• Không có kết quả nào được tìm thấy

Kết quả cho thấy giống ĐT34, XT27, XT28 biểu hiện kháng với quần thể rầy lưng trắng ở Thừa Thiên Huế

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Kết quả cho thấy giống ĐT34, XT27, XT28 biểu hiện kháng với quần thể rầy lưng trắng ở Thừa Thiên Huế"

Copied!
8
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

1 ĐÁNH GIÁ TÍNH KHÁNG CỦA MỘT SỐ GIỐNG LÚA VỚI QUẦN THỂ RẦY LƯNG TRẮNG (Sogattella furcifera Horvath) THỪA THIÊN HUẾ TRONG PHÒNG

THÍ NGHIỆM1

Trần Thị Hoàng Đông, Hoàng Trọng Kháng, Thái Doãn Hùng, Trần Thị Xuân Phương Trường Đại Học Nông Lâm Huế; 102 Phùng Hưng - thành phố Huế

TÓM TẮT

Rầy lưng trắng, Sogattella furcifera Horvath là một trong những đối tượng sâu hại lúa quan trọng ở hầu hết các vùng trồng lúa. Ở Thừa Thiên Huế, rầy lưng trắng được xem là đối tượng sâu hại nghiêm trọng trên cây lúa. Gieo trồng giống lúa kháng rầy là biện pháp chủ động, hiệu quả trong việc hạn chế bệnh lùn sọc đen hại lúa và là biện pháp thân thiện với môi trường.

Nghiên cứu tính kháng quần thể rầy lưng trắng ở Thừa Thiên Huế được tiến hành trên 13 giống lúa đang trồng phổ biến ở miền Trung (QR1, OM7364, OM5976, XT27, ĐT34, QNam 1, HT1;

DH815-6, VN 121, TH6, ML 202, XT28; BT7) với đối chứng là giống chuẩn nhiễm TN1. Kết quả cho thấy giống ĐT34, XT27, XT28 biểu hiện kháng với quần thể rầy lưng trắng ở Thừa Thiên Huế; giống VN121 biểu hiện kháng vừa; 2 giống OM7364, ML202 nhiễm vừa; 4 giống biểu hiện nhiễm là HT1, QR1, OM5976, ĐH815-6; các giống QNam1, TH6, BT7 và giống đối chứng TN1 biểu hiện nhiễm nặng.

Từ khóa: Giống kháng, bệnh lùn sọc đen, IPM, rầy lưng trắng, Thừa Thiên Huế 1. Đặt vấn đề

Rầy lưng trắng, Sogatella furcifera Horvath (Homoptera: Delphacidae) là một trong những loài dịch hại nghiêm trọng trên cây lúa. Rầy lưng trắng phân bố chủ yếu ở Nam Á, Đông Nam Á, nam Thái Bình Dương [8]. Trước đây, rầy lưng trắng được xem là loài dịch hại thứ yếu. Tuy nhiên, trong 10 năm qua (1997 - 2007), sự thiệt hại do rầy lưng trắng gây ra trên đồng ruộng lớn hơn nhiều so với rầy nâu và trở thành loài sâu hại chiếm ưu trên cây lúa, dần dần thay thế rầy nâu (Nilarpavata lugens Stal) ở hầu hết các vùng trồng lúa [3].

Hiện nay, ở nước ta, rầy lưng trắng (Sogatella furcifera Horvath) đã trở thành đối tượng sâu hại quan trọng ở hầu hết các vùng trồng lúa. Ngoài gây hại trực tiếp là chích hút dịch cây, làm cây lúa sinh trưởng phát triển kém, gây cháy rầy, rầy lưng trắng còn là môi giới truyền bệnh virus lùn sọc đen phương Nam [2].

TạiThừa Thừa Huế , do điều kiện khí hậu nóng, ẩm và nhiều mưa đã tạo điều kiện thuận lợi cho rầy lưng trắng phát sinh gây hại mạnh. Từ năm 2009 đến nay, sự gây hại của rầy lưng trắng càng nguy hiểm hơn bởi sự xuất hiện đồng thời của dịch hại kép rầy lưng trắng - bệnh lùn sọc đen trên lúa.

