• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Nguyễn Huệ #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Nguyễn Huệ #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom"

Copied!
43
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

KẾ HOẠCH BÀI DẠY TUẦN 22 Ngày thực hiện: Thứ hai ngày 14 tháng 2 năm 2022

CHÀO CỜ

BÀI 22: NHỮNG VẬT DỤNG BẢO VỆ EM.

I. YÊU CÂU CẦN ĐẠT HS có khả năng:

1. Nghe đánh giá, nhận xét tuần qua và phương hướng tuần tới; nhận biết những ưu điểm cần phát huy và nhược điểm cần khắc phục.

2. Rèn kĩ năng chú ý lắng nghe tích cực, kĩ năng trình bày, nhận xét; tự giác tham gia các hoạt động,...

3. Sử dụng được một số vật dụng để tự phục vụ, chăm sóc và bảo vệ bản thân.

II. ĐỒ DÙNG 1. Giáo viên:

- Loa, míc, máy tính có kết nối mạng Internet, video hài...

2. Học sinh: một số vật dụng

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh 1. Chào cờ (15 - 17’)

- Thực hiện nghi lễ chào cờ.

- GV nhận xét thi đua.

2. Sinh hoạt dưới cờ: Nghe hướng dẫn cách phòng tránh các dịch bệnh thông thường. (15 - 16’)

* Khởi động:

- GV yêu cầu HS khởi động hát - GV dẫn dắt vào hoạt động.

-GV mời một học sinh HS lên nhặt từng vật dụng để trên bàn giơ lên trước lớn. Với mỗi đồ vật, HS lại hỏi: Đây là cái gì? Mình sử dụng nó như thế nào cho đúng cách? Nó giúp mình làm gì?

-Các bạn phía dưới xung phong trả lời và

- HS điểu khiển lễ chào cờ.

- HS lắng nghe.

- HS hát.

- HS lắng nghe

- HS trả lời

(2)

lên lấy vật dụng đó để mô tả cách sử dụng phù hợp.

-GV hỏi HS về những vật dụng nào mình đã có trong số các vật dụng kể trên.

Kết luận: Giáo viên tổng kết lại những vật dụng chúng ta thường sử dụng thường ngày để giúp bảo vệ cơ thể.

3. Tổng kết, dặn dò (2- 3’)

- GV nhận xét, đánh giá tiết học, khen ngợi, biểu dương HS.

- GV dặn dò HS chuẩn bị nội dung HĐGD theo chủ đề

- HS lắng nghe, ghi nhớ trả lời

- HS về những vật dụng nào mình đã có trong số các vật dụng kể trên.

- HS lắng nghe

- HS thực hiện yêu cầu.

- Lắng nghe IV. Điều chỉnh sau tiết dạy (nếu có):

………

………

Toán

Bài 70 : LUYỆN TẬP CHUNG (tiết 1) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Củng cố kĩ năng xem đồng hồ khi kim phút chỉ vào số 3, 6, 12. Củng cố kĩ năng xem lịch và xác định số ngày trong tháng, xác định một ngày nào đó trong tháng là thứ mấy trong tuần.

-Vận dụng kĩ năng xem đồng hồ, xem lịch vào giải quyết vấn đề trong cuộc sống

- Thông qua các hoạt động thực hành quan sát, trao đổi, chia sẻ ý kiến về cách xem đồng hồ, xem lịch, học sinh có cơ hội được phát triển NL giao tiếp toán hoc, NL giải quyết vấn đề toán học, Nl sử dụng công cụ, phương tiện học toán. Kích thích trí tò mò của học sinh về toán học, tăng cường sẵn sàng hợp tác và giao tiếp với người khác và cảm nhận sự kết nối chặt chẽ giữa toán học và cuộc sống.

- Rèn tính chất cẩn thận, nhanh nhẹn trong học tập và trong cuộc sống, giúp học sinh cảm nhận được sự kết nối giữa toán học và cuộc sống qua đó học sinh cảm nhận sự quý giá của thời gian.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Giáo viên: Máy tính, máy chiếu, đồng hồ quay được kim giờ, kim phút, lịch tháng

2. Học sinh: SGK, vở, đồ dùng học tập,…

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động(5')

-GV cho HS chơi trò chơi “Đố bạn” theo nhóm hoặc cả lớp: Học sinh đọc một giờ rồi đố bạn đọc giờ đó theo cách khác. Chẳng hạn, HS đọc:

HS lắng nghe luật chơi

(3)

13 giờ còn gọi là mấy giờ, bạn trả lời: 13 giờ hay 1 giờ chiều.

-Gv cho học sinh chơi vài lượt, nhận xét, tuyên dương

HS chơi HS lắng nghe 2. Hoạt động thực hành – Luyện tập (22')

*Bài 1: Gv mời 1 học sinh đọc yêu cầu của bài -Gv yêu cầu học sinh thực hiện các thao tác sau:

+Đọc các câu mô tả tình huốngliên quan đế thời gian, quan sát đồng hồ rồi chọn đồng hồ thích hợp với mỗi câu

+Cho học sinh nói cho bạn nghe kết quả

-GV khuyến khích Hs đặt câu hỏi và trả lời theo cặp hoặc chia sẻ xem ở thời điểm đó trong ngày em làm những gì?

-Đại diện các nhóm trình bày -Gv nhận xét, tuyên dương

*Bài 2: Gv mời 1 học sinh đọc yêu cầu của bài -Gv cho học sinh đọc thông tin trong SGK nói cho bạn nghe về giờ vào học và giờ mở cửa, đóng cửa ngân hàng

- Cho học sinh quan sát các đồng hồ chọn câu đúng, câu sai và giải thích tại sao

-Gv đặt thêm các câu hỏi để HS liên hệ với những thông tin về giờ đóng cửa, mở cửa của những địa điểm trong thực tế cuộc sống

-Gv nhận xét, tuyên dương, giúp đỡ học sinh chậm

*Bài 3: Gv mời 1 học sinh đọc yêu cầu của bài -Gv cho học sinh thực hiện theo cặp: HS quay kim trên mặt đồng hồ để đồng hồ chỉ đúng giờ theo yêu cầu trong SGK, mỗi lần quay kim, đưa cho bạn xem, đọc giờ và cùng bạn kiểm tra xem cả hai đã quay đúng chưa, đã đọc đúng giờ chưa.

-Gv cho đại diện các nhóm trình bày trước lớp -GV nhận xét, tuyên dương, giúp đỡ học sinh chậm.

HS đọc yêu cầu bài

HS thực hiện thao tác dưới sự hướng dẫn của giáo viên

-Học sinh nói kết quả cho bạn nghe -Học sinh thảo luận nhóm

-Đại diện các nhóm trình bày HS đọc yêu cầu bài

-Học sinh đọc thông tin và nói cho bạn nghe

-Học sinh chọn đồng hồ và giải thích lí do

-Học sinh trả lời

HS đọc yêu cầu bài

-Học sinh thực hiện theo cặp

-Đại diện nhóm trình bày

* Củng cố - dặn dò(3')

Hỏi: Qua các bài tập, chúng ta được củng cố và mở rộng kiến thức gì?

GV nhấn mạnh kiến thức tiết học GV đánh giá, động viên, khích lệ HS.

HS nêu ý kiến

HS lắng nghe

(4)

IV. Điều chỉnh sau tiết dạy (nếu có):

………

………

TIẾNG VIỆT

BỜ TRE ĐÓN KHÁCH ( Tiết 5)

VIẾT ĐOẠN VĂN KỂ VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA CON VẬT I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Viết được một đoạn văn ngắn kể lại hoạt động của con vật quan sát được. Hình thành, phát triển 3 năng lực chung: tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, tự giải quyết vấn đề và sáng tạo thông qua các hoạt động học tập.

- Hình thành, phát triển năng lực đặc thù (NL ngôn ngữ và năng lực văn học): Đọc đoạn văn và kể lại các hoạt động của nhà gấu vào mùa xuân, mùa thu và mùa đông. Nghe thầy cô và bạn bè chia sẻ cách viết đoạn để làm bài tập đúng hơn. Viết được 3 – 5 câu văn ngắn kể lại hoạt động của con vật quan sát được.

- Tự hoàn thành bài tập dưới sự hướng dẫn của gv). Chăm học, chăm làm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Phiếu thảo luận nhóm - HS: vở ô ly

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu (5’)

- Tiết trước học bài gì?

- Gv tổ chức cho hs chơi trò chơi “chuyền hoa”. Đạt 1 câu nói về một bộ phận của con vật nuôi trong nhà.

