• Không có kết quả nào được tìm thấy

các nguyên tố s

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "các nguyên tố s"

Copied!
11
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Bài 7: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học Câu 1: Các nguyên tố nhóm A trong bảng tuần hoàn là:

A. các nguyên tố s.

B. các nguyên tố p.

C. các nguyên tố s và các nguyên tố p.

D. các nguyên tố d.

Hướng dẫn giải:

Đáp án C

Các nguyên tố nhóm A trong bảng tuần hoàn là các nguyên tố s và p.

Câu 2: Nguyên tố M thuộc chu kì 3, nhóm IVA của bảng tuần hoàn. Số hiệu nguyên tử của nguyên tố M là

A. 14 B. 16 C. 33 D. 35

Hướng dẫn giải:

Đáp án A

Nguyên tố M thuộc chu kì 3 → Có 3 lớp electron.

Nguyên tố M thuộc nhóm IVA → Có 4 electron lớp ngoài cùng.

→ Cấu hình electron của M là 1s 2s 2p 3s 3p 2 2 6 2 2

→ Số electron của nguyên tử M là 14

→ Số hiệu nguyên tử Z = 14.

Câu 3: Nhận định nào sau đây không đúng?

A. Bảng tuần hoàn gồm các ô nguyên tố, các chu kì và các nhóm.

B. Chu kì là dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron, được xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần.

C. Bảng tuần hoàn có 7 chu kì, số thứ tự của chu kì bằng số phân lớp electron trong nguyên tử.

D. Bảng tuần hoàn có 8 nhóm A và 8 nhóm B.

Hướng dẫn giải:

Đáp án C

C sai vì số thứ tự của chu kì bằng số lớp electron.

Câu 4: X và Y là hai nguyên tố thuộc hai nhóm A kế tiếp nhau trong bảng tuần hoàn, ở trạng thái đơn chất X và Y phản ứng được với nhau. Tổng số proton trong hạt nhân nguyên tử của X và Y là 23. Biết rằng X đứng sau Y trong bảng tuần hoàn. X là

A. P

(2)

B. S C. Mg D. O

Hướng dẫn giải:

Đáp án A

Vì pX + pY = 23 nên X và Y là những nguyên tố thuộc chu kì nhỏ X và Y là 2 nguyên tố thuộc 2 nhóm kế tiếp

→ Số proton của X và Y hơn kém nhau 1 hoặc 7 hoặc 9 Ta xét từng trường hợp

- Nếu px - py = 1 → pX =12 (Mg), pY =11 (Na)

→ Loại vì ở trạng thái đơn chất hai nguyên tố này không phản ứng với nhau.

- Nếu pX - pY = 7 → pX =15 (P), pY = 8 (O)

→ Thỏa mãn vì ở trạng thái đơn chất hai nguyên tố phản ứng được với nhau.

- Nếu pX - pY = 9 → pX =16 (S), pY = 7 (N)

→ Loại vì ở trạng thái đơn chất hai nguyên tố này không phản ứng với nhau.

Vậy X là P

Câu 5: Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố vào bảng tuần hoàn:

(a) Các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử.

(b) Các nguyên tố có cùng số lớp electron trong nguyên tử được xếp vào cùng một hàng.

(c) Các nguyên tố có cùng số electron hóa trị trong nguyên tử được xếp vào một cột.

(d) Các nguyên tố có cùng số phân lớp electron trong nguyên tử được xếp vào cùng một hàng.

Số nguyên tắc đúng là : A. 1

B. 2 C. 3 D. 4

Hướng dẫn giải:

Đáp án C

Các nguyên tắc đúng là (1), (2) và (3).

Câu 6: Câu nào sau đây không đúng?

A. Nguyên tử của các nguyên tố trong cùng một nhóm có electron hóa trị bằng nhau.

B. Nguyên tử của các nguyên tố trong cùng một nhóm có số electron bằng nhau.

(3)

C. Nguyên tử của các nguyên tố nhóm A có số electron ngoài cùng bằng số thứ tự của nhóm.

D. Số thứ tự của nhóm bằng hóa trị cao nhất với oxi.

Hướng dẫn giải:

Đáp án B

B sai vì nguyên tử của các nguyên tố trong cùng một nhóm có electron hóa trị bằng nhau.

