• Không có kết quả nào được tìm thấy

Kiểm soát rủi ro tín dụng-

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Kiểm soát rủi ro tín dụng- "

Copied!
7
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Kiểm soát rủi ro tín dụng-

kinh nghiệm các nước và vấn đề đặt ra đối với Việt Nam

NCS. VŨ QUANG HUY

Đối với nền kinh tế đang phát triển, nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển luôn cao trong khi các nguồn lực đầu tư hạn hẹp, thì tín dụng (TD) sẽ là cứu cánh hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Tuy vậy, nếu TD không được kiểm soát hiệu quả, rủi ro TD (RRTD) sẽ diễn biến phức tạp, gây những hệ quả rất khó lường đối với nền kinh tế- xã hội. Bài viết nghiên cứu thực trạng cho vay dưới chuẩn dẫn tới RRTD trong hệ thống ngân hàng (NH) tại một số nước và rút ra một số vấn đề đối với Việt Nam hiện nay.

Từ khóa: rủi ro TD, hoạt động ngân hàng.

1. Rủi ro tín dụng trong hệ thống ngân hàng thương mại một số nước

1.1. Hệ thống NHTM Thái Lan năm 1997

NHTM tăng cường cho vay và tạo bong bóng trên thị trường bất động sản

Các NHTM tăng cường mở rộng vào các dự án nhà hàng, khách sạn, kinh doanh bất động sản (BĐS). Hậu quả là giá BĐS tăng rất nhanh (gấp 4- 10 lần). Giá BĐS cao tạo ra giá trị thế chấp lớn, từ đó các NHTM lại tăng cường mở rộng cho vay thế chấp. Trong giai đoạn 1990- 1995, dư nợ cho vay BĐS của

các NHTM tăng 41%, trong khi tổng dư nợ TD cùng giai đoạn chỉ tăng 33% (Hải Bình, 2003). Khi thị trường BĐS sụp đổ, các khoản vay liên quan đến BĐS lập tức bị coi là các khoản nợ xấu.

NHTM cho vay các doanh nghiệp kinh doanh mạo hiểm, hiệu quả kém

Theo thống kê, các NHTM Thái Lan cho vay doanh nghiệp kinh doanh mạo hiểm là chủ yếu với lãi suất cho vay quá cao, vượt quá sức chịu đựng của hầu hết các doanh nghiệp vay vốn. Nếu như năm 1991, hệ số ROA của các doanh nghiệp Thái Lan đạt 8,0, thì đến năm 1996, giảm mạnh chỉ còn đạt 1. Trong khi đó, Bảng 1. Một số chỉ tiêu về CCTM của Thái Lan giai đoạn 1991-1996

Đơn vị: Triệu USD

Chỉ tiêu 1991 1992 1993 1994 1995 1996

Kim ngạch XK 28.230 32.100 36.400 44.470 55.400 54.400

Kim ngạch NK 34.220 36.260 40.090 48.200 63.400 63.900

CCTM - 5.990 - 4.160 - 3.690 - 3.720 - 8.000 - 9.500

Nguồn: Asean University Network: Economic Crisis In Southeast Asia And Korea, Tradition And Mordernity Publisher, Seoul, Korea, 2000. IFS, IMF 1/1999

(2)

lãi suất cho vay vốn tại các NHTM lại có xu hướng ngày càng tăng cao. Năm 1991, lãi suất vay vốn trung bình là 10,25%/năm, đến năm 1996, mức lãi suất đã tăng lên tới 16,27%/năm (Nguyễn Xuân Thanh, 2003). Nghĩa là các doanh nghiệp của Thái Lan đã phải trả chi phí vay vốn từ các NHTM cao hơn rất nhiều lần so với hiệu quả kinh doanh của mình. Mặc dù vậy, các doanh nghiệp nước này vẫn sẵn sàng mạo hiểm “ôm”

những khoản TD ngắn hạn khổng lồ để đầu tư vào các dự án có hiệu quả kinh tế thấp, với kỳ vọng có thể thu được những khoản lợi nhuận kếch xù trong tương lai (chủ yếu để kinh doanh BĐS hoặc chứng khoán…). Chính vì tăng cường vay nợ cho mục tiêu đầu cơ, dẫn đến đòn bẩy nợ tại các doanh nghiệp tăng quá cao, vượt quá tổng số vốn tự có từ 2- 4 lần, đồng nghĩa với việc các NHTM phải đối mặt với nguy cơ RRTD ngày càng lớn. Vào trước thời điểm diễn ra khủng hoảng 1997, chỉ tính riêng các khoản vay trả không đúng hạn đã chiếm tới 25%

trong tổng số 140 tỷ USD dư nợ tại các NHTM Thái Lan. Đối với các công ty tài chính, các khoản nợ không có khả năng thu hồi đúng hạn còn cao hơn nhiều (chiếm khoảng 40% tổng dư nợ). Chính vì các khách hàng vay nợ không hoàn trả đúng hạn đã khiến cho hàng loạt các định chế tài chính Thái Lan bị phá sản (chỉ tính từ tháng 7 đến tháng 9/1997, 58 trong tổng số 91 công ty tài chính đã phải ngưng hoạt động). Lúc đầu, người ta ước tính các khoản nợ khó đòi của hệ thống NH Thái Lan chỉ khoảng 29 tỷ USD, song thực tế con số này lên tới 55 tỷ USD, tức là bằng khoảng 55% so GDP cùng năm của nước này (Viện Nghiên cứu thương mại, 1998).

