• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng, giáo án - Trường MN Hồng Thái Đông #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bo

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng, giáo án - Trường MN Hồng Thái Đông #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bo"

Copied!
22
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Tuần 30 TÊN CHỦ ĐỀ LỚN:

Thời gian thực hiện :3 Tuần Tên chủ đề nhánh Số tuần thực hiện : 01

A. TỔ CHỨC CÁC HOẠT

ĐỘNG

NỌI DUNG HOAT ĐỘNG

MỤC ĐÍCH YÊU CẦU CHUẨN BỊ

ĐÓN TR -TH DC SÁNG 1. Đón trẻ 2.Trò chuyện

- Trò chuyện với trẻ về sự thay đổi thời tiết và các mùa trong năm - Cô nhắc nhở trẻ có ý thức mặc quần áo, trang phục phù hợp với thời tiết.

- Cô GD trẻ 1 số kĩ năng sử dụng tiết kiệm nguồn năng lượng:

Nước, điện, gió

3. Điểm danh

4.Thể dục sáng:

- Cô đón trẻ đúng giờ.

- Tạo niềm tin ở trẻ khi đến lớp với cô.

- Trẻ biết chào hỏi lễ phép với mọi người.

- Biết cất đồ dùng đúng nơi quy định.

- Trò chuyện giúp trẻ hiểu hơn về một số nguồn nước, ích lợi của nước - Trẻ chú ý lắng nghe cô, phát triển tư duy, trí tưởng tượng sáng tạo cho trẻ.

- Điểm danh trẻ tới lớp - Cô biết được số trẻ đi học và vắng mặt trong ngày

- Trẻ biết tập đúng các động tác.

Rèn luyện sự khéo léo, dẻo dai, phát triển thể lực cho trẻ.

- Trẻ có ý thức tập thể dục

-Trường lớp sạch sẽ.

- Tranh ảnh về chủ đề

- Câu hỏi đàm thoại

- Đĩa có hình ảnh về nước, các dạng của nước,…

Sổ điểm danh

-Trang phục của cô gọn gàng

Sân tập sạch sẽ

(2)

Từ ngày 29 / 3 đến 16 / 4/ 2021 Các mùa trong năm

Từ ngày 12 / 4 đến 16 / 4 / 2021 HOẠT ĐỘNG

HƯỚNG DẪN CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ

1. Đón trẻ

- Đón trẻ tận tay phụ huynh, thái độ ân cần.

- Cô nhắc trẻ chào cô giáo, bố mẹ, các bạn.

- Nhắc trẻ cất đồ dùng cá nhân.

2. Trò chuyện

- Cho trẻ vào lớp xem tranh về một số hiện tượng tự nhiên. Đàm thoại về ích lợi, tác hại do thời tiết mang lại

+ Thời tiết hôm qua như thế nào?

+ Thời tiết hôm nay như thế nào?

+ Các hiện tượng thời tiết khác nhau mang lại ích lợi và tác hại như thế nào đối với sự sống của con người, động vật, thực vật?

+ Con còn biết gì về các hiện tượng thiên nhiên nữa?

-> Giáo dục trẻ biết giữ gìn VSMT và sử dụng tiết kiệm các nguồn năng lượng

3. Điểm danh

- Cô giáo gọi tên từng trẻ theo thứ tự.

- Cô giáo báo xuất ăn cho trẻ 4. Thể dục sáng

a. Khởi động:

- Cho trẻ đi thành vòng tròn kết hợp các kiểu đi: Đi kiễng chân, đi bằng gót bàn chân,… Về đội hình 3 hàng dọc tập bài tập phát triển chung

b. Trọng động Tập các động tác + ĐT 1: Hít vào thở ra

+ ĐT 2 : Đưa 2 tay sang ngang, lên cao vỗ 2 bàn tay vào nhau

+ ĐT 3 : Đưa chân ra các phía

+ ĐT 4 : Đứng quay người sang 2 bên + ĐT 5 : Bật tiến về phía trước

Mỗi động tác tập 2 lần x 8 Nhịp c. Hồi tĩnh: Cho trẻ đi nhẹ nhàng

* Đối với trẻ khuyết tật:

- Cô bắt tay trẻ tập các động tác cùng cô.

- Chào cô, chào bố mẹ, - cất đồ dùng vào nơi quy định.

- Trò chuyện cùng cô.

- Trẻ kể

- Trẻ khởi động.

- Tập bài tập buổi sáng theo sự hướng dẫn của cô.

- Cho trẻ đi lại nhẹ nhàng

(3)

A.TỔ CHỨC CÁC HOẠT

ĐỘNG

NỌI DUNG HOAT ĐỘNG

MỤC ĐÍCH YÊU CẦU CHUẨN BỊ

HOT ĐNG NGOÀI TRI

1.Hoạt động có mục đích

- Quan sát bầu trời và các hiện tượng trời nắng , gió, mây … thảo luận về các hiện tượng thời tiết, các mùa trong năm

2.Trò chơi vận động.

- Chơi thổi bong bóng xà phòng

- Mưa rơi. That thuyền. Bật qua suối - Chơi rồng rắn lên mây, thả đỉa ba ba mèo đuổi chuột

3. Chơi tự do.

- Chơi với cát và nước, đồ chơi ngoài trời, vẽ phấn trên sân

- Trẻ vui vẻ linh hoạt trong mọi hoạt động.

- Rèn luyện kỹ năng quan sát so sánh, phân biệt.Trẻ nêu lên được những gì mình quan sát được bằng ngôn từ rõ ràng.

- Giúp trẻ biết một số hoạt động của con người

- Biết bảo vệ nguồn nước, giữ gìn VSMT

- Trẻ biết được cách chơi và hứng thú khi chơi trò chơi.

- Rèn luyện sự nhanh nhẹn khéo léo ở trẻ.

- Phát huy tinh thần đoàn kết, sự hợp tác nhóm.

- Trẻ biết đoàn kết phối hợp nhịp nhàng với bạn trong khi chơi

- Trẻ chơi tự do thoải mái

- Địa điểm quan sát

- Sân chơi, trò chơi - vạch để làm suối,…

- Sân sạch sẽ an toàn bằng phẳng - cát và nước

(4)

HƯỚNG DẪN CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ

1. Hoạt động có mục đích

* Dạo chơi, quan sát

- Cho trẻ đi đến địa điểm quan sát

+ Con thấy bầu trời thời tiết hôm nay như thế nào?