Câu 7: Cho các nguyên tố 8X, Y,11 20Z và 26T . Số electron hóa trị của nguyên tử các nguyên tố tăng dần theo thứ tự:

A. X < Y < Z < T.

B. T < Z < X < Y.

C. Y < Z < X < T.

D. Y < X < Z < T.

Hướng dẫn giải:

Đáp án C

- Cấu hình electron của X là: 1s 2s 2p 2 2 4

→ Số electron hóa trị là 6.

- Cấu hình electron của Y là: 1s 2s 2p 3s 2 2 6 1

→ Số electron hóa trị là 1.

- Cấu hình electron của Z là: 1s 2s 2p 3s 3p 4s 2 2 6 2 6 2

→ Số electron hóa trị là 2.

- Cấu hình electron của T là: 1s 2s 2p 3s 3p 3d 4s 2 2 6 2 6 6 2

→ Số electron hóa trị là 8.

→ Số electron hóa trị của nguyên tử các nguyên tố tăng dần theo thứ tự:

Y < Z < X < T

Câu 8: Cho hai nguyên tố L và M có cùng cấu hình electron lớp ngoài cùng là ns2. Phát biểu nào sau đây về M và L luôn đúng?

A. L và M đều là những nguyên tố kim loại.

B. L và M thuộc cùng một nhóm trong bảng tuần hoàn.

C. L và M đều là những nguyên tố s.

D. L và M có 2 electron ở lớp ngoài cùng.

Hướng dẫn giải:

Đáp án D

A. sai vì He có cấu hình là 1s2 nhưng là khí hiếm.

B sai vì như He có cấu hình là 1s2 thuộc nhóm VIIIA; Ca, Mg, Ba thuộc nhóm IIA.

(4)

C sai vì có thể là nguyên tố d vì những nguyên tố nhóm B có cấu hình electron hóa trị (n 1)d ns x 2 .

D đúng.

Câu 9: Xác định nguyên tố nhóm A hoặc nhóm B dựa vào đặc điểm nào sau đây?

A. Số hiệu nguyên tử của nguyên tố đó B. Tổng số electron trên lớp ngoài cùng C. Tổng số electron trên phân lớp ngoài cùng

D. Nguyên tố s, nguyên tố p hoặc nguyên tố d, nguyên tố f Hướng dẫn giải:

Đáp án D

- Nguyên tố nhóm A là các nguyên tố s hoặc nguyên tố p.

- Nguyên tố nhóm B là các nguyên tố d hoặc nguyên tố f.

→ Dựa vào nguyên tố s, nguyên tố p hoặc nguyên tố d, nguyên tố f để xác định nguyên tố nhóm A hoặc nhóm B.

Câu 10: Nguyên tố M có số hiệu nguyên tử là 29. M thuộc nhóm nào của bảng tuần hoàn?

A. IIA B. IIB C. IA D. IB

Hướng dẫn giải:

Đáp án D

Số hiệu nguyên tử là 29 → có 29 electron.

→ Cấu hình electron: 1s 2s 2p 3s 3p 3d 4s 2 2 6 2 6 10 1

→ Thuộc nhóm IB.

Câu 11: Số hiệu nguyên tử trong bảng tuần hoàn cho biết:

1. Số đơn vị điện tích hạt nhân

2. Số nơtron trong nhân nguyên tử

3. Số proton trong hạt nhân hoặc electron trên vỏ 4. Số thứ tự nguyên tố trong bảng tuần hoàn Số ý sai là:

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

Hướng dẫn giải:

(5)

Đáp án A

(2) sai vì từ số hiệu nguyên tử không thể suy ra được số nơtron.