1.2. Rủi ro tín dụng ở hệ thống ngân hàng Mỹ năm 2007- 2009

RRTD trong hệ thống NHTM Mỹ trong giai đoạn 2007- 2009 được thể hiện tập trung trên các góc độ sau đây:

Tập trung quá mức TD vào bất động sản tạo

bong bóng trên thị trường này

Việc tập trung TD vào thị trường BĐS tại Mỹ được thúc đẩy từ nhiều phía:

- Từ phía Chính phủ: Năm 1995, Chính quyền Bill Clinton nới lỏng quy định về nhà đất bằng cách sửa lại Luật Tái đầu tư cộng đồng (Luật CRA), tập trung vào mục tiêu xã hội là giải quyết nhà cho người có thu nhập thấp. Chính sách hỗ trợ nhà ở cho người dân đã khuyến khích và tạo điều kiện cho người dân nghèo và các nhóm dân da màu được vay tiền dễ dàng hơn để mua nhà.

- Từ phía FED: FED đã thực thi chính sách liên tục hạ lãi suất cơ bản (LSCB): LSCB từ 6,5% (năm 2000) giảm xuống còn 1,0% (năm 2003) nhằm làm giảm nhẹ tác động của sự sụp đổ bong bóng “dot.

com” (năm 2000) và của các cuộc tấn công khủng bố tháng 9/2001, đồng thời ngăn chặn nguy cơ giảm phát đang hiện hữu (Biểu 1). Lãi suất thấp khuyến khích hoạt động đi vay, đặc biệt là vay thế chấp mua nhà và vay tiêu dùng.

- Từ chính các NHTM: Luật CRA cũng gia tăng sức ép cạnh tranh, khiến các NH tạo điều kiện dễ dàng hơn cho những người có thu nhập thấp vay tiền mua nhà. Hơn nữa, do lãi suất thị trường giảm mạnh trong giai đoạn này buộc các NH phải tăng doanh số cho vay để bù đắp phần sụt giảm trong thu nhập do lãi suất giảm tạo ra.

Các NHTM nới lỏng tiêu chuẩn cho vay

Có 3 lý do thúc đẩy các NH Mỹ nới lỏng tiêu chuẩn cho vay: (i) Vào những năm 1980, khi số lượng doanh nghiệp tăng lên nhanh chóng, các NH cho Biểu 1. Lãi suất cơ bản của Mỹ giai đoạn 2000- 2008

Nguồn: New York Federal Reserve

(3)

rằng thủ tục cho vay theo kiểu truyền thống quá cồng kềnh và kém hiệu quả. Do vậy, họ bắt đầu áp dụng cơ chế tính điểm TD cho khách hàng. Mặc dù người đi vay vẫn phải cung cấp thông tin chứng minh về thu nhập, tiểu sử nghề nghiệp, tài sản…

nhưng để đơn giản hơn, các nhân viên thực hiện các quyết định cho vay chủ yếu dựa trên điểm TD của cá nhân (mỗi công dân Mỹ đều có một mức điểm TD, từ 300 đến 850 điểm, nhằm phản ánh lịch sử thanh toán cá nhân). Có ba tổ chức thu thập thông tin về hồ sơ thanh toán của từng khách hàng, đó là Equifax, Experian và TransUnion. Các NH lấy điểm trung bình của ba tổ chức này để quyết định mức tín nhiệm TD phù hợp. Khi sự bùng nổ giá nhà đất lên đến đỉnh điểm, số lượng các giấy tờ được giảm tới mức thấp nhất. Các khoản vay này còn được gọi là

“không giấy tờ” bởi vì chúng hầu như không được đảm bảo bằng bất kỳ giấy tờ nào, điểm TD trở thành tiêu chuẩn duy nhất. Nếu điểm TD của một cá nhân thấp, dưới 600 điểm, thì khoản vay là dưới chuẩn.

