• Không có kết quả nào được tìm thấy

GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG LOGISTICS CỦA CÔNG TY TNHH CCL SHIPPING AGENCY (VIỆT NAM) TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG LOGISTICS CỦA CÔNG TY TNHH CCL SHIPPING AGENCY (VIỆT NAM) TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH"

Copied!
95
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG LOGISTICS CỦA CÔNG TY TNHH CCL SHIPPING AGENCY (VIỆT NAM)

TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Sinh viên thực hiện Giáo viên hướng dẫn Nguyễn Thị Thanh Thảo ThS. Bùi Văn Chiêm Lớp: K47B QTKD TM

Niên khóa: 2013 – 2017

Trường ĐH KInh tế Huế

(2)

Lời Cảm Ơn

Để hoàn thành được đề tài luận văn tốt nghiệp này, ngoài nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ và ủng hộ của các thầy cô, bạn bè và ban lãnh đạo Công ty TNHH CCL Shipping Agency (Việt Nam).

Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn tới cán bộ giảng viên Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế đã nhiệt tình giúp đỡ, đóng góp ý kiến cho tôi trong quá trình hoàn thành đề tài này. Thực sự, đó là những ý kiến đóng góp hết sức quý báu.Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến ThS. Bùi Văn Chiêm – người đã tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành khóa luận này.

Tiếp theo, tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi của Ban lãnh đạo, tất cả anh/chị nhân viên trong Công ty TNHH CCL Shipping Agency (Việt Nam).

Đặc biệt, cho tôi gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới Phòng Sales & Logistics đã tạo điều kiện thuận lợi nhất để tôi hoàn thành kỳ thực tập và hoàn thành khóa luận này.

Bên cạnh đó, tôi cũng xin cảm ơn bạn bè, người thân – những người luôn ủng hộ, động viên, và tạo điều kiện để cho tôi có thể hoàn thành nghiên cứu này một cách tốt nhất có thể.

Cuối cùng, mặc dù đã cố gắng nỗ lực hết mình của bản thân trong việc thực hiện khóa luận này, bài luận văn chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Kính mong sự góp ý và giúp đỡ của các thầy giáo, cô giáo và các bạn để khóa luận được hoàn thiện hơn!

Một lần nữa, tôi xin ghi nhận tất cả những sự giúp đỡ quý báu đó.

Trường ĐH KInh tế Huế

(3)

Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Thanh Thảo

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

LPI Chỉsố năng lực logistics

(Logistics performance index)

WTO Tổchức Thương mại Thếgiới

(World Trade Organization)

C/Y Bãi Container

WB Ngân hàng thếgiới

(World Bank)

VIFFAS Hiệp hội Giao nhận kho vận Việt Nam (Vietnam Freight Forwarders Association)

CLM Hội đồng quản trịLogistics Hoa Kỳ

(Council of Logistics Management)

MTO Vận tải đa phương thức

(Multimodal Transport Operater)

GVC Chuỗi giá trịtoàn cầu

(Global Value Chain)

FMCG Nhóm hàng tiêu dùng nhanh

(Fast Moving Consumer Goods)

VLA Hội Doanh nghiệp dịch vụLogistics

(Vietnam Logistics Association) i

Trường ĐH KInh tế Huế

(4)

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1: Bảng xếp hạng 20 công ty 3PL toàn cầu theo doanh thu năm 2016...24

Bảng 1.2: Ma trận SWOT ngành Logistics Việt Nam giai đoạn 2006-2014 ...26

Bảng 1.3: ChỉsốLPI Việt Nam qua các năm 2010- 2016 ...27

Bảng 2.1: Danh sách thành viên góp vốn của Công ty TNHH CCL Shipping Agency (Việt Nam) ...34

Bảng 2.2: Cơ cấu nhân lực tại Công ty TNHH CCL Shipping Agency (Việt Nam) ....43

Bảng 2.3: Cơ cấu nhân lực theo từng bộphận tại Công ty TNHH CCL Shipping Agency (Việt Nam) ...44

Bảng 2.4: Cơ cấu nhân lực theo giới tính và độtuổi...45

Bảng 2.5: Xếp hạng cơ sởhạtầng của Việt Nam...47

Bảng 2.6: Những đối thủcạnh tranh điểu hình của Công ty ...49

Bảng 2.7: Thị trường chủyếu của Công ty TNHH CCL Shipping Agency (Việt Nam)...51

Bảng 2.8: Kết quảhoạt động kinh doanh trong 3 quý năm 2016...54

Bảng 2.9: Tình hình sản lượng giao nhận hàng hóa của Công ty TNHH CCL Shipping Agency (Việt Nam) trong năm 2016...56

Bảng 2.10: Nhóm khách hàng chủyếu của dịch vụgiao nhận ...56

Bảng 2.11: Doanh thu từdịch vụkhai thuê Hải quan của Công ty TNHH CCL Shipping Agency (Việt Nam) trong năm 2016...57

Bảng 2.12: Nhóm khách hàng chủyếu của dịch vụkhai thuê Hải quan...58

Bảng 2.13: Tình hình thực hiện doanh thu từhoạt động Logistics của Công ty...59

Bảng 2.14: Tình hình thực hiện chi phí của Công ty trong năm 2016...60

Bảng 3.1: Ma trận SWOT Công ty TNHH CCL Shipping Agency (Việt Nam)...71

Trường ĐH KInh tế Huế

(5)

DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH

Hình 1.1: Chuỗi giá trị ngành Logistics ...11

Hình 1.2: ChỉsốLPI của Việt Nam và một số nước trên thếgiới năm 2016...29

Hình 1.3: Biểu đồvềchỉsốLPI và xếp hạng LPI của Việt Nam qua các năm 2010- 2016...30

Hình 2.1: TrụsởCCL SEA–LOGISTICS tại các quốc gia...35

Hình 2.2: Sơ đồtập đoàn CCL...38

Hình 2.3: Cơ cấu tổchức Công ty TNHH CCL Shipping Agency (Việt Nam)...39

Hình 2.4: Biểu đồxuất nhập khẩu hàng hóa theo tháng từ tháng 03/2016 đến tháng 03/2017...53

Hình 2.5: Biểu đồdoanh thu và chi phí...55

Trường ĐH KInh tế Huế

(6)

MỤC LỤC

Trang

LỜI CẢM ƠN...i

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT...ii

DANH MỤC CÁC BẢNG... iii

DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH...iv

MỤC LỤC...v

PHẦN I – ĐẶT VẤN ĐỀ...1

1. Lý do chọn đềtài...1

2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu ...2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...3

4. Phương pháp nghiên cứu...4

5. Kết cấu đềtài...5

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...6

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ LOGISTICS...6

1.1. Cơ sởlý luận ...6

1.1.1. Khái niệm Logistics... 6

1.1.1.1. Một số định nghĩa vềLogistics ...6

1.1.1.2. Hai nhóm định nghĩa vềLogistics...7

1.1.2. Đặc điểm chung của Logistics ... 8

1.1.3. Vai trò của Logistics... 9

1.1.3.1. Vai trò của dịch vụ Logistics đối với nền kinh tếquốc dân...9

1.1.3.2. Vai trò của Logistics đối với ngành, các doanh nghiệp ...10

1.1.4. Các loại dịch vụLogistics... 11

1.1.4.1. Dịch vụLogistics chủyếu ...12

1.1.4.2. Dịch vụ có liên quan đến vận tải ...13

1.1.4.3. Dịch vụthứyếu hoặc mang tính bổtrợ...16

1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động dịch vụLogistics ...17

1.2.1. Môi trường bên ngoài ... 17

1.2.1.1. Kinh tế...17

1.2.1.2. Điều kiện tựnhiên ...17

Trường ĐH KInh tế Huế

(7)

1.2.1.3. Cơ sởhạtầng ...17

1.2.1.4. Chính trị- pháp luật ...17

1.2.1.5. Khoa học–công nghệ...18

1.2.2. Môi trường bên trong... 18

1.2.2.1. Sựcạnh tranh trong ngành dịch vụLogistics ...18

1.2.2.2. Khách hàng...19

1.2.2.3. Tiềm lực của công ty ...19

1.2.2.4. Triển vọng của ngành ...20

1.3. Hệthống các chỉ tiêu đánh giá động thái phát triển dịch vụLogistics ...20

1.3.1. Chỉ sốhoạt động Logistics –LPI (Logistics Performance Index) ... 20

1.3.2. Sáu chỉ sốthành phần của LPI quốc tế... 20

1.3.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quảhoạt động kinh doanh dịch vụ Logistics 21 1.4. Cơ sởthực tiễn ...23

