• Không có kết quả nào được tìm thấy

Đề thi thử THPT quốc gia 2021 môn Văn có đáp án - Đề số 23 | Ngữ văn, Đề thi THPT quốc gia - Ôn Luyện

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Đề thi thử THPT quốc gia 2021 môn Văn có đáp án - Đề số 23 | Ngữ văn, Đề thi THPT quốc gia - Ôn Luyện"

Copied!
8
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

ĐỀ SỐ 23 BỘ ĐỀ THI THPT QUỐC GIA CHUẨN CẤU TRÚC BỘ GIÁO DỤC Môn: Ngữ văn

Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề



I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Trong rất nhiều tin tức, những câu chuyện tiêu cực đầy rẫy trên báo chí, mạng xã hội trong năm qua, trong đó có nhiều tội ác đáng sợ, những vụ cướp của, giết người, những vụ hành hạ trẻ nhỏ… xuất phát từ những người có lòng dạ độc ác, bất lương, trong đó phần lớn là thanh niên, thì hành động quên mình, cứu người của Hoàng Đức Hải sẽ khiến người ta phần nào quên đi những tin tức đó và duy trì niềm tin về những điều tốt đẹp sẽ còn mãi trong đời thường.

Chỉ cách đây 3 tháng, trên Dân trí đã có bài viết về một giám đốc doanh nghiệp trẻ, Nguyễn Bá Luân cũng đã tự huy động, tổ chức tàu bè cứu thoát được tới 200 người dân bị nạn, trôi dạt trên biển ở Vạn Ninh-Khánh Hòa trong tâm cơn bão số 12 […]

Trước đó nữa, báo chí cũng đã từng đăng một bản tin cảm động về một thanh niên tên Trần Hữu Hiệp (Thạch Thành, Thanh Hóa) đã ra tay cứu thoát 5 người trong một vụ tai nạn đường thủy trên sông Soài Rạp (huyện Cần Giờ-TPHCM). Anh tử nạn do nhường áo phao của mình cho một thai phụ bị đuối nước, còn chính mình thì đuối sức và chìm trong dòng nước.

Không dễ kể hết những gương dũng cảm, cứu người trong thời gian gần đây và điều đó cũng cho thấy, ở ta, những người tốt như những thanh niên trên không phải là hiếm. Rõ ràng là họ đều ý thức được rất rõ những nguy hiểm rất lớn cho bản thân mình và thực tế, đã có nhiều người mất mạng vì cứu người, nhưng đúng lúc nguy hiểm nhất thì họ dường như chỉ nghĩ đến việc cứu người. Đó là những phút giây sinh tử, không phải ai cũng làm được, đó thực sự là những hành động của những người anh hùng- những anh hùng trong đời thực.

Đã có nhiều hình thức khen thưởng, vinh danh xứng đáng cho những người quên mình, cứu người nói trên, nhưng cá nhân người viết bài này vẫn mong muốn có những cách thức vinh danh họ đặc biệt hơn nữa: Phong tặng danh hiệu anh hùng, hay tạc tượng, đặt tên cho những con đường... để người dân sẽ nhớ mãi, ghi lòng những hành động nghĩa hiệp, phi thường của họ.

(Trích Những anh hùng trong đời thực, Mạnh Quân, dẫn theo báo Dân Trí, 12/02/2018)

(2)

Câu 1. Đoạn trích trên thuộc phong cách ngôn ngữ chính nào?

Câu 2. Theo tác giả, trong hoàn cảnh xã hội hiện nay, hành động quên mình, cứu người của Hoàng Đức Hải có ý nghĩa gì?

Câu 3. Tại sao tác giả khẳng định những người như Hoàng Đức Hải, Nguyễn Bá Luân, Trần Hữu Hiệp là những anh hùng trong đời thực?

Câu 4. Anh / chị có đồng ý với ý kiến: Phong tặng danh hiệu anh hùng, hay tạc tượng, đặt tên cho những con đường… để người dân sẽ nhớ mãi, ghi lòng những hành động nghĩa hiệp, phi thường của họ? Vì sao?

II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm)

Từ nội dung văn bản phần Đọc hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày quan niệm về người anh hùng trong thời đại ngày nay.

Câu 2 (5,0 điểm)

Cảm nhận của anh/ chị về vẻ đẹp của hình tượng người lính Tây Tiến qua đoạn trích thơ sau:

Tây tiến đoàn binh không mọc tóc Quân xanh màu lá dữ oai hùm Mắt trừng gửi mộng qua biên giới Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm Rải rác biên cương mồ viễn xứ Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh Áo bào thay chiếu, anh về đất Sông Mã gầm lên khúc độc hành.