Để bù đắp rủi ro, những khoản vay này sẽ phải chịu lãi suất cao hoặc người đi vay phải vay theo lãi suất ARM (với lãi suất ban đầu thấp sau đó được điều chỉnh dần lên những mức cao hơn). Trước năm 2004, các khoản cho vay thế chấp dưới chuẩn duy trì ở mức dưới 10% trong tổng số các khoản vay thế chấp, nhưng đến năm 2004, tỷ lệ này tăng vọt lên gần 20% và duy trì tới năm 2006- năm đỉnh điểm của bong bóng BĐS ở Mỹ. Các NH đưa ra những hình thức cho vay và khuyến khích vay tiền ở mức độ rủi ro ngày càng tăng, tiêu chuẩn vay BĐS dần hạ thấp trong thời kỳ bùng nổ nhà đất. Thậm chí các NH không cần thẩm định hồ sơ tài liệu xin vay, mà áp dụng hình thức xét duyệt cho vay tự động. Năm 2007, 40% tổng số các khoản vay dưới chuẩn xuất phát từ xét duyệt vay tự động (Vũ Ngọc Duy, 2011).

(ii) Các NH đầu tư lớn được Chính phủ bảo trợ như Freddie Mac và Fannie Mae mở rộng cho vay thiếu kiểm soát. Cụ thể: Vào tháng 4/2004, Ủy ban chứng khoán Mỹ đã ra quyết định nới lỏng quy định vốn ròng, cho phép 5 NH đầu tư lớn nhất nước này tăng mạnh đòn bẩy tài chính của họ và tích cực phát hành chứng khoán bảo đảm bằng tài sản thế chấp. Quyết định này đã tăng thêm sức ép cạnh tranh cho Fannie Mae và Freddie Mac, buộc những NH này mở rộng cho vay với rủi ro cao hơn. Chính điều này đã gây

sức ép buộc các NH khác phải nới lỏng các điều kiện cho vay thế chấp.

Những lý do này đã khiến tình trạng RRTD trong hệ thống NHTM Mỹ có xu hướng mở rộng (Biểu 2).

Sử dụng đòn bẩy tài chính quá mức nhưng lại thiếu sự giám sát

Theo các số liệu thống kê đã được công bố, trong giai đoạn này các hộ gia đình và tổ chức tài chính Mỹ ngày càng mắc nợ lớn. Cụ thể: (i) Tỷ trọng nợ vay mua nhà thế chấp/GDP tăng trung bình từ 46%

trong những năm 1990s, lên 73% năm 2008, đạt 10.500 tỷ USD năm 2008;

(ii) Nợ của hộ gia đình Mỹ tính trên thu nhập cá nhân lên tới 127% năm 2007, trong khi đó vào năm 1990 tỷ lệ này chỉ là 77%; (iii) Năm 1981, nợ tư nhân tại Mỹ chiếm 123% GDP; đến quý 3/2008, con số này là 290%. Do nhu cầu vay mượn lớn, nên các NH đầu tư hàng đầu của Mỹ đẩy mạnh đáng kể đòn bẩy tài chính của mình. Chỉ tính riêng 7 NH:

Lehman Brothers, Bear Stearns, Merrill Lynch, Goldman Sachs, Morgan Stanley, Fannie Mae và Freddie Mac đã sở hữu hoặc bảo lãnh tổng số nợ lên đến 9 nghìn tỷ USD (trong đó riêng Fannie Mae và Freddie Mac đã cho vay gần 5 nghìn tỷ USD), nhưng lại không chịu sự giám sát như các NH nhận tiền gửi.

Chứng khoán hóa

Chứng khoán hóa là biến các chứng từ tài sản thuộc bên tài sản có của bảng cân đối kế toán NH thành các sản phẩm có thể bán ra trên thị trường chứng khoán. Lợi ích của chứng khoán hóa là giúp các nhà phát hành giảm chi phí vốn, giảm thiểu sự mất cân đối tài sản- nợ, hạ thấp các yêu cầu về vốn, chuyển rủi ro (RRTD, rủi ro thanh khoản, rủi ro tái đầu tư, rủi ro tập trung tài sản…) sang một tổ chức sẵn sàng chấp nhận những rủi ro đó, đồng thời, mang lại cho người đầu tư cơ đa dạng hóa danh mục đầu tư. Các sản phẩm chứng khoán hóa phổ biến ở Mỹ là chứng khoán bảo đảm bằng tài sản thế chấp (MBS) hoặc các nghĩa vụ nợ thế chấp hóa (CDO- còn được gọi là chứng khoán hóa nợ). Việc phát hành CDO tăng ước tính từ 20 tỷ USD trong quý 1/2004 đến đỉnh cao hơn 180.000 tỷ USD của quý 1/2007, sau đó giảm trở lại dưới 20 tỷ USD vào quý 1/2008. Hơn nữa, chất lượng của các CDO giảm dần trong giai đoạn 2000- 2007 do tỷ lệ cho vay thế chấp dưới

(4)

chuẩn và các hình thức cho vay phi chuẩn khác tăng từ 5% đến 36% trong tổng tài sản CDO.