+ Con phải mặc như thế nào cho phù hợp với thời tiết?

+ Con còn biết những hiện tượng thiên nhiên nào nữa?

+ Những hiện tượng thiên nhiên đó có ích lợi và tác hại như thế nào?

- Giáo dục trẻ thường xuyên giữ gìn VSMT,...

* Đối với trẻ khuyết tật:

- Cô ân cần dạy trẻ tập nói tên các mùa trong năm.

2. Trò chơi vận động Hướng dẫn trẻ chơi:

*TC: “Thổi bong bóng xà phòng”

- Cô và trẻ cùng thổi bong bóng cà phòng.

- Tổ chức cho trẻ chơi.

* TC: “Mưa rơi”

- Cách chơi: Cô cùng trẻ đọc lời ca và làm động tác minh họa để chơi trò chơi mưa rơi

- Cô tổ chức cho trẻ chơi.

- Cô bao quát quá trình chơi của trẻ.

* Các trò chơi còn lại tổ chức tương tự

3.Chơi tự do:

- Cô cho trẻ chơi với cát và nước, đồ chơi ngoài trời, vẽ phấn trên sân

- Cô đi quan sát chơi cùng trẻ

- Cô cho trẻ vệ sinh cá nhân sạch sẽ trước khi chuyển

- Trẻ đi dạo cùng cô -Kể những điều trẻ biết.

-Trẻ trả lời -Trẻ trả lời -Trẻ trả lời -Trẻ trả lời -Trẻ trả lời -Trẻ trả lời

- Trẻ chơi

- Trẻ chơi theo ý thích

(5)

hoạt động khác.

A.TỔ CHỨC CÁC HOẠT

ĐỘNG

NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG MỤC ĐÍCH YÊU CẦU CHUẨN BỊ

HOẠT ĐỘNG GÓC

*Góc đóng vai:

- Cửa hàng bán nước giải khát, nấu ăn, tắm rửa, giặt,...

*Góc xây dựng:

- Xây dựng khu công viên, khu nghỉ mát, bể bơi

*Góc Nghệ thuật:

- Vẽ, tô màu, in cắt dán, xé về môi trường và nước, cắt dán trang phục theo mùa - Biểu diễn các bài hát về chủ đề

*Góc học tập

- Xem tranh ảnh, làm sách tranh về ccác hiện tượng tự nhiên, cây cối, sự thay đổi cây cối theo mùa

* Góc thiên nhiên

- Chăm sóc cây, quan sát sự nảy mầm của hạt

- Chơi với cát, nước, thả các vật chìm nổi.

- Biết tự thỏa thuận với nhau để tự phân vai chơi -Mở rộng sự giao tiếp cho trẻ.

- Trẻ biết sắp xếp các khối tạo thành khu công viên, khu nghỉ mát

- Biết vẽ, cât dán các nguồn nước, cánh mùa hè

- Biết hát bài hát về chủ đề

- Biết cách tô màu vẽ, nặn, làm sách về cảnh mùa hè

-Trẻ biết cách chơi với cát và nước

- Trẻ biết vật nào nổi, vật nào chìm

- Đồ chơi chơi bán hàng

- gạch, bộ lắp ghép...

- Giấy, bút, màu...

- Tranh ảnh về các hiện tượng thời tiết,...

- Cát, nước,vật nổi, vật chìm

(6)

HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ

1. Thoả thuận trước khi chơi.

- Giới thiệu các góc chơi, đồ dùng chuẩn bị để trẻ chơi.

- Đàm thoại về nội dung các góc chơi

- Cho trẻ tự nhận góc chơi, hướng trẻ vào góc 2. Quá trình chơi.

- Đến từng góc chơi gợi mở, trò chuyện cùng trẻ về nội dung chơi.

* Góc phân vai:

- Cô gợi mở trò chuyện với trẻ xem cửa hàng bán như thế nào?

+ Cửa hàng bác bán những nước giả khát gì?

+ Bác bán cho tôi 1 ly sinh tố xoài?

+ Tôi muốn mua sản phẩm nước giải khát côcacola? Bác bán những loại nước giải khát nào?

+ Bác bán bao nhiêu tiền một chai chanh muối?

- Bác bán cho tôi một chai nước khoáng mặn?

* Góc xây dựng:

- Các bác đang xây công trình gì thế?

+ Bác cần những nguyên liệu gì để xây?

+ Bác xây khu công viên như thế nào?

+ Khu nghỉ mát bác dự kiến xây ở đâu?

+ Ai chỉ đạo xây khu nghỉ mát?

* Góc nghệ thuật:

+ Con sẽ tô màu, cắt dán cảnh mùa hè như thế nào?

- Cô hướng dẫn trẻ thực hiện

- Cho trẻ biểu diễn bài hát về chủ đề.

* Góc học tập

+ Con nhìn thấy những gì trong tranh này?

+ Con thích hình ảnh nào nhất?

+ Vì sao con thích hình ảnh bạn nhỏ trồng cây xanh?

- Có những hiện tượng tự nhiên nào?- Hiện tượng đó có tác dụng và tác hại gì?

- GD trẻ biết SDTK nước và bảo vệ nguồn nước

* Góc thiên nhiên

- Cho trẻ chơi với cát, nước - Cho trẻ chơi vật nổi vật chìm - Cô cùng trẻ chơi

3. Kết thúc chơi.

- Cho trẻ tham quan góc chơi .

- Mời trưởng nhóm các góc nêu kq góc chơi của mình

* Đối với trẻ khuyết tật: Cô dạy trẻ tập nhận vai chơi và cho trẻ bắt chước các hành động đơn giản theo cô.

- Trẻ nghe.

- Đàm thoại cùng cô - Nhận góc, vào góc chơi

trẻ chơi

Trẻ chơi

Trẻ chơi

Trẻ chơi

Trẻ chơi

Thăm quan các góc.

Nêu kết quả góc

(7)

A.TỔ CHỨC CÁC Hoạt

động Nội dung Mục đích – Yêu cầu Chuẩn bị

Hoạt động ăn

- Trước khi ăn

- Trong khi ăn

- Sau khi ăn

- Trẻ biết các thao tác rửa tay.