- Gv dẫn dắt … ghi tên bài: Bờ tre đón khách ( Hoạt động: Luyện viết)

2. Hoạt động Hình thành kiến thức mới.

(10)

Đọc đoạn văn và kể lại các hoạt động của nhà gấu vào mùa xuân, mùa thu và mùa đông.

- Bài yêu cầu gì?

- Yêu cầu hs đọc đoạn văn Nhà gấu ở trong rừng.

- Yêu cầu hs thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi:

+ Mùa xuân, nhà Gấu làm gì?

- Bờ tre đón khách (Tiết 4) - Hs tham gia chơi

- Lắng nghe, nhắc lại đề

- Hs nêu

- 1 hs đọc, lớp đọc thầm.

- Hs hoạt động nhóm 3, quan sát tranh và trả lời câu hỏi:

+ Mùa xuân: cả nhà gấu kéo nhau đi bẻ măng và uống mật ong.

(5)

+ Mùa thu, nhà Gấu đi đâu?

+ Tại sao suốt ba tháng rét, nhà gấu không đi kiếm ăn?

- Yêu cầu các nhóm trình bày kết quả thảo luận.

- Gv nhận xét, chốt kết quả:

+ Mùa xuân: cả nhà gấu kéo nhau đi bẻ măng và uống mật ong.

+ Mùa thu: gấu nhặt quả hạt dẻ

+ Suốt ba tháng rét, nhà gấu không đi kiếm ăn vì chỉ mút hai bàn chân mỡ cũng đủ no.

3. Hoạt dộng thực hành, luyện tập( 20) Viết 3-5 câu kể lại hoạt động của một con vật mà em quan sát được.

- Bài yêu cầu gì?

- Yêu cầu hs thảo luận nhóm đôi, nói 3-5 câu về hoạt động của một con vật mà em quan sát được theo các gợi ý:

+ Em muốn kể về con vật nào?

+ Em đã được quan sát kĩ con vật đó ở đâu? Khi nào?

+ Kể lại những hoạt động của con vật đó.

+ Nêu nhận xét của em về con vật đó.

- Dựa trên kết quả nói, yêu cầu hs viết thành đoạn văn vào vở. Gv nhắc nhở hs:

Đoạn văn kể lại hoạt động của một con vật mà em quan sát được; Đoạn văn viết từ 3 - 5 câu; Đầu câu viết hoa, cuối câu sử dụng dấu câu phù hợp; Câu đầu tiên viết lùi vào một ô; Tư thế ngồi viết,...

- Yêu cầu hs viết bài vào vở, Gv hỗ trợ hs khó khăn

- Yêu cầu hs chia sẻ bài viết trước lớp - Gv nhận xét, tuyên dương

- Gv đọc cho hs nghe bài văn hay: Mi-nô ăn rất mạnh và mau lớn. Tuy chỉ mới bốn tháng tuổi nhưng chú ta có thể ăn hết một bát lớn cơm trộn với thức ăn. Suốt ngày

+ Mùa thu: gấu nhặt quả hạt dẻ

+ Suốt ba tháng rét, nhà gấu không đi kiếm ăn vì chỉ mút hai bàn chân mỡ cũng đủ no.

- Đại diện 2 nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung

- Lắng nghe.

- Viết 3-5 câu kể lại hoạt động của một con vật mà em quan sát được.

- Hoạt động nhóm đôi thực hiện yêu cầu

- Lắng nghe

- Hs làm bài vào vở - 3 – 4 hs chia sẻ bài làm - Lắng nghe, học hỏi

(6)

Mi-nô nằm ở cửa ra vào. Chú canh nhà. có khi lim dim mắt ngủ nhưng chú rất thính tai, chỉ một tiếng động nhỏ cũng làm chú ta thức ngay dậy, sủa váng lên thị uy. Tiếng sủa của Mi-nô to, dõng dạc, dứt khoát. Mỗi khi em đi học về, chú ta mừng rỡ tíu tít, kêu lên mấy tiếng như rít khe khẽ trong cổ họng, rồi hình như phởn chí, chú ta “gâu”

lên một tiếng rất vui vẻ. Mi-nô trở thành người bạn thân của em từ lúc nào không biết.

*Củng cố, dặn dò:

- Hôm nay, em được học những gì?

- Gv hướng dẫn hs chuẩn bị bài sau - Gv nhận xét giờ học.

- Hs nêu - Lắng nghe

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

...

...

_______________________________________

TIẾNG VIỆT

BỜ TRE ĐÓN KHÁCH ( Tiết 6) ĐỌC MỞ RỘNG

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Tìm và đọc được sách, báo viết về một loài vật nuôi trong nhà. Đọc đúng, rõ ràng bài viết về một loài vật nuôi trong nhà do gv hoặc hs chuẩn bị, biết ngắt nghỉ, nhấn giọng phù hợp. Trả lời được các câu hỏi có liên quan đến bài đọc. Nói được những điều mình thích về bài viết đó.

- Biết chia sẻ với cô giáo, các bạn, người thân về một bài viết về một loài vật nuôi trong nhà một cách rõ ràng, mạch lạc, tự tin. Chú ý nghe để học hỏi cách đọc của các bạn rồi tự điều chỉnh lời nói, cử chỉ, điệu bộ khi chia sẻ.

- Có tình yêu đối với loài vật, đặc biệt là vật nuôi trong nhà.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Gv: Sách, báo 1 số bài viết về một loài vật nuôi trong nhà.

- Hs: Sách, báo 1 số bài viết về một loài vật nuôi trong nhà.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu (5’)

- Tiết trước học bài gì?

- Tổ chức cho HS chơi trò chơi thi

- Bờ tre đón khách (Tiết 5) - Hs tham gia chơi theo nhóm

(7)

tìm các từ chỉ hoạt động của các con vật.

- Tổ chức bình chọn cho chóm tìm đc nhiều từ nhất.

- Gv dẫn dắt … ghi tên bài: Bờ tre đón khách ( Hoạt động: Đọc mở rộng)

2. Hoạt động Hình thành kiến thức mới.

(10)

Mang đến lớp sách, báo viết về một loài vật nuôi trong nhà.

- Bài yêu cầu gì?

- Yêu cầu hs trưng bày sách, báo viết về một loài vật nuôi trong nhà

- Yêu cầu hs đọc sách báo đã trưng bày - Gv nhận xét, tuyên dương

3. Hoạt dộng thực hành, luyện tập( 15) Cùng đọc với các bạn và trao đổi một số thông tin về loài vật đó.

- Bài yêu cầu gì?

- GV hướng dẫn hs thực hiện yêu cầu: Các em đọc văn bản cho bạn nghe và chia sẻ với các bạn về tên của loài vật, thức ăn của loài vật, đặc điểm của loài vật mà em nhớ nhất, hình ảnh minh hoạ và chú thích hình ảnh (nếu có).

- Yêu cầu hs làm việc theo nhóm 4 đọc cho bạn nghe và chia sẻ với các bạn một số thông tin về loài vật đó.

- Gọi một số hs đọc cho lớp nghe và chia sẻ với lớp một số thông tin về loài vật đó.

- Gv nhận xét, tuyên dương

4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm (5p) - Hôm nay học bài gì?

- Yêu cầu hs chia sẻ những nội dung đã được học trong bài: Bờ tre đón khách

- Gv tóm tắt lại những nội dung chính. Sau khi học bài Bờ tre đón khách, các em dã:

+ Đọc hiểu bài thơ Bờ tre đón khách.

- Hs thực hiện

- Lắng nghe, nhắc lại đề

- Mang đến lớp sách, báo viết về một loài vật nuôi trong nhà.

- Hs trưng bày theo tổ

- Hs đọc (Có thể trao đổi sách, báo với các tổ khác)

- Lắng nghe

- Cùng đọc với các bạn và trao đổi một số thông tin về loài vật đó.

- Lắng nghe

- Hs thực hiện yêu cầu

- 2 – 3 hs chia sẻ. Cả lớp góp ý, bổ sung.

- Bờ tre đón khách - Hs chia sẻ

- Lắng nghe

(8)

+ Viết chính tả một đoạn trong bài tho Bờ tre đón khách theo hình thức nghe - viết và hoàn thành BT chính tả âm vẩn về d/gi, iu/

ưu hoặc ươc/ ươt.

+ Phát triển vốn từ về vật nuôi; đặt câu nêu đặc điểm của các loài vật.

+ Viết đoạn văn ngấn kê lại hoạt động của một con vật.

+ Đọc mở rộng sách, báo vẽ một loài vật nuôi.