(Trích Tây Tiến – Quang Dũng, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018, trang 89) Từ đó liên hệ với hình tượng người nghĩa sĩ Cần Giuộc (Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Nguyễn Đình Chiểu, Ngữ văn 11, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017) để làm rõ sự kế thừa và đổi mới của nội dung yêu nước trong văn học Việt Nam qua các thời kỳ.

HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ THI I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Câu 1. Phong cách ngôn ngữ báo chí/ Báo chí.

Câu 2. Theo tác giả, trong hoàn cảnh xã hội hiện nay, “hành động quên mình, cứu người của Hoàng Đức Hải sẽ khiến người ta phần nào quên đi những tin tức đó và duy trì niềm tin về những điều tốt đẹp sẽ còn mãi trong đời thường”.

(3)

Câu 3. Học sinh dựa vào nội dung phần đọc – hiểu và sự trải nghiệm của bản thân để lí giải thuyết phục. Dưới đây là câu trả lời tham khảo.

Tác giả khẳng định những người như Hoàng Đức Hải, Nguyễn Bá Luân, Trần Hữu Hiệp là những anh hùng trong đời thực vì họ là những người tốt bụng, dũng cảm cứu người, không màng sự hiểm nguy đến tính mạng của mình (họ đều ý thức được rất rõ những nguy hiểm rất lớn cho bản thân mình và thực tế, đã có nhiều người mất mạng vì cứu người, nhưng đúng lúc nguy hiểm nhất thì họ dường như chỉ nghĩ đến việc cứu người). Trong cuộc sống đời thường, những người như vậy ta không hiếm gặp.

Câu 4. HS có thể đồng ý/ không đồng ý/ vừa đồng ý, vừa không đồng ý nhưng cần đưa ra lý lẽ thuyết phục. Dưới đây là gợi ý tham khảo.

– Đồng ý: Đúng là Phong tặng danh hiệu anh hùng, hay tạc tượng, đặt tên cho những con đường… để người dân sẽ nhớ mãi, ghi lòng những hành động nghĩa hiệp, phi thường của họ.. Vì dũng cảm hy sinh tính mạng của mình để cứu người gặp nạn thực sự là hành động của người anh hùng. Hành động đó xuất phát từ lòng tốt, sự nghĩa hiệp vô tư, chân thành, không vụ lợi, không đòi hỏi sự đáp đền. Nhằm giáo dục nêu gương những tấm gương cao đẹp như vậy, để bày tỏ lòng biết ơn, ngưỡng mộ chân thành với những anh hùng trong đời thực đó và để người dân sẽ nhớ mãi, ghi lòng những hành động nghĩa hiệp, phi thường của họ, xã hội cần có hình thức khen thưởng, vinh danh họ một cách xứng đáng. Việc khen thưởng, vinh danh ý nghĩa nhất không thể đo đếm bằng những giá trị vật chất bình thường mà còn phải bằng những danh hiệu có giá trị tinh thần bền vững như Phong tặng danh hiệu anh hùng, hay tạc tượng, đặt tên cho những con đường...

– Không đồng ý: Quả là những hành động cứu người gặp nạn của một số thanh niên hiện nay là rất đáng khâm phục, đáng được biểu dương, khen thưởng và vinh danh. Nhưng trong xã hội hiện nay, những tấm gương dũng cảm cứu người như vậy không hiếm gặp. Mặt khác, Phong tặng danh hiệu anh hùng, hay tạc tượng, đặt tên cho những con đường... là cách vinh danh đặc biệt, có ý nghĩa lớn lao của Nhà nước, nhân dân dành cho những người anh hùng có sức ảnh hưởng rộng lớn, cống hiến vĩ đại cho cộng đồng, dân tộc. Khen thưởng, vinh danh những tấm gương anh hùng trong đời thực là việc làm rất nên làm nhưng chúng ta cần chọn hình thức phù hợp.

– Vừa đồng ý, vừa không đồng ý: (Kết hợp cả hai ý kiến trên).