Câu 12: Nguyên tử nguyên tố X có số hiệu nguyên tử là 33 trong bảng tuần hoàn. X thuộc:

A. Chu kì 3, nhóm VA B. Chu kì 4, nhóm VB

C. Chu kì 4, nhóm VA D. Chu kì 3, nhóm IIIA

Hướng dẫn giải:

Đáp án C

Số hiệu nguyên tử là 33 → có 33 electron Cấu hình electron của X là [Ar]3d 4s 4p . 10 2 3

→ X thuộc chu kì 4, nhóm VA.

Câu 13: R, T, X, Y, Z lần lượt là năm nguyên tố liên tiếp trong bảng tuần hoàn, có tổng số điện tích hạt nhân là 90+. Kết luận nào sau đây đúng?

A. Năm nguyên tố này thuộc cùng một chu kì.

B. Nguyên tử của nguyên tố Z có bán kính lớn nhất trong số các nguyên tử của năm nguyên tố trên.

C. R có 3 lớp electron.

D. X là phi kim.

Hướng dẫn giải:

Đáp án C

Gọi số hiệu nguyên tử của R là a → Số hiệu nguyên tử của T, X, Y, Z lần lượt là: (a + 1), ( a + 2), (a + 3), (a + 4).

Theo bài, ta có:

a + (a + 1) + ( a + 2) + (a + 3) + (a + 4) = 90

→ a = 16

→ R có 16 electron

→ Cấu hình electron của R là [Ne]3s 3p 2 4

→ R có 3 lớp electron. → C đúng.

A sai vì R, T, X thuộc chu kì 3 còn Y, Z thuộc chu kì 4.

B sai vì Y có bán kính lớn nhất.

D sai vì X là khí hiếm.

Câu 14: Tìm câu phát biểu sai khi nói về chu kì:

A. Trong chu kì, các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân

B. Trong chu kì, các nguyên tử có số lớp electron bằng nhau

(6)

C. Chu kì nào cũng mở đầu là kim loại điển hình, kết thúc là một phi kim điển hình.

D. Trong chu kì 2, 3 số electron lớp ngoài cùng tăng dần từ 1 đến 8.

Hướng dẫn giải:

Đáp án C

Chu kì thường cũng mở đầu là kim loại điển hình, kết thúc là một khí hiếm (trừ chu kì 1 và chu kì 7 chưa hoàn thành).

Câu 15: Trong bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học, số chu kì nhỏ và chu kì lớn là

A. 3 và 3 B. 4 và 3 C. 3 và 4 D. 4 và 4

Hướng dẫn giải:

Đáp án C

Chu kì nhỏ: chu kì 1, 2, 3 Chu kì lớn: chu kì 4, 5, 6, 7

Câu 16: Mệnh đề nào sau đây không đúng?

A. Trong chu kì, các nguyên tố được sắp xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần.

B. Các nguyên tố trong cùng chu kì có số lớp electron bằng nhau.

C. Trong chu kì, các nguyên tố được sắp xếp theo chiều khối lượng nguyên tử tăng dần

D. Nguyên tử của các nguyên tố trong cùng một nhóm A bao giờ cũng có cùng số electron hóa trị.

Hướng dẫn giải:

Đáp án C

Trong chu kì, các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân.

Câu 17: Số thứ tự ô nguyên tố trong bảng hệ thống tuần hoàn bằng:

A. Số electron hóa trị B. Số khối

C. Số nơtron

D. Số hiệu nguyên tử Hướng dẫn giải:

Đáp án D

Số thứ tự ô nguyên tố bằng số hiệu nguyên tử của nguyên tố đó.

(7)

Câu 18: Nguyên tử của một nguyên tố có cấu hình electron là 1s22s22p63s2 thì nguyên tố đó thuộc:

A. Nhóm IA B. Chu kì 4 C. Nhóm IIA D. Chu kì 2

Hướng dẫn giải:

Đáp án C

Từ cấu hình electron → có 3 lớp electron và có 2 electron ở lớp ngoài cùng.

→ Nguyên tố này thuộc chu kì 3, nhóm IIA.