- Yêu cầu hs

nêu ý kiến về bài học

- Gv nhận xét, khen ngợi, động viên HS.

- Khuyên khích hs thực hành giao tiếp ở nhà.

- Hướng dẫn hs chuẩn bị bài sau - Gv nhận xét giờ học.

- Hs nêu ý kiến phản hồi về bài học

- Lắng nghe

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

...

...

_______________________________________

Ngày thực hiện: Thứ ba ngày 15 tháng 2 năm 2022 TIẾNG VIỆT

BÀI 13: TIẾNG CHỔI TRE (TIẾT 1 + 2) ĐỌC: TIẾNG CHỔI TRE

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Đọc đúng, rõ ràng các tiếng trong bài thơ Tiếng chổi tre, biết ngắt, nghỉ đúng nhịp thơ trong bài.

- Nhận biết được thời gian, địa điểm miêu tả trong bài thơ, hiểu được công việc thầm lặng, vất vả nhưng đầy ý nghĩa của chị lao công, từ đó có thái độ trân trọng, giữ gìn môi truờng sống xung quanh mình. Nhận biết được công việc giữa sự lặng lẽ, âm thầm của chị lao công trong bài thơ.

- Khơi dậy các em lòng biết ơn đối với những người lao động bình thường, làm đẹp môi trường sống, thức tỉnh ý thức bảo vệ môi truờng: rèn kĩ năng hợp tác làm việc nhóm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Giáo viên: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.

- Học sinh: SGK, vở, bảng con, Vở BTTV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH TIẾT 1

1. HĐ mở đầu (5’)

(9)

*Khởi động:

- GV cho lớp hoạt động tập thể.

- HS hát và vận động theo bài hát.

- GV cho HS quan sát tranh minh hoạ, kết hợp đặt câu hỏi gợi ý để HS thấy được điểm khác nhau giữa hai con đường trong hai bức tranh và lí giải được nguyên nhân của sự khác biệt đó.

- HS quan sát tranh thảo luận theo cặp, Sau đó đại diện từng nhóm đứng lên trả lời câu hỏi:

- Hai bức tranh vẽ những hình ảnh gì?

- 2 bức tranh miêu tả thời điểm nào trong ngày?

- Quang cảnh con đường trong hai bức tranh có gì khác nhau?

- Bức tranh tứ nhất vẽ hình ảnh bác lao công đang quét dọn đường phố, bức tranh thứ hai vẽ cảnh đường phố sạch đẹp có xe cộ và người qua lạ.

- Bức thứ nhất vẽ vào thời điểm ban đêm, bức tranh thứ hai vẽ vào thời điểm ban ngày.

- Bức tranh thứ nhất vẽ con đường lúc ban đêm, có ánh trăng, có đèn đường và con đường đang được chị lao công quét dọn, còn rất nhiều rác còn bức tranh thứ hai vẽ cảnh ban ngày, có ánh mặt trời rực rỡ, đường phố đã được quét dọn sạch sẽ, bức tranh này không còn hình anh chị lao công thay vào đó là hình anh xe cộ và các bạn HS đang hớn hở tới trường.

- Vì sao con đuờng trong bức tranh thứ hai lại trở nên sạch sẽ như vậy?

- Vì đã được chị lao công quét dọn trong đêm hôm trước.

+ Em đã bao giờ nhìn thấy một người lao công làm việc chưa? Em nhìn thấy ở đâu?

- HS trả lời

+ Những người lao công họ thường làm những việc gì?

- Quét dọn rác trên đường, khuân vác rác lên xe...

- Em nghĩ gì về công việc của họ? Nếu không có những người lao công như vậy thì cuộc sống của chúng ta sẽ ra sao?

- HS nối tiếp lên chia sẻ.

- GV dẫn dắt, giới thiệu vào bài học mới.

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: (30’)

HOẠT ĐỘNG 1: ĐỌC BÀI “Tiếng chổi tre ”

(10)

+ GV đọc mẫu toàn bài thơ và hướng dẫn cách đọc: đọc bằng giọng điệu tâm tình, tha thiết để diễn tả lòng biết ơn đối với chị lao công. Ngắt giọng nhấn giọng ở những chỗ bộc lộ cảm xúc ngạc nhiên, biết ơn của nhân vật.

- HS đọc thầm theo.

+ GV cho HS nêu một số từ ngữ khó phát âm và dễ bị nhầm lẫn. Sau đó hướng dẫn các em phát âm.

+ GV nêu một số từ ngữ dễ phát âm nhầm do ảnh hưởng của tiếng địa phương: Trần Phú, chổi tre, Xao xác, lặng ngắt... để HS đọc.

- HS nêu.

- HS lắng nghe.

- Gv đọc mẫu, gọi HS đọc. GV sửa cho HS đọc chưa đúng.

- HS luyện đọc đúng.

+ GV hướng dẫn chia đoạn: (3 đoạn) theo như cách trình bày trong SHS + Đoạn 1: Từ đầu đến Quét rác…

+ Đoạn 2: Những đêm đông đến Quét rác

+ Đoạn 3: Còn lại.

- GV và HS giải nghĩa một số từ ngữ trong văn bản.

- HS nối tiếp đọc từng đoạn trước lớp

- Từ xao xác: tiếng động nối tiếp nhau trong cảnh yên tĩnh.

- Từ lao công: người làm các công việc vệ sinh phục vụ.

- GV hướng dẫn HS luyện đọc câu:

Tiếng chổi tre/ Xao xác/ Hàng me//, Tiếng chổi tre/ Đêm hè/ Quét rác…//, Chị lao công/ Như sắt/ Như đồng//, Chị lao công/ Đêm đông/ Quét rác…//

* Luyện đọc theo cặp, nhóm

+ Từng nhóm 3 HS đọc nối tiếp 3 đoạn trong nhóm.

- GV giúp đỡ học sinh trong các nhóm gặp khó khăn khi đọc bài.

- 1 nhóm 3 HS đọc mẫu trước lớp.

- 2 nhóm đọc nối tiếp 3 đọc đoạn.

+ YC HS khác lắng nghe và nhận xét, góp ý bạn đọc.

- Hs nhận xét + GV giúp đỡ HS trong các nhóm gặp

khó khăn khi đọc bài, tuyên dương HS đọc tiến bộ.

- GV yêu cầu HS đọc toàn bộ văn bản.

- GV đọc lại toàn bộ văn bản sau đó

- HS đọc cá nhân, đồng thanh toàn bộ văn bản.

(11)

chuyển tiếp sang phần trả lời câu hỏi.

TIẾT 2 3. Hoạt động luyện tập, thực hành (15’)

HOẠT ĐỘNG 2: TRẢ LỜI CÂU HỎI

- GV gọi HS đọc lần lượt 4 câu hỏi trong sgk/tr.55.

- GV HDHS trả lời từng câu hỏi đồng thời hoàn thiện vào VBTTV/tr.29.

Câu 1. Chị lao công làm việc vào những thời gian nào?

- GV nêu câu hỏi

- GV cho HS trao đổi theo nhóm.

- HS đọc

- Thảo luận đưa ra đáp án.

- Chị lao công làm việc vào đêm hè và đêm đông.

+ Từng em nêu ý kiến của mình, cả nhóm góp ý.

+ Cả nhóm lựa chọn các đáp án. GV và HS nhận xét.

- Đại diện các nhóm đưa ra đáp án: a,b,c.

- GV khen các nhóm đã tích cực trao đổi và tìm được đáp án đúng.

- Khung cảnh đêm hè và đêm đông được miêu tả như thế nào?

- Khung cảnh đêm hè vắng vẻ, tiếng ve đã tắt, còn khung cảnh đêm đông sau cơn dông thì lặng ngắt ...

Câu 2. Đoạn thơ thứ hai cho biết công việc của chị lao công vất vả như thế nào?

- GV mời 1 HS đọc lại đoạn 2, cả lớp đọc thầm đoạn 2.

- HS đọc đoạn 2.

- GV mời 2 - 3 HS nêu ý kiến của mình.

HS khác nhận xét bổ sung.

- GV đặt câu hỏi gợi ý:

- Cảnh tượng con đường trong đoạn thơ thứ hai được miêu tả như thế nào?

- Em hãy tưởng tượng nếu em là chị lao công đang làm việc trong cảnh tượng đó , em sẽ cảm thấy thế nào?

- HS nối tiếp chia sẻ trước lớp.

- Cảnh tượng con đường vắng lặng và lạnh ngắt khi vừa trải qua một cơn dông.