Các sản phẩm chứng khoán hóa này còn được hỗ trợ bằng một loại sản phẩm tài chính mới có tên là Bảo hiểm vỡ nợ TD (CDS). Người sở hữu MBS khi mua bảo hiểm này sẽ được công ty bảo hiểm hoàn trả đầy đủ giá trị trong trường hợp MBS bị mất giá hay vỡ nợ. Về lý thuyết, CDS cho phép tạo ra một lượng tiền đầu tư vô hạn từ giá trị hữu hạn ban đầu của các khoản vay mua nhà thế chấp, miễn là có người mua kẻ bán. Tuy nhiên, công ty bảo hiểm sẽ là người nhận rủi ro cuối cùng, vì việc bán một CDS để bảo hiểm cho một CDO khiến cho những người bán chịu cùng một rủi ro như họ đang sở hữu CDO trong trường hợp CDO trở thành vô giá trị.

Định giá sai mức độ rủi ro

Do nhiều nguyên nhân, các thành viên thị trường đã không lường hết được mức độ rủi ro từ những công cụ tài chính mới như MBS và CDO hoặc chưa hiểu rõ tác động của chúng đối với sự ổn định tổng thể hệ thống tài chính. Sở dĩ như vậy là bởi các nhà quản lý đầu tư chuyên nghiệp thường được trả lương dựa trên khối lượng tài sản khách hàng giao cho mình quản lý, điều này vô tình khuyến khích các nhà quản lý tài sản mở rộng tài sản thuộc quyền quản lý của họ để tối đa hóa mức lương. Khi dư thừa vốn đầu tư toàn cầu làm lợi suất tài sản giảm, các nhà quản lý tài sản đã phải đối mặt với hai lựa chọn: hoặc là đầu

tư vào tài sản mà lợi nhuận mang về không phản ánh mức rủi ro TD thực sự, hoặc trả lại vốn cho khách hàng. Nhiều nhà quản lý tài sản đã chọn tiếp tục đầu tư vốn của khách hàng vào các khoản đầu tư đã bị định giá quá cao, gây thiệt hại cho khách hàng của họ nhưng lại duy trì lượng tài sản thuộc quyền quản lý của mình và điều đó có nghĩa là họ sẽ được hưởng một mức thu nhập cao.

Các NH ước tính có khoảng 450 tỷ USD CDO đã được bán ra từ cuối năm 2005 đến giữa năm 2007; trong số đó, 120 tỷ USD đã được tất toán. J.P. Morgan ước tính tỷ lệ thu hồi trung bình của các CDO “chất lượng cao” là khoảng 32 cent/USD (Vũ Ngọc Duy, 2011).

Có thể thấy rằng RRTD trong hệ thống NH Mỹ giai đoạn 2007- 2009 diễn biến phức tạp khó kiểm soát. Theo ước tính, trong tổng số khoảng 22.000 tỷ USD giá trị BĐS của nước này, thì có tới hơn 12.000 tỷ USD là tiền đi vay, trong đó, khoảng 4.000 tỷ USD là nợ xấu. RRTD trong hệ thống NHTM Mỹ đã gây ra những hệ quả trầm trọng về năng lực thanh khoản đối với hệ thống NH Mỹ.

Theo kết quả được công bố từ cuộc thanh tra của Bộ Tài chính và Cơ quan điều hành thị trường tiền tệ đối với hệ thống ngân hàng Mỹ năm 2008 cho thấy 10 NH lớn của nước này có nhu cầu khẩn cấp tới 74,6 tỷ USD để đáp ứng thanh khoản (Minh Huyền, 2009). Không những thế, nó còn gây ra những hệ lụy rất nghiêm trọng đối với hệ thống tài chính toàn cầu. Theo tính toán của ADB thì cuộc khủng hoảng này làm “tiêu tan” khoảng 50.000 tỷ USD, với sự sụp đổ hàng loạt các NHTM do mất năng lực chi trả. Trong đó có những NH lớn và rất nổi tiếng như: Wachovia, Washinhton Mutual Inc, Lehman Brothers, Merrill Lynch (Mỹ); Northern Rock Bank, Bradford&Bingley Plc, Royal Bank of Scotland, Lloyds TSB (Anh); Fortis (Bỉ-Luxembug), Dexia (Bỉ-Pháp); Hypo Real Estate (Đức); Yamoto Life Insurance Co (Nhật Bản) .

Biểu 2. Cho vay dưới chuẩn ở Mỹ giai đoạn 2004-2006

Nguồn: US Consus Bureau Harvard University- State of the Nation’s Housing Report 2008

(5)

Biểu 3.