1.4.1. Một số xu hướng mới của Logistics trong quá trình toàn cầu hóa và khu vực ... 23

1.4.2. Thực tiễn vềhoạt động dịch vụLogistics ở nước ta ... 25

1.4.2.1. Giai đoạn 2001-2005 ...25

1.4.2.2. Giai đoạn 2006-2014 ...25

1.4.2.3. Thực tiễn hoạt động LogisticsởViệt Nam hiện nay ...27

1.4.3. Các tài liệu nghiên cứu khoa học được sửdụng trong đề tài ... 31

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ LOGISTICS TẠI CÔNG TY TNHH CCL SHIPPINH AGENCY (VIỆT NAM)...33

2.1. Tổng quan vềCông ty TNHH CCL Shipping Agency (Việt Nam)...33

2.1.1. Giới thiệu sơ lược vềCông ty TNHH CCL Shipping Agency (Việt Nam) .. 33

2.1.1.1. Tên công ty...33

2.1.1.2. Địa chỉtrụsởchính ...33

2.1.1.3. Vốn điều lệ...33

2.1.1.4. Danh sách thành viên góp vốn ...34

2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển ... 35 2.1.3. Chức năng, lĩnh vực hoạt động ... 36

Trường ĐH KInh tế Huế

(8)

2.1.5. Cơ cấu tổchức... 38

2.1.5.1. Sơ đồtổchức của tập đoàn CCL...38

2.1.5.2. Sơ đồtổchức của Công ty TNHH CCL Shipping Agency (Việt Nam) 39 2.1.5.3. Chức năng, nhiệm vụcủa các phòng ban...40

2.2. Thực trạng nguồn nhân lực Công ty TNHH CCL Shipping Agency (Việt Nam) giai đoạn năm 2016 và quý I năm 2017...43

2.2.1. Đặc điểm nguồn nhân lực theo chất lượng và số lượng ... 43

2.2.2. Đặc điểm nguồn nhân lực tại Công ty TNHH CCL Shipping Agency (Việt Nam) theo độtuổi và giới tính... 45

2.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động Logistics tại Công ty TNHH CCL Shipping Agency (Việt Nam) ...46

2.3.1. Môi trường bên ngoài ... 46

2.3.1.1. Kinh tế...46

2.3.1.2. Điều kiện tựnhiên ...46

2.3.1.3. Cơ sởhạtầng ...47

2.3.1.4. Chính trị- pháp luật ...47

2.3.1.5. Khoa học–công nghệ...48

2.3.2. Môi trường bên trong... 48

2.3.2.1. Sựcạnh tranh trong ngành dịch vụLogisics ...48

2.3.2.2. Khách hàng...51

2.3.2.3. Tiềm lực của công ty ...51

2.3.2.4. Triển vọng của ngành ...52

2.4. Thực trạng kinh doanh dịch vụLogistics của Công ty TNHH CCL Shipping Agency (Việt Nam) ...54

2.4.1. Kết quảkinh doanh của Công ty TNHH CCL Shipping Agency (Việt Nam) trong năm 2016... 54

2.4.2. Dịch vụgiao nhận (Freight Forwarding)... 55

2.4.3. Dịch vụkhai thuê Hải quan (Customs Broker)... 57 2.4.4. Kết quảhoạt động kinh doanh Logistics của Công ty TNHH CCL

Shipping Agency (Việt Nam) ... 59

Trường ĐH KInh tế Huế

(9)

2.4.4.1. Tình hình thực hiện doanh thu của hoạt động Logistics trong 3 quý của

năm 2016...59

2.5. Đánh giá chung vềhoạt động Logistics của Công ty...61

2.5.1. Đánh giá điểm mạnh và điểm yếu của các dịch vụtrong hoạt động Logistics: ... 61

2.5.2. Những tồn tại trong công tác dịch vụLogistics... 63

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG LOGISTICS CỦA CÔNG TY...67

3.1. Mục tiêu và cơ sở đềxuất giải pháp...67

3.1.1. Mục tiêu đề xuất giải pháp... 67

3.1.2. Cơ sở đề xuất giải pháp ... 67

3.2. Giải pháp hoàn thiện hoạt động Logistics trong giai đoạn 2017 - 2020 ...68

3.2.1. Cơ sở để hình thành giải pháp hoàn thiện dịch vụLogistics tại Công ty 68 3.2.1.1. Định hướng và chiến lược phát triển của Công ty trong giai đoạn 2017– 2020 ...68

3.2.1.1. Ma trận SWOT ...69

3.2.1.2. Phân tích các nhóm chiến lược...72

3.2.2. Các giải pháp hoàn thiện dịch vụLogistics của Công ty TNHH CCL Shipping Agency (Việt Nam) ... 73

3.2.2.1. Giải pháp 1: Đa dạng và nâng cao chất lượng dịch vụhoạt động Logistics ...73

3.2.2.2. Giải pháp 2: Xây dựng, đào tạo phát triển nguồn nhân lực ...75

3.2.2.3.Giải pháp 3: Đẩy mạnh hoạt động Marketing ...77

3.2.2.4. Giải pháp 4: Áp dụng công nghệthông tin vào hoạt động Logistics...79

PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...82

1. KẾT LUẬN...82

2. KIẾN NGHỊ...83

2.1. Kiến nghị với Công ty TNHH CCL Shipping Agency (Việt Nam)... 83

2.2. Kiến nghị đối với với Nhà nước ... 83

DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trường ĐH KInh tế Huế

...85
(10)

PHẦN I – ĐẶT VẤN ĐỀ

1. Lý do chọn đề tài

Dù ra đời không lâu nhưng Logistics đã dần khẳng định vai trò to lớn của mình đối với nền kinh tế nước ta. Với con số lợi nhuận cao lên đến hàng tỷ đô mỗi năm, là một trong 12 nhóm ngành được cộng đồng kinh tế ASEAN ưu tiên và hỗ trợ phát triển, đồng thời đang là dịch vụ kinh doanh hấp dẫn của nhiều công ty khác nhau trong và ngoài nước (Viện nghiên cứu và phát triển Logistics Việt Nam, 2016). Vậy, Logistics là gì?Nó ảnh hưởng như thế nào đến hiệu quả kinh doanh?Vì sao nó lại là dịch vụ hấp dẫn?

Dịch vụLogistics là ngành dịch vụxuyên suốt quá trình sản xuất, phân phối lưu thông hàng hóa, dịch vụ trong nền kinh tế. Nó là một công cụ hữu hiệu hỗ trợ cho các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh có hiệu quả và nâng cao năng lực cạnh tranh thị trường. Nếu làm tốt về Logistics, doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được nhiều chi phí vận chuyển, giảm giá thành sản phẩm, tăng tính cạnh tranh và tăng lợi nhuận cho công ty.

Với vai trò rất quan trọng và tác dụng rất to lớn của ngành này mà ngày nay trên thế giới dịch vụ Logistics đã trở nên phổbiến và rất phát triển, được các doanh nghiệp coi là một thứ vũ khí cạnh tranh mới hỗ trợ tích cực cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp đạt hiệu quảcao.

Trải qua hơn 30 năm, ngành dịch vụLogistics của nước ta đã qua giaiđoạn đầu phát triển. Hiện nay, theo xếp hạng của Ngân hàng Thếgiới, Việt Nam đang đứng thứ 4 trong ASEAN sau Singapore, Malaysia, Thái Lan. Với tốc độ phát triển hằng năm đạt 16 đến 20%, đây là một trong những ngành dịch vụ tăng trưởng đều nhất trong thời gian qua. Cộng đồng Logistics Việt Nam chiếm hơn 80% tổng số doanh nghiệp kinh doanh dịch vụLogistics tại Việt Nam, song hầu hết họchỉ làm dịch vụcác chuỗi cung ứng nhỏ trong lãnh thổViệt Nam mà thôi. Các hoạt động lớn hơn mang tính liên vận quốc tế đều do thiểu sốcác công ty, tập đoàn đa quốc gia đảm trách.

Theo xếp hạng của WB, Logistics tại Việt Nam hiện đang xếp hạng 64/160 trên toàn thế giới với điểm (LPI) 2,98, tụt hạng so với năm trước. Theo ông Lê Duy Hiệp, Chủ tịch VLA, có 4 điểm khiến chỉ số hoạt động Logistics Việt Nam 2016 bị tụt hạng,

Trường ĐH KInh tế Huế

(11)

đó là năng lực Logistics, kết cấu hạ tầng, ứng dụng công nghệ và kiểm tra chuyên ngành (liên quan đến yếu tố hải quan).Hầu hết doanh nghiệp Logistics Việt Nam nội địa có quy mô nhỏ, dịch vụ đơn lẻ, tính tích hợp chưa cao. Do đó, doanh nghiệp chỉ cung cấp những dịch vụ đơn giản, như: làm thủ tục hải quan, cho thuê phương tiện vận tải, kho bãi... Trong khi Việt Nam đang ngày càng hội nhập và phát triển thì việc tìm ra nguyên nhân và hướng phát triển cho dịch vụ Logistics càng đóng vai trò quan trọng, không chỉ mang lại hiệu quả kinh doanh mà còn khẳng định vị thế của Việt Nam trong khu vực và quốc tế. Những giải pháp nào giúp hoàn thiện tốt quy trình, nhằm thu hút khách hàng, mang lại hiệu quả và tăng khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp?.

