• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
19
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

………

………

………

………

Soạn:...

Giảng:...

Tiết 106

NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ TƯ TƯỞNG, ĐẠO LÝ

I. Mục tiêu 1. Kiến thức

- Giúp hs nắm được đặc điểm, y/c và biết cách vận dụng làm bài NL về 1 vấn đề tư tưởng, đạo lí.

2. Kĩ năng

- Kĩ năng bài học: Rèn kĩ năng viết VB NL về 1 vấn đề tư tưởng, đạo lí.

- Kĩ năng sống: kĩ năng giao tiếp, kĩ năng thể hiện sự tự tin, kĩ năng xác định giá trị, kĩ năng nhận thức, kĩ năng xử lí tình huống.

3. Thái độ

- Có ý thức tu dưỡng, phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

4. Năng lực hướng tới

- Năng lực phân tích và trình bày một vấn đề.

- Năng lực xử lí thông tin, tình huống.

II. Chuẩn bị

- Thầy: sgk, bài soạn, phiếu học tập.

- Trò: sgk, vở soạn.

III. Phương pháp, kĩ thuật

- PP vấn đáp, phân tích, quy nạp, thảo luận, luyện tập, dạy học nhóm, dạy học định hướng hành động.

- KT đặt câu hỏi, trình bày một phút, chia nhóm, giao nhiệm vụ.

IV. Tiến trình giờ dạy 1. Ổn định: 1’

2. Kiểm tra: 4’

? Cho biết yêu cầu về bố cục 1 bài nghị luận về 1 sự việc, hiện tượng trong đời sống? Kể tên các hiện tượng cần viết bài nghị luận trong đời sống?

3. Bài mới

Hoạt động của thầy và trò Nội dung Hoạt đọng 1: 20’

- Mục tiêu: hs hiểu được thế nào là bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý

- Hình thức tổ chức: dạy học định hướng hành động - PP vấn đáp, phân tích, quy nạp

- KT đặt câu hỏi, trình bày một phút

* HS đọc VB (34) – GV nhận xét.

? VB trên bàn về vấn đề gì? VB có thể chia làm mấy phần? Chỉ ra ND của mỗi phần và mối quan hệ của

I. Tìm hiểu bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí

1. Khảo sát, phân tích ngữ liệu

- Bàn về giá trị của tri thức KH

(2)

chúng?

- MB: Đ1: Nêu vấn đề - TB: Đ2,3: CM vấn đề.

+ Câu 1 đoạn 2: Tri thức đúng là sức mạnh: cứu 1 máy...

+ Câu 1 đoạn 3: Tri thức cũng là sức mạnh của CM (Bác Hồ đã thu hút...)

- KB: Mục đích sức mạnh - phê phán 1 số người không biết quý trọng tri thức, sử dụng không đúng chỗ.

? Chỉ ra các câu nêu luận điểm chính của bài?

- Đ1: 4 câu đầu

- Đ2: Câu 1 và 2 câu cuối - Đ3: Câu 1

- Đ4: Câu 1 và câu cuối

? VB sử dụng phép lập luận nào là chính? Cách lập luận đó có sức thuyết phục không? Vì sao?

- Phép chứng minh. Có sức thuyết phục cao vì: văn bản dùng sự thực thực tế để nêu một vấn đề tư tưởng, phê phán tư tưởng không biết trọng tri thức, dùng sai mục đích. Giúp cho người đọc nhận thức được vai trò của tri thức và tri thức đối với sự tiến bộ của XH.

? Bài NL về 1 vấn đề tư tưởng đạo lí có gì khác so với bài NL về 1 sự việc, hiện tượng?

1. NL về 1 sự việc...=> từ sự việc hiện tượng đời sống nêu ra những vấn đề tư tưởng.

2. NL về 1 vấn đề tư tưởng...=> Dùng giải thích, CM làm sáng tỏ tư tưởng, đạo lí quan trọng đối với đời sống con người.

? Qua phân tích, em hiểu NL về 1 vấn đề tư tưởng đạo lí là gì?

- 2 hs phát biểu- gv chốt

? Bài NL về 1 vấn đề tư tưởng... cần tuân thủ yêu cầu gì về nội dung, hình thức?

- 2 hs phát biểu - gv chốt - 1 hs đọc ghi nhớ ( 36 )

...

...

...

.

Hoạt động 2: 16’

- Mục tiêu: hs biết vận dụng kiến thức lí thuyết để làm các BT trong sgk

- Hình thức tổ chức: dạy học nhóm - PP thảo luận, luyện tập

- KT giao nhiệm vụ, chia nhóm - Hs đọc VB

- Gv chia lớp 3 nhóm theo màu sắc: xanh, đỏ, trắng

và người trí thức

- VB dùng phép lập luận chủ yếu là chứng minh.

- Chỉ ra chỗ sai, chỗ đúng.

2. Ghi nhớ - sgk

II. Luyện tập

VB “ Thời gian là vàng”

a, VB thuộc kiểu bài NL về 1 vấn đề TT đạo lí

b, NL về vấn đề giá trị của thời gian

- Luận điểm chính:

+ Thời gian là sự sống.

+ Thời gian là thắng lợi.

+ Thời gian là tiền.

(3)

- Các nhóm thảo luận => đại diện trình bày GV sửa chữa, bổ sung

+ Thời gian là tri thức.

c, Phép LL chủ yếu là:

- Phân tích + CM

- Các luận điểm được triển khai theo lối phân tích những biểu hiện chứng tỏ thời gian là vàng.

Sau mỗi luận điểm là dẫn chứng chứng minh cho luận điểm 4. Củng cố: 1’

? Em hiểu ntn về kiểu bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí?

5. Hướng dẫn về nhà: 3’

- Học bài, hoàn thành BT.

- Nắm nội dung bài học.

- Chuẩn bị bài: Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.

+ Tìm hiểu các dạng đề nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.

+ Tìm hiểu các bước làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.

+ Lập dàn bài cho đề bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.

V. Rút kinh nghiệm

………

………

………

………

Soạn:...

Giảng:...