- Trẻ hiểu vì sao phải rửa tay đúng cách trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh, lau miệng sau khi ăn.

- Trẻ biết tên các món ăn và tác dụng của chúng đối với sức khỏe con người.

- Trẻ ăn ngon miệng, ăn hết xuất

- Trẻ biết lấy nước uống, đi vệ sinh sau khi ăn

- Nước sạch bàn ăn, khăn - Bàn ăn, các món ăn

Hoạt động ngủ

- Trước khi ngủ

- Trong khi ngủ

- Sau khi ngủ

- Rèn cho trẻ có thói quen ngủ đúng giờ, đủ giấc.

- Trẻ ngủ ngon đúng tư thế

- Tạo cho trẻ có tinh thần thoải mái sau khi ngủ dậy.

- Phản, chiếu, gối, phòng ngủ

-Trẻ yên tĩnh, phòng ngủ đủ ánh sáng

Bài tập

(8)

Hướng dẫn của giáo viên Hoạt động của trẻ

* Trước khi ăn: Vệ sinh cá nhân

- Cô giới thiệu các thao tác rửa tay gồm 5 bước sau:

+ Bước 1: Làm ướt hai bàn tay bằng nước sạch.

Thoa xà phòng vào lòng bàn tay. Chà xát hai lòng bàn tay vào nhau.

+ Bước 2: Dùng ngón tay và lòng bàn tay

này cuốn và xoay lần lượt từng ngón của bàn tay kia và ngược lại.

+ Bước 3: Dùng lòng bàn tay này chà xát chéo lên mu bàn tay kia và ngược lại.

+ Bước 4: Dùng đầu ngón tay của bàn tay này miết vào kẽ giữa các ngón của bàn tay kia và ngược lại.

+ Bước 5: Chụm 5 đầu ngón tay của tay này cọ vào lòng bàn tay kia bằng cách xoay đi, xoay lại.

+ Bước 6: Xả cho tay sạch hết xà phòng dưới nguồn nước sạch. Lau khô tay bằng khăn

- Tổ chức cho trẻ rửa tay. ( Trẻ nào chưa thực hiện được cô giúp trẻ thực hiện)

* Cô hướng dẫn trẻ rửa mặt

* Trong khi ăn:

- Cô giới thiệu các món ăn và các chất dinh dưỡng, nhắc trẻ ăn gọn gàng, sạch sẽ và không nói chuyện riêng trong khi ăn, ăn hết xuất sẽ giúp cho cơ thể lớn nhanh và khỏe mạnh.

- Cô mời trẻ, trẻ mời cô và các bạn

* Đối với trẻ khuyết tật:

- Cô bắt tay trẻ tập rửa tay, rửa mặt - Cô dạy trẻ tập cầm thìa xúc cơm.

* Sau khi ăn:

- Trẻ ăn xong nhắc trẻ uống nước, đi vệ sinh

* Trước khi ngủ: Cô kê phản dải chiếu, cô cho trẻ lấy gối.

- Cho trẻ ngủ nằm đúng tư thế.

* Trong khi ngủ:Cô bao quát trẻ ngủ chú ý những tình huống có thể xảy ra.

* Đối với trẻ khuyết tật: Cô ngồi cạnh quan sát và vỗ nhẹ cho trẻ ngủ

* Sau khi trẻ ngủ dậy: nhắc trẻ cất gối đi vệ sinh.

- Tổ chức cho trẻ vận động nhẹ nhàng bài: “Đu

- Trẻ nghe và thực hành các bước rửa tay cùng cô.

- Trẻ rửa tay.

-Trẻ nghe cô

- Trẻ mời cô và các bạn cùng ăn

-Trẻ uống nước , vệ sinh -Trẻ đọc

-Trẻ ngủ

(9)

quay”. Tổ chức cho trẻ ăn quà chiều.

A.TỔ CHỨC CÁC Hoạt

động Nội dung Mục đích – Yêu cầu Chuẩn bị

Chơi, Hoạt động Theo

ý thích

+ Trẻ ôn các kiến thức đã học buổi sáng

- Cho trẻ ôn hoạt động học Tuần 25

-Biểu diễn văn nghệ về chủ đề

- Nhận xét, nêu gương cuối ngày, cuối tuần

- Trẻ ôn lại bài sáng học - Trẻ biết vào góc chơi theo ý thích

- giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, khả năng quan sát.

- Trẻ biết xếp đồ chơi gọn gàng sau khi chơi

- Hứng thú tham gia biểu diễn văn nghệ

- Trẻ mạnh dạn tự tin, yêu thích văn nghệ

- Biết nhận xét mình, nhận xét bạn

- Biết 3 tiêu chuẩn bé ngoan

-Bài

hát,thơ,truyện

- Đồ chơi ở các góc

- Dụng cụ âm nhạc

- Cờ, bảng bé ngoan

Trả trẻ

-Vệ sinh cá nhân cho trẻ

-Trẻ ra về

-Trẻ sạch sẽ thoải mái vui sẻ

- Trẻ biết chào cô, chào bạn trước khi về

- Trả trẻ tận tay phụ huynh

- Đồ dùng cá nhân của trẻ

(10)

Hướng dẫn của giáo viên Hoạt động của trẻ - Ôn lại các hoạt động buổi sáng

+ Hỏi trẻ sáng nay con được học những gì?

+ Nếu trẻ không nhớ cô gợi ý để trẻ nhớ lại.

+ Tổ chức cho trẻ ôn bài.đọc thơ, hát, kể truyện....

- Cô cho trẻ ôn lại các hoạt động học ở tuần 25.

+ Cô giáo dục trẻ biết giữ gìn bảo vệ môi trường, kỹ năng sống và biết sử dụng tiết kiệm điện, nước.

- Biểu diễn văn nghệ:

+ Cô cho trẻ hát, biểu diễn các bài hát về chủ đề + Cô động viên khuyến khích trẻ

- Nhận xét – nêu gương cuối ngày- cuối tuần + Cô mời từng tổ đứng lên cá nhân từng bạn nhận xét về mình và cho các bạn nhận xét

+ Cô nhận xét trẻ

+ Tổ chức cho trẻ cắm cờ cuối ngày + Phát bé ngoan cuối tuần

-Trẻ đọc bài thơ, hát,..về chủ đề

- Trẻ trả lời câu hỏi của cô -Trẻ thực hiện

-Trẻ vui vẻ thoải mái

-Trẻ cắm cờ.