Câu 19: Nguyên tố hóa học X có cấu hình electron hóa trị là 3d34s2. Vị trí của X trong bảng tuần hoàn là:

A. Chu kì 4, nhóm VB B. Chu kì 4, nhóm VA C. Chu kì 4, nhóm IIIB D. Chu kì 4, nhóm IIIA Hướng dẫn giải:

Đáp án A

Nguyên tố hóa học X có electron hóa trị là 3d34s2 → X thuộc chu kì 4, nhóm VB.

Câu 20: Nguyên tử nguyên tố X có số thứ tự Z = 16, vị trí của X trong bảng tuần hoàn:

A. Chu kì 3, nhóm IVA B. Chu kì 3, nhóm VIA

C. Chu kì 4, nhóm VIA D. Chu kì 2, nhóm IIA

Hướng dẫn giải:

Đáp án B

Z = 16 → X có 16 electron

Cấu hình electron của X là: 1s 2s 2p 3 3p2 2 6 s2 4

→ X có 3 lớp electron và 6 electron lớp ngoài cùng.

→ X thuộc chu kì 3, nhóm VIA.

Câu 21: Một nguyên tố X có Z = 22 thuộc chu kì:

A. 5 B. 4 C. 3 D. 2

(8)

Hướng dẫn giải:

Đáp án B

Z = 22 → X có 22 electron

Cấu hình electron của X là: 1s 2s 2p2 2 63s23p 3d6 24s2

→ X là nguyên tố d có 4 lớp electron và 4 electron hóa trị.

→ X thuộc chu kì 4, nhóm IVB.

Câu 22: Nguyên tử nguyên tố A có 5 electron ở phân lớp p, vậy A thuộc nhóm:

A. VA B. VIA C. VIIB D. VIIA

Hướng dẫn giải:

Đáp án D

Từ bài, ta có cấu hình electron lớp ngoài cùng là:ns np 2 5

→ Có 7 electron hóa trị

→ A thuộc nhóm VIIA.

Câu 23: Cho các nguyên tố có cấu hình electron như sau:

(A) 1s22s22p63s2. (B) 1s22s22p63s23p64s1. (C) 1s22s22p63s23p64s2. (D) 1s22s22p63s23p5.

(E) 1s22s22p63s23p63d64s2. (F) 1s22s22p63s23p1.

Các nguyên tố thuộc cùng chu kì nhỏ là:

A. A, D, F B. B, C, E C. C, D D. A, B, F

Hướng dẫn giải:

Đáp án A

Các nguyên tố thuộc cùng 1 chu kì → có số lớp electron bằng nhau.

A, D, F thuộc chu kì 3 còn B, C, E thuộc chu kì 4.

Chu kì nhỏ là chu kì 1, 2 và 3 → A, D, F thuộc chu kì nhỏ.

Câu 24: Các chu kì (trừ chu kì 1 và 7) lần lượt bắt đầu từ loại nguyên tố nào và kết thúc ở nguyên tố nào?

A. Kim loại kiềm và halogen.

B. Kim loại kiềm thổ và halogen.

(9)

C. Kim loại kiềm thổ và khí hiếm.

D. Kim loại kiềm và khí hiếm.

Hướng dẫn giải:

Đáp án D

Các chu kì (trừ chu kì 1 và 7) lần lượt bắt đầu từ kim loại kiềm và kết thúc ở khí hiếm.

Câu 25: Bảng tuần hoàn hóa học không áp dụng nguyên tắc sắp xếp nào dưới đây.

A. Các nguyên tố có cùng số lớp electron trong nguyên tử được xếp thành 1 hàng.

B. Các nguyên tố được xếp theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân nguyên tử . C. Các nguyên tố có cùng số electron hóa trị trong nguyên tử được xếp thành 1 cột. D. Các nguyên tố được xếp theo chiều tăng dần khối lượng nguyên tử.

Hướng dẫn giải:

Đáp án D

Bảng tuần hoàn hóa học không được sắp xếp theo nguyên tắc: các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần khối lượng nguyên tử.