Tiết 107

CHÓ SÓI VÀ CỪU

TRONG THƠ NGỤ NGÔN CỦA LA PHÔNG-TEN (Hi-pô-lít Ten)

I. Mục tiêu 1. Kiến thức

- Nắm được vài nét về tác giả

- Hs thấy được tác giả đã dùng phép so sánh hình tượng con cừu và con chó sói trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten nhằm làm nổi bật đặc trưng của sáng tác nghệ thuật.

- Nắm được cách lập luận của tác giả trong vb 2. Kĩ năng

- Kĩ năng bài học: Rèn kĩ năng đọc – hiểu một vb dịch về nghị luận văn chương, phát hiện chi tiết nghệ thuật đặc sắc trong VB

- Kĩ năng sống: kĩ năng thể hiện sự cảm thông, ra quyết định, kĩ năng nhận thức, kĩ năng tư duy phê phán.

3. Thái độ

- Giúp hs hiểu được tấm lòng của nhà thơ La Phông-ten và càng yêu quí nhà thơ.

(4)

4. Năng lực hướng tới

- Năng lực phát hiện và phân tích chi tiết nghệ thuật.

- Năng lực trình bày, đánh giá.

- Năng lực giao tiếp, thưởng thức văn học

* Tích hợp giáo dục đạo đức học sinh: giáo dục lòng nhân ái, sự khoan dung độ lượng cho hs II. Chuẩn bị

- Thầy: sgk, bài soạn, một số tư liệu về tác giả và tập thơ của La Phông-ten.

- Trò: sgk, vở soạn.

III . Phương pháp, kĩ thuật

- PP vấn đáp, phân tích, quy nạp, thuyết trình, dạy học phân hóa, dạy học định hướng hành động.

- KT động não, đặt câu hỏi, trình bày một phút.

IV. Tiến trình giờ dạy 1. Ổn định: 1’

2. Kiểm tra: 4’

? Hãy chỉ ra điểm yếu, điểm mạnh của người VN và nhiệm vụ của thanh niên VN trong thời đại mới qua hiểu biết của em về văn bản VB “ Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới” của Vũ Khoan?

3. Bài mới: Giới thiệu bài 1’:

Chó sói vốn hung dữ, ranh ma, xảo quyệt còn cừu là giống vật hiền lành, chậm chạp, thường làm mồi cho sói. Nhưng dưới ngòi bút của nhà sinh vật, nhà thơ Hi-pô-lít Ten thì những con vật này được miêu tả và phân tích ntn? Chúng ta cùng tìm hiểu VB “ Chó sói và cừu...” để biết được điều đó...

Hoạt động của thầy và trò Nội dung Hoạt động 1: 5’

- Mục tiêu: hs biết được những nét cơ bản về tác giả - Hình thức tổ chức: dạy học phân hóa

- PP vấn đáp

- KT trình bày một phút

? Trình bày những hiểu biết của em về tác giả?

- 2 hs phát biểu- gv chốt và bổ sung.

? Em hãy nêu xuất xứ của tác phẩm?

- 1hs nêu - gv chốt

...

...

.

Hoạt động 2: 29’

- Mục tiêu:

+ Hs thấy được tác giả đã dùng phép so sánh hình tượng con cừu và con chó sói trong thơ ngụ ngôn của La Phông- ten nhằm làm nổi bật đặc trưng của sáng tác nghệ thuật

+ Nắm được cách lập luận của tác giả trong vb

I. Giới thiệu chung

1. Tác giả: 1828-1893

- Hi-pô-lít Ten là nhà triết học, sử học và nhà nghiên cứu văn học, viện sĩ viện hàn lâm Pháp

2. Tác phẩm

- Trích từ chương 2 phần 2 của tác phẩm cùng tên do Tú Mỡ dịch.

II. Đọc, hiểu văn bản

(5)

- Hình thức tổ chức: dạy học phân hóa, dạy học định hướng hành động

- PP vấn đáp, phân tích, quy nạp, thuyết trình - KT đặt câu hỏi, trình bày một phút

* GV nêu yêu cầu đọc: To, rõ ràng....

- 2 hs đọc - nhận xét

? Ngoài những từ giải thích trong sgk, còn những từ ngữ nào mà em chưa rõ nghĩa?

- Hs phát hiện. Gv giải thích thêm.

? VB thuộc thể loại nào ? Vì sao?

- VBNL văn học vì văn bản đưa ra cách nhìn nhận khác nhau về các con vật

? VB chia làm 2 đoạn, hãy tìm và nêu ý chính của mỗi đoạn?

- Đ1: Từ đầu => tốt bụng như thế: Hình tượng cừu trong thơ ngụ ngôn.

- Đ2: Còn lại : Hình tượng chó sói trong thơ ngụ ngôn.

? Nhận xét về mạch nghị luận của tác giả?

- Tác giả lập luận bằng cách dẫn ra những dòng viết về hai con vật ấy của nhà khoa học Buy-phông để so sánh.

- Trong cả hai đoạn, tác giả đều triển khai mạch nghị luận theo trật tự ba bước: dưới ngòi bút của La Phông-ten, dưới ngòi bút của Buy-phông, dưới ngòi bút của la Phông-ten.

Nhưng khi bàn về con cừu, tác giả thay bước thứ nhất bằng trích đoạn thơ ngụ ngôn của la Phông-ten, nói khác đi, tác giả nhờ La Phông-ten tham gia vào mạch nghị luận của ông. Nhờ vậy, bài nghị luận trở nên sinh động hơn.

* HS đọc đoạn Đ1

? Dưới ngòi bút của nhà khoa học Buy-phông thì cừu là một loài vật như thế nào?

- Sợ sệt, ngu ngốc.

? Vì sao Buy-phông lại có nhận xét như thế?

- Vì ông viết về loài cừu nói chung bằng ngòi bút chính xác khoa học, nêu lên những đặc tính cơ bản của chúng.

? Em hãy lấy dẫn chứng để chứng minh?

- Chỉ 1 tiếng động ....bị chó xua đi

? Dưới ngòi bút của nhà thơ La-phông-ten thì cừu có phải chỉ như thế hay không?

- La Phông-ten viết về 1 con cừu non cụ thể và đặt chú vào một hoàn cảnh đặc biệt, đối mặt với chó sói bên dòng suối, còn nhìn nhận cừu như những con vật “Thân thương và tốt bụng”, giọng chú còn buồn rầu và dịu dàng nữa, có tình mẫu tử.