- Vệ sinh cho trẻ sạch sẽ

- Trả trẻ tận tay phụ huynh. Trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ trong ngày

- Nhắc trẻ chào cô và các bạn trước khi về

* Đối với trẻ khuyết tật:

- Cô hỗ trợ trẻ vệ sinh cá nhân sạch sẽ trước khi về.

- Cô hỗ trợ trẻ lấy đồ dùng cá nhân để về.

-Trẻ chào cô chào bạn ra về

-Trẻ thực hiện

(11)

B. HOẠT ĐỘNG HỌC

Thứ 2 ngày 12 tháng 4 năm 2021 Tên hoạt động

: Thể dục

VĐCB: Trườn sấp,trèo qua ghế thể dục TCVĐ: Kéo co

Hoạt động bổ trợ: Nhạc bài: Trời nắng trời mưa I. Mục đích - Yêu cầu

1. Kiến thức

- Trẻ biết cách trườn sấp,trèo qua ghế thể dục - Tập bài phát triển chung đều, đẹp

- Đối với trẻ khuyết tật cô hỗ trợ trẻ bắt chước các động tác trườn sấp,trèo qua ghế thể dục

2. Kỹ năng

- Rèn kĩ năng trườn sấp, trèo qua ghế thể dục cho trẻ - Rèn khả năng chú ý, ghi nhớ có chủ định

3. Giáo dục

- Giáo dục trẻ tính kỉ luật, đoàn kết khi tham gia hoạt động II. Chuẩn bị

1. Đồ dùng của cô:

- Vạch chuẩn, ghế thể dục, nhạc bài hát “Trời nắng trời mưa” ,...

2. Đồ dùng của trẻ:

-Trang phục gọn gàng 3. Địa điểm:

- Trong lớp III.Tổ chức hoạt động

Hướng dẫn của cô Hoạt động của trẻ

1.Ổn định tổ chức:

- Cho trẻ ra sân

- Kiểm tra sức khoẻ của trẻ 2. Giới thiệu bài

Hôm nay cô và các con cùng tập vận động “Trườn sấp,trèo qua ghế thể dục” nhé!

3. Hướng dẫn a. Khởi động

- Cho trẻ khởi động theo bài hát ở đĩa thể dục. Đi các tư thế theo hiệu lệnh của cô: Đi vòng tròn, đi cúi người, đi nhanh đi chậm, …

- XÕp 3 hµng däc tËp bµi tËp ph¸t triÓn chung b. Trọng động:

* Bài tập phát triển chung

- Cho trẻ tập theo động tác theo nhạc bài “Trời nắng trời mưa”

+ ĐT 1 : Đưa 2 tay sang ngang, lên cao vỗ 2 bàn tay vào nhau

+ ĐT 2 : Đưa chân ra các phía

- Trẻ xếp 2 hàng

- Trẻ khởi động

- Trẻ tập bài tập phát triển chung

(12)

+ ĐT 4 : Bật tiến về phía trước

- Mỗi động tác tập 2l x 8 nhịp. Nhấn mạnh: động tác chân (3 lần x 8 nhịp)

* Vận động cơ bản: Trườn sấp, trèo qua ghế thể dục.

- Cô tập mẫu lần1:

- Cô tập mẫu lần 2 phân tích động tác: TTCB: Cô nằm sát sàn chân trái co, chân phải thẳng, tay phải gập, tay trái đưa lên. Khi có hiệu lệnh cô trườn phối hợp tay chân nhẹ nhàng. Tay trái đưa lên thì chân phải co lại. Khi trườn đến ghế thì đứng lên hai tay ôm ngang ghế, ngực tì xuống ghế rồi bước từng chân qua ghế, sau đó đi về cuối hàng đứng.

- Cho 1-2 trẻ tập mẫu (Cô sửa sai) - Lần lượt cho trẻ tập (2 – 3 lần)

- Đối với trẻ khuyết tật cô hỗ trợ trẻ bắt chước các động tác trườn sấp,trèo qua ghế thể dục

- Cô quan sát giúp đỡ trẻ tập - Cô quan sát, động viên trẻ

* Trò chơi vận động: “Kéo co”

- Cách chơi Chia trẻ làm 2 đội đều nhau, đứng đối diện nhau và cầm vào dây. Ở giữa dây có 1 nơ đỏ để làm vạch chia đều 2 đội

- Khi nghe hiệu lệnh “bắt đầu”, trẻ ở hai đội cầm chặt dây dùng hết sức mình để kéo mạnh dây về phía đội mình. Nơ đỏ nghiêng về đội nào thì đội đó thắng cuộc

- Tổ chức cho trẻ chơi 2 - 3 lần. Sau mỗi lần chơi đổi vị chơi cho 2 đội. Sau 3 lần chơi đội nào thắng nhiều lần hơn đội đó là đội chiến thắng.

c. Hồi tĩnh: Cho trẻ đi lại nhẹ nhàng 1-2 phút 4. Củng cố giáo dục

- Hôm nay các con học vận động gì?

Các con phải thường xuyên tập thể dục để giữ gìn sức khỏe.

5. Kết thúc: Chuyển hoạt động khác.

-Trẻ thực hiện

- Trẻ quan sát cô làm mẫu

- 1 -2 trẻ lên tập - Trẻ thực hiện

- Nghe cô phổ biến luật chơi và cách chơi

- Trẻ chơi trò chơi

- Trẻ thực hiện

-Trẻ đi lại nhẹ nhàng - Trẻ trả lời

* Đánh giá trẻ hàng ngày ( Đánh giá những vấn đề nổi bật về tình trạng sức khỏe, trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ, kiến thức, kĩ năng của trẻ)

………...

………...

………...

………...

………...