Quan hệ giữa tăng trưởng TD và tăng trưởng GDP của Việt Nam

Nguồn: NHNN và tính toán của tác giả 2. Một số vấn đề đặt ra đối với Việt Nam về kiểm

soát RRTD trong hệ thống ngân hàng thương mại2.1. Khái quát hoạt động cho vay và diễn biến nợ xấu trong hệ thống ngân hàng Việt Nam

Trong một thời gian dài, tới trước năm 2010, Việt Nam là nước có tốc độ tăng trưởng TD hàng cao nhất trên thế giới, trung bình 33%/năm. Năm 2011 tăng trưởng TD đột ngột giảm xuống chỉ còn đạt 14,33%. Các năm 2013 và 2014 mặc dù đã có khá nhiều nỗ lực từ phía Chính phủ, NHNN nhằm đẩy mạnh TD ra nền kinh tế nhưng tăng trưởng TD cũng vẫn tiếp tục đà suy giảm: Năm 2013 chỉ đạt 12,5%, năm 2014 tăng đôi chút song cũng chỉ đạt mức 14,16%. Năm 2015 do các chính sách quyết liệt từ phía NHNN nên tăng trưởng TD đạt mức 17,29%

(Tùng Lâm, 2016). Theo Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, trong 9 tháng đầu năm 2016, tăng trưởng tín dụng đã đạt 10,2%.

Đối với Việt Nam- một quốc gia quá dựa vào TD thay vì vốn tự có để phát triển kinh tế- tăng trưởng TD có tính chất quyết định tốc độ tăng trưởng GDP.

Biểu 3 cho thấy rất rõ mối quan hệ này.

Về cho vay BĐS

Theo công bố của Viện Kinh tế xây dựng năm 2011, tổng dư nợ cho vay BĐS là 348.000 tỷ đồng. Đến năm 2012 dư nợ TD BĐS khoảng 215.207 tỷ đồng, tuy nhiên, con số này chưa tính đến vay tiêu dùng nhưng thực chất là đầu tư vào BĐS, có tài sản bảo đảm bằng BĐS chiếm khoảng 46,5% tổng dư nợ TD (Nguyễn Lê, 2013). Trong đó, một số NHTM có dư nợ cho vay BĐS lớn là: Phương Nam, Phương Tây, Đông Á với dư nợ cho vay BĐS chiếm tới 26% tổng dư nợ cho vay. SHB cũng có tỷ lệ cho vay BĐS chiếm đến 18% tổng dư nợ cho vay. BIDV mặc dù tỷ lệ dư nợ cho vay BĐS chỉ chiếm khoảng

14% tổng dư nợ nhưng con số tuyệt đối về dư nợ cho vay xây dựng lên tới 42.000 tỷ đồng. Tương tự, Vietinbank cũng có dư nợ cho vay BDS lớn với 41.000 tỷ đồng, mặc dù chỉ chiếm 14% trong tổng dư nợ. ACB và Sacombank cũng nằm trong danh sách “top 10” những NH có dư nợ BĐS lớn. Dư nợ cho vay BĐS lớn nhưng khả năng thu hồi vốn gốc đang là vấn đề lớn với các NHTM với khả năng đến 50% nợ bất động sản và xây dựng có thể thành nợ khó đòi. Theo thống kê, chỉ tính riêng giá trị nợ xấu có bảo đảm bằng BĐS và tài sản hình thành trong tương lai cũng xấp xỉ 100.000 tỷ đồng (Kiều Thuật, 2013).

Để hỗ trợ “phá băng” thị trường BĐS, qua đó góp phần “xử lý” nợ xấu liên quan đến thị trường này cũng như góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế, ngày 15/5/2013, NHNN đã ban hành Thông tư 11/2013/TT-NHNN trong đó qui định về cho vay hỗ trợ nhà ở theo Nghị quyết số 02/NQ-CP của Chính phủ. Chính phủ đã đưa ra “gói” TD qui mô 30.000 tỷ đồng để hỗ trợ người mua nhà ở xã hội với lãi suất 5%/năm, thời hạn cho vay tối đa 10 năm đối với cá nhân mua nhà, tối đa 5 năm đối với tổ chức vay xây dựng nhà ở xã hội.

Diễn biến nợ xấu trong hệ thống ngân hàng Việt Nam

Do trong khoảng thời gian khá dài các NHTM Việt Nam quá chú trọng tăng trưởng TD trong bối cảnh kỹ năng quản trị NH còn những hạn chế nhất định, dẫn tới mức độ RRTD ở hầu hết các NH Việt Nam diễn biến phức tạp những năm trước 2013. Tuy nhiên, nhờ sự vào cuộc quyết liệt của NHNN cũng như những nỗ lực của từng NHTM nên nợ xấu trong hệ thống NH từng bước được kiểm soát (Bảng 2).

