• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Đức Chính #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:105

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Đức Chính #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:105"

Copied!
5
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Tiết : 31 Tiếng Việt:

CÂU NGHI VẤN I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

Giúp H/S:

1. Kiến thức:

- Củng cố và giúp học sinh tìm hiểu thêm kiểu câu nghi vấn, chức năng chủ yếu và những khả năng biểu đạt phong phú của kiểu câu này.

2. Kĩ năng :

- Rèn kĩ năng tạo câu, sử dụng trong hoàn cảnh nói và viết.

3. Thái độ :

- Giáo dục tinh thần tự giác học tập. Bồi dưỡng tinh thần yêu Tiếng Việt.

II. CHUẨN BỊ:

-Thầy: - Giáo án, bảng phụ.

- H/S : Đọc , soạn bài và chuẩn bị bài trước ở nhà.

III: PHƯƠNG PHÁP/ KT:

Vấn đáp, thuyết trình, gợi mở, phân tích, tổng hợp…

IV:TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC.

1.Tổ chức: 8A: : Sĩ số: ... / Vắng:

8B: : Sĩ số: ... /Vắng:

2.Kiểm tra bài cũ :

? Hãy nêu cảm nhận về hình ảnh vầng trăng trong bài thơ “Ngắm trăng" – HCM.

3. Bài mới

HĐ của thày - trò Nội dung cần đạt

? Thế nào là câu nghi vấn? Các chức năng của câu nghi vấn?

Ví dụ:

Học sinh tự lấy ví dụ.

? Dựa vào những từ ngữ nghi vấn, hãy nêu các hình thức nghi vấn thường gặp.

Nêu ví dụ cụ thể và nêu dấu hiệu hình thức của câu nghi vấn đó?

I. Câu nghi vấn.

1. - Câu nghi vấn là câu có các từ nghi vấn, có chức năng chính là dùng để hỏi, khi viết thường kết thúc bằng dấu hỏi.

2. Các hình thức nghi vấn thường gặp.

a. Câu nghi vấn không lựa chọn.

- Câu có đại từ nghi vấn: ai, gì, nào, (tại) sao, đâu, bao giờ, bao nhiêu,…

VD: Vậy thì bữa sau con ăn ở đâu ?

- Câu có tình thái từ nghi vấn: à, ư, hả, chứ,…

VD: U bán con thật đấy ư ?

b. Câu nghi vấn có lựa chọn: Kiểu câu này khi hỏi người ta thường dùng qht: hay, hay là; hoặc dùng cặp phó từ: có…không, đã…chưa.

VD: Sáng nay người ta đấm u có đau lắm không ? 3. Chức năng khác của câu nghi vấn:

Ngoài chức năng dùng để hỏi, câu nghi vấn có chức năng khẳng định, phủ định, hứa hẹn, đe dọa, bộc lộ cảm xúc…. Khi sử dụng những chức năng này, câu

(2)

nghi vấn không đòi hỏi người khác phải trả lời.

II. Luyện tập Các câu văn không phải

là câu nghi vấn bởi tuy dùng đại từ ai nhưng không phải mục đích để hỏi. Trong trường hợp này, đại từ “ai” được sử dụng với vai trò là một đại từ phiếm chỉ.

Từ sao trong câu thơ, không dùng để hỏi mà để tạo câu cảm thán. Từ sao trong trường hợp này là một thán từ.

Học sinh lên bảng chép lại câu nghi vấn và đồng thời xác định dấu hiệu hình thức.

Hình thức: Chia lớp ra làm ba đội. Học sinh sẽ lựa chọn 3/7 từ ngữ nghi vấn thường được sử dụng trong cuộc sống sinh hoạt và đặt câu nghi vấn với những từ ngữ đó. Thời gian chuẩn bị 2 phút Thời gian thi 4 phút.

Đội nào viết nhiều hơn sẽ được nhiều điểm.

Không tính những câu bị sai lỗi chính tả, không đúng hình thức và chức năng, những câu bị lặp lại….

Ban thư kí sẽ tổng kết các đội.

Sẽ có hai lần chơi trò

Bài tập 1

- Các câu sau có phải là câu nghi vấn không ? Tại sao?

Ai làm cho bể kia đầy Cho ao kia cạn, cho gầy cò con.

Ai ơi chớ bỏ ruộng hoang

Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu.

Nhớ ai bổi hổi, bồi hồi

Như đứng đống lửa như ngồi đống than.