II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm)

(4)

Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch/ quy nạp, tổng-phân - hợp ... nhưng diễn đạt cần chính xác, trong sáng, mạch lạc; sử dụng kết hợp linh hoạt, hiệu quả các thao tác lập luận. Dưới đây là gợi ý tham khảo:

Quy ước viết tắt : [Đ]: Đặt vấn đề [G]: Giải quyết vấn đề [M]: Mở rộng [B]: Bài học/ Thông điệp

[Đ] Trong xã hội hiện nay, thời đại nào cũng vậy, rất cần có những người anh hùng. [G] Anh hùng là người có những hành động phi thường, phẩm chất cao đẹp, có đóng góp lớn lao cho nhân dân, đất nước. Trước kia, khi đất nước bị ngoại xâm, quan niệm về người anh hùng chủ yếu giới hạn ở lĩnh vực chiến đấu đánh giặc, cứu nước. Ngày nay, khi đất nước hòa bình, toàn Đảng, toàn dân tập trung trí tuệ, sức lực để xây dựng và phát triển đất nước giàu mạnh, hội nhập quốc tế (bên cạnh nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc) thì quan niệm người anh hùng đã được mở rộng hơn rất nhiều. Không chỉ có anh hùng trong chiến đấu, còn có anh hùng trong lao dộng; không chỉ anh hùng trên mặt trận lao động sản xuất trực tiếp như nông nghiệp, công nghiệp mà còn có anh hùng trong hoạt động lao động trí tuệ; và cũng có rất nhiều những anh hùng trong đời thực - những người dân thường có hành dộng dũng cảm cứu người gặp nạn... Tuy khác nhau về công việc, địa vị xã hội, nghề nghiệp, lứa tuổi nhưng những người được gọi là anh hùng trong xã hội hiện nay đều là những tấm gương cao đẹp về hành động dũng cảm xả thân vì việc nghĩa, vì lợi ích của cộng đồng, dân tộc mà không hề tính toán, vụ lợi; họ đều có những đóng góp, cống hiến lớn cho xã hội, được cộng đồng tôn vinh. [M] Tuy nhiên trong xã hội hiện nay, cũng có không ít kẻ mưu mô, tính toán làm việc nghĩa để trục lợi; không ít kẻ tự phụ có chút tài năng, đóng góp cho cộng đồng mà ngộ nhận, hoặc giả danh anh hùng; đồng thời cũng còn những loại người "phi anh hùng" sống ích kỷ, vô tâm trước nỗi đau của đồng loại. Những kẻ như vậy đều đáng bị lên án. Bản thân mỗi người cần tích cực tu dưỡng nhân cách, có những việc làm thiết thực, ý nghĩa cho gia đình, xã hội.

Bắt đầu từ những việc làm nhỏ nhất để chúng ta trở thành người anh hùng trong tình cảm của chính những người thân yêu và mọi người xung quanh.

Câu 2 (5,0 điểm)

Yêu cầu cơ bản của đề là Cảm nhận của anh/ chị về người lính Tây Tiến trong qua đoạn trích bài/ thơ Tây Tiến của nhà thơ Quang Dũng (Ngữ văn 12). Còn yêu cầu nâng cao là liên hệ với hình tượng người nghĩa sĩ Cần Giuộc (Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Nguyễn Đình Chiểu, Ngữ văn 11) nhằm mục đích làm rõ sự kế thừa và đổi mới của nội dung yêu nước trong văn học Việt Nam qua các thời kỳ văn học.

Dưới đây là gợi ý tham khảo:

1. Giới thiệu đôi nét Quang Dũng, bài thơ Tây Tiên và vấn đề nghị luận:

(5)

– Quang Dũng (1921-1988) là một nghệ sĩ đa tài, nhưng trước hết là một hồn thơ tinh tế, lãng mạn, tài hoa.

– Tây Tiến là một đơn vị quân đội được thành lập năm 1947, với phần đông là thanh niên, học sinh, sinh viên Hà thành, có nhiệm vụ phối hợp với quân đội Lào chống thực dân Pháp.

Địa bàn hoạt động của Tây Tiến rất rộng, từ tỉnh Sơn La, Lai Châu Hòa Bình, miền Tây Thanh Hóa, Sầm Nứa (Lào). Mặc dù sống trong điều kiện vô cùng gian khổ, thiếu thốn, bệnh sốt rét hoành hành dữ dội, nhưng họ vẫn lạc quan yêu đời và dũng cảm chiến đấu. Quang Dũng tham gia binh đoàn Tây Tiến được một thời gian thì chuyển sang đơn vị khác. Năm 1948, tại làng Phù Lưu Chanh, ông nhớ đồng đội và viết bài thơ Tây Tiến.