Hiện nay, sử dụng thuốc hóa học là biện pháp chủ yếu để phòng trừ rầy hại lúa ở Việt Nam.

Sử dụng nhiều thuốc trừ rầy không những ảnh hưởng đến thiên địch của rầy, hình thành các chủng rầy kháng thuốc mà còn ảnh hưởng đến hệ sinh thái và sức khỏe của người nông dân.

1 Đây là kết quả của đề tài KHCN cấp tỉnh, được ngân sách nhà nước tỉnh Thừa Thiên Huế đầu tư

(2)

2 Năm 2010, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã xác định để hạn chế bệnh lùn sọc đen không còn giải pháp nào khác là quản lý môi giới truyền bệnh - rầy lưng trắng [6].

Kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả đã cho rằng để phòng trừ rầy lưng trắng có rất nhiều biện pháp như dựa vào đặc điểm sinh học, quy luật phát sinh gây hại, sử dụng giống kháng, quản lý dịch hại tổng hợp...Trong các biện pháp đó, sử dụng giống kháng rầy là biện pháp chủ đạo, phù hợp với xu hướng phát triển nông nghiệp bền vững [7].

Xuất phát từ các vấn đề về lý luận và thực tiễn nêu trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài "Đánh giá tính kháng của một số giống lúa với quần thể rầy lưng trắng (Sogattella furcifera Horvath) ở Thừa Thiên Huế trong phòng thí nghiệm" nhằm mục đích tìm ra một số giống lúa có khả năng kháng quần thể rầy lưng trắng Thừa Thiên Huế để làm cơ sở cho việc tuyển chọn và sử dụng giống lúa kháng rầy lưng trắng trên đồng ruộng.

2. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu 2.1. Vật liệu, đối tượng nghiên cứu

- Tập đoàn giống lúa nghiên cứu: Bao gồm 14 giống lúa đang sử dụng phổ biến tại địa bàn miền Trung, được thu thập tại các công ty giống cây trồng và các đơn vị nghiên cứu khác và đối chứng là giống chuẩn nhiễm TN1/không mang gen kháng rầy (Bảng 1)

Bảng 1. Danh sách các giống lúa sử dụng trong nghiên cứu

STT Tên giống Nơi thu thập

1 QR1 Trại nghiên cứu giống NLN Duy Xuyên - Quảng Nam 2 OM7364 Trại nghiên cứu giống NLN Duy Xuyên - Quảng Nam 3 OM5976 Trại nghiên cứu giống NLN Duy Xuyên - Quảng Nam 4 XT27 Trại nghiên cứu giống NLN Duy Xuyên - Quảng Nam 5 ĐT34 Công ty CP tập đoàn Điện Bàn - Quảng Nam

6 QNam 1 Công ty CP giống cây trồng Quảng Nam

7 DH 815-6 Công ty CP giống cây trồng và vật nuôi Quảng Ngãi 8 VN 121 Công ty CP giống cây trồng và vật nuôi Quảng Ngãi 9 TH 6 Công ty CP giống cây trồng và vật nuôi Quảng Ngãi 10 ML 202 Công ty CP giống cây trồng và vật nuôi Quảng Ngãi 11 XT28 Công ty CP giống cây trồng Quảng Bình

12 BT7 Công ty CP giống cây trồng Trung ương 13 HT1 Công ty CP giống cây trồng Quảng Nam 14 TN1 (Đ/c) Viện Bảo vệ thực vật

* Ghi chú: Đ/c: Đối chứng, CP: cổ phần

- Quần thể rầy lưng trắng Thừa Thiên Huế;

- Các dụng cụ phòng thí nghiệm phục vụ nghiên cứu (ống nghiệm, lồng nuôi sâu, nước cất, khay gieo mạ, ống hút rầy, tủ lưới, giấy thấm…)

(3)

3 Bảng 2. Một số đặc điểm chính của tập đoàn giống sử dụng trong nghiên cứu

STT Tên giống Một số đặc điểm chính* TGST (ngày) Chiều cao cây

(cm)

Năng suất TB (tạ/ha)