? Khi khắc họa nét tính cách của chú cừu nhà thơ đã căn cứ vào những đặc điểm vốn có nào của cừu?

- Tác giả không tùy tiện mà căn cứ vào những đặc điểm vốn

1. Đọc, chú thích

2. Bố cục: 2 đoạn

3. Phân tích

3.1. Hình tượng cừu trong thơ ngụ ngôn

- Là con vật hiền lành, nhút

(6)

có của loài cừu là tính chất hiền lành, nhút nhát, chẳng bao giờ làm hại ai mà cũng chẳng thể làm hại ai

? Tìm dẫn chứng để chứng minh?

- Hs lấy dẫn chứng trong sgk

? Không chỉ khắc họa những nét tính cách của cừu mà dưới ngòi bút của mình La Phông-ten còn nhân cách hóa cừu: nó cũng suy nghĩ, hành động, nói năng như con người. Tìm dẫn chứng - Cuộc đối thoại giữa cừu và chó sói

? Em nghĩ gì về cách cảm nhận của tác giả?

- Kết hợp cái nhìn khách quan và cảm xúc chủ quan - Tạo hình ảnh vừa chân thực vừa xúc động về con cừu.

? Qua phân tích, em thấy trong thơ ngụ ngôn hình tượng con cừu hiện lên ntn?

2 hs phát biểu, gv chốt.

...

.

...

.

...

.

nhát, chẳng bao giờ làm hại ai mà cũng chẳng thể làm hại ai.

- Nhân cách hóa cừu: nó cũng suy nghĩ, hành động, nói năng như con người

Cừu dịu dàng, thân thương và tốt bụng.

4. Củng cố: 1’

- Em có nhận xét gì về hình tượng con cừu trong cách nhìn nhận của La Phông-ten?

5. Hướng dẫn về nhà: 3’

- Học bài, nắm nội dung bài học.

- Đọc lại vb, phân tích phần còn lại của vb.

Hs quan sát Đ2: “Còn chó sói...thù ghét”. Buy-phông đã nhìn thấy những điểm nào của chó sói? Tình cảm của ông đối với con vật này ntn?

Nhận xét của ông có đúng không? Vì sao?

Trong thơ La Phông-ten đã chọn một con sói ntn?

Vậy chó sói hiện ra ntn? Chúng mang đặc điểm gì?

Tình cảm của La Phông-ten đối với chúng ra sao? Nhận xét?

Trong 2 cách nhìn nhận trên, em thích cách nào hơn?

Trong 2 cách nhìn trên, nhà thơ khác với nhà bác học ở điểm nào?

Em hiểu nhà thơ có đầu óc phóng khoáng hơn ntn?

Tác giả đưa ra lời bình luận ntn?

Nhận xét cách nghị luận của tác giả trong đoạn văn?

Dùng so sánh đối chiếu về 2 con vật qua 2 cách nhìn của nhà thơ và nhà khoa học, văn bản đã giúp em hiểu rõ điều gì?

Để bộc lộ rõ nội dung trên, tác giả đã sử dụng đặc trưng của sáng tạo nghệ thuật. Sáng tạo ấy được bộc lộ ntn?

Em học tập được gì về nghệ thuật viết văn nghị luận có lời bình của tác giả Những giá trị nghệ thuật nổi bật của vb là gì?

Hãy khái quát nội dung của vb?

V. Rút kinh nghiệm

(7)

...

...

...

...

...

...

Soạn:...

Giảng:... Tiết 108

CHÓ SÓI VÀ CỪU

TRONG THƠ NGỤ NGÔN CỦA LA PHÔNG-TEN (tiếp) ( Hi-pô-lít Ten

)

I. Mục tiêu (như tiết 107) II. Chuẩn bị

III. Phương pháp, kĩ thuật IV. Tiến trình giờ dạy 1. Ổn định: 1’

2. Kiểm tra: 4’

- Trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten, cừu là một loài vật như thế nào? Chứng minh?

3. Bài mới:

Hoạt động của thầy và trò Nội dung Hoạt động 1: 30’

- Mục tiêu:

+ Hs thấy được tác giả đã dùng phép so sánh hình tượng con cừu và con chó sói trong thơ ngụ ngôn của La Phông- ten nhằm làm nổi bật đặc trưng của sáng tác nghệ thuật

+ Nắm được cách lập luận của tác giả trong vb

- Hình thức tổ chức: dạy học phân hóa, dạy học định hướng hành động

- PP vấn đáp, phân tích, quy nạp, thuyết trình - KT đặt câu hỏi, trình bày một phút

- Hs quan sát Đ2: “Còn chó sói...thù ghét”.

? Buy-phông đã nhìn thấy những điểm nào của chó sói? Tình

I. Giới thiệu chung II. Đọc, hiểu văn bản 1. Đọc, chú thích 2. Bố cục

3. Phân tích

3.1. Hình tượng cừu trong thơ ngụ ngôn

3.2. Hình tượng chó sói trong thơ ngụ ngôn

(8)

cảm của ông đối với con vật này ntn?

- 2 hs phát biểu, gv chốt.

+ Thù ghét mọi sự kết bạn, cô đơn, lặng lẽ

+ Khó chịu, đáng ghét: lúc sống thì có hại, lúc chết thì vô dụng.

? Nhận xét của ông có đúng không? Vì sao?

- Đúng

- Vì dựa trên sự quan sát những biểu hiện của loài vật này.

? Trong thơ La Phông-ten đã chọn một con sói ntn?

- Một con sói cụ thể, đói meo, gầy giơ xương, bắt gặp chú cừu đang uống nước phía dưới dòng suối chỗ hắn đang đứng. Hắn muốn ăn thịt cừu nhưng che giấu tâm địa của mình kiếm cớ bắt tội để gọi là trừng phạt chú cừu tội nghiệp.

? Vậy chó sói hiện ra ntn? Chúng mang đặc điểm gì?

- Là bạo chúa khát máu, thú điên.

- Lấm lét, lo lắng, luôn đói dài.

? Tình cảm của La Phông-ten đối với chúng ra sao? Nhận xét?