- HS nêu cảm nhận của mình.

- GV nhận xét chốt câu trả lời đúng:

Chị lao công phải làm việc vào lúc đêm khuya, không khí lạnh giá, con đuờng vắng lặng.

Câu 3. Những câu thơ sau nói lên điều

Những đêm hè

- HS đọc đoạn 3

(12)

Đêm đông gió rét Tiếng chổi tre Sớm tối

Đi về

- GV đưa ra các đáp án a, b, c

- HS đọc kỹ các câu thơ, tìm ra đáp án đúng.

- GV Gọi HS nêu đáp án - Vì Em lại chọn đáp án đó?

- HS nêu đáp án - HS chia sẻ -GV nhận xét tuyên dương và đánh dấu

vào đáp án đúng.

Câu 4.Tác giả nhắn nhủ em điều gì qua 3 câu thơ cuối?

- GV cho HS làm việc nhóm.

- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu.

- Qua 3 câu thơ cuối tác giả muốn nhắn nhủ em giữ gìn đường phố sạch đẹp.

- Đại diện 1- 2 nhóm lên trả lời câu hỏi

- GV hướng dẫn mở rộng và vận dụng.

- Trong cuộc sống, em đã bao giờ nhìn thấy một người lao công chưa?

- HS trả lời

- Họ làm những công việc gì? Ở đâu? - Họ làm công việc dọn dẹp vẹ sinh, phục vụ ... ở những nơi công cộng, cơ quan, trường học...

*Luyện đọc lại:

- GV đọc diễn cảm toàn bài. Lưu ý ngắt gịọng, nhấn giọng .

- HS lắng nghe Gv đọc mẫu.

- Một HS đọc lại cả bài. Cả lớp đọc thầm theo.

4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm (15p

- HS đọc bài trước lớp.

HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP THEO VĂN BẢN ĐỌC

Bài 1. Trong đoạn thơ thứ nhất, từ nào miêu tả âm thanh của tiếng chổi tre?

- Gọi HS đọc yêu cầu sgk/ tr. 55. - 1-2 HS đọc.

- HS thảo luận nhóm 4.

- Từng HS nêu đáp án và lí do lựa chọn đáp án của mình.

- GV thống nhất đáp án ( từ xao xác).

- GV giải thích nghĩa của từ

- Hãy đặt cho cô một câu với từ này.

- HS hoạt động nhóm 4, tìm từ miêu tả âm thanh (xao xác)

- Đại diện nhóm nêu kết quả: 2-3 nhóm chia sẻ.

- HS đặt câu với từ xao xác.

-GV và HS thống nhất đáp án đúng.

Bài 2: Thay tác giả nói lời cảm ơn đối với chị lao công.

-GV mời 1 - 2 HS nói lời cảm ơn đối -HS nối tiếp chia sẻ. HS khác góp ý.

(13)

với chị lao công.

- GV hướng dẫn HS cách nói lời cảm ơn.

VD: Chúng em xin được cảm ơn các chị lao công, nhờ có các chị mà

* GV lưu ý: GV khuyến khích HS nói lời cảm ơn bằng nhiều cách khác nhau trong nhóm, càng phong phú càng tốt.

- HS lắng nghe

* Củng cố, dặn dò(5’)

- Hôm nay, chúng ta học bài gì?

- Qua bài học này, e rút ra được điều gì?

- GV nhận xét chung tiết học.

- HS trả lời - Dặn: Chuẩn bị bài sau. - HS lắng nghe IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

...

...

_______________________________________

Toán

BÀI: LUYỆN TẬP CHUNG (T2) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Củng cố kĩ năng xem đồng hồ khi kim phút chỉ vào số 3; 6; 12. Củng cố kĩ năng xem lịch và xác định số ngày tháng, xác định một ngày nào đó trong tháng là thứ mấy trong tuần.

- Vận dụng kĩ năng xem đồng hồ, xem lịch vào giải quyết vấn để trong cuộc sống.

- Thông qua kĩ năng xem đồng hồ và xem lịch, học sinh vận dụng vào xem giờ, xác định được thời gian và xác đinh được số ngày tháng và xem lịch vào trong thực tế.

- Chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái, có tinh thần hợp tác trong khi làm việc nhóm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. GV: - Laptop; màn hình máy chiếu; clip, slide minh họa, ...

- Đồng hồ quay được kim giờ và kim phút, lịch tháng.

2. HS: SHS, vở ô li, VBT, nháp, ...

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động khởi động (5')

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Đố bạn” theo hình thức cả lớp.

- Giáo viên hướng dẫn học sinh cách chơi:

+ 1 Học sinh đố bạn: tháng 6 có bao nhiêu ngày? 1 học sinh trả lời: tháng 6 có 30 ngày.

- Giáo viên tổ chức cho học sinh cả lớp tham gia trò chơi.

- Học sinh tham gia trò chơi theo hình thức cả lớp.

- Học sinh lắng nghe giáo viên hướng dẫn cách chơi.

- Học sinh tham gia trò chơi theo sự hướng dẫn của giáo viên.

(14)

2. Hoạt dộng thực hành, luyện tập(12')

Bài 4: Xem tờ lịch tháng 12, trả lời các câu hỏi.

- Giáo viên yêu cầu 1 học sinh nêu yêu cầu bài tập 4.

- Giáo viên tổ chức cho học sinh thực hiện theo cặp.

+ Hướng dẫn học sinh đặt câu hỏi và trả lời theo cặp.

+ Giáo viên đặt câu hỏi để học sinh nói cách tính ngày sinh nhật Liên là thứ mấy, từ đó liên hệ đến cách xem lịch và tính ngày trong thực tiễn.

- Yêu cầu các nhóm trình bày – nhận xét, tuyên dương.

- Chốt lại cách xem lịch trong tháng.

3. Hoạt động vận dụng.(12') Bài 5.

- Giáo viên nêu yêu cầu bài tập.

- Cho học sinh quan sát mảnh của tờ lịch trên màn chiếu.

- Yêu cầu học sinh suy nghĩ để trả lời các câu hỏi:

+ Ngày 19 tháng 8 là thứ mấy?

+ Các ngày thứ Hai trong tháng là ngày bao nhiêu?

+ Các ngày thứ Bảy trong tháng là ngày bao nhiêu?

- Giáo viên quan sát học sinh trình bày.

Hỏi học sinh làm cách nào để con biết?

- Giáo viên nhận xét – chốt ý.

* Củng cố - Dặn dò (5')

- Qua bài học hôm nay, em đã học thêm được điều gì?

- Để có thể làm tốt các bài tập trên em muốn nhắn với bạn điều gì?

- Dặn học sinh về nhà xem trước bài học của buổi sau.

- Học sinh nêu yêu cầu bài tập.

- Làm bài tập theo cặp đôi.

- Trình bày trước lớp.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh quan sát mảnh tờ lịch.

- Học sinh suy nghĩ để trả lời câu hỏi.

+ Ngày 19 tháng 8 là thứ sáu.

+ Các ngày thứ Hai trong tháng là: 1, 8, 15, 22.

+ Các ngày thứ Bảy trong tháng là: 6, 13, 20, 27.

- Học sinh trả lời.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh trả lời.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

(15)

...

...

_______________________________________

Ngày thực hiện: Thứ tư ngày 16 tháng 2 năm 2022 Sáng

TOÁN

BÀI: EM ÔN LẠI NHỮNG GÌ ĐÃ HỌC (TIẾT 1) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Củng cố kĩ năng vận dụng các phép tính trong bảng nhân, bảng chia đã học vào thực hành tính nhẩm và giải quyết vấn đề.

- Củng cố kĩ năng nhận dạng khối trụ, khối cầu.

- Củng cố kĩ năng xem đồng hồ khi kim phút chỉ vào 3, 6, 12; xem lịch và xác định số ngày trong tháng, xác định mọt ngày nào đó trong tháng là thứ mấy trong tuần và vận dụng vào giải quyết vấn đề.

- Thông qua việc tìm kết quả các phép tính trong bảng nhân, chia đã học, Hs có cơ hội được phát triển năng lực tư duy, lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp toán học.

- Thông qua việc quan sát nhận dạng khối trụ, khối cầu học sinh nhận biết được dạng khối trụ khối cầu trong thực tế.

-cChăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái, có tinh thần hợp tác trong khi làm việc nhóm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. GV: - Laptop; màn hình máy chiếu; clip, slide minh họa, ...

- Các hình dạng khối trụ, khối cầu.

2. HS: SGK, vở, đồ dung học tập...

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động khởi động (5')

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi

“Truyền điện” theo hình thức cả lớp.