ĐX HT

1 QR1 105 - 110 95 - 100 72 - 75 60 - 65

2 OM7364 105 – 110 95 - 100 102 - 105 58 - 60 3 OM5976 105 - 110 95 - 100 98 - 100 60 - 63

4 XT27 105 - 110 100 - 105 95 - 97 67 - 70

5 ĐT34 110 - 115 97 - 102 105 - 110 65 - 70 6 QNam 1 105 - 110 95 - 100 90 - 95 65 - 70 7 DH 815-6 115 - 120 100 - 105 80-85 60 - 65

8 VN 121 105 - 110 85 - 90 75 - 80 60 - 65

9 TH 6 110 - 115 90 - 95 80 - 83 60 - 65

10 ML 202 100 - 105 85 - 90 70 - 72 55 - 60 11 XT28 120 - 125 105 - 110 100 – 103 65 - 70

12 BT7 120 - 125 105 - 110 90 - 95 45 - 50

13 HT1 105 - 110 95 - 100 95 - 100 55 - 60

* Số liệu tham khảo trích từ báo cáo khảo nghiệm của các đơn vị nghiên cứu và thông tin trên bao bì của các đơn vị cung ứng giống

2.2. Phương pháp nghiên cứu

* Phương pháp thu thập và nhân nuôi quần thể rầy lưng trắng: Rầy lưng trắng được thu thập trên đồng ruộng tại các vùng phụ cận thành phố Huế. Sử dụng ống hút rầy chuyên dụng để thu rầy non và trưởng thành về phòng thí nghiệm, rầy hút từ ruộng lên được cho vào lồng nuôi sâu có chứa khay mạ 10 - 15 ngày tuổi, sau đó vận chuyển về phòng thí nghiệm để tiếp tục nuôi quần thể. Tiến hành tách quần thể theo tuổi rầy ra các lồng nuôi khác nhau. Rầy được nhân nuôi trên giống lúa TN1 10 – 15 ngày tuổi. Đặt lồng nuôi rầy ở nhiệt độ phòng trong phòng thí nghiệm. Quan sát và thay thức ăn hằng tuần cho các lồng nuôi khi thấy mạ héo. Sau khi nuôi 3 thế hệ, rầy được sử dụng để tiến hành đánh giá.

* Phương pháp đánh giá tính kháng của giống lúa: Tính kháng lưng trắng của các giống lúa được đánh giá theo phương pháp SES (Standard Evaluation System) của IRRI năm 1995.

Có 2 phương pháp đánh giá: đánh giá theo từng giống riêng lẽ trong ống nghiệm/phương pháp ống nghiệm (không có sự lựa chọn thức ăn) và đánh giá chung cho tất cả các giống trong khay mạ/phương pháp hộp mạ (có sự lựa chọn thức ăn);

- Phương pháp ốngnghiệm: Gieo các giống lúa riêng lẻ trong khay, khi cây mạ được 2 lá (mạ 1 tuần tuổi) thì tiến hành đánh giá. Chọn các cây mạ của tất cả các giống thí nghiệm có sức sống và sinh trưởng tương tự nhau. Sử dụng ống nghiệm 2 x 18,5cm để cô lập các giống lúa, mạ được nhổ từ khay, gốc quấn bông thấm ướt cho đảm bảo đủ ẩm và cho vào các ống nghiệm, tiến hành lây nhiễm với 3 rầy non tuổi 2/ống nghiệm. Sau đó, bịt đầu ống nghiệm bằng vải mỏng. Thí nghiệm được tiến hành trên 13 giống lúa, nhắc lại 15 lần. Sau 5 – 7 ngày lây nhiễm, quan sát thấy giống TN1 chết hoàn toàn tiến hành đánh giá và ghi nhận kết quả.