- Ghê sợ, đáng thương.

- Chân thực, thương cảm.

? Trong 2 cách nhìn nhận trên, em thích cách nào hơn?

( hs tự bộc lộ )

*Hs đọc đoạn cuối VB

? Trong 2 cách nhìn trên, nhà thơ khác với nhà bác học ở điểm nào?

- Nhà thơ: sói là “bạo chúa của cừu”, “là 1 tên trộm cướp”, “là một gã vô lại luôn luôn đói dài và luôn luôn bị ăn đòn” mặt khác “cũng đáng thương”, “khốn khổ và bất hạnh” => thể hiện bằng tình thương.

- Nhà bác học: chó sói là 1 con vật có hại => thể hiện tính chính xác, trung thực trong miêu tả “bộ mặt lấm lét....vô dụng”

? Em hiểu nhà thơ có đầu óc phóng khoáng hơn ntn?

- Suy nghĩ, tưởng tượng không bị gò bó, khuôn phép theo định kiến.

? Tác giả đưa ra lời bình luận ntn?

- Buy-phông dựng 1 vở bi kịch về sự độc ác, nhìn thấy kẻ ác thú, khát máu trong con sói để mọi người ghê tởm và sợ hãi.

- La Phông-ten dựng hài kịch về sự ngu ngốc, nhìn thấy vẻ bề ngoài dã thú của con vật nhưng bên trong thì ngu ngốc để người đọc ghê tởm, không phải sợ hãi.

? Nhận xét cách nghị luận của tác giả trong đoạn văn?

- Dùng so sánh, đối chiếu để làm nổi bật quan điểm.

? Dùng so sánh đối chiếu về 2 con vật qua 2 cách nhìn của nhà thơ và nhà khoa học, văn bản đã giúp em hiểu rõ điều gì?

- 2 hs phát biểu, gv chốt.

? Để bộc lộ rõ nội dung trên, tác giả đã sử dụng đặc trưng của sáng tạo nghệ thuật. Sáng tạo ấy được bộc lộ ntn?

- Bộc lộ thái độ, cảm xúc.

- Là bạo chúa khát máu, thú điên.

- Lấm lét, lo lắng, luôn đói dài.

(9)

- Nghệ thuật phản ánh cuộc sống 1 cách chân thực.

? Em học tập được gì về nghệ thuật viết văn nghị luận có lời bình của tác giả?

- Lập luận dựa trên luận cứ có sẵn trong VB để so sánh, đối chiếu.

- Dùng so sánh, đối chiếu làm nổi bật quan điểm.

? Những giá trị nghệ thuật nổi bật của vb là gì?

- Hs trả lời

? Hãy khái quát nội dung của vb?

- Hs khái quát.

...

...

...

Hoạt động 3: 6’

- Gv cho hs đọc thêm bài thơ trong sgk.

- Yêu cầu hs đặt tên cho văn bản theo ý hiểu của mình.

- Hs đặt, gv nhận xét.

Sói tàn bạo, đói khát, vừa khổ sở vừa đáng thương, bất hạnh.

4. Tổng kết 4.1. Nghệ thuật

- Nghị luận theo trật tự 3 bước: dưới ngòi bút của La – dưới ngòi bút của Buy – dưới ngòi bút của La Phông-ten.

- Sử dụng phép lập luận so sánh, đối chiếu bằng cách dẫn ra những dòng viết về 2 con vật từ đó làm nổi bật hình tượng nghệ thuật trong sáng tác của nhà thơ được tạo nên bởi những yếu tố tưởng tượng.

4.2. Nội dung 4.3. Ghi nhớ - sgk

III. Luyện tập

1. Đọc thêm: Chó sói và...

2. Đặt tên cho VB

4. Củng cố: 1’

? Hãy chỉ ra sự khác nhau giữa nhà thơ và nhà khoa học thể hiện trong VB?

5. Hướng dẫn về nhà: 3’

- Đọc lại nhiều lần vb, nắm nội dung của bài.

- Chuẩn bị văn bản “ Con cò” của Chế lan Viên.

Tìm hiểu vài nét về nhà thơ và văn bản.

Có 3 đoạn trong bài thơ, nêu nội dung khái quát của từng đoạn?

Ý nghĩa biểu tượng qua hình tượng con Cò vừa thống nhất vừa có sự phát triển qua các đoạn của bài như thế nào?

Những câu ca dao nào được tác giả viết ra trong lời hát ru của mẹ.

Gợi tả không gian, khung cảnh của làng quê, phố xá như thế nào?

Tiếp đến là lời ru bằng những câu ca dao nào?

Con cò là tượng trưng cho ai? Với cuộc sống như thế nào?

Mẹ ru bằng những lời ru nào của mẹ?

Mẹ nói với con cò bằng lời ru, chính là mẹ đang nói với ai nữa?

(10)

Câu thơ có mấy hình tượng Nhịp điệu, lời thơ như thế nào Tình mẹ với con như thế nào?

Kết thúc đoạn thơ được diễn tả giấc ngủ của con như thế nào?

Vì sao giấc ngủ của con lại chẳng phân vân?

Lời ru của mẹ, hình ảnh con cò đã được thể hiện qua câu thơ nào?

Nhận xét của em về nhịp diệu của câu thơ (của lời ru) Hình ảnh con cò đối với đứa con lúc này như thế nào?

Những hình ảnh thơ nào mới lạ đối với em?

Các hình ảnh thơ này gợi cho em cảm nghĩ gì? Các hình ảnh thơ đó có ý nghĩa gì?

Nghệ thuật độc đáo của tác giả khi xây dựng hình tượng thơ trong 2 câu thơ này này là gì....

Lời ru của mẹ được tiếp tục thể hiện ntn?

Lời ru thể hiện ước mong của mẹ như thế nào? Tình mẹ giành cho con ntn?

Nhà thơ có sự vận dụng sáng tạo ca dao ntn? Có sự xây dựng hình ảnh thơ giàu ý nghĩa biểu trưng ntn? Qua đoạn 2?

Ý nghĩa của hình ảnh con cò trong đoạn 2?

Lời mẹ ru con được thể hiện ntn?