Cũng chính từ những nguyên nhân này, tôi quyết định thực hiện đề tài: “Giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động Logistics của Công ty TNHH CCL Shipping Agency (Việt Nam)tại Thành phố Hồ Chí Minh”làm đề tài khóa luận của mình.

2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu tổng quát:

Đánh giá thực trạng của hoạt động Logistics của Công ty TNHH CCL Shipping Agency (Việt Nam) tại Thành phố Hồ Chí Minh. Từ đó đề xuất những giải pháp để hoàn thiện hoạt động Logistics, phát triển kinh doanh và nâng cao sức cạnh tranh.

Mục tiêu cụ thể:

- Hệthống hóa những vấn đềlí luận và thực tiễn vềhoạt động Logistics

- Đánh giá tình hình hoạt động của Công ty TNHH CCL Shipping Agency (Việt Nam), những thành công, hạn chế và khó khăn khi đặt chi nhánhởViệt Nam và hoạt động trong thời gian qua.

- Đánh giá thực trạng hoạt động Logistics của công ty thời gian qua, những ưu nhược điểm, cơ hội và thách thức của hoạt động.

- Đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện hơn hoạt động Logistics nhằm thúc đẩy dịch vụ

Trường ĐH KInh tế Huế

tại công ty.
(12)

2.2. Câu hỏi nghiên cứu

- Tình hình hoạt động của Công ty TNHH CCL Shipping Agency (Việt Nam) trong năm qua.

- Trong thời gian hoạt động thì Công ty TNHH CCL Shipping Agency (Việt Nam) đã có những thành công nào? Những lợi thếnào?

- Trong thời gian hoạt động thì Công ty TNHH CCL Shipping Agency (Việt Nam) đã gặp những khó khăn nào? Những hạn chếnào còn tồn tại?

- Công ty TNHH CCL Shipping Agency (Việt Nam) có những hoạt động nào để tác động tích cực đến hoạt động Logistics.

- Từviệc đánh giá thực trạng đề tài đưa ra những giải pháp gì để hoàn thiện hoạt động Logistic của Công ty TNHH CCL Shipping Agency (Việt Nam)

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1.Đối tượng nghiên cứu

- Đề tài nghiên cứu hoạt động Logistics tại Công ty TNHH CCL Shipping Agency (Việt Nam)

- Các nhân tố khách quan và chủ quan có ảnh hưởng, tác động đến quá trình Logistics tại Công ty TNHH CCL Shipping Agency (Việt Nam)

3.2. Phm vi nghiên cu

Phạm vi nội dung

Đềtài chỉtâp trung nghiên cứu các vấn đềlý luận và thực tiễn liên quan đến các hoạt động Logistics tại Công ty TNHH CCL Shipping Agency (Việt Nam). Vì vậy đề tài chỉ tập trung nghiên cứu sâu việc phát triển chuỗi dịch vụ Logistics cho dòng phân phối hàng hóa hơn là dòng cung cấp vật liệu đầu vào

Phạm vi về thời gian

Nghiên cứu tiến hành đánh giá hoạt động Logistics của Công ty TNHH CCL Shipping Agency (Việt Nam), quý II, quý III, Quý IV năm 2016

Phạm vi về không gian

Nghiên cứu được tiến hành tại Công ty TNHH CCL Shipping Agency (Việt Nam) trong mối quan hệ

Trường ĐH KInh tế Huế

với các thị trường chính mà Công ty hoạt động.
(13)

4. Phương pháp nghiên cứu

Đềtài sửdụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, trong đó chủyếu là:

4.1.Phương phápthu thp dliu thcp

- Từ báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty, bảng cân đối hoạt động kinh doanh, tình hình nhân sựcủa Công ty và phương hướng hoạt động của Công ty.

- Tìm kiếm tài liệu trên sách, các khóa luận tại thư viện trường Đại hoc Kinh tế Huế, các tạp chí kinh tếvà các thông tin khác từinternet.

4.2. Phương pháp phân tích số liệu 4.2.1. Phương pháp thống kê mô t

Là phương pháp có liên quan đến thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán và mô tả các đặc trưng khác nhau để phản ánh một cách tổng quát đối tượng nghiên cứu.

4.2.2. Phương pháp so sánh

Là phương pháp xem xét chỉ tiêu phân tích dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc) nhằm xác định xu hướng và mức độ biến động của các chỉ tiêu. Đây là phương pháp đơn giản và sử dụng nhiều nhất trong phân tích hoạt động kinh doanh cũng như trong phân tích dự báo chỉtiêu kinh tế.

Phương pháp thống kê mô tả và phương pháp so sánh: dùng các chỉ số tương đối, tuyệt đối và bình quân để phân tích đánh giá sự biến động cũng như mối quan hệ giữa các hiện tượng.

Nhận xét xu hướng biến động của các đối tượng sau đó so sánh, đánh giá và kết luận về mối quan hệ tương quan của hiện tượng ở các thời kỳkhác nhau, từ đó đưa ra hiệu quảkinh doanh của Công ty. Thông qua việc so sánh hệthống các chỉ tiêu nghiên cứu của các quý của Công ty trong năm từ đó đưa ra nhận xét về hiệu quả hoạt động Logistics của Công ty.

4.3.Phương pháp xửlý sliu

Từ những số liệu trong các báo cáo tài chính của Công ty qua các quý, tiến hành xử lý đểcó chỉ số tương đối giữa các quý đểcó chính sách hợp lý

4.4. Ma trận SWOT

Là công cụ kết hợp giữa các yếu tố môi trường bên trong và môi trường bên

Trường ĐH KInh tế Huế

(14)

4 chữ cái đầu: Strength (điểm mạnh) – Weakness (điểm yếu) – Opportunity (cơ hội)– Threat (thách thức).

Thông qua ma trận SWOT giúp ta tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu của hoạt động Logistics tại công ty. Bên cạnh đó nhận ra những cơ hội và thách thức mà công ty phải gặp phải khi hoàn thiện hoạt động Logistics.

Cuối cùng đưa ra giải pháp nhằm giúp Công ty hoàn thiên hơn quá trình Logistics, nâng cao hiệu quảkinh doanh Logistics của Công ty trong thời gian tới.

5. Kết cấu đề tài

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Chương I: Cơsởkhoa học của vấn đềnghiên cứu

Chương II: Thực trạng hoạt động kinh doanh của dịch vụLogistics tại Công ty TNHH CCL Shipping Agency (Việt Nam) trong 3quý năm 2016

Chương III: Định hướng và giải pháp hoàn thiện hoạt động Logistics của Công ty TNHH CCL Shipping Agency (Việt Nam)

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Trường ĐH KInh tế Huế

(15)

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ LOGISTICS

1.1. Cơ sở lý luận

1.1.1. Khái niệm Logistics:

1.1.1.1. Một số định nghĩa vềLogistics

Có rất nhiều khái niệm khác nhau về Logistics trên thế giới và được xây dựng căn cứ trên ngành nghề và mục đích nghiên cứu về dịch vụ Logistics. Tuy nhiên, có thểnêu một sốkhái niệm chủyếu sau:

Trong lĩnh vực quân sự, Logistics được định nghĩa là khoa học của việc lập kế hoạch và tiến hành di chuyển và tập trung các lực lượng…,các mặt trong chiến dịch quân sự liên quan tới việc thiết kế và phát triển, mua lại, lưu kho, di chuyển, phân phối, tập trung, sắp đặt và di chuyển khí tải, trang thiết bị.

Theo Liên Hợp Quốc (Khóa đào tạo quốc tếvềvận tải đa phương thức và quản lý Logistics, Đại học Ngoại Thương tháng 10/2012): Logistics là hoạt động quản lý quá trình lưu chuyển nguyên vật liệu qua các khâu lưu kho, sản xuất ra sản phẩm cho tới tay người tiêu dùng theo yêu cầu của khách hàng.

Theo Uỷ ban Quản lý Logistics của Hoa Kỳ: Logistics là quá trình lập kế hoạch, chọn phương án tối ưu để thực hiện việc quản lý, kiểm soát việc di chuyển và bảo quản có hiệu quảvềchi phí và ngắn nhất vềthời gian đối với nguyên vật liệu, bán thành phẩm và thành phẩm, cũng như các thông tin tương ứng từ giai đoạn tiền sản xuất cho đến khi hàng hóa đến tay người tiêu dùng cuối cùng để đáp ứng yêu cầu của khách hàng.

Theo Hội đồng quản trị Logistics Hoa Kỳ-1988 (CLM – Council of Logistics Management): Logistics là quá trình lên kếhoạch, thực hiện và kiểm soát hiệu quả, tiết kiệm chi phí của dòng lưu chuyển và lưu trữnguyên vậy liệu, hàng tồn, thành phẩm và các thông tin liên quan từ điểm xuất phát đến điểm tiêu thụ, nhằm mục đích thỏa mãn những yêu cầu của khách hàng.

Theo Luật Thương mại Việt Nam năm 2005 (Điều 233): Trong Luật Thương

Trường ĐH KInh tế Huế

(16)

định “Dịch vụ Logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công đoạn bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủtục hải quan, các thủtục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng để hưởng thù lao”.