(4)

4 - Phương pháp hộp mạ: Gieo tất cả các giống lúa cần đánh giá vào chung một khay mạ (60cm x 45 cm x 10cm). Mỗi giống được gieo 10 cây thành một hàng theo chiều rộng của khay và gieo theo nguyên tắc ngẫu nhiên, hàng cách hàng 5cm. Sau khi mạ được 2 lá thật cho khay vào lồng lưới và giữ nước đủ ẩm cho cây lúa trước khi lây nhiễm. Tiến hành lây nhiễm bằng cách dùng ống hút rầy non tuổi 2 từ lồng nuôi và thả vào với số lượng đảm bảo 3 con/cây. Tiến hành đánh giá và ghi nhận kết quả tương tự như phương pháp trong ống nghiệm. Thí nghiệm tiến hành trên 13 giống lúa, nhắc lại 5 lần.

Khả năng kháng rầy của các giống lúa được đánh giá qua mức độ thiệt hại từ cấp 0 (cây khỏe) đến cấp 9 (cây chết) sau khi lây nhiễm 7 ngày (90% giống chuẩn nhiễm trong thí nghiệm chết hoàn toàn). Kết quả đánh giá căn cứ vào bảng phân cấp hại theo triệu chứng của cây mạ và bảng phân cấp mức độ kháng rầy (Bảng 3 và 4) [5].

Bảng 3. Phân cấp hại của cây mạ Cấp hại Tỷ lệ rầy chết và triệu chứng cây mạ

0 ≥ 70% rầy chết, cây mạ khỏe 1 ≤ 70% rầy chết, cây mạ khỏe

3 Cây mạ bị biến vàng bộ phận (≤ 50%)

5 Hầu hết các bộ phận của cây bị biến vàng (> 50%) 7 Cây mạ đang héo

9 Cây mạ chết

Bảng 4. Phân cấp mức độ kháng rầy

Cấp hại Mức độ kháng

Cấp 0 – cấp 3 Kháng (K) Cấp 3,1 – cấp 4,5 Kháng vừa (KV) Cấp 4,6 – cấp 5,5 Nhiễm vừa (NV) Cấp 5,6 – cấp 7,0 Nhiễm (N)

Cấp 7,1 – 9,0 Nhiễm nặng (NN)

* Địa điểm và thời gian nghiên cứu: Thí nghiệm được tiến hành tại phòng nghiên cứu côn trùng, bộ môn Bảo vệ thực vật, Khoa Nông học, trường Đại học Nông Lâm Huế.

* Thời gian nghiên cứu: Tháng 5 – 7 năm 2013

* Phương pháp xử lý số liệu: Số liệu được xử lý theo phần mềm Microsoft Excel 2003

3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận

3.1. Kết quả đánh giá tính kháng theo phương pháp ống nghiệm

Kết quả đánh giá tính kháng rầy lưng trắng của các giống lúa nghiên cứu theo phương pháp ống nghiệm được chúng tôi ghi nhận ở Bảng 5

(5)

5 Bảng 5. Cấp gây hại (TB ± SE) và mức độ kháng của các giống lúa đối với quần thể rầy lưng trắng ở Thừa Thiên Huế theo phương pháp trong ống nghiệm