(13)

Thứ 3 ngày 13 tháng 4 năm 2021 Tên hoạt động: KPXH - Tìm hiểu các mùa trong năm

Hoạt động bổ trợ: Trò chơi: Trời nắng trời mưa

I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

1. Kiến thức

- Trẻ biết các mùa trong năm : xuân, hạ, thu, đông - Nhận biết 1 số đặc điểm nổi bật của 4 mùa

- Đối với trẻ khuyết tật: trẻ biết tập nói tên các mùa trong năm theo cô.

2. Kỹ năng

- Rèn kỹ năng quan sát và ghi nhớ có chủ định - Phát triển khả năng nhanh nhạy của các giác quan.

3. Thái độ

- Trẻ biết giữ vệ sinh môi trường,biết bảo vệ thiên nhiên, biết ăn mặc phù hợp theo mùa

II. CHUẨN BỊ

1. Đồ dùng đồ chơi của cô, của trẻ - Tranh vẽ 4 mùa

- Nhạc bài hát,các câu đố 2. Địa điểm

- Trong lớp học.

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

HƯỚNG DẪN CỦA CÔ HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ

1. Ổn định

- Cho trẻ chơi : TC " Trời nắng, trời mưa" ...

- Mùa gì hay có mưa rào sấm sét?

2.Giới thiệu bài :

- Hôm nay cô cùng chúng mình tìm hiểu các mùa trong năm nhé !

3. Hướng dẫn :

*Hoạt động 1: Tìm hiểu về các mùa :

- Cô giới thiệu bài thơ "GIỌT NẮNG" của Vương Triều Hải, cô đọc thơ cho trẻ nghe:

" Giọt nắng

Giọt nắng của mùa xuân Nghe rơi trên lộc biếc Chợt trở mình mở mắt Lộc nở thành chồi non Giọt nắng của mùa hạ Có hơi nóng mùa hè Rơi trên cánh đồng quê Ủ chín vàng hạt lúa Giọt nắng của mùa thu Trong veo màu ngọc bích Nắng tan vào bông cúc

- Trẻ chơi

- Trẻ lắng nghe

- Trẻ lắng nghe

- Trẻ lắng nghe

(14)

Giọt nắng của mùa đông Say sưa ngủ ngồi đồng Cho cây bắp cải nhỏ Mở mắt tròn bâng khuâng

- Trò chuyện với trẻ về nội dung bài thơ, kết hợp trích đoạn cho trẻ nắm bắt nội dung:

+ Giọt nắng của mùa xuân thế nào? cô đọc khổ thơ đầu...

+ Giọt nắng của mùa hạ được mô tả ra sao? ( cô đọc khổ thơ tiếp theo ... )

+ Giọt nắng của mùa thu có gì khác ? ( cô đọc khổ thơ thơ tiếp theo ... )

+ Còn giọt nắng của mùa đông thì sao? ( cô đọc khổ thơ cuối ... )

- Cho trẻ đọc bài thơ cùng với cô: chung cả lớp, nhóm

*Hoạt động 2: Quan sát tranh - Đàm thoại cùng trẻ:

+ Trong bài thơ có nói về các mùa trong năm, đó là những mùa nào ?

+ Hãy xác định khí hậu các mùa trong các bức tranh này!

- Gợi ý cho trẻ quan sát các bức tranh cô chuẩn bị : + Cô đọc câu đố :

" Mùa gì cảnh vật rộn vui

Trăm hoa đua nở , sắc trời đẹp tươi "

Mùa xuân tiết trời thế nào? ... Cảnh mùa xuân có gì đặc biệt?

Chỉ cho trẻ đọc từ dưới tranh : "Mùa xuân"

+ Đố các bạn biết bức tranh này mô tả mùa này là mùa gì?

Mọi người đang làm gì ? ... Khung cảnh này gợi cho bạn điều gì?

Chỉ cho trẻ đọc từ dưới tranh : "Mùa hè" hay " Mùa hạ"

+ Mùa thu thời tiết thế nào? ... Màu sắc cảnh vật, cây cối ra sao?

Chỉ cho trẻ đọc từ dưới tranh : "Mùa thu"

Các bạn còn nhớ bài hát nào nói về mùa thu không?

Cho trẻ cùng hát và VĐ theo nhạc bài vườn trường

- Trẻ lắng nghe

- Trò chuyện cùng cô - Trên lộc biếc

- Nóng mùa hè - Trong veo - Ngủ ngồi đồng

- Trẻ lắng nghe - Se lạnh, có tết

- Mùa hè

-Trẻ hát và vận động - Cây rụng lá

(15)

mùa thu ...

+ Các bạn có nhận xét gì về hình ảnh trong bức tranh này?

Tại sao cây cối lại trụi hết lá? ... Những cái gì trắng xóa ở xung quanh vậy?

Trang phục của cô giáo và các bạn nhỏ trong tranh có gì đặc biệt?

Chỉ cho trẻ đọc từ dưới tranh : " Mùa đông "

- Cho trẻ biết về thứ tự các mùa trong năm: " xuân, hạ, thu, đông " ( lặp lại vài lần )

- Yêu cầu trẻ lên xếp tranh theo thứ tự các mùa trong năm ( kèm theo xếp các thẻ từ dưới tranh )

- Giảng giải cho trẻ biết: ở Việt nam thứ tự về các mùa trong năm không rõ, vì chịu ảnh hưởng khí hậu

nhiệt đới nên trời nóng nhiều hơn, thường chỉ có 2 mùa rõ rệt là đông và hè...

cho trẻ hát và VĐ theo nhạc bài "Trời nắng, trời mưa "

để di chuyển đội hình ...

- Đối với trẻ khuyết tật: Cô ân cần dạy trẻ tập nói tên các mùa trong năm.

* Hoạt động 3: Luyện tập:

+ Trò chơi 1" Thi xem ai đoán đúng"

Cách chơi: Cô đọc câu đố cho trẻ nghe và đoán ( Mùa gì ấm áp - Mưa phùn nhẹ bay - Khắp chốn cỏ cây - Đâm chồi nảy lộc ...

Mùa gì nóng bức - Trời nắng chang chang - Đi học đi làm - Phải đội mũ nón ...

Mùa gì dịu nắng - Mây nhẹ nhàng bay - Bưởi vàng trên cây - Quả hồng chín đỏ ...