1.1.1.2.Hai nhóm định nghĩa vềLogistics

Mặc dù có nhiều quan điểm khác nhau nhưng các khái niệm vềLogistics có thể chia làm hai nhóm:

Nhóm định nghĩa hẹp mà tiêu biểu là định nghĩa của Luật Thương mại 2005 coi Logistics gần như tương tựvới hoạt động giao nhận hàng hóa. Tuy nhiên cũng cần chú ý làđịnh nghĩa trong Luật Thương mại có tính mở, thểhiện trong đoạn “hoặc các dịch vụkhác có liên quan tới hàng hóa”. Khái niệm Logistics trong một sốlĩnh vực chuyên ngành cũng được coi là có nghĩa hẹp, tức là chỉ bó hẹp trong phạm vi, đối tượng của ngành đó. Theo trường phái này, bản chất của dịch vụ Logistics là việc tập hợp các yếu tốhỗtrợ cho quá trình vận chuyển sản phẩm từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ. Theo họ, dịch vụLogistics mang nhiều yếu tốvận tải, người cung cấp dịch vụLogistics theo khái niệm này không có gì khác biệt so với người cung cấp dịch vụvận tải đa phương thức (MTO = Multimodal Transport Operater).

Nhóm định nghĩa thứhai vềdịch vụ Logistics có phạm vi rộng, có tác động từ giai đoạn tiền sản xuất cho tới khi hàng hóa tới tay của người tiêu dùng cuối cùng.

Theo nhóm định nghĩa này, dịch vụ Logistics gắn liền cả quá trình nhập nguyên, nhiên, vật liệu làm đầu vào cho quá trình sản xuất, sản xuất ra hàng hóa và đưa vào các kênh lưu thông, phân phối để đến tay người tiêu dùng cuối cùng. Nhóm định nghĩa này của dịch vụ Logistics có phần phân định rõ ràng giữa các nhà cung cấp từng dịch vụ đơn lẻ như dịch vụ vận tải, giao nhận, khai thuê hải quan, phân phối, dịch vụ hỗ trợ sản xuất, tư vấn quản lý… với một nhà cung cấp dịch vụ Logistics chuyên nghiệp, người sẽ đảm nhận toàn bộ các khâu trong quá trình hình thành và đưa hàng hóa tới tay người tiêu dùng cuối cùng. Như vậy, nhà cung cấp dịch vụ Logistics chuyên nghiệp đòi hỏi phải có chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng để cung cấp dịch vụ mang tính “trọn gói” cho các nhà sản xuất. Đây là một công việc mang tính chuyên môn hóa

Trường ĐH KInh tế Huế

(17)

cao. Ví dụ, khi một nhà cung cấp dịch vụ Logistics cung cấp cho một nhà máy sản xuất thép, anh ta phải chịu trách nhiệm cân đối sản lượng của nhà máy và lượng hàng tồn kho để nhập phôi thép, tư vấn cho doanh nghiệp về chu trình sản xuất, kỹ năng quản lý và lập các kênh phân phối, các chương trình marketing, xúc tiến bán hàng để đưa sản phẩm đến với người tiêu dùng.

1.1.2.Đặc điểm chung của Logistics

Dù có rất nhiều khái khác nhau vềLogistics, khái niệm Logistics có một số đặc điểm chung.

Thứ nhất, Logistics là quá trình mang tính hệ thống, chặt chẽ và liên tục từ điểm đầu tiên của dây chuyền cungứng cho đến tay người tiêu dùng cuối cùng.

Thứ hai, Logistics không phải là một hoạt động đơn lẻ, mà là một chuỗi các hoạt động liên tục từ hoạch định, quản lý thực hiện và kiểm tra dòng chảy của hàng hóa, thông tin, vốn… trong suốt quá trình từ đầu vào tới đầu ra của sản phẩm. Người ta không tập trung vào một công đoạn nhất định mà tiếp cận với cả một quá trình, chấp nhận chi phí cao ở công đoạn này nhưng tổng chi phí có khuynh hướng giảm. Trong quá trình này, Logistics gồm 2 bộ phận chính là Logistics trong sản xuất và Logistics bên ngoài sản xuất.

Trong phạm vi sách chuyên khảo chỉtập trung vào Logistics bên ngoài sản xuất với tư cách là dịch vụthuê ngoài, còn hoạt động Logistics bên trong sản xuất liên quan đến một khoa học khác là quản trịsản xuất.

Thứba, Logistics là quá trình hoạch định và kiểm soát dòng chu chuyển và lưu kho bãi của hàng hóa và dịch vụ từ điểm đầu tiên tới khách hàng và thỏa mãn khách hàng. Logistics bao gồm cảcác chu chuyển đi ra, đi vào, bên ngoài và bên trong của cả nguyên vật liệu thô và thành phẩm.

Thứ tư, Logistics không chỉ liên quan đến nguyên nhiên vật liệu mà còn liên quan tới tất cảnguồn tài nguyên/các yếu tố đầu vào cần thiết để tạo nên sản phẩm hay dịch vụ phù hợp với yêu cầu của người tiêu dùng. Nguồn tài nguyên không chỉ bao gồm cảdịch vụ, thông tin, bí quyết công nghệ…

Thứ năm,

Trường ĐH KInh tế Huế

Logistics bao trùm cảhai cấp độhoạch định và tổchức. Ởcấp độthứ
(18)

phẩm, dịch vụ… ở đâu? Khi nào? Và vận chuyển đi đâu? Cấp độ thứhai quan tâm tới vận chuyển và lưu trữ: làm thế nào để đưa được nguồn tài nguyên và các yếu tố đầu vào từ điểm dầu tiên đến điểm cuối dây chuyền cung ứng?

Thứ sáu, Logistics là quá trình tối ưu hóa luồng vận động của vật chất và thông tin vềvị trí, thời gian, chi phí, yêu cầu của khách hàng và hướng tới tối đa hóa lợi nhuận. Đi sâu vào tìm hiểu Logistics và những vấn đề liên quan đến Logistics là cơ sở lý luận vững chắc để chúng ta đi vào nghiên cứu dịch vụLogistics và nhà cung cấp dịch vụ Logistics một cách hiệu quả, từ đó mục tiêu nghiên cứu đề tài sẽ được đáp ứng tốt nhất.

1.1.3. Vai trò của Logistics

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thế giới theo hướng toàn cầu hóa, khu vực hoá, dịch vụ Logistics ngày càng đóng vai trò hết sức quan trọng, cả ởtầm vĩ mô – đối với nền kinh tếquốc dân, và cả ởtầm vi mô - đối với các doanh nghiệp.

1.1.3.1. Vai trò của dịch vụ Logistics đối với nền kinh tếquốc dân

Dch vụ Logistics thúc đẩy nn kinh tếphát trin

Thứnhất, dịch vụLogistics góp phần năng cao hiệu quảquản lý, giảm thiểu chi phí trong quá trình sản xuất. Theo thống kê của Viện nghiên cứu Logistics Hoa Kỳ, chi phí cho hoạt động Logistics chiếm khoảng 10-13% GDP ở các nước phát triển, con số nàyở các nước đang phát triển thì cao hơn khoảng 15-20%.

Thứ hai, dịch vụ Logistics có tác dụng tiết kiệm và giảm chi phí trong hoạt động lưu thông phân phối. Giá cả hàng hóa trên thị trường chính bằng giá cả ở nơi sản xuất cộng với chi phí lưu thông. Chi phí lưu thông hàng hóa, chủ yếu là phí vận tải chiếm một tỷ lệ không nhỏ và là bộ phận cấu thành giá cả hàng hóa trên thị trường, đặc biệt là hàng hóa trong buôn bán quốc tế. Vận tải là yếu tố quan trọng của lưu thông.

Dịch vụLogistics gắn nền kinh tế trong nước với nền kinh tếthếgiới

Thứnhất, dịch vụ Logistics giúp Việt Nam trở thành một mắc xích trong chuỗi giá trị toàn cầu. Logistics là công cụliên kết các hoạt động trong chuỗi giá trịtoàn cầu (GVC-Global Value Chain) như cung cấp, sản xuất, lưu thông phân phối, mở rộng thị trường cho các hoạt động kinh tế.

Trường ĐH KInh tế Huế

(19)

Thứhai, Logistics phát triển góp phần mở rộng thị trường trong buôn bán quốc tế. Sản xuất có mục đích là phục vụ tiêu dùng, cho nên trong sản xuất kinh doanh, vấn đề thị trường luôn là vấn đề quan trọng và luôn được các nhà sản xuất và kinh doanh quan tâm. Các nhà sản xuất kinh doanh muốn chiễm lĩnh và mở rộng thị trường cho sản phẩm của mình phải cần sự hỗ trợ của dịch vụ Logistics. Dịch vụ Logistics có chiếc cầu nối trong việc chuyển dịch hàng hóa trên các tuyến đường mới đến các thị trường mới đúng yêu cầu vềthời gian và địa điểm đặt ra.

