• Không có kết quả nào được tìm thấy

Lý thuyết Sinh học 7 Bài 63: Ôn tập

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Lý thuyết Sinh học 7 Bài 63: Ôn tập"

Copied!
2
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

BÀI 63: ÔN TẬP I. TIẾN HOÁ CỦA GIỚI ĐỘNG VẬT

Chiều hướng tiến hóa của giới Động vật:

- Từ động vật có cơ thể gồm 1 tế bào (động vật đơn bào như trùng roi, trùng biến hình) đến động vật có cơ thể gồm nhiều tế bào (động vật đa bào).

- Từ động vật đa bào có lối sống cố định, sống bám hoặc di động rất kém, cơ thể cấu tạo đối xứng toả tròn (thuỷ tức, hải quỳ, san hô,…) đến động vật có đời sống di động linh hoạt, cơ thể đối xứng hai bên.

- Động vật từ chỗ không có cơ quan bảo vệ, nâng đỡ cơ thể như các loài giun đến chỗ cơ thể có vỏ đá vôi bên ngoài ở thân mềm, bộ xương ngoài bằng kitin hoặc có bộ xương trong như Động vật có xương sống.

II. SỰ THÍCH NGHI THỨ SINH

- Những loài động vật có xương sống sau khi đã chuyển lên môi trường trên cạn và thích nghi với môi trường sống này, song con cháu của chúng lại đi tìm nguồn sống ở trong môi trường nước. Chúng trở lại sống và có cấu tạo thích nghi với môi trường nước. Đó chính là hiện tượng thích nghi thứ sinh.

- Ví dụ:

+ Cá voi tuy sống hoàn toàn ở trong nước như cá, nhưng không có quan hệ huyết thống gần với các lớp Cá (sống trong nước), cá voi thuộc lớp Thú và đã có cấu tạo thích nghi với môi trường nước.

(2)

+ Trong lớp Bò sát và lớp Chim đã có những trường hợp thể hiện sự thích nghi thứ sinh trở lại môi trường nước như: ba ba, cá sấu, rắn biển (lớp Bò sát), nhóm chim bơi có đại diện là chim cánh cụt (lớp Chim).

III. TẦM QUAN TRỌNG THỰC TIỄN CỦA ĐỘNG VẬT - Lợi ích:

+ Thực phẩm (vật nuôi, đặc sản): tôm, cua, mực, cá, ếch,…

+ Dược liệu: ong, ngựa, gấu,…

+ Công nghiệp (vật dụng, mĩ nghệ, hương liệu…): trai, hươu.

+ Nông nghiệp: giun đất, trâu,…

+ Làm cảnh: san hô, chim, công.

+ Vai trò trong tự nhiên: sò, chim sâu.

- Tác hại:

+ Đối với nông nghiệp: châu chấu, chuột.

+ Đối với đời sống con người: mối mọt, chuột.

+ Đối với sức khoẻ con người: sán, ruồi, chim.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Trường hợp bằng nhau góc – cạnh – góc (g.c.g): Nếu một cạnh và hai góc kề của tam giác này bằng một cạnh và hai góc kề của tam giác kia thì hai tam giác đó bằng

- Môi trường sống và cấu tạo: Lớp Bò sát rất đa dạng về môi trường sống (có thể sống trên cạn và sống dưới nước) và cấu tạo1. CÁC

- Vai trò của các hình thức di chuyển: Nhờ có khả năng di chuyển mà động vật có thể đi tìm thức ăn, bắt mồi, tìm môi trường sống thích hợp, tìm đối tượng sinh sản

Câu hỏi 1 trang 109 SGK Sinh học 7: Nêu các cơ quan bên trong của cá thể hiện sự thích nghi với đời sống và hoạt động trong môi trường nước.

Câu hỏi 1 trang 111 SGK Sinh học 7: So sánh số loài, môi trường sống của lớp Cá sụn và lớp Cá xương.. - Lớp Cá sụn có số loài ít hơn lớp

Câu hỏi 1 trang 130 SGK Sinh học 7: Quan sát hình 40.1, nêu những đặc điểm cấu tạo ngoài đặc trưng phân biệt ba bộ thường gặp trong lớp Bò sát..

- Trứng lớn có vỏ đá vôi, được ấp nở ra con nhờ thân nhiệt của chim bố mẹ, con non yếu và được chim bố mẹ chăm sóc... + Chim được huấn luyện để săn mồi (cốc

Trong sinh học, hiện tượng thích nghi thứ sinh là hiện tượng tổ tiên của những loài động vật có xương sống sau khi đã chuyển lên môi trường cạn và đã thích nghi với môi