Hình ảnh con cò có ý nghĩa biểu tượng cho tấm lòng người mẹ như thế nào.

Nhà thơ đã khái quát lên tình mẹ như một quy luật qua câu thơ nào?

Đó là quy luật thể hiện tình cảm của người mẹ ntn?.

Những dòng thơ cuối với âm hưởng lời ru ntn?

Nhà thơ đã khai thác và làm mới vẻ đẹp của ca dao ntn?

Biểu hiện đáng quý nào trong tấm lòng nhà thơ được bộc lộ?

Ý nghĩa lớn lao của lời ru đối với mỗi người ntn?

V. Rút kinh nghiệm

...

...

...

...

...

...

Soạn:...

Giảng:... Tiết 109

LIÊN KẾT CÂU VÀ LIÊN KẾT ĐOẠN VĂN

I. Mục tiêu 1. Kiến thức

(11)

- Giúp hs nâng cao hiểu biết và kĩ năng sử dụng phép liên kết đã học từ tiểu học.

- Nhận biết liên kết ND và liên kết hình thức giữa các câu, các đoạn văn.

- Nắm 1 số biện pháp liên kết thường dùng trong việc tạo lập VB.

2. Kĩ năng

- Kĩ năng bài học:

+ Rèn kĩ năng viết đoạn văn có sử dụng phép liên kết.

+ Nhận biết 1 số biện pháp liên kết thường dùng trong việc tạo lập VB.

+ Sử dụng một số phép liên kết câu, liên kết đoạn văn trong việc tạo lập vb.

- Kĩ năng sống: kĩ năng giao tiếp, kĩ năng thể hiện sự tự tin, kĩ năng tư duy sáng tạo.

3. Thái độ

- Có ý thức dùng phép liên kết khi tạo lập VB cho mạch lạc, rõ ràng.

4. Năng lực hướng tới

- Năng lực nhận biết phép liên kết trong văn bản.

- Năng lực phân tích các phép liên kết.

- Năng lực giao tiếp, giải quyết vấn đề, sáng tạo, tự quản bản thân

* Tích hợp giáo dục đạo đức học sinh: có ý thức sử dụng kiến thức trong khi nói và viết cho phù hợp, đạt hiệu quả

- Giáo dục tính tự lập, tự tin, tự chủ trong việc thực hiện nhiệm vụ của bản thân và các công việc được giao

- Giáo dục tình yêu tiếng Việt, giữ gìn, phát huy vẻ đẹp của tiếng Việt II. Chuẩn bị

- Thầy: sgk, bài soạn, bảng phụ, phiếu học tập.

- Trò: sgk, vở soạn.

III. Phương pháp, kĩ thuật

- PP vấn đáp, thảo luận, phân tích, quy nạp, luện tập, dạy học nhóm.

- KT đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, chia nhóm, trình bày một phút IV. Tiến trình giờ dạy

1 . Ổn định: 1’

2 . Kiểm tra: 4’

- Thế nào là thành phần gọi đáp và phụ chú? Cho ví dụ?

3. Bài mới

Khi trình bày một đoạn văn, bài văn chúng ta phải chú ý đến tính liên kết giữa câu với câu, đoạn với đoạn. Vì nếu một bài văn không có tính liên kết sẽ làm cho người đọc khó hiểu, lời văn lủng củng. Vậy thế nào là liên kết, chúng ta cùng tìm hiểu.

Hoạt động của thầy và trò Nội dung Hoạt động 1: 15’

- Mục tiêu: hs hiểu được thế nào là liên kết câu và liên kết đoạn văn trong văn bản

- Hình thức tổ chức: dạy học phân hóa, dạy học nhóm - PP vấn đáp, thảo luận, phân tích, quy nạp

- KT đặt câu hỏi, chia nhóm, trình bày một phút - Gv treo bảng phụ.

- Y/c HS đọc ngữ liệu trên bảng phụ.

? Đoạn văn bàn về vấn đề gì? Chủ đề ấy có liên quan thế nào với chủ đề chung của VB?

- 2 hs nêu – gv chốt.

I. Khái niệm liên kết

1. Khảo sát, phân tích ngữ liệu

- Liên kết nội dung

+ ĐV phục vụ chủ đề chung.

(12)

- Bàn về: Cách phản ánh thực tại của người nghệ sĩ =>

Là bộ phận.

- Chủ đề chung: Bàn về tiếng nói của văn nghệ => Toàn thể.

? ND chính của mỗi câu trong đoạn văn là gì?

- Câu 1 : Tác phẩm văn nghệ phản ánh thực tại.

- Câu 2: Khi phản ánh thực tại, người nghệ sĩ muốn nói lên 1 điều gì đó mới mẻ.

- Câu 3: Cái mới mẻ ấy là thái độ, tình cảm và lời nhắn gửi của người nghệ sĩ.

? Những ND trên có quan hệ thế nào với chủ đề của ĐV?

Nêu trình tự sắp xếp các câu đó trong ĐV?

- Các câu đều hướng vào chủ đề: Cách phản ánh thực tại của người nghệ sĩ.

- Trình tự sắp xếp các câu hợp lí :

+ Tác phẩm VN làm gì? ( Phản ánh thực tại ) + Phản ánh thực tại ntn? ( Tái hiện và sáng tạo)

+ Tái hiện và sáng tạo thực tại để làm gì ? ( Để nhắn gửi 1 điều gì đó )

* GV giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận:

- Nhóm 1: Từ được lặp lại trong ĐV.

- Nhóm 2: Từ cùng trường từ vựng.

- Nhóm 3: Từ thay thế từ nghệ sĩ . - Nhóm 4: Quan hệ từ

* Đại diện trình bày

- Nhóm 1: Lặp từ : tác phẩm

- Nhóm 2: Trường từ vựng: Tác phẩm, nghệ sĩ.

- Nhóm 3: Từ thay thế: nghệ sĩ - anh

Những cái đã có rồi - những vật liệu mượn ở thực tại => Phép thế.

- Nhóm 4: Quan hệ từ: Nhưng => phép nối

? ĐV đã sử dụng những biện pháp liên kết nào ? Tác dụng của các biện pháp đó?

- Biện pháp: Lặp từ, trường từ vựng liên tưởng, phép thế, phép nối.