- Giáo viên phổ biến luật chơi:

Luật chơi: Giáo viên phát lệnh hỏi bất kì một phép nhân trong bảng nhân đã học) em đó trả lời đúng thì có quyền mời một bạn khác, có thể hỏi phép tính ví dụ: 2 x 3 = ? . Nếu bạn đó trả lời sai thì bạn đó không được quyền mời bạn khác mà tự giác bước lên bục giảng. Giáo viên tiếp tục trò chơi.

- Giáo viên tổ chức cho học sinh tham gia trò chơi.

2. Hoạt dộng thực hành, luyện tập(25')

- Học sinh tham gia trò chơi theo hình thức cả lớp.

- Học sinh lắng nghe giáo viên hướng dẫn cách chơi.

- Học sinh tham gia trò chơi theo sự hướng dẫn của giáo viên.

(16)

Bài 1. Tính nhẩm

- Giáo viên yêu cầu 1 học sinh nêu yêu cầu bài tập 1.

- Giáo viên yêu cầu học sinh thực hiện tính nhẩm để tìm kết quả các phép tính nhân, chia trong bài tập.

- Gọi học sinh đọc nối tiếp kết quả các phép tính.

- Giáo viên nhận xét – tuyên dương.

- Giáo viên chuyển chốt ý.

Bài 2.

- Giáo viên nêu yêu cầu bài tập.

- Tổ chức cho học sinh thực hiện theo cặp đôi.

a. Nêu thừa số, tích trong phép nhân 5 x 9 = 45.

b.Nêu số bị chia, số chia, thương trong phép chia: 16 : 2 = 8.

- Giáo viên lắng nghe – nhận xét.

- Giáo viên nêu các phép tính khác để học sinh trả lời.

- Giáo viên nhận xét - chốt ý.

3. Hoạt động vận dụng Bài 3.

- Giáo viên nêu yêu cầu bài tập.

- Cho học sinh quan sát tranh trên màn hình.Nêu một tình huống có phép nhân, phép chia. Ví dụ: Có 10 quả bóng đỏ, đem chia vào 2 khay, mỗi khay chứa 5 quả (10 ; 2 = 5) khuyến khích học sinh nói suy nghĩ của mình, trình bày thuyết phục.

- Yêu cầu học sinh trình bày trước lớp.

- Gọi 2,3 học sinh nêu tình huống có phép nhân, phép chia trong thực tế.

- Giáo viên nhận xét – tuyên dương – chốt ý.

* Củng cố - Dặn dò.(5')

- Qua bài học hôm nay, em đã học thêm được điều gì?

- Để có thể làm tốt các bài tập trên em

- Học sinh nêu yêu cầu bài tập.

- Làm bài tập.

- Đọc kết quả.

- Học sinh lắng nghe.

- Thực hiện thảo luận theo cặp.

- Trình bày trước lớp.

- Trong phép nhân 5 x 9 = 45. Thừa số thứ nhất là 5, thừa số thứ hai là 9 và tích là 45.

- Trong phép chia 16 : 2 = 8. Số bị chia là 16, số chia là 2 và thương là 8.

- Học sinh nêu.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh quan sát màn hình. Sau đó suy nghĩ và nêu tình huống có phép nhân, phép chia dựa vào hình.

- Học sinh trình bày.

- Học sinh nêu tình huống có phép nhân, phép chia trong thực tế.

- Học sinh trả lời.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh trả lời.

(17)

muốn nhắn với bạn điều gì?

- Dặn học sinh về nhà xem trước bài học của buổi sau.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

...

... ………..

_______________________________________

TIẾNG VIỆT

BÀI 13: TIẾNG CHỔI TRE (TIẾT 3) VIẾT: CHỮ HOA X VÀ CÂU ỨNG DỤNG

XUÂN VỀ, HÀNG CÂY BÊN ĐƯỜNG THAY

ÁO MỚI

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Biết viết chữ viết hoa X (chữ cỡ vừa và cỡ nhỏ);

- Viết đúng các từ ngữ “Xuân về, hàng cây bên đuờng thay áo mới.”

- Rèn cho HS tính kiên nhẫn, cẩn thận. Có ý thức thẩm mỹ khi viết chữ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Giáo viên: Laptop; máy chiếu; clip, slide tranh minh họa, ...

- Học sinh: SGK, vở, bảng con, ...

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. HĐ mở đầu (5’)

*KHỞI ĐỘNG:

- GV cho HS hát tập thể bài hát Chữ đẹp mà nết càng ngoan.

- GV cho HS quan sát mẫu chữ hoa - GV hỏi: Đây là mẫu chữ hoa gì?

- GV dẫn dắt, giới thiệu bài.

2.Hoạt động hình thành kiến thức mới: (15’)

*HOẠT ĐỘNG 1. VIẾT CHỮ HOA - GV giới thiệu mẫu chữ viết hoa X và hướng dẫn HS:

- GV cho HS quan sát chữ viết hoa và hỏi độ cao, độ rộng, các nét và quy trình viết chữ viết hoa X.

- Độ cao chữ X mấy ô li?

- Chữ viết hoa X gồm mấy nét ?

- GV viết mẫu trên bảng lớp hoặc cho HS quan sát trên màn hình nếu có.

- HS hát tập thể bài hát Chữ đẹp mà nết càng ngoan.

- HS quan sát mẫu chữ hoa - HS trả lời

- HS lắng nghe

- HS quan sát.

- HS quan sát chữ viết hoa A và hỏi độ cao, độ rộng, các nét và quy trình viết chữ viết hoa A.

+ Độ cao: 5 li; độ rộng: li.

+ Chữ X hoa gồm 3 nét cơ bản: 2 nét móc hai đầu và 1 nét xiên.

- HS quan sát và lắng nghe cách viết chữ

(18)

* GV viết mẫu:

- Nét 1: Đặt bút ở đường kẻ 5 viết nét móc hai đầu bên trái, dừng bút giữa đường kẻ 1 với đường kẻ 2.

- Nét 2: Từ điểm dừng bút của nét 1, viết nét xiên lượn từ trái sang phải từ dưới lên trên dừng bút trên đường kẻ 6.

-Nét 3: Từ điểm dừng bút của nét 2 đối chiếu bút, viết nét móc hai đầu bên phải từ trên xuống, cuối nét uốn vào trong, dừng bút ở đường kẻ 2.

- GV yêu cầu HS luyện viết bảng con chữ hoa A.

- GV hướng dẫn HS tự nhận xét và nhận xét bài của bạn

GV cho HS viết chữ viết hoa X (chữ cỡ vừa và chữ cỡ nhỏ) vào vở

*HOẠT ĐỘNG 2. VIẾT ỨNG DỤNG

Xuân về, hàng cây bên đường thay áo mới.”

- GV cho HS đọc câu ứng dụng

- GV cho HS quan sát cách viết mẫu câu ứng dụng trên bảng lớp.

- GV hướng dẫn HS viết chữ viết hoa X đầu câu.

+ Cách nối chữ viết hoa với chữ viết thường:.

+ Khoảng cách giữa các chữ ghi tiếng trong câu bằng khoảng cách viết chữ cái o.

- Độ cao của các chữ cái: chữ cái hoa X, h, b, cao mấy li ?

- Chữ g cao 1,5 li dưới đường kẻ ngang.

- Chữ đ cao 2 li, - Chữ t cao 1, 5 li;

- Các chữ còn lại cao mấy li?

viết hoa

- HS luyện viết bảng con chữ hoa A.

- HS tự nhận xét và nhận xét bài của bạn - HS viết chữ viết hoa X (chữ cỡ vừa và chữ cỡ nhỏ) vào vở.

- HS đọc câu ứng dụng “ Xuân về, hàng cây bên đường thay áo mới.”

- HS quan sát cách viết mẫu trên màn hình.

- HS lắng nghe

- Chữ cái hoa X, h, b cao 2,5 li.

- Các chữ còn lại cao 1 li.

- HS lắng nghe

(19)

- GV hướng dẫn: Cách đặt dấu thanh ở các chữ cái: dấu huyền đặt trên chữ ê, chữ a và chữ ơ, dấu sắc đặt trên chữ cái a (áo) và chữ cái ơ ( mới).

- GV hướng dẫn: Vị trí đặt dấu chấm cuối câu: ngay sau chữ cái i trong tiếng mới.

3. Hoạt động luyện tập, thực hành (15’)

* HOẠT ĐỘNG 3: THỰC HÀNH LUYỆN VIẾT.

