học sinh làm bài.

Trong đề tham khảo Tốt nghiệp THPT 2021, câu số 4 phần Đọc hiểu yêu cầu học sinh nhận xét về tình cảm của tác giả được thể hiện trong đoạn thơ. Có thể thấy, việc thay đổi cách ra câu hỏi như vậy sẽ khắc phục tình trạng trùng lặp khi viết bài, đồng thời vẫn đảm bảo được mục đích kiểm tra đánh giá khả năng đọc hiểu văn bản của học sinh. Có thể thấy, đây là một sự thay đổi khá phù hợp, có sự tiếp thu những ý kiến nhận xét về các đề thi trước đây.

Phần Làm văn (7,0 điểm)

(2)

Phần Làm văn vẫn giữ nguyên cấu trúc bao gồm hai câu: một câu hỏi nghị luận xã hội và một câu hỏi nghị luận văn học.

Câu 1 (2,0 điểm)

Câu 1 là câu hỏi yêu cầu viết đoạn văn nghị luận xã hội (khoảng 200 chữ) bàn về một vấn đề được rút ra từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu. Đề bài đưa ra yêu cầu nghị luận về “sức mạnh của tình người trong hoàn cảnh khó khăn thử thách”. Đây là một vấn đề tư tưởng gắn liền với cuộc sống con người, gợi cho học sinh nhiều suy nghĩ.

Từ ngữ liệu của phần Đọc hiểu viết về mảnh đất miền Trung Việt Nam, học sinh dễ liên hệ đến thực tế những ngày bão lũ lịch sử vùi dập miền Trung cuối năm 2020 vừa qua. Trong những ngày tháng đau buồn với những thiệt hại về người và tài sản ấy, tình người, lòng nhân ái đã sưởi ấm trái tim, xoa dịu những thương tổn và tiếp thêm nghị lực để con người vượt qua khó khăn, thử thách.

Để giải quyết câu hỏi này, học sinh phải đưa ra và bảo vệ được quan điểm của bản thân bằng những lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục. Việc yêu cầu học sinh viết đoạn văn trong câu nghị luận xã hội vừa giúp kiểm tra được kiến thức và kĩ năng, đồng thời cũng phù hợp với thời lượng và quỹ điểm của một đề thi tốt nghiệp THPT.

Câu 2 (5,0 điểm)

Câu 2 là câu hỏi nghị luận văn học. Ngữ liệu nghị luận là một đoạn văn trích từ bài bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông? của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Ai đã đặt tên cho dòng sông? là một văn bản học sinh đã được học trong chương trình Ngữ văn 12 học kì I, không nằm trong nội dung giảm tải của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Đoạn văn này tập trung thể hiện hình tượng sông Hương khi chảy về đồng bằng và ngoại vi thành phố Huế với vẻ đẹp vừa dịu dàng, duyên dáng, vừa trầm mặc, cổ kính. Qua đó, đoạn văn cũng thể hiện rõ tính trữ tình của bút kí Hoàng Phủ Ngọc Tường được thể hiện qua một cái tôi tài hoa, uyên bác và tình cảm nồng nàn, tha thiết với mảnh đất quê hương.

Nhận định chung về toàn bộ đề thi

- Đề thi tham khảo kì thi Tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Ngữ văn vẫn giữ nguyên cấu trúc với 2 phần là Đọc hiểu (3,0 điểm); Làm văn (7,0 điểm) chia thành 2.

- So với đề thi những năm trước đây, đề thi tham khảo lần này có sự thay đổi đáng chú ý trong câu số 4 phần đọc hiểu. Đây là sự thay đổi phù hợp. Đề đảm bảo kiến thức cơ bản và không có kiến thức thuộc nội dung giảm tải.

- Đề vừa sức với học sinh, học sinh trung bình không khó để đạt mức điểm 5 - 6; học sinh khá cứng đạt 7 - 8,5 điểm. Tuy nhiên để đạt mức điểm 9-10 đòi hỏi học sinh phải phát huy được tư duy phản biện, các trình bày vấn đề nghị luận sắc bén, thể hiện quan điểm cá nhân mang tính sáng tạo.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Trên cơ sở hiểu biết về tác giả Kim Lân và tác phẩm Vợ nhặt, thí sinh có thể cảm nhận về hình tượng nhân vật bà cụ Tứ, từ đó liên hệ chi tiết "bát

– Tây Tiến là dòng hồi ức vô cùng thương nhớ về những đồng đội của nhà thơ, những người đã từng sống, từng chiến đấu nhưng cũng có người đã hi sinh, những người đã

– Phùng được trưởng phòng giao cho nhiệm vụ đi chụp một bức ảnh cảnh biển để bổ sung vào bộ lịch Thuyền và Biển. Sau mấy buổi sáng phục kích, anh đã phát hiện

Nhưng nếu trong văn học trung đại, hình tượng đất nước được cảm nhận một cách cao siêu trừu tượng (Một môi xa thư đồ sộ... Hai vầng nhật nguyệt chói lòa -

a) Hoàn cảnh dẫn đến bi kịch: Ông Trương Ba là một người làm vườn có lối sống thanh cao, thích đọc sách, đánh cờ, yêu công việc của mình là ươm những mầm xanh

Từ đó liên hệ với hình tượng Cửu Trùng Đài trong đoạn trích Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài (trích vở kịch Vũ Như Tô) của Nguyễn Huy Tưởng (Ngữ văn 11, Tập một, NXB

Sống tăm tối, nhẫn nhục, đau khổ, Mị đã tê liệt về tinh thần, buông xuôi theo số phận ( “Ở lâu trong cái khổ, Mị cũng quen rồi”,“bây giờ Mị tưởng mình cũng

+ Với các bạn có mục tiêu muốn lấy điểm 9,10 môn Sinh phải có chiến lược ôn tập thật tốt nội dung kiến thức các phần VD-VDC thuộc các chương: cơ chế di truyền