Thứ ba, dịch vụ Logistics phát triển góp phần giảm chi phí, hoàn thiện và tiêu chuẩn hóa chứng từ trong kinh doanh quốc tế. Trong thực tiễn, một giao dịch trong buôn bán quốc tế thường phải tiêu tốn các loại giấy tờ, chứng từ. Các dịch vụLogistics đơn lẻ, Logistics trọn gói đã có tác dụng giảm rất nhiều các chi phí cho giấy tờ, chứng từ trong buôn bán quốc tế. Dịch vụvận tải đa phương thức do người kinh doanh dịch vụ Logistics cung cấp đã loại bỏ đi rất nhiều chi phí cho giấy tờ thủ tục, nâng cấp và chuẩn hóa chứng từ cũng như giảm khối lượng công việc văn phòng trong lưu thông hàng hóa, từ đó nâng cao hiệu quảbuôn bán quốc tế.

Ngoài ra, cùng với việc phát triển Logistics điện tử(Electronic Logistics) sẽtạo ra cuộc cách mạng trong dịch vụ vận tải và Logistics, chi phí cho giấy tờ, chứng từ trong lưu thông hàng hóa càng được giảm tới mức tối đa, chất lượng dịch vụLogistics ngày càng được nâng cao sẽ thu hẹp hơn nữa cản trở về mặt không gian và thời gian trong dòng lưu chuyển nguyên vật liệu và hàng hóa. Các quốc gia sẽxích lại gần nhau hơn trong hoạt động sản xuất và lưu thông.

1.1.3.2. Vai trò của Logistics đối với ngành, các doanh nghiệp

Thứ nhất, Logistics có vai trò quan trọng trong việc tối đa hóa chu trình lưu chuyển của sản xuất kinh doanh từ khâu đầu vào nguyên vật liệu, phụ kiện… tới khi sản phẩm đến tay khách hàng sửdụng.

Thứ hai, Logistics hỗ trợ nhà quản lý ra quyết định chính xác trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong quá trình sản xuất kinh doanh, nhà quản lý phải giải quyết nhiều bài toán hóc búa vềnguồn nguyên liệu cungứng,phương tiện và hành trình vận tải, địa điểm, kho bãi chứa thành phẩm, bán thành phẩm,… Để

Trường ĐH KInh tế Huế

giải quyết những vấn
(20)

phép nhà quản lý và kiểm soát và ra quyết định chính xác về các vấn đề nêu trên để giảm tối đa chi phí phát sinh đảm bảo hiệu quảtrong hoạt sản xuất kinh doanh.

Thứba,Logistics đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo yếu tố đúng thời gian - địa điểm (JIT - just in time). Quá trình toàn cầu hóa kinh tế đã làm cho hàng hóa và sựvận động của chúng phong phú và phức tạp hơn, đòi hỏi sựquản lý chặt chẽ và đặt ra yêu cầu mới đối với dịch vụvận tải giao nhận.

Thứ tư, dịch vụ Logistics góp phần gia tăng giá trị kinh doanh của các doanh nghiệp vận tải giao nhận. Dịch vụLogistics là loại hình dịch vụcó quy mô mở rộng và phức tạp hơn nhiều so với hoạt động vận tải giao nhận thuần túy.

1.1.4. Các loại dịch vụLogistics

Trong WTO phân loại các loại hình cơ bản của dịch vụ Logistics gồm: dịch vụ Logistics chủ yếu, dịch vụ có liên quan đến vận tải và dịch vụ thứ yếu hoặc mang tính bổ trợ.

Hình 1.1: Chuỗi giá trị ngành Logistics

Trường ĐH KInh tế Huế

(21)

1.1.4.1. Dịch vụLogistics chủyếu

Dịch vụ Logistics chủ yếu (core logistics service): là dịch vụ thiết yếu trong hoạt động Logistics và cần phải tiến hành tự do hóa để thúc đẩy sự lưu chuyển dịch vụ bao gồm: dịch vụ thông quan, dịch vụ lưu kho, dịch vụ đại lý vận tải và các dịch vụ hỗ trợ khác như dịch vụ xếp dỡ hàng hóa.

Dịch vụ đại lý vận tải:

Công ty kinh doanh dịch vụ đại lý vận tải hoạt động làm một cầu nối giữa người gửi hàng và người chuyên chở như là một đại lý của người chuyên chở hoặc cũng có thể là đại lý của người gửi hàng.

Công ty kinh doanh dịch vụ đại lý vận tải có trách nhiệm tiến hành các hoạt động cần thiết để chăm sóc và bảo vệ chu đáo quyền và lợi ích hợp pháp của người uỷ thác; phải chấp hành các yêu cầu và chỉ dẫn của người uỷ thác; nhanh chóng thông báo cho người uỷ thác về các sự kiện liên quan đến công việc đượcuỷ thác; tính toán chính xác các khoản thu, chi liên quan đến công việc được uỷ thác.

Dịch vụ lưu kho:

Trong trường hợp phải lưu kho hàng hóa trước khi xuất khẩu hoặc sau khi nhập khẩu, công ty kinh doanh dịch vụ lưu kho sẽ thu xếp việc này bằng phương tiện của mình hoặc thuê của người khác để đảm bảo hàng hóa được an toàn.

Dịch vụ lưu kho hàng hóa đối với những hàng hóa khác nhau thì cũng khác nhau. Thông thường việc lưu kho hàng hóa được chia thành 3 loại là: lưu kho hàng hóa thông thường, lưu kho hàng lạnh và lưu kho hàng hóa giá trịcao.

Dịch vụ thông quan:

Thủ tục hải quan là các nội dung công việc mà người làm thủ tục hải quan và nhân viên hải quan phải thực hiện theo quy định của pháp luật đối với đối tượng làm thủtục hải quan khi xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh hoặc quá cảnh.

Công ty kinh doanh dịch vụ thông quan là người thực hiện các thủ tục theo yêu cầu của cơ quan Hải quan theo sự ủy thác của người xuất nhập khẩu. Khi đó, người kinh doanh dịch vụ thông quan chính là người phải chịu trách nhiệm vềhàng hóa xuất nhập khẩu. Giải quyết thủ

Trường ĐH KInh tế Huế

tục nhanh chóng và hiệu quảhàng hoá vận tải quốc tếlà một
(22)

1.1.4.2. Dịch vụ có liên quan đến vận tải

Các dịch vụ có liên quan tới cung cấp có hiệu quả dịch vụ Logistics tích hợp cũng như cung cấp môi trường thuận lợi cho hoạt động của Logistics bên thứ 3 phát triển gồm có vận tải hàng hóa (đường biển, đường thủy nội địa, hàng không, đường sắt, đường bộ và đa phương thức) và các dịch vụ khác có liên quan tới dịch vụ Logistics gồm dịch vụ phân tích và thử nghiệm kỹ thuật, dịch vụ chuyển phát, dịch vụ đại lý hoa hồng, dịch vụ bán buôn và bán lẻ.

Dịch vụ vận tải:

Dịch vụ vận tải không những là một ngành kinh tế quan trọng trong nền kinh tế của một nước, mà cònđóng vai trò quan trọng trong buôn bán quốc tế.Hiện nay, tất cả các phương thức vận tải hiện đại đều tham gia phục vụ chuyên chở hàng hóa ngoại thương, trong đó vận tải biển đóng vai trò chủ đạo.Dịch vụ vận tải quốc tế phát triển làm thay đổi cơ cấu hàng hóa và cơ cấu thị trường buôn bán quốc tế. Dịch vụ vận tải quốc tế và buôn bán quốc tế có quan hệ chặt chẽ với nhau.Dịch vụ vận tải quốc tế thúc đẩy buôn bán giữa các nước phát triển về mọi mặt. Đồng thời buôn bán quốctế lại tạo ra những tiền đề cho vận tải quốc tế phát triển không ngừng.

Yêu cầu cơ bản đối với dịch vụ vận tải là nhanh chóng, an toàn và kinh tế. Việc vận chuyển hàng hóa phải kịp thời đảm bảo giao nhận vận chuyển đúng thời hạn và rút ngắn thời gian giao hàng một cách hợp lý, hàng hóa phải đủ số lượng, không bị hư hỏng hoặc kém phẩm chất sau quá trình vận chuyển, đồng thời chi phí vận chuyển bỏ ra một cách hợp lý ở mức thấp nhất.