- GV cho HS thực hiện luyện viết chữ hoa X và câu ứng dụng trong vở Luyện viết.

- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.

- GV yêu cầu HS đổi vở cho nhau để phát hiện lỗi và góp ý cho nhau theo cặp hoặc nhóm.

- GV nhận xét, đánh giá bài HS.

*Củng cố

-Hôm nay, chúng ta luyện viết chữ hoa gì?

- Nêu cách viết chữ hoa X - Nhận xét tiết học

-Xem lại bài

-HS viết vào vở

-HS đổi vở cho nhau để phát hiện lỗi và góp ý cho nhau theo cặp hoặc nhóm.

-HS lắng nghe -HS trả lời

-HS lắng nghe

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

...

...

_______________________________________

TIẾNG VIỆT

BÀI 13: TIẾNG CHỔI TRE (TIẾT 4) NÓI VÀ NGHE: HẠT GIỐNG NHỎ I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Nhận biết được các sự việc trong tranh minh họa nhờ đâu hạt giống nhỏ trở thành một cây cao, to, khoẻ mạnh.

- Hiểu đuợc tác dụng của cây cối với đời sống con người.

- Vận dụng kiến thức vào cuộc sống hàng ngày.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Giáo viên: Laptop; máy chiếu; clip, slide tranh minh họa, ...

- Học sinh: SGK, vở, bảng con, ...

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

(20)

1. HĐ mở đầu (5’)

*KHỞI ĐỘNG:

- Cho HS quan sát tranh: Tranh vẽ gì?

- GV dẫn dắt, giới thiệu bài.

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:

15’

*HOẠT ĐỘNG 1: Kể về “Hạt giống nhỏ”

- GV tổ chức cho HS quan sát từng tranh, trả lời câu hỏi:

+ Hạt giống nhỏ trở thành cây như thế nào?

+ Cây mong muốn quả đồi như thế nào?

+ Những hạt cây nẩy mầm nhờ đâu?

+ Tranh vẽ quả đồi thay đổi như thế nào?

- Theo em, các tranh muốn nói làm thế nào quả đồi có thêm nhiều cây xanh?

- GV giới thiệu về câu chuyện

- GV kể câu chuyện, kết hợp chỉ các hình ảnh trong 4 bức tranh.

- Tổ chức cho HS kể về Hạt giống nhỏ, lưu ý tác dụng của cây cối đối với cuộc sống con người.

- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn.

- HS quan sát tranh, trả lời - HS lắng nghe

- HS làm việc chung cả lớp

- HS quan sát tranh và nêu nội dung từng tranh.

> Tranh 1:Hạt giống nhỏ trở thành cây ao to là nhờ đất, nắng, mưa.

> Tranh 2: Cây mong muốn quả đồi có thêm nhiều cây khác làm bạn.

> Tranh 3: Vẽ những hạt cây nảy mầm nhờ mưa nắng.

> Tranh 4: Quả đồi có nhiều cây xanh.

- HS thảo luận theo cặp, sau đó chia sẻ trước lớp.

-HS lắng nghe.

- HS kể

- HS lắng nghe

(21)

- Nhận xét, động viên HS.

-GV cho HS nhận xét, GV nhận xét, chốt 3. Hoạt động luyện tập, thực hành (10’)

*HOẠT ĐỘNG 2. Kể lại từng đoạn của câu chuyện theo tranh. Qua câu chuyện để biết làm thế nào quả đồi có thêm nhiều cây xanh.

- GV cho HS đọc yêu cầu đề bài

- GV hướng dẫn HS thực hiện theo các bước:

+ Bước 1: Làm việc theo cặp, nhóm để cùng nhau nhắc lại các sự việc thể hiện trong mỗi tranh.

+ Bước 2: HS làm việc cá nhân, nhìn tranh và câu hỏi dưới tranh để tập kể từng đoạn câu chuyện.

+ Bước 3: Một số HS trình bày trước lớp.

-GV yêu cầu HS thực hành kể trước lớp.

+ Kể nối tiếp các đoạn hoặc từng em kể toàn bộ câu chuyện.

- GV mời HS lên kể - GV nhận xét tiết học.

4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm (5p)

*HOẠT ĐỘNG 3: VẬN DỤNG “ Cùng người thân nói về lợi ích của cây cối đối với cuộc sống con người”

- GV cho HS đọc yêu cầu đề bài

- GV hướng dẫn HS cách thực hiện hoạt động vận dụng.

- HDHS viết 2-3 câu về hạt giống nhỏ: có thể viết một hoạt động em thích nhất, một nơi em từng đến, cảm xúc, suy nghĩ của em, hiểu được tác dụng của cây cối với đời sống con người…

- GV cho HS viết

- GV cho HS đọc bài cá nhân - GV cho HS nhận xét

- GV nhận xét

*CỦNG CỐ:

- GV yêu cầu HS tóm tắt lại những nội dung chính.

- GV tóm tắt lại những nội dung chính.

- HS làm việc theo nhóm đôi (2 phút) -HS nói theo gợi ý trong SHS

-HS lắng nghe bạn kể -HS nhận xét, góp ý -HS lắng nghe

- HS đọc yêu cầu đề bài

- HS chọn một hoạt động em thích nhất.

- HS nêu cảm xúc, suy nghĩ của em hiểu được tác dụng của cây xanh đối với đời sống con người....

- HS viết 2-3 câu về hạt giông nhỏ

- HS đọc bài cá nhân - HS nhận xét

- HS lắng nghe

- HS tóm tắt lại những nội dung chính.

- HS lắng nghe

(22)

- Sau bài học Tiếng chổi tre, các em đã:

+ Đọc hiểu văn bản Tiếng chổi tre.

+ Viết đúng chữ viết hoa X và câu ứng dụng.

+ Nghe kể câu chuyện Hạt giống nhỏ.

- Nhận xét tiết học

*DẶN DÒ:

-Xem lại bài, chuẩn bị bài tiếp

- HS lắng nghe

- HS nêu ý kiến về bài học

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY( Nếu có)

………

………...

_______________________________________

Chiều

HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM

BÀI 22: NHỮNG VẬT DỤNG BẢO VỆ EM I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- HS biết được các vật dụng bảo vệ cơ thể. Trân trọng vật dụng đang bảo vệ mình hằng ngày để từ đó có ý thức giữ gìn bảo quản đúng cách.

- HS ham khám phá vật dụng bảo vệ cơ thể. Tích cực chăm sóc và bảo vệ bản thân.

- Phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác: HS có khả năng trao đổi, chia sẻ ý kiến cùng bạn trong học tập. Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Mỗi HS giải quyết được các tình huống có trong bài.Phẩm chất Trách nhiệm: Tích cực chăm sóc và bảo vệ bản thân.Trân trọng vật dụng đang bảo vệ mình hằng ngày để từ đó có ý thức giữ gìn bảo quản đúng cách.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: khẩu trang, xà phòng thơm, nước muối sinh lí nhỏ mũi, mũ (nón), ô (dù), áo mưa, mũ bảo hiểm,…

- HS: Sách giáo khoa.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1.Mở đầu (5p): Chia sẻ cách sử dụng các vật dụng bảo vệ sức khoẻ của em.

− GV mời một học sinh HS lên nhặt từng vật dụng để trên bàn giơ lên trước lớn. Với mỗi đồ vật, HS lại hỏi: Đây là cái gì?

Mình sử dụng nó như thế nào cho đúng cách? Nó giúp mình làm gì?

-Những vật dụng nào em đã có trong số các vật dụng kể trên?

- GV nhận xét

2. Hình thành kiến thức (15p): Thực hành sử dụng các vật dụng để bảo vệ

− Các bạn phía dưới xung phong trả lời và lên lấy vật dụng đó để mô tả cách sử dụng phù hợp.

HS tham gia trả lời và chia sẻ

− Các bạn lần lượt thực hành sử dụng

(23)

mình.

− GV chia các bạn theo tổ.

-GV nhận và khen ngợi

3. Luyện tập, vận dụng (12p): Trò chơi Hãy nói lời cảm ơn các “hiệp sĩ” bảo vệ em hằng ngày.

- Mời HS lên bảng với mỗi một đồ vật, các bạn hãy nói những lời cảm ơn chúng vì chúng đã bảo vệ mình hàng ngày.

- GV nhận xét và khen ngợi 4. Cam kết, hành động: (3p)

- HS về nhà để ý sử dụng các vật dụng bảo vệ mình và cùng bố mẹ quy định nơi cất các vật dụng đó.

từng loại đồ vật như đã kể trên. Riêng thực hành đeo khẩu trang, mỗi bạn có một khẩu trang riêng. Các tổ lần lượt ra khu có vòi nước để thực hành rửa tay bằng xà phòng đúng cách.