TT Tên giống

5 ngày sau lây nhiễm 7 ngày sau lây nhiễm Cấp hại Mức độ

kháng Cấp hại Mức độ

kháng

1 QR1 6,2 ± 0,53 N 7,0 ± 0,52 N

2 OM7364 3,4 ± 0,5 KV 4,8 ± 0,7 NV

3 OM5976 4,2 ± 0,8 KV 5,6 ± 0,85 N

4 XT27 2,4 ± 0,31 K 4,0 ± 0,33 KV

5 ĐT34 2,0 ± 0,33 K 2,8 ± 0,2 K

6 QNam 1 5,0 ± 0,6 NV 7,6 ± 0,43 NN

7 DH 815-6 4,8 ± 0,63 NV 6,6 ± 0,65 N

8 VN 121 2,8 ± 0,63 K 4,0 ± 0,61 KV

9 TH 6 6,6 ± 0,65 N 8,0 ± 0,54 NN

10 ML 202 4,4 ± 0,6 KV 4,8 ± 0,55 NV

11 XT28 2,2 ± 0,33 K 3,6 ± 0,43 KV

12 BT7 7,8 ± 0,33 NN 8,6 ± 0,27 NN

13 HT1 6,0 ± 0,47 N 6,8 ± 0,47 N

14 TN1 (Đ/C) 7,2 ± 0,47 NN 8,4 ± 0,31 NN

* Ghi chú: K: Kháng; KV: Kháng vừa; NV: Nhiễm vừa, N: Nhiễm; NN: Nhiễm nặng

Kết quả ở bảng 5 cho thấy: sau lây nhiễm 5 ngày, cấp gây hại dao động từ 2,0 đến 7,8 tương ứng với giống ĐT34 và BT7. Trong tổng số 13 giống lúa được tiến hành đánh giá thì có có 4/13 giống biểu hiện mức độ kháng là ĐT34, VN121, XT28, XT27, 3 giống OM7364, OM5976, ML202 có khả năng kháng vừa; các giống QNam1, DH 815-6 biểu hiện nhiễm vừa, các giống QR1, TH6, HT1 biểu hiện nhiễm, còn lại BT7 là giống nhiễm nặng với cấp hại sau 5 ngày lây nhiễm là 7,8 và nhiễm nặng hơn cả đối chứng TN1. Tiếp tục theo dõi biểu hiện của các giống lúa sau 7 ngày lây nhiễm, chúng tôi thấy rằng cấp hại ở các giống đều tăng lên và dao động từ 2,8 đến 8,6. Do vậy, mức độ kháng của giống lúa cũng giảm dần, cụ thể trong 13 giống được nghiên cứu chỉ giống ĐT34 biểu hiện ở mức độ kháng với cấp hại tương ứng là 2,8, có 3/13 giống lúa nghiên cứu biểu hiện kháng vừa là XT28, VN121, XT27; giống OM7364, ML202 nhiễm vừa, 4 giống HT1, QR1, OM5976, DH 815-6 biểu hiện nhiễm, các giống còn lại bao gồm QNam 1, TH6 và BT7 và giống đối chứng TN1 nhiễm nặng đối với quần thể rầy lưng trắng Thừa Thiên Huế.

3.2. Kết quả đánh giá tính kháng theo phương pháp hộp mạ

Tương tự kết quả nghiên cứu đánh giá trong ống nghiệm, cấp gây hại và mức độ kháng của các giống lúa đối với quần thể rầy lưng trắng Thừa Thiên Huế sau lây nhiễm 5 ngày và 7 ngày bằng phương pháp trong hộp mạ cũng khác nhau. Tuy nhiên, do có sự chọn lựa thức ăn nên cấp hại của các giống lúa được sử dụng trong nghiên cứu có thấp hơn so với kết quả đánh giá trong ống nghiệm (Bảng 6).

Bảng 6. Cấp gây hại (TB± SE) và mức độ kháng của các giống lúa đối với

(6)