Trong khuôn khổ hợp tác kinh tế ASEAN, các nước thành viên đã nhất trí xây dựng Lộ trình Hội nhập nhanh ngành dịch vụ Logistics trong ASEAN để ký kết tại Hội nghị Không chính thức các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN (AEM Retreat) vào tháng 5/2007. Việt Nam được cử làm nước điều phối chung về xây dựng Lộ trình này. Tháng 8/2006 và tháng 1/2007, Việt Nam đã tổ chức hai Hội nghị Tham vấn ASEAN về Logistics tại Hà Nội với sự tham gia rộng rãi của đại diện các nước ASEAN, giới doanh nghiệp và các học giả liên quan trong khu vực. Trong ASEAN, bản dự thảo Lộ trình Hội nhập nhanh ngành Logistics đã được thảo luận tại các diễn đàn khác nhau như Hội nghị các Quan chức kinh tế cao cấp (STOM), Hội nghị các Quan chức Cao

Trường ĐH KInh tế Huế

(23)

cấp về viễn thông và các Ủy ban chức năng của ASEAN như Ủy ban điều phối về Hải quan, Ủy ban điều phối về dịch vụ. Hiện nay, Việt Nam phối hợp với Ban Thư ký ASEAN đã tổng hợp lấy ý kiến của các nước, các nhóm công tác để hoàn chỉnh dự thảo lần 3 (dự thảo cuối cùng) của Lộ trình Hội nhập nhanh ngành dịch vụ Logistics.

Dịch vụ vận tải biển:

Công ty kinh doanh dịch vụ vận tải biển phải đảm bảo cho khách hàng có được sự lựa chọn linh hoạt và rộng rãi các dịch vụ vận tải đường biển. Dịch vụ vận tải biển bao gồm các dịch vụ vận tải hàng nguyên container, hàng gom, hàng rời và dịch vụ môi giới tàu.

Đến năm 2009, các nhà cung cấp dịchvụ nước ngoài được thành lập liên doanh vận hành đội tàu treo cờ Việt Nam với vốn góp không quá 49% vốn pháp định của liên doanh. Thuyền viên nước ngoài được làm việc trên các tàu treo cờ Việt Nam hoặc đăng ký ở Việt Nam thuộc sở hữu của các doanh nghiệp liên doanh tại Việt Nam nhưng tổng số không vượt quá 1/3 định biên của tàu. Thuyền trưởng hoặc thuyền phó thứ nhất phải là công dân Việt Nam. Đối với các loại hình công ty khác, ngay sau khi gia nhập, mức vốn góp cam kết là 51%, 2012 là 100%. Số lượng liên doanh được thành lập vào thời điểm gia nhập không vượt quá 5. Sau đó, cứ hai năm một sẽ cho phép thêm 3 liên doanh.Sau 5 năm kể từ khi gia nhập (đến năm 2012), không hạn chế số lượng liên doanh.

Vận tải hàng không:

Vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không đóng một vai trò rất quan trọng trong buôn bán quốc tế. Càng ngày càng có nhiều hàng hóa được vận chuyển bằng phương thức vận tải hàng không. Sở dĩ vận tải hàng không phát triển như vậy là vì nó đáp ứng được các yêu cầu của nền kinh tế thế giới hiện nay:

 Trước hết vận tải hàng không nhạy cảm về thời gian, hoàn toàn thích hợp với thời đại phát triển như vũ bão của tin học.

 Tốc độ vận tải của hàng không rất nhanh, khoa học kỹ thuật phát triển vận tải hàng không thích hợp với các loại hàng hóa có giá trị cao, mau hỏng, các loại hàng quý hiếm.

Trường ĐH KInh tế Huế

(24)

 Tính an toàn cao và hành trình đều đặn. Tuy rằng mức độ tổn thất khi có rủi ro trong vận tải hàng không lớn nhưng tỷ lệ tai nạn hàng không so với các phương tiện vận tải khác là thấp nhất.

Như vậy, vận tải hàng không vẫn là phương tiện hiện đại phù hợp với trìnhđộ sản xuất cao và là một ngành kinh tế mang lại hiệu quả lớn với nhiều lợi nhuận đáng kể.

Vận tải đường sắt:

Vận tải đường sắt thường giữvai trò trụ cột trong hệ thống giao thông vận tải của một nước, đặc biệt với những nước không có đường biển thì đường sắt đóng vai trò quan trọng nhất trong tất cả các phương tiện vận tải. Trong cam kết gia nhập WTO, ta đã cho phép nước ngoài tham gia liên doanh với đối tác Việt Nam với vốn góp tối đa đạt 49%, nhưng không cam kết về dành đối xử quốc gia. Do ngành vận tải đường sắt đòi hỏi phải có mức độ đầu tư khá lớn về cơ sở hạ tầng cung cấp dịch vụ nên dự kiến trong ngắn hạn chưa có sự tham gia của các doanh nghiệp nước ngoài. Về dài hạn, Nhà nước ta vẫn chủ trương kiểm soát loại hình dịch vụ này cũng tương tự như các loại hình dịch vụvận tải nội địa khác.

Vận tải đường bộ:

Đây là ngành dịch vụ có mức độ mở cửa khá cao và là loại hình vận tải năng động nhất hiện nay tại Việt Nam.Điều đáng chú ý vốn góp của phía nước ngoài trong một số liên doanh đãđược đẩy lên trên mức 51% tức là mức trần quy định trong các cam kết quốc tế của ta. Trong cam kết gia nhập WTO, ta cho phép phía nước ngoài được thành lập liên doanh với nhà vận tải đường bộViệt Nam với vốn góp của nước ngoài không quá 51% kểtừ năm 2010. Có thểnói chính sách của ta trong lĩnh vực vận tải đường bộ cùng với chính sách cho phép các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế trong nước được cạnh tranh khá bìnhđẳng đã góp phần phát triển nhanh vận tải bộtrong thập kỷqua.

Dịch vụ chuyển phát:

Dịch vụ giao nhận chuyển phát về bản chất là dịch vụ gom hàng chính là quá trình nghiệp vụ liên quan đến vận tải với mục đích là nhận chứng từ, hàng hóa từ người gởi hàng và vận chuyển hàng hóa, chứng từ đến tay người nhận mộtcách nhanh nhất với giá cả hợp lý nhất.

Trường ĐH KInh tế Huế

(25)

Trong nền kinh tế thị trường ngày nay, với sự cạnh tranh quyết liệt, đòi hỏi các doanh nghiệp càng phải thích ứng và nắm bắt thị trường một cách nhanh chóng. Cũng chính vì những nhu cầu của thị trường mà dịch vụchuyển phát cũng mang một ý nghĩa rất quan trọng trong ngoại thương.

Dịch vụ phân tích và kiểm định kỹ thuật (ngoại trừ việc kiểm định và cấp giấy chứng nhận cho phương tiện vận tải):

Đánh giá chung các cam kết của ta khi gia nhập WTO, ta đãđạt mức tựdo hóa có ý nghĩa với một lộtrình hợp lý đối với các phân ngành bổtrợcho dịch vụLogistics.

Một số phân ngành dịch vụ mà Việt Nam có lợi thế cung cấp như dịch vụ xếp dỡ container với hàng hóa vận chuyển đường biển, đại lý kho bãi và đại lý vận tải hàng hóa, dịch vụthông quan,… ta đặt hạn chếvốn góp nước ngoài không vượt quá 50% (tỷ lệ khống chế) hoặc đặt ra lộ trình cho phép tăng vốn góp của phía nước ngoài từ 5-7 năm. Riêng trong nội bộ ASEAN, thời hạn 2013 đã được đặt ra để tự do hóa hầu hết các phân ngành chủyếu trong dịch vụLogistics.

1.1.4.3. Dịch vụthứyếu hoặc mang tính bổtrợ

Gồm dịch vụ máy tính và liên quan tới máy tính, dịch vụ đóng gói và dịch vụ tư vấn quản lý. Đây là những phân ngành dịch vụ ta khuyến khích sự tham gia của phía nước ngoài để định hướng sự phát triển của thị trường trong nước cũng như học hỏi được những kinh nghiệm, kỹ năng quản lý và cung cấp dịch vụ ở trình độ cao của các doanh nghiệp nước ngoài.

Dịch vụ đóng gói:

Khi vận chuyển hàng hóa có thể bị hư hỏng do thời gian vận chuyển dài đối với các mặt hàng như nông sản, trái cây hoặc có thể bị hư hỏng do lực xóc trong quá trình vận chuyển đối với các hàng hóa khác. Chính vì vậy, việc đóng gói hàng hóa theo đúng yêu cầu sẽ giúp vận chuyển hàng hóa an toàn hơn đồng thời giảm thiểu thiệt hại.

Theo đó, dịch vụ đóng gói trong Logistics sẽ đóng gói bao bì cho tất cả các loại hàng hóa với tiêu chuẩn đóng gói quốc tế tùy vào tính chất và đặc điểm hàng hóa mà việc sử dụng những vật liệu đóng gói, bao bì phù hợp.

Trường ĐH KInh tế Huế

(26)

1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động dịch vụ Logistics 1.2.1. Môi trường bên ngoài

1.2.1.1. Kinh tế

Các yếu tố kinh tế bao gồm: xu hướng của GDP, tỷ lệ lạm phát, tỷ suất ngân hàng, chính sách tiền tệ,…Các yếu tố này có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của công ty. Các kiến thức kinh tế sẽ giúp các nhà quản trị xác định nhữngảnh hưởng của một doanh nghiệp đối với nền kinh tếcủa quốc gia, ảnh hưởng của những chính sách kinh tếChính phủ đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đây là vấn đề mà các doanh nghiệp rất quan tâm và liên quan trực tiếp đến kết quảhoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

1.2.1.2. Điều kiện tựnhiên

Điều kiện tựnhiên bao gồm những điều kiện về: vịtrí (ởvịtrí thuận lợi hay khó khăn), diện tích, địa hình, khí hậu khu vực…hệ thống sông ngòi, kênh rạch, có nhiều hay không? Có thuận lợi để phát triên hệ thống giao thông đầy đủ các loại hình, điều không thểthiếu trong hoạt động Logistics gồm tất cảcác loại như: đường biển, đường hàng không, đường sắt,…Do đó, việc vận chuyển hàng hóa trong khu vực và quốc tế có dễ dàng hay không? Nó cũng tạo nên điểu kiện phát triển lĩnh vực cho các doanh nghiệp Logistics.

1.2.1.3. Cơ sởhạtầng

Cơ sở hạ tầng là một trong những bộphận cấu thành hoạt đông cung ứng dịch vụ Logistics, nó bao gồm: hệthống cảng biển, sân bay, đường sắt, đường ô tô, đường sông và các công trình, trang thiết bị khác như hệ thống kho bãi phương tiện xếp dỡ, hệ thống thông tin liên lạc… Hoạt động Logistics gồm ba mảng chính: kho bãi, giao nhận và vận chuyển. Chính vì thế vai trò của cơ sở hạ tầng trong hoạt động Logistics là rất quan trọng và có ảnh hưởng rất lớn. Nó là điều kiện tiên quyết để các doanh nghiệp Logistics hoạt động kinh doanh tốt trong lĩnh vực này. Muốn đẩy mạnh phát triển và hoàn thiện hoạt động Logistics nhằmđạt hiệu quảcao thì không thểbỏ qua cơ sởhạvật chất và kỹthuật ngành.

1.2.1.4. Chính trị - pháp luật

Điều kiện địa lý thuận lợi, cơ sởhạtầng đảm bảo là những nhân tốtạo khả năng áp dụng và phát triển công nghệLogistics ởquốc gia hay của khu vực. Song hoạt động

Trường ĐH KInh tế Huế

(27)

Logistics có mang lại hiệu quảhay không phụthuộc vào môi trường pháp lý có đầy đủ và đảm bảo sựthông thoáng hay không. Nền kinh tếthị trường có sự điều tiết của Nhà nước hiện nay là nền kinh tế phổ biến trên thế giới vì thế yếu tố chính trị, pháp luật ngày càng cóảnh hưởng lớn đến hoạt động của các doanh nghiệp.

Trong kinh doanh, các doanh nghiệp cần có hệ thống pháp luật đầy đủ và chặt chẽ để đảm bảo quền lợi trên lĩnh vực sản xuất, kinh doanh. Các quy định về thương mại, giao nhận, vận tải, hải quan… đều phải được hệ thống hóa bằng pháp luật. Nếu không có hoặc không rõ ràng trong hệthống pháp luật thì hoạt động của doanh nghiệp khó đạt hiệu quả như mong muốn. Và để thành công trên thương trường thì các doanh nghiệp phải không ngừng nắm vững pháp luật mà còn hiểu và cảpháp luật quốc tếtại tại thị trường mà mình kinh doanh. Đồng thời doanh nghiệp công ty cũng phải chú ý đến môi trường chính trị. Chính trị có ổn định thì sẽgiúp cho doanh nghiệp chủ động hơn trong mọi hoạt động kinh doanh của chính mình.

1.2.1.5. Khoa học–công nghệ

Khoa học công nghệ đang có những bước tiến vượt bậc và ngày càng có nhiều ứng dụng công nghệ thông tin đượcứng dụng trong các doanh nghiệp để phục vụ cho các công tác quản lý và tiếp thị, giúp công ty tiết kiệm được chi phí. Ngoài ra, việc thu hút đầu tư từ các doanh nghiệp nước ngoài trong thời gian qua đã mang lại cho Việt Nam nhiều trang thiết bị, dây chuyền máy móc hiện đại mang lại hiệu quả cao trong sản xuất của các doanh nghiệp.

1.2.2. Môi trường bên trong

1.2.2.1. Sựcạnh tranh trong ngành dịch vụLogistics

Ởbất cứlĩnh vực kinh doanh nào, các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì việc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp với nhau là tất yếu. Nó là động lực thôi thúc các doanh nghiệp hướng tới những cái mới, những sản phẩm vượt trội, đa dạng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.

Cạnh tranh trong ngành dịch vụ Logistics càng gay gắt thì loại hình dịch vụ Logistics càng phong phú, chất lượng dịch vụ Logistics càng được nâng cao. Khi đề cập đến vấn đềcạnh tranh, các doanh nghiệp cung

Trường ĐH KInh tế Huế

ứng dịch vụLogistics phải xem xét đối thủ
(28)

1.2.2.2. Khách hàng

Khách hàng chiếm vị trí trung tâm tâm của mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ Logistics, để hoạt động có hiệu quảthì các doanh nghiệp phải bán được hàng tức là phải có khách hàng thuê dịch vụ Logistics. Khách hàng của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ Logistics chủ yếu là các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp này có nhu cầu sử dụng dịch vụLogistics lớn thì ngành dịch vụ Logistics mới phát triển được. Hiện nay không ít doanh nghiệp tự mình thực hiện các hoạt động Logistics mà không thuê dịch vụ ngoài. Vì vậy, ngành dịch vụLogistics muốn phát triển thì phải cho các doanh nghiệp sản xuất thấy được lợi ích to lớn của việc sửdụng dịch Logistics.

1.2.2.3. Tiềm lực của công ty

Tiềm lực của doanh nghiệp thểhiện ởnhiều mặt: quy mô của doanh nghiệp, cơ sở vật chất kĩ thuật, cơ sở vật chất kỹ, cơ cấu tổchức bộ máy lãnhđạo, tài năng, trình độchuyên môn và kinh nghiệm quản lý của các nhà lãnhđạo, tiềm lực tài chính…

Tài chính có thểxem là yếu tố hàng đầu ảnh hưởng đến sựphát triển của doanh nghiệp cũng như sựphát triển của dịch vụLogistics.

Doanh nghiệp có qui mô lớn có khả năng cung ứng các dịch vụ Logistics với nhiều loại hình dịch vụ, đảm bảo chất lượng dịch vụ, có thể hoạt động trên thị trường lớn, cungứng dịch vụcho nhiều khách hàng khác nhau cùng lúc.

Cơ sởvật chất kỹthuật của doanh nghiệp có đầy đủ, đảm bảo thì mới có thểcung cấp cho khách hàng những dịch vụ mà khách hàng yêu cầu với chất lượng tốt. Với các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ Logistics thì cơ sở vật chất kỹ thuật phải kể đến là:

phương tiện vận tải, máy móc thiết bịphục vụ cho đóng gió, bảo quản hàng hóa…

Người lãnh đạo doanh nghiệp có tài năng, trình độ quản lý sẽ dẫn dắt doanh nghiệp đi lên, ngày càng phát triển. Ngược lại, doanh nghiệp sẽ ngày càng đi xuống thậm chí dẫn đến phá sản.

Đối với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ Logistics, các nhân viên là những người trực tiếp cungứng dịch vụcho khách hàng. Vì vậy, đây là yếu tố rất quan trọng đối với sựphát triển của doanh nghiệp cũng như sự

Trường ĐH KInh tế Huế

phát triển của dịch vụLogistics.
(29)

1.2.2.4. Triển vọng của ngành

Theo sốliệu của Bộ Công Thương, dịch vụLogistics ởViệt Nam chiếm từ15– 20% GDP (khoảng 12 tỷ USD) một khoản tiền rất lớn và gắn với toàn bộ khâu lưu thông, phân phối của nền kinh tế. Tỷtrọng dịch vụLogistics chiếm khoảng 15% trong kim ngạch xuất khẩu. Trong mười năm tới, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam ước đạt 200 tỷ USD/năm và do đó tiềm năng phát triển dịch vụ Logistics ở Việt Nam là rất lớn. Với những ưu thế đó, ngành dịch vụLogistics của Việt Nam được đánh giá là một thị trường non trẻ đầy tiềm năng phát triển, như là một chiếc “bánh ngon” đối với các doanh nghiệp nước ngoài. Đồng thời, Việt Nam đã kí kết được các Hiệp định Thương mại tựdo nên càng giúp cho ngành càng có nhiều yếu tốthuận lợi đểphát triển.

1.3. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá động thái phát triển dịch vụ Logistics 1.3.1. Chỉsốhoạt động Logistics–LPI (Logistics Performance Index)

LPI là viết tắt của từ tiếng Anh “Logistics performance index”, có nghĩalà chỉ số năng lực quốc gia vềLogistics, do Ngân hàng thếgiới tiến hành nghiên cứu và công bố trong báo cáo mang tên “Kết nối để cạnh tranh- ngành logistics trong nền kinh tế toàn cầu”

LPI được Ngân hàng Thếgiới (WB) công bốlần đầu tiên vào năm 2007, và lần thứ hai vào đầu năm 2010. Chỉsố này cung cấp định hướng hữu ích cho các cơ quan chức năng của từng quốc gia và có các nhìn tổng quan và đưa ra các biện pháp nâng cao khả năng hoạt động Logistics cho quốc gia đó.