- Tác dụng: Liên kết ND các câu trong ĐV

? Hãy nêu 1 số phép liên kết câu và tác dụng của nó mà em biết?

- 2 hs nêu – gv chốt.

- 1 hs đọc ghi nhớ ( 43 )

...

...

...

+ Các câu phục vụ chủ đề của đoạn văn

-> Quan hệ đề tài

+ Các câu được sắp xếp theo một trình tự hợp lí -> quan hệ logic.

- Liên kết hình thức + Phép lặp

+ Phép thế + Phép nối

+ Phép dùng từ đồng nghĩa, trái nghĩa hoặc cùng trường liên tưởng

2. Ghi nhớ: ( 43 )

Hoạt động 2: 22’

- Mục tiêu: hs nhận diện được các phép liên kết trong đoạn văn

II. Luyện tập

(13)

- Hình thức tổ chức: dạy học nhóm

- PP nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận.

- KT đông não, chia nhóm Hs đọc BT

- GV chia lớp 3 nhóm, y/c các nhóm thảo luận (5’) - Đại diện nhóm trình bày kết quả. Các nhóm nhận xét.

- Gv sửa chữa, bổ sung, chốt.

Gv y/c hs viết đoạn văn, thu và chấm

1. Bài 1 (43 )

* Chủ đề: Khẳng định điểm mạnh và điểm yếu về năng lực và trí tuệ của người VN

* ND: Các câu đều làm rõ điểm mạnh và lỗ hổng cần nhanh chóng khắc phục.

* Trình tự: các câu sắp xếp hợp lí

+ Câu 1: Khẳng định điểm mạnh của người VN.

+ Câu 2: Tính ưu việt của điểm mạnh.

+ Câu 3: Khẳng định điểm yếu.

+ Câu 4: Biểu hiện cụ thể của điểm yếu.

+ Câu 5: Nhiệm vụ cấp bách: Khắc phục lỗ hổng.

* Các câu được liên kết = các phép liên kết:

+ Câu 2: Nối với câu 1 = cụm từ: Bản chất trời phú ( thế đồng nghĩa)

+ Câu 3 nối với câu 2 = QHT “ nhưng” ( Phép nối ) + Câu 4 nối với câu 3 = cụm từ “ ấy là” ( Phép nối ) + Câu 5 nối với câu 4 = từ “ Lỗ hổng” ( Lặp từ ) 2. BT 2

Tập viết ĐV có sử dụng phép liên kết vừa học, chủ đề tự chọn (9 câu )

4. Củng cố: 1’

? Hãy trình bày những hiểu biết của em về các phép liên kết câu, đoạn?

5. Hướng dẫn về nhà: 2’

- Học bài, hoàn thành BT

- Chuẩn bị bài Liên kết câu và liên kết đoạn văn ( luyện tập).

+ Chuẩn bị các bài tập trong sgk ( 49,50,51)

+ Chú ý phần yêu cầu và làm đúng yêu cầu của bài.

+ Tìm thêm một vài ví dụ nữa về lỗi liên kết V. Rút kinh nghiệm

...

...

...

...

...

(14)

Soạn:...

Giảng:... Tiết 110

Đọc thêm: CON CÒ

- Chế Lan Viên - I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Học sinh cảm nhận được vẻ đẹp và ý nghĩa của hình tượng con cò trong bài thơ được phát triển từ những câu hát ru xưa để ngợi ca tình mẹ và những lời ru.

- Học sinh thấy được sự vận dụng sáng tạo ca dao của tác giả, và những đặc điểm về hình ảnh, thể thơ, giọng điệu của bài thơ.

2. Kĩ năng

- Kĩ năng bài học

+ Rèn luyện kĩ năng cảm thụ và phân tích thơ đặc biệt là những hình tượng thơ được sáng tạo bằng liên tưởng tưởng tượng.

+ Rèn kĩ năng đọc - hiểu một vb thơ trữ tình

- Kĩ năng sống: kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng bộc lộ cảm xúc, kĩ năng xác định giá trị.

3. Thái độ

- Biết trân trọng tình cảm mà người mẹ dành cho con.

4. Năng lực hướng tới

- Năng lực phân tích, cảm thụ thơ hiện đại VN.

- Năng lực trình bày.

- Năng lực giao tiếp, thưởng thức văn học

* Tích hợp giáo dục đạo đức học sinh: giáo dục tình cảm thiêng liêng cao đẹp và lòng biết ơn đới với những bậc sinh thành

- Giáo dục tình yêu thương, hạnh phúc, giản dị, tôn trọng, trách nhiệm II. Chuẩn bị

- Thầy: sgk, bài soạn, một số tư liệu về nhà thơ Chế Lan Viên.

- Trò: sgk, vở soạn theo hướng dẫn tiết trước.

III. Phương pháp, kĩ thuật

- PP nêu và giải quyết vấn đề, thuyết trình, quy nạp, dạy học phân hóa, dạy học định hướng hành động.

- KT đặt câu hỏi, trình bày một phút.

IV. Tiến trình bài dạy 1. Ổn định: 1’

2. Kiểm tra: 4’

+ Nhà khoa học Buy-phông nhận xét về loài cừu, loài chó sói căn cứ vào đâu? Có đúng không? Phân tích các dẫn chứng? Nhận xét của ông khác với cách nhìn của La Phông-ten như thế nào?

3. Bài mới

Chế Lan Viên là nhà thơ xuất sắc của nền thơ hiện đại Việt Nam, có phong cách sáng tác thơ rõ nét và độc đáo. Đó là phong cách suy tưởng triết lí, đậm chất trí tuệ và tính hiện đại – Bài thơ “Con Cò” là bài thơ thể hiện khá rõ phong cách nghệ thuật đó của tác giả.

Hoạt động của thầy và trò Nội dung

(15)

Hoạt động 1: 2’

- Mục tiêu: hs nắm được những nét cơ bản về nhà thơ

- Hình thức tổ chức: dạy học phân hóa - PP vấn đáp.

- KT động não.

