• Không có kết quả nào được tìm thấy

Đề thi thử THPT quốc gia 2021 môn Văn có đáp án - Đề số 22 | Ngữ văn, Đề thi THPT quốc gia - Ôn Luyện

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Đề thi thử THPT quốc gia 2021 môn Văn có đáp án - Đề số 22 | Ngữ văn, Đề thi THPT quốc gia - Ôn Luyện"

Copied!
7
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

ĐỀ SỐ 22 BỘ ĐỀ THI THPT QUỐC GIA CHUẨN CẤU TRÚC BỘ GIÁO DỤC Môn: Ngữ văn

Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề



I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Để giữ cho xã hội đi lên, chúng ta có một thách thức chung của thế hệ: không chỉ tạo ra những việc làm mới, mà còn phải khơi dậy những ý thức mới về mục đích.

Tôi vẫn còn nhớ buổi đêm tôi cho khởi động Facebook từ căn phòng kí túc nhỏ của mình ở Kirkland House. Tôi đã nói với Noch’s cùng với người bạn KX của tôi. Tôi nhớ mình đã nói với cậu ấy rằng tôi đã rất phấn khích khi được kết nối cộng đồng Harvard, nhưng một ngày ai đó sẽ kết nối cả thế giới này.

Vấn đề là, khi ấy chúng tôi chưa từng nghĩ rằng “ai đó” có thể là chính chúng tôi. Chúng tôi chỉ là những sinh viên trẻ. Chúng tôi không biết tí gì về điều đó. Bên ngoài kia vẫn có đủ các công ty công nghệ với nguồn lực khổng lồ. Tôi chỉ mặc định rằng công việc kết nối ấy thuộc về một trong số họ. Nhưng chúng tôi biết rõ một điều – rằng ai cũng muốn kết nối. Vì thế nên chúng tôi cứ tiến về phía trước, mỗi ngày.

Tôi biết rất nhiều trong các bạn sẽ có câu chuyện của riêng mình giống như thế. Rằng bạn tin thế giới này cần một thay đổi rõ ràng đến mức hẳn ai đó khác sẽ làm nó. Nhưng không ai đâu. Chính bạn mới là người thực hiện điều ấy.

(Theo Mark Zuckerberg, Bài phát biểu tại lễ tốt nghiệp sinh viên Đại học Harvard khóa 2017, Tramdoc.vn dịch) Câu 1. Chỉ ra một phép liên kết có trong đoạn trích trên.

Câu 2. Vì sao tác giả lại có suy nghĩ: khi ấy chúng tôi chưa từng nghĩ rằng "ai đó" có thể là chính chúng tôi?

Câu 3. Anh/Chị hiểu như thế nào về lời tâm sự của tác giả: Nhưng chúng tôi biết rõ một điều - rằng ai cũng muốn kết nối. Vì thế nên chúng tôi cứ tiến về phía trước, mỗi ngày.

Câu 4. Trong đoạn trích trên, thông điệp nào có ý nghĩa nhất với anh/ chị?

II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm)

Từ những gợi ý trong đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến của Mark Zuckerberg: Mục đích chính là cảm giác khi mà ta được là một phần của điều gì đó lớn lao hơn chính ta, khi mà ta được cần đến, ta được lao động cho một điều gì đó tốt đẹp sẽ có trong tương lai.

Câu 2 (5,0 điểm)

(2)

Phân tích bi kịch của nhân vật Hồn Trương Ba trong đoạn trích vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt của Lưu Quang Vũ (Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017).

Từ đó, liên hệ với bi kịch của nhân vật Vũ Như Tô trong đoạn trích Vĩnh biệt Cửu Trừng Đài (trích vở kịch Vũ Như Tô) của Nguyễn Huy Tường (Ngữ văn 11, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017) để rút ra bài học ứng xử của con người khi bị rơi vào nghịch cảnh.

HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ THI I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Câu 1. Dạng câu hỏi nhận biết: Học sinh chỉ cần chỉ ra 01 phép liên kết trong các phép liên kết sau:

- Phép nối: Vấn đề là…

- Hoặc phép lặp: Tôi, chúng tôi, kết nối…

Câu 2. Đây là câu kiểm tra năng lực nắm bắt thông tin, do vậy HS có thể dựa vào đoạn trích trích dẫn thông tin câu hỏi yêu cầu. Đây là câu trả lời tham khảo:

Tác giả có suy nghĩ: khi ấy chúng tôi chưa từng nghĩ rằng "ai đó" có thể là chính chúng tôi là vì: Chúng tôi chỉ là những sinh viên trẻ. Chúng tôi không biết tí gì về điều đó. Bên ngoài kia vẫn có đủ các công ty công nghệ với nguồn lực khổng lồ.

Câu 3. Ý nghĩa lời tâm sự của tác giả:

- Nhưng chúng tôi biết rõ một điều – rằng ai cũng muốn kết nối: Hiểu rõ ý nghĩa lớn lao của công việc mình làm là kết nối mọi người, đưa mọi người lại gần với nhau hơn.

- Vì thế nên chúng tôi cứ tiến về phía trước, mỗi ngày: Cố gắng nỗ lực mỗi ngày trong cuộc sống sẽ giúp bạn đạt được thành công to lớn trong tương lai.

Câu 4. HS đựa vào đoạn trích lựa chọn một thông điệp tác giả gửi gắm có ý nghĩa nhất với mình. Và đồng thời, HS phải lí giải được vì sao thông điệp đó lại có ý nghĩa với bản thân.

Dưới đây là một vài gợi ý:

– Khi đã có một mục đích tốt đẹp bạn hãy nỗ lực tiến lên, tin công việc của mình, tin vào chính mình.

– Chính bạn (bản thân mỗi người) là tác giả làm nên điều kì diệu cho cuộc sống này (niềm tin vào bản thân).

II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm)

Dưới đây là đoạn văn tham khảo:

Quy ước viết tắt : [Đ]: Đặt vấn đề [G]: Giải quyết vấn đề [M]: Mở rộng [B]: Bài học/ Thông điệp

(3)

[Đ] Trong bài diễn văn của Mark Zuckerberg có một câu nói khiến tôi vô cùng ấn tượng, đó là: Mục đích chính là cảm giác khi mà ta được là một phần của điều gì đó lớn lao hơn chính ta, khi mà ta được cần đến, ta được lao động cho một điều gì đó tốt đẹp sẽ có trong tương lai. Nghĩa là mỗi người đều xác định cho mình những mục đích trong cuộc sống. Khi xác định được một mục đích đúng đắn, tích cực thì cuộc sống của chúng ta sẽ tươi đẹp, có ý nghĩa; ngược lại nếu ta không xác định được mục đích đúng đắn thì cuộc sống sẽ trở nên nghèo nàn, bế tác, không có động lực để vương lên. [G] Đây là quan niệm mới mẻ, thú vị về mục đích trong cuộc sống của ông chủ Facebook: mỗi người cần ý thức được về sự đóng góp của mình để cùng nhau làm nên những điều lớn lao, đẹp đẽ cho cuộc sống. Như tổng thống Mỹ John Fitzgerald Kennedy kể lại một lần đến thăm trạm điều khiển không gian ở NASA:

Ông tình cờ thấy một người lao công đang thực hiện công việc của mình. Ông bước lại gần và hỏi: Anh cảm thấy công việc của mình như thế nào? Lúc đó, người lao công trả lời đầy tự hào: Tôi đang giúp một người lên mặt trăng. Chúng ta có thể cảm nhận được rằng, người lao công ấy không chỉ xem công việc quét dọn của mình là chỉ để làm sạch mọi ngóc ngách, mà ý nghĩa hơn, nâng tầm công việc và mục đích của mình lớn hơn. Đó là giúp một người bay lên mặt trăng để khám phá vũ trụ. Ông ấy đã hiểu và có cho mình một mục đích công việc, không chỉ vậy, ông ấy đã nâng tầm mục đích lên khiến cho công việc của mình trở nên có ý nghĩa và cao đẹp hơn bao giờ hết. Trong cuộc sống hiện nay, rất nhiều người đã xác định đúng đắn mục đích của cuộc đời mình và có nhiều đóng góp tích cực để góp phần tạo nên một xã hội tốt đẹp. Dù đó là những người nổi tiếng, thành công trong sự nghiệp hay những con người bình dị nhưng họ đều đã có một cuộc sống đẹp và có ý nghĩa. [M] Bên cạnh những con người xác định được mục đích sống tốt đẹp thì còn một bộ phận không nhỏ xác định sai mục đích sống của đời mình, chạy theo danh vọng, quyền lực hay đồng tiền mà đánh mất đi cơ hội được sống một cuộc sống có ý nghĩa. [B] Trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0 thì việc xác định mục đích sống đúng đắn càng trở nên vô cùng quan trọng. Chúc các bạn trẻ sớm tìm thấy được mục đích cao đẹp của mình.

Câu 2 (5,0 điểm)

Yêu cầu cơ bản (yêu cầu chính) của đề là phân tích bi kịch của nhân vật Hồn Trương Ba trong đoạn trích vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt của Lưu Quang Vũ (Ngữ văn 12).

Yêu cầu nâng cao (yêu cầu phân hóa) là liên hệ mở rộng với bi kịch nhân vật Vũ Như Tô trong đoạn trích Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài của Nguyễn Huy Tưởng (Ngữ văn 11), để từ đó rút ra bài học ứng xử của con người khi bị rơi vào nghịch cảnh.

Dưới đây là gợi ý tham khảo:

(4)

1. Giới thiệu đôi nét về nhà viết kịch Lưu Quang Vũ, vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt và bi kịch của nhân vật Hồn Trương Ba.

– Lưu Quang Vũ (1948 - 1988), một con người đa tài (làm thơ, sáng tác truyện ngắn, vẽ tranh), một hiện tượng đặc biệt của sân khấu kịch những năm tám mươi của thế kỉ XX, một nhà soạn kịch tài năng nhất của nền văn học nghệ thuật Việt Nam hiện đại.

Năm 2000 ông được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.

– Hồn Trương Ba, da hàng thịt được ra mắt vào năm 1984, là vở kịch xuất sắc nhất của Lưu Quang Vũ. Vở kịch này không chỉ được công diễn trong nước mà đã công diễn nhiều lần ở sân khấu nước ngoài. Điểm đặc biệt của vở kịch này đó chính là kịch được xây dựng dựa trên một cốt truyện dân gian. Vở kịch nói hiện đại này đặt ra nhiều vấn đề mới mẻ, có ý nghĩa tư tưởng, triết lí nhân văn sâu sắc. Tuy nhiên, sách giáo khoa Ngữ văn 12 (tập hai) chỉ chọn một cảnh – cảnh đặc sắc, cao trào nhất của vở kịch – cảnh VII và đoạn kết của vở kịch.

– Vở kịch đề cập đến bi kịch con người sống không được là chính mình mà bi kịch tiêu biểu là bi kịch của nhân vật Hồn Trương Ba. Qua bi kịch ấy, nhà văn gửi gắm một thông điệp, một nghị lực sống đến bạn đọc.

2. Yêu cầu cơ bản: Phân tích bi kịch của nhân vật Hồn Trương Ba (Ngữ văn 12, tập hai, NXB Giáo dục, 2007):

a) Hoàn cảnh dẫn đến bi kịch: Ông Trương Ba là một người làm vườn có lối sống thanh cao, thích đọc sách, đánh cờ, yêu công việc của mình là ươm những mầm xanh cho cuộc sống. Do một việc làm tắc trách của Nam Tào, ông Trương Ba bị chết oan, để được tiếp tục cuộc sống, ông bắt buộc phải trú nhờ vào thân xác anh hàng thịt, một con người thô lỗ, phàm tục. Hoàn cảnh đó nảy sinh bi kịch của Hồn Trương Ba: không được sống như mình mong muốn, phụ thuộc vào thân xác anh hàng thịt, bị những nhu cầu bản năng của thân xác chi phối.

b) Bi kịch của Hồn Trương Ba là phải sống bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo:

– Qua cuộc đối thoại với xác hàng thịt:

+ Bị xác hàng thịt chi phối, sai khiến: Nhờ có tôi mà ông có thể làm lụng, cuốc xới,..., Xác thịt có tiếng nói đấy, ông biết tiếng nói của tôi rồi, đã luôn bị tiếng nói ấy sai khiến... Chính vì âm u, đui mù mà tôi có sức mạnh ghê gớm, lắm khi át cả cái linh hồn cao khiết của ông đấy.

+ Đau đớn nhất là chính ông Trương Ba cũng cảm nhận được sự tha hóa của mình, ông ngày càng ngả theo những thói xấu của anh hàng thịt mà tự đánh mất mình.

+ Trong cuộc đối thoại này Hồn Trương Ba ở vào thế yếu, đuối lý vì dù muốn hay không ông cũng phải thừa nhận những điều xác hàng thịt nói là sự thật: Đó là ông càng ngày càng cảm

(5)

thấy xao xuyến trước những món ăn mà trước đây mình cho là phàm; là cái lần ông tát thằng con tóe máu mồm, máu mũi; là cái đêm ông đứng cạnh vợ anh hàng thịt, tay chân run rẩy, hơi thở nóng rực, cổ nghẹn lại và suýt nữa thì... Xác hàng thịt thắng thế tuôn ra những lời thoại dài, khi thì mỉa mai châm chọc, khi thì lên mặt dạy đời. Hồn Trương Ba chỉ nói những lời thoại ngắn bằng giọng nhát gừng, kèm theo những tiếng kêu, than.

+ Như vậy, Hồn Trương Ba bị lâm vào nghịch cảnh, dù tiếp tục được sống nhưng phải sống nhờ trong thân xác thô lỗ, phũ phàng của anh hàng thịt, bị những nhu cầu bản năng của thân xác chi phối, làm cho tha hóa. Hồn Trương Ba muốn đấu tranh để thoát khỏi nghịch cảnh nhưng đành bất lực. Kết thúc màn đối thoại, Hồn đành chấp nhận quay trở lại thân xác. Bi kịch của nhân vật Hồn Trương Ba chính là lời cảnh báo: khi con người phải sống trong sự dung tục thì tất yếu cái dung tục sẽ chế ngự, lấn át và hủy hoại những giá trị đẹp đẽ, cao quý.

– Bi kịch của nhân vật Hồn Trương Ba khi đối thoại với những người thân:

+ Người vợ mà ông nhất mực yêu thương giờ nhất quyết đòi bỏ đi, với bà đi đâu cũng được, còn hơn là thế này. Bà đã nói ra cái điều mà chính ông cũng cảm nhận được: Ông đâu còn là ông, đâu còn là ông Trương Ba làm vườn ngày xưa nữa.

+ Cái Gái cháu nội ông thì một mực chối bỏ tình thân: Ông nội tôi chết rồi. Trước đây nó yêu quý ông nội nó bao nhiêu thì giờ đây nó căm ghét con người thô lỗ phũ phàng trước mắt bấy nhiêu. Sự căm ghét của cái Gái biến thành sự xua đuổi quyết liệt: Ông xấu lắm, ác lắm. Cút đi! Lão đồ tể, cút đi!

+ Chị con dâu là người sâu sắc, hiểu điều hơn lẽ thiệt, hiểu và thương ông Trương Ba nhất, chị hiểu rằng giờ thầy khổ hơn xưa nhiều lắm. Nhưng nỗi đau trước cảnh gia đình như tan hoang ra cả khiến chị không thể bấm bụng mà đau, chị đã nói ra nỗi đau ấy: Thầy bảo con:

Cái bên ngoài là không đáng kể, chỉ có cái bên trong, nhưng thầy ơi, con sợ lắm, bởi con cảm thấy, đau đớn thấy mỗi ngày thầy một đổi khác dần… đến nỗi có lúc chính con cũng không nhận ra thầy nữa.