Mùa gì rét buốt - Gió bấc thổi tràn - Đi học đi làm - Phải lo mặc ấm ... )

+ Trò chơi 2:

Cách chơi: Cô chia lớp thành 2 đội, nhiệm vụ của 2 đội chơi là trong thời gian 1 bản nhạc các đội sẽ phải đi qua cầu lên lấy đúng bức tranh vẽ về các mùa để dán lên bảng của đội mình. Kết thúc bản nhạc đội nào dán tranh đúng theo yêu cầu đội đó dành chiến thắng.

- Cô tổ chức cho trẻ chơi

- Cô kiểm tra kết quả sau khi chơi.

4. Củng cố giáo dục

- Hôm nay chúng mình đã tìm hiểu gì? Được chơi trò chơi gì?

Giáo dục trẻ biết yêu quý bảo vệ thiên nhiên và mặc

- Thời tiết hơi khô, ít mưa,

-Trẻ lắng nghe

- Trẻ chơi trò chơi cùng cô

-Trẻ lắng nghe

- Trẻ chơi trò chơi - Trẻ trả lời

-Trẻ lắng nghe

(16)

5.Kết thúc:- Cho trẻ hát bài: Trời nắng trời mưa. -Trẻ thực hiện

* Đánh giá trẻ hàng ngày ( Đánh giá những vấn đề nổi bật về tình trạng sức khỏe, trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ, kiến thức, kĩ năng của trẻ)

………...

………...

………...

………...

………...

Thứ 4 ngày 14 tháng 4 năm 2021 Tên hoạt động: LQCC: Làm quen chữ cái g, y

Hoạt động bổ trợ:Hát: Cho tôi đi làm mưa với I. Mục đích yêu cầu

1. Kiến thức

- Trẻ nhận biết phân biệt được chữ cái g, y. Trẻ phát âm đúng chữ cái g, y - Đối với trẻ khuyết tật: trẻ tập phát âm chữ cái g, y cùng cô.

2. Kỹ năng

- Rèn kỹ năng phát âm cho trẻ

- Phát triển khả năng nhận xét, so sánh phân biệt.

3. Thái độ

- Trẻ yêu thích môn học và thích đọc các chữ cái II. Chuẩn bị

1. Đồ dùng đồ chơi của cô

- Tranh kèm từ chứa chữ cái g, y - Bộ thẻ chữ cái g, y

2. Đồ dùng đồ chơi của trẻ - Rổ đựng thẻ chữ cái g, y, bảng 3. Địa điểm: Lớp học.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

HƯỚNG DẪN CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ

1. Ổn định

- Cô cho trẻ hát“Cho tôi đi làm mưa với ” - Bài hát nói về gì?

- Các con kể về một số hiện tượng tự nhiên cho cô và các bạn cùng nghe nào? (gió thổi, mưa, ...)

- Trong từ “gió thổi” có chữ cái nào các con đã học?

2. Giới thiệu bài

- Hôm nay cô hướng dẫn các con làm quen với chữ cái g, y. Các con học ngoan nhé!

3. Hướng dẫn

* Hoạt động 1: Làm quen chữ cái g, y

- Cô cho trẻ quan sát tranh về một số hiện tượng tự nhiên và cho trẻ nhận xét.

- Trẻ hát - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời

- Vâng ạ

- Trẻ quan sát và nhận xét - Trẻ đọc

(17)

- Cô cho trẻ đọc từ “Cầu vồng” dưới tranh

- Cô cho trẻ lên tìm những chữ cái đã học và phát âm - Cho trẻ lên tìm chữ g mà trẻ đã biết.

- Cô giới thiệu chữ g và phát âm ( 3 lần ).

- Cho lớp phát âm chữ g ( 3 lần ) - Cho tổ, nhóm, cá nhân phát âm.

- Cô chú ý quan sát, sửa sai cho trẻ

+ Cô đố lớp mình chữ g có cấu tạo gồm mấy nét ? - Cô giới thiệu chữ g gồm có 2 nét : 1 nét cong kín và 1 nét móc

- Cho trẻ nhắc lại cấu tạo chữ g.

- Cô giới thiệu các kiểu chữ g cho trẻ biết - Cho trẻ phát âm lại chữ g ( 2-3 lần ).

b. Nhận biết chữ y

- Cho trẻ quan sát tranh '' Đám mây”

- Cho trẻ nhận xét về nội dung tranh - Cho trẻ đọc từ ''Đám mây '' dưới tranh - Cho trẻ tìm các chữ cái đã học

- Cô giới thiệu chữ cái còn lại là chữ y, cô phát âm mẫu '' chữ y '' 3 lần .

- Cho trẻ phát âm 3 lần.

- Cho tổ, nhóm, cá nhân trẻ phát âm. Cô chú ý sửa sai cho trẻ.

- Mời trẻ nhận xét cấu tạo chữ y.

- Cô khái quát lại cấu tạo chữ y : Chữ y gồm 1 nét xiên ngắn và 1 nét xiên dài

- Cho trẻ nhắc lại cấu tạo chữ y

- Giới thiệu các kiểu chữ y cho trẻ biết

- Đối với trẻ khuyết tật: Cô hỗ trợ trẻ tập phát âm chữ cái g, y cùng cô.

- Cho cả lớp phát âm chữ y ( 2-3 lần )

* Hoạt động 2: So sánh 2 chữ g -y

- Các con thấy 2 chữ g - y có đặc điểm gì giống nhau?

- Chữ g và chữ y có điểm gì khác nhau ?

- Cô nhắc lại điểm giống và khác nhau của chữ g -y : Chữ g và chữ y giống nhau là đều có cấu tạo 2 nét.

Khác nhau là chữ g có nét cong và nét móc, còn chữ y có 1 nét xiên ngắn và 1 nét xiên dài.

*Hoạt động 3: Luyện tập:

a. Trò chơi: Tìm chữ theo hiệu lệnh

- Cô phát âm chữ cái nào thì các con tìm nhanh chữ cái đó giơ lên và phát âm chữ cái vừa tìm.

- Cô chú ý sửa sai cho trẻ kịp thời b.Trò chơi : Thi xem ai nhanh

- Trẻ thực hiện - Trẻ thực hiện - Trẻ trả lời

- Trẻ thực hiện

- Trẻ nhận xét - Trẻ đọc - Trẻ thực hiện - 2 trẻ lên tham gia - Trẻ phát âm - Trẻ trả lời - Trẻ thực hiện

- In thường, viết thường, in hoa

- Trẻ so sánh

- Trẻ nghe và quan sát

- Trẻ nghe và thực hiện

- Trẻ nghe - Trẻ thực hiện

(18)

chữ cái g,y. Kết thúc bản nhạc đội nào lấy được nhiều thẻ chữ cái g,y hơn sẽ thắng cuộc .

- Tổ chức cho trẻ chơi.

- Cô cùng trẻ kiểm tra kết quả sau khi chơi.

4. Củng cố giáo dục

- Các con vừa được làm quen với chữ cái gì ?

- Giáo dục trẻ: Về nhà các con sẽ tìm thêm các chữ cái đã học qua tranh ảnh, sách báo nhé.

5. Kết thúc

- Cô cho trẻ hát“Cho tôi đi làm mưa với” và ra ngoài chơi

-Trẻ trả lời - Trẻ nghe - Trẻ thực hiện

* Đánh giá trẻ hàng ngày ( Đánh giá những vấn đề nổi bật về tình trạng sức khỏe, trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ, kiến thức, kĩ năng của trẻ)

………...

………...

………...

………...

………...

………...

Thứ 5 ngày 26 tháng 6 năm 2020

Tên hoạt động: TOÁN

Nhận biết các ngày trong tuần, thời gian trong ngày Hoạt động bổ trợ: Hát – Cả tuần đều ngoan

I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

1.Kiến thức:

- Trẻ gọi được tên các buổi trong ngày

- Biết gọi tên các thứ trong tuần và nêu được số lượng ngày trong một tuần 2. Kỹ năng:

- Rèn kỹ năng sắp xếp các ngày theo trình tự xuôi ngược - Rèn kỹ năng chú ý, ghi nhớ, quan sát

- Rèn kỹ năng cho trẻ hoạt động theo nhóm 3. Giáo dục thái độ :

- Có ý thức tiếp thu bài và làm theo yêu cầu của cô

II.CHUẨN BỊ

1. Đồ dùng của cô và của trẻ - Mỗi trẻ có 1 tờ lịch

- Một số tờ lịch có các ngày trong tuần

II. CHUẨN BỊ

2. Địa điểm tổ chức: Trong lớp học.

(19)

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

HƯỚNG DẪN CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ

1. Ổn định tổ chức

- Bắt nhịp cho trẻ hát bài: “Cả tuần đều ngoan”

- Cô cùng trẻ trò chuyện về bài hát 2. Giới thiệu bài.

- Hôm nay các con cùng học về các ngày trong tuần, thời gian trong ngày nhé.

3. Hướng dẫn

a. Hoạt động 1: Ôn các buổi trong ngày - Bây giờ đang là buổi nào trong ngày.

-Các con có biết trong ngày có những buổi nào không?

- Khi mặt trời bắt đầu mọc, thời gian đó là lúc nào trong ngày?

- Tiếp sau buổi sáng là đến buổi nào?

- Còn đây là thời điểm nào?

- Cô chốt lại: Các con à. Trong một ngày thường có khoảng thời gian là: Sáng, trưa, chiều, tối đấy. Mỗi một khoảng thời gian thì lại có các công việc phù hợp đấy. Như sáng các con thường tập thể dục, vệ sinh cá nhân, ăn sáng và đi học. Đến trưa các con ăn trưa xong thường đi ngủ trưa này. Buổi chiều tham gia các hoạt động và buổi tối khi hoàn thành xong mọi việc là đi ngủ này. ……

b. Hoạt động 2: Hình thành biểu tượng các ngày trong tuần

- Cô gợi ý:

+ Hôm nay là thứ mấy?

+Hôm nay chúng mình tham gia những hoạt động gì?

+Hôm nay là thứ 5 vậy hôm qua là thứ mấy?

+Thứ 2 các con được tham gia vào những hoạt động gì?

+ Hôm qua là thứ 4, hôm nay là thứ 5 vậy ngày mai là thứ mấy?

+ Thứ 6 con thích nhất hoạt động gì?

+ Một tuần con được nghỉ ngày nào?

+ Chương trình trên ti vi vào ngày thứ bảy có gì?

+ Sau ngày thứ 7 là ngày gì ? + Một tuần có mấy ngày?

+ Vậy một tuần các con đi học bao nhiêu ngày?

+ Bắt đầu từ thứ mấy đến thứ mấy?

-> Giáo dục trẻ: Một tuần các con đi học đủ sáu ngày thì được coi là bé chăm đi học. Vì vậy các con nhớ đi học tất cả năm ngày, từ thứ 2 đến thứ 7 trong tuần

- Trẻ hát

- Vâng ạ - Buổi sáng

- Buổi sáng, trưa, tối - Buổi sáng

- Buổi trưa - Buổi chiều

- Là thứ 5 - Là thứ 4

- Hoạt động thể dục

- Là thứ 6

- Hoạt động hát, múa - Ngày chủ nhật - Là ngày chủ nhật - Có 7 ngày

- 6 ngày.

- Từ thứ 2 đến thứ 7

(20)

c. Hoạt động 3: Luyện tập

- Trò chơi 1 : Thi xem ai nói nhanh, đúng

+ Cách chơi: Các con nói nhanh,đúng các ngày theo yêu cầu của cô, cô nói sau ngày thứ 2 là thứ mấy? Thứ tư xong đến thứ mấy?...

- Trò chơi 2: Một tuần của bé

+ Yêu cầu trẻ về 3 đội mỗi đội 7 bạn. Mỗi trẻ có tờ lịch ghi thứ trong ngày, nhiệm vụ của trẻ xắp xếp trình tự các thứ trong tuần. Bắt đầu từ thứ 2 theo hàng dọc

- Cô tổ chức cho trẻ chơi và nhận xét kết quả chơi của trẻ

4 . Củng cố

- Hôm nay cô cùng các con được học gì?

- Cô giáo dục trẻ về nhà đọc các ngày trong tuần cho ông bà,bố mẹ cùng nghe nhé!