Theo các công bố chính thức cho thấy, trong tổng số nợ xấu hiện nay thì có tới 80% thuộc về doanh

nghiệp nhà nước (Lê Hữu Việt- Tuấn Đức, 2015) và tỷ lệ có tài sản bảo đảm cũng chiếm khoảng 80%. Trong số các tài sản được sử dụng làm đảm bảo thì có tới khoảng 57% là các BĐS hoặc các BĐS sẽ được hình thành trong tương lai (tương đương khoảng 116.736 tỷ VND) (Thành Hưng, 2012).

(6)

Đáng chú ý là các tài sản bảo đảm được định giá trong điều kiện có bong bóng BĐS, nên khi giá các BĐS này giảm xuống rất thấp, điều này cũng đồng nghĩa với một bộ phận nợ xấu NH thực chất không được bảo đảm và thị trường BĐS càng rớt giá thì số nợ xấu không có tài sản thực làm đảm bảo sẽ càng lớn.

2.2. Một số vấn đề đặt ra trong công tác kiểm soát RRTD của hệ thống NHTM Việt Nam

Từ khảo sát thực trạng RRTD ở NHTM một số nước những năm qua kết hợp với nghiên cứu thực trạng cho vay của hệ thống NHTM Việt Nam, chúng tôi nhận thấy có một số vấn đề đặt ra trong hoạt động cho vay và công tác kiểm soát RRTD của hệ thống NHTM Việt Nam:

Thứ nhất, công khai và minh bạch hoạt động cho vay và diễn biến về tỷ lệ nợ xấu. Chính phủ cần xây dựng một khung chính sách tài chính bền vững, nhằm hạn chế và tránh làm trầm trọng hơn những RRTD lớn dẫn đến khủng khoảng, mặt khác Chính Phủ và NHNN sử dụng các chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa thận trọng với việc công khai và minh bạch thông tin tài chính. Vì công khai thông tin làm gia tăng mạnh mẽ niềm tin vào Chính Phủ. Minh bạch thông tin là điều kiện tiên quyết để luật pháp phát huy tác dụng, được thực thi nghiêm minh. Xử lý nợ xấu của các NHTM, bảo đảm các khoản nợ này ở mức an toàn. Rà soán và kiểm soát chặt chẽ các khoản vay kinh doanh bất động sản và chứng khoán.

Thứ hai, thiết kế các gói kích thích kinh tế phù hợp.

Thực tiễn cho thấy các NHTM thường hướng cho vay lĩnh vực BĐS, nhưng đây cũng là khu vực có mức độ rủi ro tiềm ẩn rất cao, bởi khi các NHTM tăng cho vay BĐS sẽ khiến tạo bong bóng trên thị trường này và khi thị trường BĐS bị sụp đổ thì TD cho khu vực này trở thành nợ xấu.

Những năm gần đây, Chính phủ đưa ra gói 30.000 tỷ đồng nhằm hỗ trợ nhà ở cho người thu nhập thấp có thể mua nhà ở xã hội với những ưu đãi cả về kỳ hạn lẫn lãi suất. Tuy vậy, gắn với nguồn vốn ưu đãi này thì nguy cơ RRTD sẽ tiềm ẩn rất cao. Theo báo cáo của Bộ Xây dựng cuối năm 2013 cho thấy, giá trị tổng lượng vốn tồn kho tại thị trường BĐS trong cả nước khoảng 111.963 tỷ đồng, nhưng thực tế thì số vốn tồn đọng trong BĐS còn lớn hơn nhiều so với số liệu trong báo cáo (Kiều Thuật, 2013). Mặc dù gói TD này đã kết thúc, song một số ý kiến đề nghị Chính phủ tiếp tục đưa ra gói TD khác để hỗ trợ người có thu nhập thấp.

Vấn đề đặt ra là Chính phủ và NHNN cần phối hợp xây dựng những gói kích thích kinh tế phù hợp với các chính sách kinh tế vĩ mô khác, tránh trường hợp như các quốc gia khác đã từng mắc phải.

Thứ ba, tiếp tục các chính sách về chặt chẽ chi tiêu Chính phủ và đầu tư khu vực công nhằm tránh xảy ra nguy cơ thâm hụt ngân sách. Việc chặt chẽ chi tiêu Chính phủ và chuyển các khoản đầu tư công sang cho khu vực tư nhân sẽ góp phần vào việc giảm thuế cho khu vực doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân. Các doanh nghiệp sẽ có thêm nguồn vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh và thị trường.

Đẩy mạnh đầu tư cho các dự án cơ sở hạ tầng, hạ tầng kỹ thuật lớn, quan trọng để kích thích phát triển kinh tế, kích thích tăng trưởng cho vay chuẩn, giảm dần nợ vay dưới chuẩn, ổn định thanh khoản hệ thống NHTM. ■

Bảng 2. Diễn biến nợ xấu của hệ thống NHTM Việt Nam giai đoạn 2012- 2015

Đơn vị: % 2012 2013 2014 2015

Tỷ lệ nợ xấu 8,86 9 4,83 2,5

Nguồn: NHNN, Trần Thủy (2012), Nguyễn Hằng (2014)

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hải Bình (2003): Thâm hụt tài khoản vãng lai Mỹ, nguyên nhân kinh tế bong bong ở Châu Á?. Tạp chí Tài chính, Tháng 12.