Câu 27: X và Y là hai nguyên tố kế tiếp nhau trong cùng một nhóm A của bảng tuần hoàn. Biết rằng tổng số electron trong nguyên tử X và Y là 30, số electron của X nhỏ hơn số electron của Y. Phát biểu nào sau đây là sai?

A. X thuộc chu kì nhỏ và Y thuộc chu kì lớn của bảng tuần hoàn.

B. X và Y đều là những kim loại.

C. X và Y đều có cùng số lớp electron bão hòa.

D. X và Y đều đứng đầu mỗi chu kì trong bảng tuần hoàn.

Hướng dẫn giải:

Đáp án C

- Tổng số electron trong nguyên tử X và Y là 30 → Tổng số hiệu nguyên tử của X và Y là 30.

→ ZX + ZY = 30 (1)

- X và Y là hai nguyên tố kế tiếp nhau trong cùng một nhóm A→ ZY – ZX = 8 (2) Từ (1) và (2) → ZX =11 và ZY = 19

→ X thuộc chu kì 3, nhóm IA và Y thuộc chu kì 4 (chu kì lớn), nhóm IA.

→ X, Y là kim loại và đứng đầu chu kì 3 và 4.

Cấu hình electron lớp ngoài cùng là ns1→ lớp ngoài cũng chưa bão hòa.

Câu 28: Một nguyên tố hóa học X ở chu kỳ 3, nhóm IVA. Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tố X là:

A. 3s23p5.

(10)

B. 3s23p4. C. 3s23p3. D. 3s23p2.

Hướng dẫn giải:

Đáp án D

X thuộc chu kì 3, nhóm IV của bảng tuần hoàn → có 3 lớp electron và 4 electron lớp ngoài cùng.

→ Cấu hình electron lớp ngoài cùng của X là: 3s23p2.

Câu 29: Biết nguyên tố X thuộc chu kì 3, nhóm VIA của bảng tuần hoàn. Cấu hình của nguyên tử X là:

A. 1s22s22p63s4 B. 1s22s22p63s2 C. 1s22s22p63s23d4 D. 1s22s22p63s23p4 Hướng dẫn giải:

Đáp án D

X thuộc chu kì 3, nhóm VIA của bảng tuần hoàn → có 3 lớp electron và 6 electron lớp ngoài cùng.

→ Cấu hình electron của X là: 1s22s22p63s23p4.

Câu 30: Nguyên tố ở chu kì 5, nhóm VIIA có số electron p lớp ngoài cùng là.

A. 7 B. 6 C. 5 D. 4

Hướng dẫn giải:

Đáp án C

Cấu hình electron lớp ngoài cùng là 5s 5p . 2 5

→ Lớp ngoài cùng có 5 electron p.

(11)

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Chu kì: là dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron, được xếp theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân.. Số thứ tự của chu kì bằng với số

Sự biến đổi tuần hoàn về cấu hình lectron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố khi điện tích hạt nhân tăng dần chính là nguyên nhân của sự biến đổi tuần hoàn

+ Nhóm gồm các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có số electron lớp ngoài cùng bằng nhau, do đó có tính chất tương tự nhau được xếp thành một cột theo chiều tăng

Ô: Ô nguyên tố cho biết số hiệu nguyên tử, kí hiệu hóa học, tên nguyên tố, nguyên tử khối của nguyên tố đó. Chu kì: là dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có

- Các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân nguyên tử. - Các nguyên tố có cùng số lớp electron trong nguyên tử được xếp thành một hàng.. - Các

Trong một chu kì, theo chiều tăng điện tích hạt nhân số electron lớp ngoài cùng tăng.. ⇒ Lực hút giữa hạt nhân với các electron lớp ngoài cùng tăng dẫn đến bán kính

A. Trong phân tử NH 3 có 3 cặp electron chưa tham gia liên kết hóa học. Trong bảng tuần hoàn gồm 3 chu kỳ lớn và 4 chu kì nhỏ. Các nguyên tố trong cùng chu kỳ có số

Các nguyên tố được sắp theo theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử.. Câu 54 : Các nguyên tố hoá học trong bảng tuần hoàn được sắp xếp