6 quần thể rầy lưng trắng ở Thừa Thiên Huế theo phương pháp hộp mạ

TT Tên giống

5 ngày sau lây nhiễm 7 ngày sau lây nhiễm Cấp gây hại Mức độ

kháng Cấp gây hại Mức độ kháng

1 QR1 4,6 ± 0,58 NV 5,6 ± 0,67 N

2 OM7364 2,4 ± 0,31 K 4,4 ± 0,52 KV

3 OM5976 3,4 ± 0,37 KV 4,6 ± 0,72 NV

4 XT27 4,4 ± 0,37 KV 2,6 ± 0,76 K

5 ĐT34 1,0 ± 0,26 K 1,1 ± 0,43 K

6 Q Nam 1 4,8 ± 0,55 NV 6,8 ± 0,55 N

7 DH 815-6 4,4 ± 0,31 KV 5,4 ± 0,4 NV

8 VN 121 2,2 ± 0,33 K 3,4 ± 0,4 KV

9 TH 6 5,2 ± 0,36 NV 7,2 ± 0,36 NN

10 ML 202 2,6 ± 0,4 K 4,2 ± 0,53 KV

11 XT28 1,6 ± 0,4 K 2,9 ± 0,48 K

12 BT7 5,8 ± 0,33 N 7,4 ± 0,4 NN

13 HT1 4,6 ± 0,5 NV 6,4 ± 0,43 N

14 TN1 (Đ/C) 6,5 ± 0,6 N 7,4 ± 0,5 NN

* Ghi chú: K: Kháng; KV: Kháng vừa; NV: Nhiễm vừa, N: Nhiễm; NN: Nhiễm nặng

Từ kết quả Bảng 6 cho thấy: sau lây nhiễm 5 ngày, cấp gây hại dao động từ 1.0 đến 6.5 tương ứng với giống ĐT34 và đối chứng TN1. Trong số 13 giống lúa được tiến hành đánh giá thì có 5 giống biểu hiện ở mức độ kháng là XT28, VN121, ĐT34, ML202, OM7364; 3 giống OM5976, XT27, DH815-6 biểu hiện kháng vừa; 4 giống QNam 1, QR1, TH6, HT1 nhiễm vừa; còn lại giống BT7 và TN1 là các giống nhiễm; không có giống nhiễm nặng. Sau lây nhiễm 7 ngày, cấp gây hại tăng dần và dao động từ 1,1 đến 7,4 tương ứng với giống ĐT34 và đối chứng TN1, giống BT7 cũng bị hại tương tự như đối chứng; có 3/13 giống nghiên cứu biểu hiện kháng là XT27, ĐT34 và XT28; 3 giống biểu hiện kháng vừa là OM7364, VN121, ML202; 2 giống nhiễm vừa là OM5976, DH 815-6 và 3 giống nhiễm gồm HT1, QR1, Qnam 1 và 3 giống nhiễm nặng là BT7, TH6 và TN1.

4. Kết luận và đề nghị

- Kết quả đánh giá tính kháng theo 2 phương pháp không có sự lựa chọn thức ăn và có lựa chọn thức ăn cho thấy có sự khác nhau về mức độ kháng của các giống lúa với quần thể rầy lưng trắng tại Thừa Thiên Huế. Trong đó: ĐT34, XT28 và XT27 là các giống lúa biểu hiện kháng với cấp hại dao động từ 1,1 - 2,8; 2,9 – 3,6 và 2,6 – 4,0 tương ứng với phương pháp trong hộp mạ và ống nghiệm; các giống Qnam1, TH6 và BT7 là các giống nhiễm nặng với quần thể rầy lưng trắng Thừa Thiên Huế.

- Cần tiến hành nghiên cứu đồng ruộng về khả năng thích nghi, mức độ kháng rầy lưng trắng của các giống lúa ĐT34, XT27, XT28 trên đồng ruộng để có cơ sở chính xác hơn trong việc khuyến cáo sản xuất đại trà tại địa bàn Thừa Thiên Huế. Đồng thời, mở rộng nghiên cứu tính kháng của tập đoàn giống với quần thể rầy lưng trắng ở các vùng

(7)

7 sinh thái khác nhau thuộc miền Trung để có cơ sở khuyến cáo các giống lúa kháng rầy lưng trắng trên diện rộng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ môn côn trùng (2004). Giáo trình côn trùng chuyên khoa. Nhà xuất bản Nông nghiệp.

2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2010). Quy định biện pháp phòng trừ bệnh lùn sọc đen hại lúa.Thông tư số 58/2010/TT-BNNPTNT.

3. Hà Viết Cường, Nguyễn Viết Hải, Vũ Triệu Mân (2010). Xác định nguyên nhân gây bệnh lùn sọc đen (lùn lụi) trên lúa vụ mùa năm 2009 tại miền Bắc.

4. Đường Hồng Dật. Cơ sở khoa học bảo vệ cây. NXB Nông Nghiệp Hà Nội, 1984.

5. Nguyễn Văn Đĩnh, Trần Thị Liên (2006). Phản ứng của các giống lúa mang gen chuẩn kháng đối với 3 quần thể rầy nâu (Nilapavarta lugens Stal) ở đồng bằng sông Hồng. Tạp chí Khoa học kỹ thuật nông nghiệp 4: 17 - 21.

6. Hoàng Thế (2010). Nâng cao năng lực phòng trừ bệnh lùn sọc đen hại lúa. Bản tin Khoa học và Công nghệ Thừa Thiên Huế, 5-6/2010: 24, 14.