Bài tập 2. xác định câu nghi vấn và hình thức nghi vấn trong các đoạn sau:

a. Thấy lão nằn nì mãi, tôi đành nhận vậy. Lúc lão về tôi còn hỏi:

- Có đồng nào, cụ nhặt nhạnh đưa tôi cả thì cụ lấy

gì mà ăn ? (Nam Cao – Lão Hạc) b. Bỗng bác già nhìn đồng hồ nói một mình: - Thanh niên bây giờ lạ thật! Các anh chị cứ như con bướm. Mà mới mười một giờ, đã đến giờ “ốp”

đâu ? Tại sao anh ta không tiễn mình đến tận xe nhỉ

? (Nguyễn Thành Long – Lặng lẽ Sa Pa)

c. Cô hỏi luôn, giọng vẫn ngọt:

- Sao lại không vào ? Mợ mày phát tài lắm, có như dạo trước đâu ! (Nguyên Hồng – Những ngày thơ ấu )

Bài tập 3

Đặt câu với những từ ngữ nghi vấn sau.

a. Lần 1: Đặt câu với từ sau: ai, nào, sao, đâu, à, đã chưa, hay.

b. Lần 2:gì, bao giờ, bao nhiêu, ạ, chứ, ư, có không

Bài tập 4:

Sưu tầm những câu thơ có sử dụng hình thức và chức năng bộc lộ cảm xúc của câu nghi vấn.

(3)

chơi này.

Hình thức: Cho học sinh thi bằng cách đọc lần lượt những câu thơ có sử dụng hình thức và chức năng của câu nghi vấn đã từng được đọc hoặc nghe tới.

Ví dụ:

Khăn thương nhớ ai?....

Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?

…..

Đội nào còn lại cuối cùng sẽ thắng cuộc.

4. Củng cố:

Câu nghi vấn có chức năng chính là gì? Ngoài chức năng chính, CNV còn có những chức năng nào khác?

Nêu cách nhận diện giữa hai chức năng này của câu NV?

5. Hướng dẫn:

- Về nhà học - ôn lại bài.

- Ôn tập về các kiểu câu.

Tiết : 32 Tiếng Việt:

CÂU CẦU KHIẾN I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

Giúp H/S:

1. Kiến thức:

- Củng cố và giúp học sinh tìm hiểu thêm kiểu câu cầu khiến, chức năng chủ yếu và những khả năng biểu đạt của kiểu câu này.

2. Kĩ năng :

- Rèn kĩ năng tạo câu, sử dụng trong hoàn cảnh nói và viết.

3. Thái độ :

- Giáo dục tinh thần tự giác học tập. Bồi dưỡng tinh thần yêu Tiếng Việt.

II.CHUẨN BỊ:

-Thầy: Giáo án; Bảng phụ.

- H/S : Đọc , soạn bài và chuẩn bị bài trước ở nhà.

III: PHƯƠNG PHÁP/ KT: Vấn đáp, thuyết trình, gợi mở, phân tích, tổng hợp…

(4)

IV:TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC.

1.Tổ chức: 8A: : Sĩ số:.... / Vắng:

8B: : Sĩ số:..../Vắng:

2.Kiểm tra bài cũ :

Hãy đặt các câu nghi vấn với các chức năng sau: bộc lộ cảm xúc, đe dọa, hứa hẹn…

3. Bài mới

HĐ của thày - trò Nội dung cần đạt

? Thế nào là câu cầu khiến? Các chức năng của câu cầu khiến ? Ví dụ:

+ Thôi đừng lo lắng – khuyên bảo.

+ Cứ về đi. – yêu cầu.

+ Đi thôi con. – yêu cầu Học sinh tự lấy ví dụ.

? Dựa vào những từ ngữ nghi vấn, hãy nêu các kiểu câu cầu khiến thường gặp.

Nêu ví dụ cụ thể và nêu dấu hiệu hình thức của câu cầu khiến đó?

? Chức năng chính của câu CK là gì?

I. Lý thuyết

1. Câu cầu khiến:

- Câu cầu khiến là câu có những từ cầu khiến như: hãy, đừng, chớ…nào…hay ngữ điệu cầu khiến, dùng để yêu cầu, ra lệnh, khuyên bảo

- Khi viết câu cầu khiến thường kết thúc bằng dấu chấm than, nhưng khi ý kiến không được nhấn mạnh thì có thể kết thúc bằng dấu chấm.

2. Những đặc điểm và chức năng chính của câu cầu khiến:

VD:

- Thường được cấu tạo bằng những từ ngữ chỉ mệnh lệnh như: hãy đừng, chớ, đi, thôi, nào…

+ hãy : có ý nghĩa khẳng định: Hãy lấy gạo làm lễ TV.

+ đừng, chớ: có ý nghĩa phủ định: Đừng lo lắng

+ không được: có ý thân mật: Không được trèo tường.

+đi, thôi, nào: thúc giục một cách thân mật

- Ngoài ra, câu cầu khiến còn được thể hiện bằng ngữ điệu cầu khiến, khi viết thường có dấu chấm than!

- Chức năng: ra lệnh, đề nghị, yêu cầu, khuyên bảo, van xin, nhờ vả….