2. Vũ Ngọc Duy (2011): Khủng hoảng tài chính- Một số vấn đề lý luận và thực tiễn đối với sự phát triển của hệ thống ngân hàng Việt Nam, Đề tài NCKH cấp Ngành, Mã số KNH 2010-07.

3. Hà Đông (2016): Biến số lớn nhất trong chính sách tiền tệ. www.thesigontime.vn ngày 16/7/2016.

4. Nguyễn Hằng (2014): NHNN phản pháo lại đánh giá về nợ xấu của Moody’s. www.cafef.vn ngày 21/2/2014.

5. Nguyễn Trí Hiếu (2012): Tọa đàm : “Đánh giá hiệu quả chính sách tiền tệ 10 tháng đầu năm và khuyến nghị chính sách”. Hà Nội, ngày 5/11/2012.

6. Thành Hưng (2012): Cần định giá lại tài sản bảo đảm bằng bất động sản. www.cafef.vn ngày 10/21/2012.

7. Hồ Hương (2013): Ngành ngân hàng “vượt cạn” www.daidoanket.vn ngày 7/1/2013.

(7)

8. An Huy (2012): Moody’s đưa ra 5 kịch bản xử lý nợ xấu tại Việt Nam. www.cafef.vn ngày 4/10/2012.

9. Nguyễn Lê: 298 doanh nghiệp bất động sản nợ ngân hàng 125.141 tỷ đồng www.vneconomy.vn ngày 24/1/2013.

10. Tùng Lâm (2016), Năm 2015, TD tăng trưởng 17,29% .www.cafef.vn ngày 1/2/2016.

11. Nhật Nam (2013): TD 2012 tăng mạnh và “phút 89”. www.vneconomy.vn ngày 9/1/2013.

12. Nguyễn Minh Phong: Giải bài toán kinh tế Việt Nam năm 2011, Tạp chí Ngân hàng Số 12/2011.

13. Nguyễn Xuân Thanh (2003): Khủng hoảng tài chính ở Đông Á- Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright (Fetp, 2002- 2003).

www.fetp.edu.com.vn

14. Kiều Thuật: Tiền “chết” trong BĐS lớn hơn nhiều con số 112 ngàn tỷ đồng. www.cafef.vn ngày 24/1/2013.

15. Trần Thủy (2012): Sức ép qui mô và sức ép tăng nợ xấu. www.vietnamnet.vn ngày 24/11/2012.

16. Mai Thị Trang: Thấy gì qua điều hành chính sách tiền tệ năm 2011, Tạp chí Kinh tế và dự báo, Số 3 Số Phụ trương năm 2011.

17. Viện Nghiên cứu thương mại- Trung tâm tư vấn và đào tạo kinh tế thương mại (1998): Khủng hoảng tài chính tiền tệ ở Châu Á.

Nguyên nhân và bài học. NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

18. Lê Hữu Việt- Tuấn Đức: Cho tiền cũng không xử lý hết nợ xấu. www.cafef.vn ngày 13/6/2015 SUMMARY

Control credit- risk- countries’ experiences and problems faced by Vietnam

Credit is always the ultimate support for economic growth. However, if not controlled effectively, the credit risk will be complicated, the consequences for the economy- society is so unpredictable. This article will focus on the subprime situation RRTD lead to complicated security threats liquidity in the banking system in some countries and draws some problem for Vietnam.

Keywords: subprime, credit risk, secure the liquidity of the banking system.

Huy Quang Vu, Fellows.

Working Organization: Sai Gon Commercial Bank, Bac Ninh Branch.

Field of study: Banking of Monetary, Public Debt.

Magazines have published articles: Journal of Economic research, Banking Review, Banking Science and Training Review

Email: huyvq@scb.com.vn THÔNG TIN TÁC GIẢ Vũ Quang Huy, Nghiên cứu sinh

Đơn vị công tác: Ngân hàng TMCP Sài Gòn- Chi Nhánh Bắc Ninh.

Lĩnh vực nghiên cứu chính: Tài chính- ngân hàng.

Tạp chí tiêu biểu đã có bài viết đăng tải: Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, Tạp chí Ngân hàng, Tạp chí Khoa học và Đào tạo Ngân hàng.

Email: vuqhuybn@gmail.com

Khó đạt mục tiêu tăng trưởng GDP

Tổng hợp từ Dân trí, chinhphu.

vn, Infonet

Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9,Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá, trong 13 chỉ tiêu, thì 9 tháng đã hoàn thành và vượt 11 chỉ tiêu, còn lại 2 chỉ tiêu là tăng trưởng GDP và xuất khẩu.