7. Litsinger J.A, Bangdong J.P, Canapi B.L, Dela Cruz CG, Pantua P.C, Alviola A.L, Batay- An III E.H (2005). Evaluation of action thresholds for chronic rice insect pests in the Philippines. I.Less frequently occurring pests and overall assessment. International Journal of Pest Management 51 (1): 45-61.

8. Matsumura, M., Suzuki, Y. (2003). Direct and feeding-induced interactions between two rice planthoppers, Sogatella furcifera and Nilaparvata lugens: effects on dispersal capability and performance. Ecol.Entomol. 28: 174:182.

LABORATORY EVALUATION THE RESISTANCE TO THUA THIEN HUE WHITEBACKED - PLANTHOPPER (Sogatella furcifera Horvath) POPULATION OF

SOME RICE VARIETIES

Tran Thi Hoang Dong, Hoang Trong Khang,Thai Doan Hung, Tran Thi Xuan Phuong

College of Agriculture and Forestry, Hue University 102 Phung Hung, Hue City.

SUMMARY

Whitebacked-planthopper/WBPH (Sogattella furcifera Horvath) is one of the important insect pests throughout the rice areas. In Thua Thien Hue province, WBPH has been considered a serious pest on rice. Cultivating resistant rice varieties is the positive and effective method to control WBPH and limit the Southern Rice Black Streaked Dwarf Virus/SRBSDV and environment friendly. The research on resistance to WBPH population in Thua Thien Hue has been conducted on 13 rice varieties planting popularly in Central Vietnam (QR1, OM7364, OM5976, XT27, ĐT34, QNam1, HT1; DH815-6, VN121, TH6,

(8)

8 ML202, XT28; BT7) and TN1 (standard susceptible) is the check factor. The results indicated that ĐT34, XT27, XT28 were resistance to Thua Thien Hue WBPH population; VN121 showed moderate resistant; OM7364, ML202 were moderate susceptible; HT1, QR1, OM5976, DH815-6 were susceptible; QNam1, TH6, BT7 and TN1 were severe susceptible.

Keywords: Resistant variety, Southern Rice Black Streaked Dwarf Virus;IPM, Whitebacked plant-hopper, Thua Thien Hue.

Thông tin liên lạc

Tác giả: Trần Thị Hoàng Đông

Địa chỉ: Bộ môn Bảo vệ thực vật – Khoa Nông học – Trường Đại học Nông Lâm Huế;

Điện thoại: 0983.905241; email: tranthihoangdong@huaf.edu.vn

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Với phương châm lấy chất lượng giống cây trồng là chính, luôn nỗ lực đưa ra chính sách giá cả hợp lý để nông dân có thể chấp nhận được, công ty đang từng bước vươn

Mục tiêu chung của đề tài là nghiên cứu đánh giá của nhà bán lẻ đối với chính sách phân phối mặt hàng nước giải khát thương hiệu Suntory Pepsico tại

Bản chất công việc (Job characteristics): Một công việc sẽ mang đến nhân viên sự hài lòng chung và tạo được hiệu quả công việc tốt nếu thiết kế công việc đó hài lòng

Ở Việt Nam, trong lĩnh vực Nhi khoa hiện chƣa có nghiên cứu về mối liên quan giữa tự kháng thể TRAb và một số thông số sinh học đến kết quả điều trị và

Kháng insulin là một yếu tố bệnh sinh chính của ĐTĐTK và thiếu vitamin D có liên quan với tăng kháng insulin, do đó nghiên cứu mối liên quan giữa nồng

Từ những kết quả của nghiên cứu về đề tài “Đánh giá chất lượng dịch vụ cho vay khách hàng cá nhân của Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Để tìm hiểu giá trị của AnuAb và AC1qAb trong đánh giá MĐHĐ và tổn thương thận ở bệnh nhi LBĐHT, chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu mối liên quan giữa kháng

Tuy nhiên, tỷ số khả dĩ dƣơng tính cho mối liên quan giữa nồng độ KT kháng dsDNA với đợt cấp thận lupus cũng khá thấp, có nghĩa là xét nghiệm này cũng không có nhiều