- Gv y/c hs tìm hiểu trong sgk Hoạt động 2: 33’

- Mục tiêu:

+ Học sinh cảm nhận được vẻ đẹp và ý nghĩa của hình tượng con cò trong bài thơ được phát triển từ những câu hát ru xưa để ngợi ca tình mẹ và những lời ru.

+ Học sinh thấy được sự vận dụng sáng tạo ca dao của tác giả, và những đặc điểm về hình ảnh, thể thơ, giọng điệu của bài thơ.

- Hình thức tổ chức: dạy học phân hóa, dạy học định hướng hành động

- PP vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, phân tích - KT đặt câu hỏi, trình bày một phút

GV: Nêu yêu cầu cần đọc;

- Thể thơ tự do, nhịp điệu biến đổi có nhiều câu thơ điệp lại, tạo nhịp điệu gần với điệu hát ru  Chú ý thay đổi giọng điệu, nhịp điệu.

- GV đọc mẫu 1 đoạn

- GV giới thiệu: Bố cục bài thơ được dẫn dắt theo sự phát triển của hình tượng trung tâm – hình tượng con Cò trong mối quan hệ với cuộc đời con người được xuyên suốt cả bài thơ.

? Có 3 đoạn trong bài thơ, nêu nội dung khái quát của từng đoạn?

- 3 đoạn (như đã chia trong SGK)

+ Đoạn 1: Hình ảnh con cò qua những lời ru bắt đầu đến với tuổi ấu thơ.

+ Đoạn 2: Hình ảnh con cò đi vào tiềm thức của tuổi ấu thơ sẽ theo cùng con người trên mọi chặng đường đời.

+ Đoạn 3: Từ hình ảnh con cò, suy ngẫm và triết lí về ý nghĩa của lời ru và lòng mẹ đối với cuộc đời mỗi người.

? Ý nghĩa biểu tượng qua hình tượng con Cò vừa thống nhất vừa có sự phát triển qua các đoạn của bài như thế nào?

I. Giới thiệu chung 1. Tác giả - sgk 2. Tác phẩm - sgk

II. Đọc, hiểu văn bản

1. Đọc, chú thích

- Chú ý thay đổi giọng điệu, nhịp điệu của bài thơ.

- Cách xây dựng hình tượng con cò.

2. Bố cục

- 3 đoạn (như đã chia trong SGK)

3. Phân tích

(16)

- H/S đọc đoạn 1.

? Những câu ca dao nào được tác giả viết ra trong lời hát ru của mẹ.

- “Con cò bay la - Con cò bay lả - Con cò cổng phủ - Con cò Đồng Đăng”

? Những câu ca dao đó gợi tả không gian, khung cảnh của làng quê, phố xá như thế nào?

- Gợi tả không gian, khung cảnh quen thuộc, sự nhịp nhàng thong thả, bình yên.

? Tiếp đến là lời ru bằng những câu ca dao nào?

- “Con cò ăn đêm - Con cò xa tổ - Cò gặp cành mềm Cò sợ xáo măng.”

? Con cò là tượng trưng cho ai? Với cuộc sống như thế nào?

- Hình ảnh con cò tượng trưng cho người mẹ, người phụ nữ trong cuộc sống vất vả.

? Mẹ ru bằng những lời ru nào của mẹ?

- Ngủ yên! Ngủ yên! cò ơi, chớ sợ!

Cành có mềm, mẹ đã sẵn tay nâng!

? Mẹ nói với con cò bằng lời ru, chính là mẹ đang nói với ai nữa?

? Câu thơ có mấy hình tượng

- 2 hình tượng con cò và đứa con bé bỏng.

? Nhịp điệu, lời thơ như thế nào?

- Câu thơ nhịp điệu nhẹ nhàng, lời thơ thiết tha giàu cảm xúc, mà vẫn có ý nghĩa biểu tượng sâu sắc thể hiện tình mẹ nhân từ, yêu thương, che chở cho con.

(Tha thiết ngọt ngào)

? Tình mẹ với con như thế nào?

- Nhân từ, rộng mở, tràn đầy yêu thương.

? Kết thúc đoạn thơ được diễn tả giấc ngủ của con như thế nào?

- Con ngủ chẳng phân vân.

? Vì sao giấc ngủ của con lại chẳng phân vân?

- Gợi ru một hình ảnh thanh bình, mẹ đã ru con bằng những câu ca dao là cả điệu hồn dân tộc và bằng tình mẹ dành cho con.

- Lời ru ngọt ngào, dịu dàng tràn đầy tình yêu thương của mẹ đến với tuổi ấu thơ để vỗ về, nuôi dưỡng tâm hồn cho con. Qua hình ảnh con cò với nhiều ý nghĩa biểu trưng sâu sắc.

- H/s: Đọc đoạn 2 của bài

3.1. Hình ảnh con cò qua những lời ru bắt đầu đến với tuổi thơ

Hình ảnh con Cò đến với tâm hồn tuổi thơ của con một cách vô thức.

Đó là lời ru ngọt ngào, dịu dàng và tình yêu, sự che chở của ng mẹ dành cho con.

3.2. Hình ảnh con cò sẽ theo cùng con người trên mọi chặng đường

(17)

? Lời ru của mẹ, hình ảnh con cò đã được thể hiện qua câu thơ nào?

- Ngủ yên! Ngủ yên! Ngủ yên - Cho cò trắng đến làm quen...

- Con ngủ yên thì cò cũng ngủ

? Nhận xét của em về nhịp điệu của câu thơ (của lời ru) - Đều đặn nhẹ nhàng, vấn vương tha thiết của tiếng ru con.

? Hình ảnh con cò đối với đứa con lúc này như thế nào?

- Gần gũi, tha thiết

? Những hình ảnh thơ nào mới lạ đối với em?

- Cánh của cò, hai đứa đắp chung đôi.

- Cánh trắng cò bay theo gót đôi chân

? Các hình ảnh thơ này gợi cho em cảm nghĩ gì? Các hình ảnh thơ đó có ý nghĩa gì?

- H/a Cò là ý nghĩa biểu tượng về lòng mẹ, về sự dìu dắt, nâng đỡ dịu dàng và bền bỉu ủa ng mẹ.

? Nghệ thuật độc đáo của tác giả khi xây dựng hình tượng thơ trong 2 câu thơ này này là gì....