Xuất khẩu là mục tiêu 7,5-8%

nhưng 9 tháng mới đạt 6,7%.

Còn chỉ tiêu GDP thì “nỗ lực đạt mục tiêu cao nhất kế hoạch năm 2016 từ 6,3-6,5%”. Theo đó, một số giải pháp được đưa ra là thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, giảm chi phí trong sản xuất, thúc xuất nhập khẩu, thúc đẩy tiêu dùng trong nước...

Theo dự báo của World Bank,

tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2016 chỉ ở mức 6%, cách xa chỉ tiêu 6,7% mà Quốc hội đề ra. Trong khi đó, nợ công của Việt Nam sẽ lên tới hơn 64% GDP, vượt xa mức 117 tỷ USD vào hồi cuối năm ngoái.

Áp lực thu chi ngân sách Tổng hợp từ Báo tin tức, VnEconomy

Theo Bộ Tài chính, tổng thu cân đối ngân sách Nhà nước (NSNN) 9 tháng năm nay đạt 718,3 nghìn tỷ đồng, bằng 70,8% dự toán, tăng 5,2% so cùng kỳ năm ngoái. Để hoàn thành mục tiêu cân đối ngân sách đạt 1.014,5 nghìn tỷ đồng năm nay, Bộ Tài chính đang chỉ đạo ngành thuế quyết liệt thu hồi nợ đọng; phía hải quan

“gồng mình” với các chỉ tiêu thu

thuế xuất nhập khẩu (XNK).

Để tiết giảm chi NSNN, Bộ Tài chính đang tiếp tục rà soát, sửa đổi các chính sách chế độ chi NSNN về các vấn đề sử dụng tài sản nhà nước; mức chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế giai đoạn 2016- 2018; quy định việc mua sắm tài sản nhà nước theo phương thức tập trung...

Ngày 26/9, Kho bạc Nhà nước công bố huy động thêm 31.000 tỷ đồng nữa qua trái phiếu Chính phủ (TPCP), nâng tổng dự kiến huy động TPCP cả năm lên tới 281.000 tỷ đồng.

Trong phiên đầu tiên của kế hoạch huy động thêm 31.000 tỷ TPCP ngày 4/10, lãi suất kỳ hạn 5 năm đã giảm xuống chỉ còn 4,9%/năm. TPCP kỳ hạn 30 năm đến nay đã chính thức

vượt 12% kế hoạch phát hành.

Chính phủ quyết giữ lạm phát dưới 5%, giảm lãi suất

cho vay Theo VnEconomy

Chỉ đạo trên được Phó thủ tướng Vương Đình Huệ đưa ra tại cuộc họp chiều 19/10 với các thành viên Ban Chỉ đạo điều hành giá nhằm đánh giá kết quả kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô nói chung và điều hành giá một số mặt hàng cụ thể trong 9 tháng năm 2016 và định hướng điều hành giá 3 tháng cuối năm. Phó thủ tướng đề nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) tiếp tục chỉ đạo bằng mọi biện pháp giảm lãi suất cho, chính sách tín dụng tập trung vào các lĩnh vực cần thiết ưu tiên như nông nghiệp, nông thôn, đổi mới

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Kết quả nghiên cứu đã tìm thấy thu nhập lãi ròng cận biên, tỷ lệ nợ xấu và quy mô ngân hàng có tác động cùng chiều với tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng, còn thu nhập

Nếu một cổ phiếu có mức giá trên thị trường khác so với giá trị cơ bản của nó (bằng nhiều lí do, một trong số đó là từ hoạt động của các nhà đầu tư không chuyên), ví

Nhóm nghiên cứu sử dụng công nghệ viễn thám đã xây dựng được bản đồ rủi ro do lũ, ngập lụt cho các khu vực nghiên cứu dựa vào các dữ liệu, tài liệu vệ tinh xây dựng được

- Tính phụ thuộc: Đặc thù của ngành may mặc ở nước ta là chủ yếu thực hiện theo hình thức gia công cho khách hàng nước ngoài, lệ thuộc vào nguồn

Rủi ro tín dụng trong hoạt động Ngân được quy định tại Điều 3 Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử

- Ngoài ra qua quá trình tìm hiểu tài liệu và nghiên cứu định tính trong bài làm tôi có phỏng vấn những cán bộ tín dụng cá nhân để tìm ra nguyên nhân dẫn đến những

Trong những năm qua, nền kinh tế phát triển một cách nhanh chóng nhu cầu vốn ngày càng trở nên cần thiết để sản xuất kinh doanh với tiêu chí phát triển để phục vụ

Trường ĐH KInh tế Huế.. Để có thể kiểm soát việc phát sinh nợ xấu và khống chế tỷ lệ nợ xấu ở mức thấp, ngân hàng đã thực sự nỗ lực trong công tác quản trị rủi ro