5. Kết thúc hoạt động - Cô nhận xét giờ học

- Cho trẻ hát “ Cả tuần đều ngoan” và ra chơi

- Chơi trò chơi

- Chơi trò chơi

- Trẻ trả lời

* Đánh giá trẻ hàng ngày ( Đánh giá những vấn đề nổi bật về tình trạng sức khỏe, trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ, kiến thức, kĩ năng của trẻ)

………...

………...

………...

………...

Thứ 6 ngày 26 tháng 6 năm 2020 Tên hoạt động: KNS – Tránh vật gây nguy hiểm

Hoạt động bổ trợ: Hát: Trời nắng trời mưa I. Mục đích – yêu cầu

1. Kiến thức

-Trẻ nhận biết, kể tên các đồ dùng có thể gây nguy hiểm tại lớp, trường và ở cả gia đình.

- Trẻ biết cách tránh vật gây nguy hiểm.

2. Kỹ năng

-Rèn kĩ năng để tránh các vật gây nguy hiểm

-Trẻ biết sử dụng và cất dọn các đồ dùng đúng nơi, cẩn thận tránh gây nguy hiểm.

3. Thái độ

- Giáo dục trẻ không nghịch phá đồ dùng có thể gây nguy hiểm cho bản thân và những người xung quanh.

II. Chuẩn bị:

1.Đồ dùng của cô và trẻ

(21)

- Một đồ dùng gây nguy hiểm và đồ dùng không gây nguy hiểm cho trẻ quan sát, cô chuẩn bị tình huống cho trẻ xử lý….

- Hình ảnh một số vật dụng, đồ dùng khác (ở lớp, trong nhà bếp…), họa báo - Bảng dán hình mặt mếu, mặt cười.

III. Tổ chức hoạt động

Hướng dẫn của cô Hoạt động của trẻ

1.Ổn định

- Cô cho trẻ hát bài “Trời nắng trời mưa”

- Bài hát nói về hiện tượng tự nhiên gì?

- Khi đi ngoài đường gặp trời mưa các con sẽ làm gì?

- Trời mưa gió to, sấm sét đi ngoài đường sẽ như thế nào?

Có nguy hiểm không?

2.Giới thiệu

Hôm nay cô sẽ hướng dẫn các con tránh một số vật gây nguy hiểm, các con chú ý học ngoan nhé!

3.Hướng dẫn

*Hoạt động 1: Trò chuyện về các đồ dùng và cách sắp xếp các đồ dùng trong lớp.

- Cô tạo tình huống sắp xếp một số đồ dùng có thể gây nguy hiểm ở trong lớp.

- Hỏi trẻ về cách sắp xếp, mức độ an toàn khi sắp xếp các đồ dùng đó.

2. Hoạt động 2: Thảo luận và đưa ra giải pháp an toàn khi sử dụng các đồ dùng dễ gây nguy hiểm tại lớp, trường.

- Cho trẻ xem thêm một số đồ dùng khác có thể gây nguy hiểm (lớp, nhà bếp, sân trường…)

- Hỏi ý kiến của trẻ về cách sử dụng và cất giữ các đồ dùng sao cho an toàn nhất.

+ Những đồ vật sắc, nhọn… cần làm gì khi sử dụng để không gây nguy hiểm cho bản thân và những người xung quanh.

+ Những đồ vật nhỏ, tròn có thể gây nguy hiểm cho chúng ta không ? tại sao?

3. Hoạt động 3: Trò chơi mặt mếu, mặt cười.

- Cách chơi: Cô chia lớp thành 3 nhóm tự lấy tranh ảnh tìm cắt những hành động đúng và không đúng khi sử dụng các đồ dùng, sau đó dán các hình ảnh đúng dán ô mặt cười và dán các hình ảnh không đúng vào ô mặt mếu.

- Cô tổ chức cho trẻ thực hiện - Cô cùng trẻ kiểm tra kết quả 4. Hoạt động 4:

- Các con vừa được học kĩ năng gì?

- Cô giáo dục trẻ không cầm,chơi những đồ vật sắc,nhọn, đồ vật dễ vỡ,và các con luôn cẩn thận để tránh tiếp xúc với

-Trẻ hát -Trẻ trả lời -Trẻ trả lời

-Trẻ thực hiện -Trẻ trả lời

-Trẻ thực hiện -Trẻ trả lời -Trẻ trả lời

-Trẻ trả lời

-Trẻ thực hiện

-Trẻ trả lời -Trẻ nghe

(22)

5.Kết thúc:

- Cô nhận xét và tuyên dương trẻ.

- Cô cho trẻ hát “Trời nắng trời mưa” và ra chơi. -Trẻ thực hiện

* Đánh giá trẻ hàng ngày ( Đánh giá những vấn đề nổi bật về tình trạng sức khỏe, trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ, kiến thức, kĩ năng của trẻ)

………...

………...

………...

………...

………...

………...

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

* Giáo dục: Qua bài học này giúp chúng ta biết cách phòng tránh được một số đồ dùng, đồ chơi sẽ gây ra nguy hiểm cho bản thân chúng ta như các con không được thò

3.  Thái độ: - Bước đầu vận dụng các biện pháp để bảo vệ bản thân trong một số tình huống nguy

- Biết cách quan sát , trình bày ý kiến của mình về nguyên nhân , cách phòng tránh nguy hiểm trong một số tình huống giao thông , về biển báo và đèn tín hiệu giao thông

= > Giáo dục: Qua bài học này giúp chúng ta biết cách phòng tránh được một số đồ dùng, đồ chơi sẽ gây ra nguy hiểm cho bản thân chúng ta như các con không

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1.. ÔN TẬP VỀ TẢ ĐỒ VẬT I. ĐỒ DÙNG DH: Nền tảng dạy học Google Meet, máy tính.. III. CÁC

Bài 2: đặt câu phù hợp với các tình huống cho sau đây:.. Đến nhà một bạn cùng lớp, em thấy nhà rất sạch sẽ, Đồ đạc sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp. Hãy dùng hình

- GV yêu cầu một số HS trả lời câu hỏi: Nêu ích lợi của việc xác định được các tình huống nguy hiểm, rủi ro trươc khi tham gia các hoạt động ở trường.. +T/c

- Hỗ trợ giáo viên sử dụng, đồ dùng đồ chơi trong quá trình hoạt động.. - Đưa trẻ về lớp vệ sinh cá nhân