- Sự liên tưởng, tưởng tượng phong phú, hình ảnh con cò được bay ra từ những câu ca dao để sống trong tâm hồn mỗi con người, nâng đỡ con người.

? Lời ru của mẹ được tiếp tục thể hiện ntn?

- Lớn lên, lớn lên, lớn lên...

- Con làm thi sĩ

- Cánh cò trắng lại bay hoài không nghỉ Trước hiên nhà

Và trong hơi mát câu văn.

? Lời ru thể hiện ước mong của mẹ như thế nào? Tình mẹ giành cho con ntn?

- Một cuộc sống ấm áp, tươi sáng được che chở và nâng niu....

? Nhà thơ có sự vận dụng sáng tạo ca dao ntn? Có sự xây dựng hình ảnh thơ giàu ý nghĩa biểu trưng ntn?

Qua đoạn 2?

? ý nghĩa của hình ảnh con cò trong đoạn 2?

- Nghệ thuật sáng tạo hình tượng độc đáo, hình tượng con cò sẽ theo cùng con người suốt cuộc đời đó là biểu tượng của tình mẹ ngọt ngào, che chở và nâng đỡ.

Đọc đoạn 3

? Lời mẹ ru con được thể hiện ntn?

- Dù ở gần con, - Dù ở xa con...., - Cò mãi yêu con.

? Hình ảnh con cò có ý nghĩa biểu tượng cho tấm lòng đời

Qua hình ảnh con cò, gợi ra ý nghĩa biểu tượng về lòng mẹ, về sự dìu dắt nâng đỡ dịu dàng và bền bỉ của người mẹ.

3.3. Ý nghĩa của lời ru và lòng mẹ với cuộc đời cuả mỗi người

(18)

người mẹ như thế nào.

- Lời thơ giản dị mà thấm đượm tình mẹ tha thiết dành cho con, hình ảnh thơ có ý nghĩa biểu tượng sâu sắc.

? Nhà thơ đã khái quát lên tình mẹ như một quy luật qua câu thơ nào?

- Con dù lớn vẫn là con của mẹ - Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con.

? Đó là quy luật thể hiện tình cảm của người mẹ ntn?.

- Khái quát lên thành một quy luật của tình cảm có ý nghĩa bền vững, rộng lớn và sâu sắc mở ra những suy ngẫm thành những triết lý sâu sa. Để ngợi ca và biết ơn tình mẹ dành cho con.

- G/V: Mở rộng đó là phong cách nghệ thuật độc đáo trong thơ Chế Lan Viên.

“Lũ chúng con ngủ trong giường chiếc hẹp Giấc mơ con đè nát cuộc đời con

Hạnh phúc đựng trong một tà áo hẹp...”

- G/v gợi ý học sinh mở rộng tình cảm của mẹ dành cho con nhân từ, bền vững, che chở cho con qua những câu ca dao, qua thơ của Nguyễn Duy.

“Ta đi trọn kiếp con người Cũng không đi hết mấy lời mẹ ru”

Đọc đoạn cuối

? Những dòng thơ cuối với âm hưởng lời ru ntn?

- Âm hưởng lời hát ru tha thiết ngọt ngào

? Thể thơ tự do tác giả sử dụng có khả năng thể hiện cảm xúc ntn? (Linh hoạt)

? Nhà thơ đã khai thác và làm mới vẻ đẹp của ca dao ntn?

(s/d ca dao, liên tưởng độc đáo, tạo suy ngẫm, triết lí....)

? Biểu hiện đáng quý nào trong tấm lòng nhà thơ được bộc lộ?

? Ý nghĩa lớn lao của lời ru đối với mỗi người ntn?

Lời hát ru tha thiết ngọt ngào, đó là ý nghĩa lớn lao của hình ảnh con cò là biểu hiện cao cả đẹp đẽ của tình mẹ và tình đời rộng lớn dành cho mỗi cuộc đời con người.

4. Tổng kết 4.1. Nghệ thuật

4.2. Nội dung 4.3. Ghi nhớ - sgk 4. Củng cố: 1’

- Cảm nhận của em sau khi học xong bài thơ?

5. HDVN: 3’

- Học thuộc bài thơ, nắm nội dung và nghệ thuật của bài.

- Tìm những câu thơ, ca dao viết về tình cảm của mẹ dành cho con.

- Chuẩn bị bài mới: Mùa xuân nho nhỏ.

Nêu những hiểu biết của em về Thanh Hải?

Nêu xuất xứ của bài?

Xác định thể loại của bài thơ?

Chia bố cục của bài thơ? ND chính của mỗi phần?

MX ở khổ thơ đầu được dùng với ý nghĩa gì?

Hình ảnh MX của TN được phác hoạ ntn?

(19)

Cảm xúc của tác giả trước cảnh đất trời vào xuân?

Em hiểu ntn về 2 câu thơ trên?

Tác giả cảm nhận MX bằng giác quan nào?

V. Rút kinh nghiệm

...

...

...

...

...

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Giáo án này trình bày kiến thức cơ bản về phương trình bậc hai một ẩn, các dạng đặc biệt và phương pháp giải các dạng phương trình

CÔNG THỨC NGHIỆM CỦA PHƯƠNG TRÌNH BẬC HAII. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC

a) Mục tiêu: Hs vận dụng tốt các kiến thức đã học để giải các pt bậc hai b) Nội dung: Làm các bài tập. c) Sản phẩm: Bài làm

- Có kỹ năng vận dụng các quy tắc khai phương của một thương và chia các căn bậc hai trong tính toán và biến đổi biểu thứcB. Năng lực

Giáo án này hướng dẫn giáo viên ôn tập kiến thức đại số chương IV cho học sinh lớp

Bài soạn này hướng dẫn giáo viên tiến trình dạy học tiết ôn tập cuối năm, tập trung vào việc củng cố kiến thức về lập phương trình để giải

Nhịp chày nghiêng, giấc ngủ em nghiêng Mồ hôi mẹ rơi má em nóng hổi.. Vai mẹ gầy nhấp nhô

Bài thơ thể hiện tình yêu nước, yêu con sâu sắc của người phụ nữ dân tộc Tà-ôi trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.... Bức tranh sau thể hiện