LPI là một công cụ đánh giá mối quan hệ tương tác giúp các quốc gia xác định những thách thức và cơ hội mà họ phải đối mặt trong hoạt động về Logistics thương mại và những gì họcó thể làm đểcải thiện hiệu suất.

1.3.2. Sáu chsthành phn ca LPI quc tế

Chỉ số LPI quốc tế của một nước được đánh giá bởi các nhà cung ứng dịch vụ Logistics nước ngoài tiến hành hoạt động thương mại với nước này

Sáu chỉsốthành phần bao gồm

 Hiệu quảcủa các thủ tục: tức là tốc độ, mứcđộ giản đơn và khả năng dự đoán trước của các thủ

Trường ĐH KInh tế Huế

tục của cơ quan Hành chính, bao gồm cảHải quan.
(30)

 Chất lượng của cơ sở hạ tầng liên quan đến thương mại và vận tải: ví dụ như cảng, đường sắt, đượng bộ, công nghệthông tin.

 Sự thuận tiện của việc sắp xếp các lô hàng có giá cạnh tranh vận chuyển đường biển.

 Năng lực và chất lượng dịch vụLogistics

 Khả năng theo dõi các lô hàng

 Sựkịp thời của việc vận chuyển bằng đường biển đến điểm đến.

1.3.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quảhoạt động kinh doanh dịch vụLogistics a. Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh

 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu

Chỉ tiêu này phản ánh mức độ sinh lời của một đông doanh thu, nó được tính bằng quan hệ so sánh giữa lợi nhuận sau thuế với doanh thu

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu =ợ ậ ế

 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh

Chỉ tiêu này cho biết vốn sau một kỳ kinh doanh đem lại hiệu quả như thế nào Tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh = ợ ậ ế

ô

 Sức sản suất của một đồng vốn

Chỉ tiêu này cho biết hiệu quả của một đồng vốn bỏ ra như thế nào Sức sản xuất của một đồng vốn =

ô ̀ â

b. Hiệu quả sử dụng chi phí

 Hiệu suất sử dụng chi phí

Chỉ tiêu này cho biết bỏ một đồng chi phí thì thu lại được bao nhiêu đồng doanh thu Hiệu suất sử dụng chi phí=

ổ í

 Hiệu suất sử dụng chi phí tiền lương

Chi tiêu này phản ánh một đồng tiền lương bỏ ra thì thu lại bao nhiêu đông doanh thu Hiệu suất sử dụng chi phí tiền lương=

ổ ́ ê ươ

 Doanh lợi trên chi phí

Chỉ tiêu này phản ánh một đồng chi phí bỏ ra thì được bao nhiêu đồng lợi nhuận Doanh lợi trên chi phí= ợ

ổ ́

Trường ĐH KInh tế Huế

(31)

 Doanh lợi trên chi phí tiền lương

Chỉ tiêu này phản ánh một đồng chi phí tiền lương bỏ ra thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận

Doanh lợi trên chi phí tiền lương= ợ

ổ ́ ê ươ

Trường ĐH KInh tế Huế

(32)

1.4. Cơ sở thực tiễn

1.4.1. Mt số xu hướng mi ca Logistics trong quá trình toàn cu hóa và khu vc Theo dự đoán, trong vài thập niên đầu thế kỷ 21, Logistics sẽ phát triển theo một số xu hướng chính sau:

Thứ nhất, ứng dụng công nghệ thông tin, thương mại điện tử ngày càng phổ biến và sâu rộng hơn trong các lĩnh vực của Logistics như: hệthống thông tin quản trị dây chuyền cung ứng toàn cầu, công nghệ nhận dạng bằng tần số vô tuyến… Xu hướng này xuất hiện do thực tế là thông tin được truyền càng nhanh và chính xác thì các quyết định trong hệthống Logistics càng hiệu quả.

Thứ hai, xu hướng thuê dịch vụ Logistics từ các công ty Logistics chuyên nghiệp, hay nhà cung cấp dịch vụLogistics thứba. Việc sửdụng dịch vụLogistics bên thứ3 (3PL – Third party Logistics) và nhà cung cấp dịch vụ Logistics thứ3 (3PLP – Third Party Logistics Provider) đang nởrộ và phát triển ngày càng mạnh mẽ. Dịch vụ Logistics bên thứ3 là những hoạt động được thực hiện bởi một công ty bên ngoài thay mặt một chủ hàng và ít nhất cũng đảm bảo thực hiện được việc quản lý nhiều hoạt động Logistics. Các hoạt động này được cung cấp theo hướng tích hợp chứkhông phải là một loại riêng rẽ. Sựhợp tác giữa chủhàng và công ty bên ngoài là một mối quan hệ liên tục có chủ định. Thị trường cho các 3PL người ta gọi là thị trường 3PL hoặc thị trường Contract Logistics (chỉ các quan hệhợp đồng dài hạn giữa 3PL và khách hàng), đểphân biệt với các thị trường chuyên biệt như thị trường giao nhận, thị trường vận tải biển, vận tải đường bộ. 3PL là một quá trình tiến hóa từcác nhà vận tải, nhà giao nhận, nhà cung cấp kho bãi, đồng thời cả những công ty tư vấn, cung cấp giải pháp công nghệnữa.

Phần lớn các hãng tàu đều mở thêm mảng dịch vụ Logistics (3PL) như Maersk Logistics, APL Logistics, MOL Logistics, DHL, FED EX…

Trường ĐH KInh tế Huế

(33)

Bảng 1.1: Bảng xếp hạng 20 công ty 3PL toàn cầu theo doanh thu năm 2016

Xếp hạng

Các công ty cung cấp dịch vụ Third-party logistics

(3PL)

Trụ sở chính

Doanh thu toàn cầu

2014 (triệu USD)

Doanh thu toàn cầu 2015 (triệu USD)

1 DHL LOGISTICS^ Đức 37,496 32,740

2 KUEHNE + NAGEL Thụy Sĩ 23,279 21,084

3 DB SCHENKER LOGISTICS^ Đức 18,987 16,444

4 C.H.ROBINSON WORLDWIDE Mỹ 11,937 11,990

5 DSV~ Đan Mạch 8,651 7,567

6 CEVA LOGISTICS Hà Lan 7,863 6,959

7 EXPEDITORS INTERNATINONAL Mỹ 6,565 6,617

8 DACHSER^ Đức 7,033 6,116

9 PANALPINA Pháp 7,333 6,087

10 XPO LOGISTICS Mỹ 2,357 6,063

11 UPS SUPPLY CHAIN SOLUTIONS Mỹ 5,758 5,900

12 J.B.HUNT Mỹ 5,799 5,815

13 SINOTRANS Trung Quốc 5,728 5,566

14 SNCF GEODIS Pháp 5,847 5,195

15 GEFCO** Pháp 5,334 4,512

16 YUSEN LOGISTICS Nhật Bản 4,130 4,013

17 AGILITY LOGISTICS Kuwait 4,305 4,305

18 BOLLORÉ^ Pháp 4,259 4,259

19 TOLL GROUP*** Australia 4,528 4,258

20 UTI WORLDWIDE Mỹ 4,182 4,182

(Nguồn: SJ Consulting Group, Inc, 2016) Thứba, phát triển sựliên kết hợp tác trong quá trình thực hiện dịch vụLogistics toàn cầu. Ngày nay xu hướng liên kết để phối hợp các hoạt động Logistics trên toàn cầu ngày càng phát triển mạnh mẽ. Sự hợp tác này sẽ giúp các nhà cung cấp dịch vụ Logistics toàn cầu chia sẽ các nguồn lực Logistics chung ở các địa điểm khác nhau như các dịch vụ

Trường ĐH KInh tế Huế

kho hàng, dịch vụvẩn tải… Sựliên kết tạo ra những chuỗi cung ứng
(34)

Thứ tư, sựxuất hiện của các dịch vụLogistics bên thứ tư và bên thứ năm (4PL và 5PL). 4PL là ng

Tài liệu tham khảo

Đề cương

Tài liệu liên quan

Về hoạt động kinh doanh, công ty sẽ từng bước cải thiện và không ngừng nâng cao hiệu quả quản lý khách hàng, mở rộng và hoàn thiện mạng lưới kênh phân phối bằng cách đa

- Trong nghiên cứu hiệu quả hoạt động marketing trực tuyến đối với website chương trình thẻ giảm giá HueS của công ty TNHH MTV Tân Nguyên tác giả nghiên cứu

 Về tổ chức phân tích Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả kinh doanh: công tác phân tích Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty Cổ phần truyền

Khóa luận đã đề cập những vấn đề lý luận chung và đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện tổ chức kế toán thanh toán công nợ tại Công ty TNHH thƣơng mại và dịch vụ thiết bị điện Thanh