Bài tập 1:

Dấu hiệu Sắc thái ý nghĩa Ngữ điệu, ! Kêu gọi

Cứ, đi! Khuyên bảo

đi (2) Thúc giục

đi (2) Thúc giục

đi (2) Thúc giục

Bài tập 2:

a. xác định sắc thái mệnh lệnh C1: ra lệnh

C2: yêu cầu C3: đề nghị.

b. Trong các trường hợp trên, trường hợp 1 là hợp lý hơn cả vì đây là lời ra lệnh xuất phát từ hoàn

II. Luyện tập

1. Bài tập 1: Hay xác định dấu hiệu cầu khiến và sắc thái ý nghĩa của những câu CK sau:

- Hỡi anh chị nhà nông tiến lên!

- Anh cứ trả lời thế đi!

- Đi đi con!

- Con đi đi!

- Con, đi đi!

- Đi đi nhé!

2. Bài tập 2: So sánh các câu sau đây rồi trả lời câu hỏi.

- Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ!

- Chồng tôi đau ốm, các ông đừng hành hạ!

- Chồng tôi đau ốm, xin các ông chớ hành hạ!

a. Xác định sắc thái mệnh lệnh của các câu trên.

b. Câu nào sử dụng hợp lý nhất? Vì sao?

(5)

cảnh của anh Dậu, nỗi lo chị lo cho chồng và từ lẽ phải nên chị kiên quyết bảo vệ chồng.

Bài tập 3: Trong trường hợp a. câu

“Hãy về vui chút mẹ Tơm ơi!” là câu cầu khiến.

- Trong từ “Hãy” ở câu 1, đó là từ cầu khiến, trong từ “Hãy” ở câu 2, đó là từ sử dụng trong câu tồn tại tương đương với từ “đang”

Chia lớp thành 3 đội chơi. Phân công đội trưởng, và phổ biến luật chơi.

Học sinh thi đặt câu trần thuật. Mỗi đội chơi gồm hai câu. Chuyển hết khả năng thành các câu cầu khiến.

Thời gian suy nghĩ: 3 phút Thời gian chơi: 2 phút

Lượng người tham gia: 2 người lên ghi.

Ví dụ:

Con ăn cơm.

-> Con vào ăn cơm đi!

Con hãy ăn cơm đi!

Con đừng ăn cơm nữa!

Con hãy ăn cơm thôi….

3. Bài tập 3:

2 trường hợp sau đây:

a. Đốt nén hương thơm mát dạ người Hãy về vui chút mẹ Tơm ơi!

b. Hãy còn nóng lắm đấy nhé!

- Trong các câu trên, câu nào là câu cầu khiến?

- Phân biệt sự khác nhau giữa “hãy” trong các câu “Hãy về vui chút mẹ Tơm ơi!” và “Hãy còn nóng lắm đấy nhé!”

4. Hãy đặt 6 câu trần thuật và sử dụng các hình thức cầu khiến khác nhau để tạo thành câu cầu khiến.

4. Củng cố:

Câu cầu khiến có chức năng chính là gì? Dấu hiệu nhận biết của kiểu câu này là gì?

Nêu cách nhận diện câu cầu khiến?

5. Hướng dẫn:

- Về nhà học - ôn lại bài.

- Ôn tập tiếp về các kiểu câu – Câu cảm thán

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Câu hỏi: Trong phần mềm Mouse Skills, để chuyển sang mức tiếp theo mà không cần thực hiện đủ 10 thao tác thì cần nhấn phím:.. Nhấn

Câu trần thuật không có đặc điểm hình thức của câu nghi vấn, cầu khiến, cảm

Đặt câu hỏi nghi vấn với từ cho sẵn và trả lời, sử dụng thời quá khứ

? Những câu nào trong các đoạn trích trên không có đặc điểm hình thức của câu nghi vấn,câu cầu khiến hoặc câu cảm thán ?.. I/ Đặc điểm hình thức và chức năng:. CÂU

2/ Baøi 2: (SGK/23) Xaùc ñònh caâu nghi vaán, ñaëc ñieåm hình thöùc, chöùc naêng vaø thay theá caâu coù yù nghóa töông ñöông:?. - Chöùc naêng:

Dßng nµo ®óng nhÊt víi dÊu hiÖu nhËn biÕt c©u nghi vÊn:.. Cã c¸c tõ

? Những câu nào trong các đoạn trích trên không có đặc điểm hình thức của câu nghi vấn, câu cầu khiến hoặc câu cảm thán?.. I/ Đặc điểm hình thức và chức năng:. CÂU

Chương trình dịch là chương trình có chức năng dịch các chương trình được viết bằng hợp ngữ và ngôn ngữ bậc cao sang ngôn ngữ máy.. Chương trình dịch là chương trình