+ Những người thân của ông Trương Ba, bằng những cử chỉ và lời nói khác nhau nhưng đều bộc lộ nỗi đau khổ tột cùng trước sự thay đổi của ông. Điều đó khiến ông Trương Ba không thể chịu đựng được, nỗi cay đắng với bản thân đã lên đến đỉnh điểm muốn đứt tung, vọt trào.

Đó là tác động tâm lý cuối cùng, như giọt nước tràn ly khiến ông đi đến quyết định dứt khoát:

Châm hương gọi Đế Thích, trả lại thân xác anh hàng thịt, xin cho cu Tỵ được sống còn mình thì mãi mãi ra đi không nhập hồn vào thân xác của bất kỳ một ai nữa. Quyết định sáng suốt đầy tính nhân văn này đã giúp Hồn Trương Ba thoát khỏi bi kịch và khẳng định nhân cách cao đẹp của nhân vật.

(6)

– Nhận xét, đánh giá: Lưu Quang Vũ đã thành công trong việc thể hiện bi kịch của nhân vật Hồn Trương Ba khi phải sống bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo. Qua đó nhà văn gửi đến người đọc những thông điệp sâu sắc:

+ Con người sẽ rơi vào bi kịch khi phải sống nhờ, sống gửi, sống chắp vá, sống lệ thuộc vào người khác và tự đánh mất mình. Cuộc sống của con người chỉ thực sự hạnh phúc và có ý nghĩa khi được sống là chính mình.

+ Cuộc sống là quý giá nhưng không thể sống bằng mọi giá.

+ Khi bị đẩy vào nghịch cảnh thì con người cần phải có bản lĩnh, ý chí và một tâm hồn nhân văn để có thể thoát khỏi nghịch cảnh, giữ vững bản chất tốt đẹp của mình...

3. Yêu cầu phân hóa: Liên hệ với bi kịch của nhân vật Vũ Như Tô trong đoạn trích Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài (trích vở kịch Vũ Như Tô) của Nguyễn Huy Tưởng từ đó rút ra bài học về sự ứng xử của con người khi bị rơi vào nghịch cảnh:

– Cũng như nhân vật Hồn Trương Ba, nhân vật Vũ Như Tô trong đoạn trích Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài của Nguyễn Huy Tưởng cũng gặp bi kịch khi bị đẩy vào nghịch cảnh. Nhưng lựa chọn của Vũ Như Tô có sự khác biệt so với Hồn Trương Ba vì vậy mà nhân vật này không thể thoát khỏi bi kịch bế tắc.

+ Vũ Như Tô là một kiến trúc sư thiên tài ngàn năm chưa có một, có thể sai khiến gạch đá như ông tướng cầm quân, có thể xây những tòa lâu đài cao cả nóc vờn mây mà không hề tính sai một viên gạch… Ông cũng là người có ước mơ hoài bão cao cả, muốn xây cho đất nước một tòa lâu đài vĩ đài bền như trăng sao, để dân ta nghìn thu còn hãnh diện…Ông còn là người có tấm lòng thiện lương biết đồng cảm với nỗi đau khổ làm than của nhân dân nên khi Lê Tương Dực bắt xây Cửu Trùng Đài làm nơi ăn chơi sa đọa thì Vũ Như Tô đã kiên quyết cự tuyệt và chửi mắng tên hôn quân vô đạo.

+ Sai lầm của Vũ Như Tô là ở chỗ đã không kìm nén được khát khao nghệ thuật cháy bỏng của bản thân nên đã nghe theo lời khuyên của Đan Thiềm lợi dụng vương quyền của Lê Tương Dực xây Cửu Trùng Đài để thỏa mãn giấc mộng nghệ thuật của mình bất chấp những đau khổ, lầm than của nhân dân. Nếu quan niệm sáng tạo nghệ thuật là thực hiện mệnh lệnh của cái Đẹp và việc bảo vệ quyền sống của con người là thực hiện mệnh lệnh của cái Thiện thì Vũ Như Tô đã có một lựa chọn sai lầm là đặt cái đẹp lên trên cái thiện, vì cái đẹp mà hy sinh cái thiện. Sai lầm này đã đẩy nhân vật đến chỗ bản thân bị diệt vong, công trình bị phá hủy. Vũ Như Tô cho đến lúc chết vẫn không tự nhận xây Cửu Trùng Đài là sai lầm, ông vẫn tin là mình chính đại quang minh. Đến khi ông và Đan Thiềm bị bắt, Cửu Trùng Đài bị thiêu hủy thì ông mới bừng tỉnh: Ôi mộng lớn! Ôi Đan Thiềm! Ôi Cửu Trùng Đài!.

(7)

- Nhận xét về ứng xử của con người khi bị đẩy vào nghịch cảnh: Hồn Trương Ba và Vũ Như Tô đều bị đẩy vào nghịch cảnh, Hồn Trương Ba thì không được sống là chính mình còn Vũ Như Tô thì không được thực hiện hoài bão lớn lao của cuộc đời mình. Trước nghịch cảnh đó Hồn Trương Ba đã có một sự lựa chọn dũng cảm và đầy chất nhân văn nên dù nhân vật phải chết nhưng đã giữ trọn vẹn được tâm hồn cao đẹp của mình, để lại tình yêu mến và cảm phục của mọi người. Vũ Như Tô là người nghệ sỹ tài năng và ôm hoài bão lớn lao nhưng cuối cùng đã có sự lựa chọn sai lầm là đặt khát vọng nghệ thuật của cá nhân lên trên quyền lợi trực tiếp và thiết thân của nhân dân nên không thoát khỏi bi kịch.

4. Đánh giá chung

Có thể khẳng định, hai nhà văn đã cho bạn đọc một bài học về giá trị của nghịch cảnh và nghị lực sống. Các tác giả Lưu Quang Vũ và Nguyễn Huy Tưởng đã xây dựng thành công hai nhân vật bi kịch và gửi gắm trong đó những thông điệp mang ý nghĩa tư tưởng và nhân văn sâu sắc. Cả hai tác phẩm đều để lại những bài học về lẽ sống và cách ứng xử của con người đặc biệt là khi bị lâm vào nghịch cảnh.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Đây còn là hình ảnh những đóa hoa li-la tím (Tử Đinh Hương) của người đời tưởng niệm Lor-ca, cũng có thể hiểu là muôn đóa hoa của sự sống đang nảy nở từ

Điều cần nhấn mạnh là, trong bối cảnh mới của sự mở rộng hợp tác và giao lưu quốc tế như hiện nay, nhân dân Việt Nam không chỉ bảo vệ độc lập, tự chủ trên

– Nguyễn Tuân đã thể hiện quan niệm về cuộc sống và những quan điểm nghệ thuật tiến bộ của mình – đó là sự thống nhất giữa cái tâm và cái tài, cái đẹp và cái

+ Hình ảnh đoàn binh không mọc tóc không phải là sản phẩm của trí tưởng tượng mà nét vẽ này xuất phát từ một hiện thực trong cuộc sống của người lính Tây Tiến:

- Tâm trạng man mác buồn trước khung cảnh phố huyện lúc chiều tàn: Trong khoảnh khắc thời gian ấy, cái buồn của buổi chiều quê cứ thấm thìa vào tâm hồn Liên, từ

+ Kiên quyết: một mặt Hồ Chí Minh khẳng định quyền độc lập tự do của dân tộc Việt Nam dựa trên những chân lí mà người Mĩ và người Pháp đã đưa ra, đồng thời

Tác phẩm để lại dư âm trong lòng người đọc không chỉ là cảnh sắc thiên nhiên núi rừng Tây Bắc với đêm tình mùa xuân của tuổi trẻ dập dìu tiếng sáo mà còn làm

• Dựa vào cốt truyện dân gian, tác giả đã sáng tạo nên một nhân vật với hành động của nhân vật phù hợp với hoàn cảnh, tính cách, thể hiện được sự phát