− HS trở lại nhóm, cùng nhau ghi lại các lưu ý về cách sử dụng vật dụng bảo vệ.

HS tham gia chia sẻ trước lớp.

- HS lên bảng tham gia trò chơi.

+ Ví dụ:

+ Tớ cảm ơn mũ bảo hiểm vì cậu đã bảo vệ an toàn cho tớ khi đi ra ngoài đường.

+ Tớ cảm ơn khẩu trang vì bạn đã chắn bụi cho tớ…

- HS lắng nghe, thực hiện theo HD.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

...

...

_______________________________________

TỰ NHIÊN XÃ HỘI

BÀI 12: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG SỐNG CỦA THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT (tiết 3)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Nêu, nhận biết được một số hoạt động của con người làm thay đổi môi trường sống của thực vật và động vật.

- Nêu, nhận biết được ở mức độ đơn giản vì sao cần phải bảo vệ môi trường sống của thực vật, động vật.

- Phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập. Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: máy tính, máy chiếu, bài giảng - HS: SGK, VBT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

(24)

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Hoạt động mở đầu (5p)

- GV giới trực tiếp vào bài Bảo vệ môi trường sống của thực vật, động vật (tiết 3).

2. Hình thành kiến thức(15p)

Hoạt động 5: Chơi trò chơi Ghép cặp - GV lần lượt treo các

Hình a, b, c, d SGK trang 72 lên bảng và cho cả lớp thảo luận câu hỏi: Trong mỗi hình, con người đã làm gì để bảo vệ môi trường sống của thực vật và động vật?

- GV giải thích nội dung các hình ở SGK trang 72:

+ Thẻ hình a: Thủy trúc sống thành bụi và có bộ rễ dày, có khả năng hấp thụ các chất độc hại, hút mùi khiến cho dòng nước trở nên sạch hơn. Chính nhờ đặc tính này mà người ta thường trồng thủy trúc thành bè trên các sông, hồ giúp làm sạch nước.

+ Thẻ hình b: Người ta thường trồng thông non ở các khu đồi, đất trống có khí hậu và đất đai phù hợp với cây thông. Sau này những nơi này sẽ trở thành các rừng thông, giúp không khí trong lành, đất không bị xói mòn, thu hút động vật đến sinh sống.

+ Thẻ hình c: Rừng ngập mặn có ở các vùng đất ngập nước ven biển, là nơi sống của nhiều động vật như cá sấu, chim, hươu,...Rất nhiều loài chim di cư phụ thuộc vào rừng ngập mặn như sếu, bồ nông,...Vì vậy, việc trồng rừng ngập mặn tạo ra môi trường sống tốt cho nhiều thực vật và thu hút động vật đến sinh sống.

+ Thẻ hình d: Sau mỗi buổi tham quan, chúng ta nên dọn rác, bỏ rác đúng nơi quy định để giữ sạch môi trường, giữ gìn vệ sinh cho mọi người.

Bước 2: Làm việc nhóm

- HS quan sát các hình.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS trình bày:

Thẻ chữ Thẻ hình

(25)

- GV hướng dẫn HS đọc các thẻ chữ và ghép với hình đã quan sát cho phù hợp.

-

Dán vào giấy A2 các thẻ chữ và thẻ hình phù hợp cạnh nhau.

Bước 3: Làm việc cả lớp

- GV gọi một số nhóm lên bảng trình bày kết quả làm việc của nhóm mình. Các HS khác nhận xét, bổ sung.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Trong thực tế, các em và mọi người xung quanh cần làm gì để bảo vệ môi trường sống của thực vật và động vật?

3. Luyện tập, thực hành (10p)

Hoạt động 6: Thực hành viết khẩu hiệu hoặc vẽ tranh của bản thân và chia sẻ với mọi người xung quanh

- GV hướng dẫn HS quan sát các tranh vẽ và các khẩu hiệu bảo vệ môi trường sống của thực vật và động vật.

- HS tự tìm tòi và lựa chọn chủ đề cho tranh vẽ/

khẩu hiệu của mình.

- HS giới thiệu với các bạn trong nhóm về bức tranh của mình.

- GV mời một số HS giới thiệu tranh vẽ của lớp mình.

4. Vận dụng (5p)

- Yêu cầu HS nêu các biện pháp bảo vệ môi trường sống của thực vật và động vật.

*Củng cố-dặn dò:

- GV yêu cầu HS tóm tắt lại những nội dung chính.

- Nhận xét tiết học

- Xem lại bài, chuẩn bị bài tiếp

1 a

2 c

3 b

4 d

- HS trả lời: Trong thực tế, em và mọi người xung quanh cần làm để bảo vệ môi trường sống của thực vật và động vậ: tham gia vệ sinh, giữ sạch môi trường; trông nhiều cây xanh;....

- HS quan sát tranh.

- HS lựa chọn và vẽ khẩu hiệu cho mình.

- HS trình bày.

- HS nêu theo yêu cầu

- HS tóm tắt lại những nội dung chính.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

...

...

_______________________________________

(26)

Ngày thực hiện: Thứ năm ngày 17 tháng 2 năm 2022 TIẾNG VIỆT

BÀI 14: CỎ NON CƯỜI RỒI (TIẾT 1 + 2) ĐỌC: CỎ NON CƯỜI RỒI

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Đọc đúng các các từ khó, đọc rõ văn bản Cỏ non cười rồi với tốc độ đọc phù hợp; biết cách đọc lời nói, lời đối thoại của các nhân vật trong bài, biết ngắt, nghỉ hơi sau mỗi đoạn.

- Trả lời được các câu hỏi của bài. Hiểu và nắm được vì sao cỏ non lại khóc, chim én đã làm gì để giúp cỏ non. Thông qua đó thấy được ý thức trách nhiệm bảo vệ môi trường của chim én. phát triển vốn từ bảo vệ môi trường; biết sử dụng dấu phẩy trong câu.

- Biết viết lời xin lỗi. Tìm đọc sách, báo viết các hoạt động về giữ gìn môi trường xanh, sạch, đẹp ở nhà trường.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.

- HS: Vở BTTV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

TIẾT 1 1. Hoạt động khởi động (5')

* Khởi động:

- GV đưa câu hỏi gợi ý và yêu cầu HS làm việc nhóm

- Em nhìn thấy mấy tấm biển báo trong bức tranh?

- Nội dung của từng tấm biển báo là gì?

- Từng tấm biển báo nhắc nhở mọi người điều gì?

- GV nhận xét chung dẫn dắt, giới thiệu bài.

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới (30’)

* HOẠT ĐỘNG 1: ĐỌC BÀI “CỎ NON CƯỜI RỒI”

- HS chia sẻ trong nhóm

- 2-3 HS chia sẻ.

- 1-2 HS chia sẻ

-1-2 HS Chia sẻ: (Nhắc nhở mọi người ý thức bảo vệ môi trường.)

(27)

- GV đọc mẫu toàn bài: ngắt nghỉ hơi đúng, dừng hơi lâu hơn sau mỗi đoạn, giọng đọc lưu luyến, tình cảm.

- GV nêu một số từ ngữ khó phát âm : Thút thít, sửa soan, suốt đêm, giẫm lên, nhoẻn miệng.

- GV kết hợp hướng dẫn HS ngắt, nghỉ ở những câu dài. VD:

Một hôm,/ chị én nâu/ đang sửa soạn đi ngủ/ thì nghe thấy tiếng khóc thút thít./…

- GV mời 3 HS đọc nối tiếp bài đọc: HS1 Từ đầu đến ấm áp; HS2 đọc tiếp theo đến giúp em; HS 3 đọc phần còn lại.

- GV hướng dẫn HS hiểu nghĩa của từ ngữ đã chú giải trong mục Từ ngữ.

- Luyện đọc VB Cỏ non cười rồi: GV gọi HS đọc nối tiếp từng đoạn. Chú ý quan sát, hỗ trợ HS.

- GV giúp đỡ HS trong các nhóm gặp khó khăn khi đọc bài, tuyên dương HS đọc tiến bộ.

- GV gọi HS đọc cá nhân thành tiếng toàn bài “cỏ non cười rồi”

- GV Nhận xét, tuyên duơng.

- Cả lớp đọc thầm.

- HS luyện đọc từ theo cặp, nhóm bốn.

- HS đọc nối tiếp trong nhóm.