– Tây Tiến là tác phẩm tiêu biểu cho đời thơ và hồn thơ Quang Dũng. Bằng cảm hứng lãng mạn, bài thơ đã dựng lên bức tượng đài nghệ thuật bất hủ về người lính Tây Tiến với vẻ đẹp bi tráng, trên nền thiên nhiên núi rừng Tây Bắc hùng vĩ, hiểm trở mà nên thơ. Vẻ đẹp chân dung người lính Tây Tiến được tập trung thể hiện ở đoạn thứ 3 của bài thơ:

Tây tiến đoàn binh không mọc tóc Quân xanh màu lá dữ oai hùm Mắt trừng gửi mộng qua biên giới Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm Rải rác biên cương mồ viễn xứ Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh Áo bào thay chiếu, anh về đất Sông Mã gầm lên khúc độc hành.

2. Yêu cầu cơ bản: Cảm nhận của anh/ chị về người lính Tây Tiến qua đoạn trích: Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc/ .../ Sông Mã gầm lên khúc độc hành.

– Những hình ảnh tả thực trần trụi về người lính Tây Tiến: không mọc tóc, quân xanh màu lá.

Đây là một sự thật bi thương: Trong thời kì đầu kháng chiến chống Pháp, họ phải sống, chiến đấu trong hoàn cảnh cực kì khó khăn, thiếu thốn vật chất, đối diện với căn bệnh sốt rét rừng.

Những yếu tố ngoại cảnh này ảnh hưởng trực tiếp đến ngoại hình của họ: da dẻ xanh xao như màu lá, tóc rụng do bệnh sốt rét, hoặc cạo trọc để tiện cho chiến đấu. Trong hoàn cảnh ấy, chân dung người lính vẫn toát lên vẻ đẹp hùng tráng: đoàn binh, oai hùm, mắt trừng. Ấn tượng nhất là ánh mắt (mắt trừng): ánh mắt ánh lên lòng quyết tâm, ý chí chiến đấu (gửi mộng qua biên giới).

– Thành phần xuất thân của binh đoàn Tây Tiến đa phần là học sinh, sinh viên Hà Nội, tuổi đời còn rất trẻ với tâm hồn lãng mạn, hào hoa. Do vậy, dù sống và chiến đấu trong hoàn cảnh

(6)

khắc nghiệt nhưng họ vẫn có những đêm mơ mộng về Hà Nội, nhớ về những cô gái duyên dáng, yêu kiều của đất Hà Thành.

– Dù còn rất trẻ, tuổi đời còn xanh thắm nhung những người lính Tây Tiến ý thức được trách nhiệm, nghĩa vụ của mình với quê hương đất nước, hòa không khí của thời đại: "Quyết tử cho tổ quốc quyết sinh". Họ hiểu được nghĩa lí mình tồn tại trên đời và quyết liệt sống và chết vì điều đó. Đó chẳng phải là lý tưởng cao đẹp hay sao? Điểm đặc sắc trong hai câu thơ Rải rác biên cương mồ viễn xứ/ Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh là khi nói về chết chóc, hi sinh nhung tác giả lại dùng lớp từ Hán - Việt như biên cương, mồ, viễn xứ. Mà từ Hán - Việt vốn gợi sự trang trọng. Cũng vì vậy mà sự hi sinh của những người lính trở nên trang trọng, tôn cao tầm quan trọng cho lý tưởng sống của họ. Tóm lại nói những dòng thơ trên miêu tả cái

"bi" nhung nhờ lớp từ Hán - Việt (như đòn bẩy) mà ý nghĩa của sự hi sinh được tôn cao: sự hi sinh được ghi nhận trang trọng và gợi ở người đọc lòng tự hào về những điều mà họ đã làm cho quê hương, đất nước.

– Sự hi sinh của những người lính Tây Tiến không hề bi lụy mà mang vẻ đẹp hùng tráng:

Những người lính Tây Tiến khi mất được đồng đội bọc trong một chiếc Áo bào (loại áo vua mặc, rất sang trọng) chứ không phải trong manh chiếu thông thường. Và cách nói giảm anh về đất - sự hi sinh được hiểu là sự trở về, trở về nằm trọn trong lòng đất mẹ. Cũng vì thế mà khi đọc câu thơ nói về cái chết nhưng không hề bi lụy, ngược lại lại gọi không khí trang trọng, bình yên và tinh thần lạc quan của những người lính. Trong không khí đó, sông Mã xuất hiện đưa tiễn những người lính trong âm hưởng hào hùng, dữ dội: gầm lên khúc độc hành đầy tiếc thương. Điểm đặc sắc về nghệ thuật ở hai câu thơ: Áo bào thay chiếu anh về đất Sông Mã gầm lên khúc độc hành là lớp từ Hán - Việt lại tiếp tục xuất hiện (áo bào, khúc độc hành) gợi không khí trang trọng, làm mờ nhạt đi cái bi thương trần trụi của sự hi sinh, chết chóc. Giọng điệu thơ trang trọng, âm hưởng hào hùng gợi không khí hùng tráng, ý chí bất khuất của những người lính Tây Tiến. Bàn về những dòng thơ trên, có ý kiến cho rằng:

Chính tinh thần lãng mạn là một điểm tựa giúp nhà thơ nói lên được một vấn đề mà nhiều người lúc đó né tránh. Đã là chiến tranh thì phải có mất mát, hi sinh. Vấn đề là không rơi vào bi quan, là nhìn ra từ sự mất mát tầm vóc cao đẹp của sự hi sinh. Bằng ngòi bút tài hoa, tấm lòng nhớ nhung, tiếc thương và ngưỡng mộ, tự hào về đồng đội, Quang Dũng đã vẽ thành công chân dung người lính Tây Tiến hào hoa, anh dũng, bi tráng.

3. Yêu cầu nâng cao: Yêu cầu nâng cao là liên hệ với hình tượng người nghĩa sĩ Cần Giuộc (Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc - Nguyễn Đình Chiểu) nhằm mục đích làm rõ sự kế thừa và đổi mới của nội dung yêu nước trong văn học Việt Nam qua các thời kỳ văn học.

(7)

Liên hệ với hình tượng người nghĩa sĩ Cần Giuộc (Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Nguyễn Đình Chiểu)

+ Người nghĩa sĩ Cần Giuộc xuất thân từ nông dân nghèo khổ. Tuy họ không xuất thân từ tầng lớp trí thức như người lính Tây Tiến, không được giáo dục lòng yêu nước từ những trang sách nhưng khi đất nước bị ngoại xâm, triều đình bạc nhược, đầu hàng giặc, họ đã thể hiện lòng yêu nước, căm thù giặc nồng nàn, mãnh liệt mà vô cùng giản dị, hồn nhiên. Nguyễn Đình Chiểu đã dựng lên bức tượng đài bi tráng, bất tử về người nghĩa sĩ nông dân. Vẻ đẹp bi tráng của người nghĩa sĩ Cần Giuộc được thể hiện ở chỗ: Họ có lòng tự hào dân tộc, quan niệm sống đẹp đẽ, ý thức tự nguyện, quyết tâm đánh giặc, tinh thần chiến đấu anh dũng, sẵn sàng hy sinh cho đất nước, vượt lên những khó khăn, thiếu thốn về trang phục, vũ khí. Người nghĩa sĩ Cần Giuộc cũng như những người lính Tây tiến hy sinh khi sự nghiệp dang dở.

Nhưng họ đã để lại lý tưởng sống cao đẹp, tiếng thơm ngàn đời, cùng lòng tiếc thương và sự ngưỡng mộ vô hạn của đất trời, vạn vật và nhân dân.

+ Nếu vẻ đẹp bi tráng ở người lính Tây Tiến còn toát lên từ sự hào hoa, lãng mạn, trẻ trung của những chàng trai trí thức Hà thành, mang âm hưởng của thời đại Hồ Chí Minh trong giai đoạn đầu kháng chiến chống Pháp (Quyết tử cho Tổ Quốc quyết sinh) thì vẻ đẹp bi tráng của người nghĩa sĩ Cần Giuộc lại có nét riêgn toát lên từ sự chân chất, mộc mạc của người nông dân nghèo khó, bộc trực của đất Nam Bộ thế kỷ XIX.

+ Hình tượng người nghĩa sĩ nông dân Cần Giuộc và người lính Tây Tiến đều mang vẻ đẹp sử thi; đều được tác giả dành cho tình cảm tự hào, ngưỡng mộ và tiếc thương vô hạn và qua đó thể hiện nội dung yêu nước sâu sắc.

- Làm rõ sự kế thừa và đổi mới của nội dung yêu nước trong văn học Việt Nam qua các thời kỳ văn học.

+ Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu và Tây Tiến của Quang Dũng đều là những tác phẩm tiêu biểu mang nội dung yêu nước sâu sắc và phong phú. Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc được sáng tác 1861, thuộc về văn học trung đại, còn Tây Tiến sáng tác 1948 là tác phẩm thuộc thời kỳ văn học hiện đại (sau Cách mạng tháng Tám năm 1945). Qua hai tác phẩm này, ta có thể thấy được sự kế thừa và đổi mới của nội dung yêu nước trong văn học Việt Nam qua các thời kỳ.

+ Sự kế thừa nội dung yêu nước của văn học Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám 1945 thể hiện ở chỗ, lòng yêu nước vẫn là nội dung lớn, kế thừa nội dung yêu nước trong văn học trung đại về cả nội dung cảm xúc và giọng điệu. Tây Tiến có nhiều điểm gặp gỡ với Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc: yêu nước là tình yêu quê hương, lòng căm thù giặc, ý thức trách nhiệm với đất nước, quyết tâm đánh giặc, ca ngợi những anh hùng xả thân vì đất nước,...; yêu nước

(8)

được thể hiện bằng nhiều giọng điệu (tự hào, ngợi ca, xót thương, tiếc nuối, bi tráng, anh hùng ca,...).

+ Sự đổi mới trong nội dung yêu nước của văn học Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám 1945 so với văn học trung đại: Trong văn học hiện đại, yêu nước không còn gắn với lý tưởng trung quân (ở Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, tác giả thể hiện quan niệm Sống thờ vua, thác cũng thờ vua). Một trong những biểu hiện của tình yêu nước là lòng tự hào dân tộc, ý thức về một giang sơn toàn vẹn, thống nhất, thiêng liêng. Nhưng nếu trong văn học trung đại, hình tượng đất nước được cảm nhận một cách cao siêu trừu tượng (Một môi xa thư đồ sộ... Hai vầng nhật nguyệt chói lòa - Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc) thì trong văn học hiện đại, dáng hình đất nước hiện lên rất cụ thể; thân thuộc tình yêu đất nước xuất phát từ tình yêu cụ thể, riêng tư như tình yêu đôi lứa, tình yêu gia đình, quê hương (Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm- Tây Tiến).

+ Nguyên nhân của sự kế thừa và đổi mới đó là do quy luật phát triển của văn học.

4. Đánh giá chung

Ý nghĩa của sự kế thừa và đổi mới nội dung yêu nước trong văn học Việt Nam qua các thời kỳ: Nội dung yêu nước ngày càng phát triển phong phú, mạnh mẽ, là dòng chủ lưu xuyên suốt lịch sử văn học dân tộc, góp phần quan trọng trong việc ghi lại gương mặt tinh thần của dân tộc và bồi dưỡng tình yêu nước cho người dân Việt Nam.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Với giá trị hiện thực, với thành công trong việc xây dựng nhân vật để thể hiện tư tưởng nội dung tác phẩm như đã phân tích ở trên thì truyện ngắn Vợ chồng A

– Bốn câu thơ trên là hình ảnh không khí đêm lễ hội tưng bừng hòa hợp với ánh sáng lung linh và tâm hồn trẻ trung, yêu đời của các chiến sĩ Tây Tiến thì

Điều cần nhấn mạnh là, trong bối cảnh mới của sự mở rộng hợp tác và giao lưu quốc tế như hiện nay, nhân dân Việt Nam không chỉ bảo vệ độc lập, tự chủ trên

Trên cơ sở hiểu biết về tác giả Kim Lân và tác phẩm Vợ nhặt, thí sinh có thể cảm nhận về hình tượng nhân vật người vợ nhặt, từ đó liên hệ với nhân vật Liên ( Hai

Trên cơ sở hiểu biết về tác giả Kim Lân và tác phẩm Vợ nhặt, thí sinh có thể cảm nhận về hình tượng nhân vật bà cụ Tứ, từ đó liên hệ chi tiết "bát

– Tác phẩm Tràng giang cho đến tận bây giờ vẫn là một đỉnh cao nghệ thuật mà khó ai có thể vươn tới, bởi sự khéo léo và tinh tế của tác giả trong việc

– Đoạn thơ ta sắp phân tích sau đây là đoạn thơ thể hiện quan niệm nhân sinh của Xuân Diệu về thời gian và tuổi trẻ và niềm khao khát được sống mãnh liệt, sống

Chính vì vậy mà khi nhận định về nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao, có ý kiến cho rằng: Chí Phèo vừa là một gã mất trí, công cụ nguy