- 3 HS đọc nối tiếp.

- HS đọc nối tiếp theo nhóm 3. HS góp ý cho nhau.

- 1 – 2 HS đọc thành tiếng toàn bài.

TIẾT 2 3. Hoạt động luyện tập, thực hành (20’)

* Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi.

- GV gọi HS đọc lần lượt đọc thầm 4 câu hỏi trong sgk/tr.58.

C1: Nói tiếp câu tả cảnh mùa xuân trong công viên.

- GV mời 1 HS đọc yêu cầu của bài.

- GV cho HS chia sẻ theo nhóm 3, nói theo gợi ý:

+ 1HS: nói câu tả cò + 1HS: nói câu tả đàn én + 1HS: nói câu tả trẻ em

- GV gọi một số nhóm báo cáo kết quả - GV nhận xét

- GV thống nhất câu trả lời

- HS đọc thầm C1:

Các nhóm phân công cụ thể cho từng HS trong nhóm nói về cảnh gì. Sau đó các bạn sẽ đổi nhau nói cả 3 câu tả cảnh mùa xuân.

- Các nhóm trình bày.

- Cỏ bừng tỉnh giấc sau giấc ngủ đông;

Đàn én từ ph Nam trở về; Trẻ em chơi

(28)

C2: Vì sao cỏ non lại khóc?

- GV mời 1 HS đọc yêu cầu của bài.

- GV hướng dẫn HS luyện tập theo cặp -GV theo dõi các nhóm, hỗ trợ HS gặp khó khăn trong nhóm.

- GV nhận xét.

- GV thống nhất câu trả lời

C3: Thương cỏ non, chim én đã làm gì?

- GV tổ chức cho HS trả lời câu 3 như câu 2

- GV thống nhất câu trả lời

C4: Thay lời chim én, nói lời nhắn nhủ tới các bạn nhỏ.

- GV mời 1-2 HS đóng vai chim én nói lời nhắn nhủ tới các bạn nhỏ

- GV hướng dẫn HS luyện tập theo nhóm.

hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu.

- GV động viên các nhóm đưa ra những lời nhắn nhủ khác nhau

- GV Nhận xét, tuyên dương HS.

- GV lưu ý HS trong lời nhắn nhủ của chim én cần chuyền tải được thông điệp về ý thức bảo vệ môi trường, không được giẫm lên cỏ… và chú ý cách xưng hô: Các bạn ơi, các cậu ơi…

4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm (15p

Luyện đọc lại.

- Gọi HS đọc toàn bài; Chú ý giọng đọc diễn cảm.

- GV gọi HS đọc cá nhân - Nhận xét, khen ngợi.

Luyện tập theo văn bản đọc.

Bài 1: Tìm từ ngữ cho biết tâm trạng, cảm xúc của cỏ non.

- Gọi HS đọc yêu cầu sgk/ tr.58.

- Gọi HS trả lời câu hỏi 1, đồng thời hoàn thiện bài 1 trong VBTTV/tr.31.

- Tuyên dương, nhận xét.

Bài 2: Đặt một câu với từ ngữ tìm được.

đùa dưới ánh mặt trời ấm áp.

- Từng HS nói lí do cỏ non khóc - Các nhóm báo cáo kết quả trước lớp

C2: Cỏ non khóc vì các bạn nhỏ giẫm lên.

C3: Chim én đã gọi thêm nhiều bạn ra sức đi tìm cỏ khô tết thành dòng chữ “ Không giẫm lên cỏ” và đặt cạnh bãi cỏ để bảo vệ cỏ non.

C4: HS cỏ thể có các đáp án khác nhau.

- HS thực hiện.

- Từng HS đóng vai chim én nói lời nhắn nhủ tới các bạn nhỏ.

- Các cặp nhóm báo cáo kết quả.

- Cả lớp lắng nghe đọc thầm theo.

- 2-3 HS đọc toàn bài.

- HS đọc.

- HS nêu.

- HS thực hiện.

(29)

- Gọi HS đọc yêu cầu sgk/ tr.58.

- HDHS đặt câu với từ vừa tìm được.

- GV sửa cho HS cách diễn đạt.

- YCHS viết câu vào bài 2, VBTTV/tr.31.

- Nhận xét chung, tuyên dương HS.

* Củng cố, dặn dò:

- Hôm nay em học bài gì?

- GV nhận xét giờ học.

- HS chia sẻ.

- HS thực hiện.

- HS trả lời

IV. Điều chỉnh sau tiết dạy (nếu có):

………

………

Toán

BÀI: EM ÔN LẠI NHỮNG GÌ ĐÃ HỌC (TIẾT 2) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Củng cố kĩ năng vận dụng các phép tính trong bảng nhân, bảng chia đã học vào thực hành tính nhẩm và giải quyết vấn đề.

- Củng cố kĩ năng nhận dạng khối trụ, khối cầu.

- Củng cố kĩ năng xem đồng hồ khi kim phút chỉ vào 3, 6, 12; xem lịch và xác định số ngày trong tháng, xác định mọt ngày nào đó trong tháng là thứ mấy trong tuần và vận dụng vào giải quyết vấn đề.

- Thông qua việc tìm kết quả các phép tính trong bảng nhân, chia đã học, Hs có cơ hội được phát triển năng lực tư duy, lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp toán học.

- Thông qua việc quan sát nhận dạng khối trụ, khối cầu học sinh nhận biết được dạng khối trụ khối cầu trong thực tế.

- Chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái, có tinh thần hợp tác trong khi làm việc nhóm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. GV: - Laptop; màn hình máy chiếu; clip, slide minh họa, ...

- Các hình dạng khối trụ, khối cầu.

2. HS: SGK, vở, đồ dung học tập...

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động khởi động(5)

- GV tổ chức cho lớp hát bài “Quả bóng.

- Giáo viên nói về bài hát để giới thiệu vào bài học.

2. Hoạt dộng thực hành, luyện tập(15')

Bài 4.

- Giáo viên yêu cầu 1 học sinh nêu yêu cầu bài tập 4.

- Học sinh cả lớp kết hợp vận động.

- Học sinh nêu yêu cầu bài tập.

- Học sinh quan sát và nói cho bạn nghe.

(30)

- Giáo viên cho học sinh quan sát hình và thực hiện theo cặp nói cho bạn nghe:

+ Hình bên được ghép từ bao nhiêu khối hộp chữ nhât? Khối trụ? Khối cầu?

- Các cặp trình bày

- Giáo viên nhận xét – tuyên dương.

- Giáo viên chuyển chốt ý.

Bài 5:

- Giáo viên nêu yêu cầu bài tập.

- Tổ chức cho học sinh thực hiện làm bài theo cặp.

- Trình bày trước lớp

- Giáo viên lắng nghe – nhận xét – chốt ý.

3. Hoạt động vận dụng.(10') Bài 6:

- Giáo viên nêu yêu cầu bài tập.

- Tổ chức cho học sinh thực hiện theo nhóm 4.

- Yêu cầu đại diện các nhóm lên trình bày trước lớp.

- Giáo viên lắng nghe – nhận xét.

- Giáo viên nhận xét – Đánh giá – chốt bài.

- Giáo viên hỏi:

* Củng cố - Dặn(5')

+ Qua bài học hôm nay, em đã học thêm được điều gì?

+ Nhấn mạnh nội dung, kiến thức của bài học để học sinh khắc sâu thêm kiến thức.

- Dặn học sinh về nhà xem trước bài học của buổi sau.

+ Hình bên được ghép từ 3 khối hộp chữ nhật, 4 khối trụ, 4 khối cầu.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh quan sát tranh nói cho bạn nghe mỗi đồng hồ chỉ mấy giờ. Ví dụ:

Tranh 1 Bạn An đánh đàn lúc 8 giờ 30 phút tối hoặc 20 giờ 30 phút.

- Học sinh lắng nghe, nhận xét.

- Thực hiện thảo luận theo nhóm.

- Học sinh xem tờ lịch thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi.

- Trình bày trước lớp.

- Các nhóm quan sát, nhận nhét ....

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh trả lời câu hỏi – Ghi nhớ.

IV: ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY ( nếu có )

...

………...

………...

_______________________________________

Ngày thực hiện: Thứ sáu ngày 18 tháng 2 năm 2022 TOÁN

BÀI: EM VUI HỌC TOÁN

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

* Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm

* Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm

- Góp phần phát triển năng lực: Năng lực giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.. HS

- Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm

* Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ..

- Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ3. II.ĐỒ

- Góp phần phát triển năng lực: Năng lực ngôn ngữ, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng

- Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm