• Không có kết quả nào được tìm thấy

Sự phát triển của các doanh nghiệp bảo hiểm và những tác động đến ổn định tài chính tại Việt Nam

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2024

Chia sẻ "Sự phát triển của các doanh nghiệp bảo hiểm và những tác động đến ổn định tài chính tại Việt Nam"

Copied!
14
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

những tác động đến ổn định tài chính tại Việt Nam

Trương Hoàng Diệp Hương Phạm Mỹ Linh

Viện Nghiên cứu khoa học Ngân hàng, Học viện Ngân hàng

Ngày nhận: 17/06/2019 Ngày nhận bản sửa: 06/08/2019 Ngày duyệt đăng: 27/08/2019

Các doanh nghiệp bảo hiểm thường được cho là một phân khúc tương đối ổn định của hệ thống tài chính, do bảng cân đối tài sản của các doanh nghiệp này bao gồm các khoản nợ ít tính thanh khoản. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp bảo hiểm còn góp phần ổn định thị trường tài chính thông qua việc phân bổ rủi ro, bảo hiểm cho doanh nghiệp và hộ gia đình. Tuy nhiên, với quy mô tài sản ngày càng tăng và sự đa dạng về các hàng hóa bảo hiểm, cùng với sự liên kết ngày càng chặt chẽ giữa doanh nghiệp bảo hiểm với ngân hàng thương mại, các doanh nghiệp này có nguy cơ trở thành nguồn lan truyền sự bất ổn tài chính từ khu vực này sang khu vực khác. Dựa trên số liệu báo cáo từ Cục Quản lý giám sát bảo hiểm- Bộ Tài chính, bài viết phân tích thực trạng phát triển của các doanh nghiệp bảo hiểm tại Việt Nam, từ đó đánh giá vai trò của các doanh nghiệp bảo hiểm tới sự ổn định tài chính tại Việt Nam qua quy mô đầu tư và mối quan hệ

The development of insurance enterprises and their impacts on financial stability in Vietnam

Insurance companies are often viewed as a relatively stable segment of the financial system, since the balance sheet of these companies includes low liquidity debts. In addition, insurance companies contribute to stabilizing the financial market through reallocating risks and insurance for businesses and households.

However, with the increasing scale of assets and the diversity of insurance products, along with the increasingly close linkage between insurance companies and commercial banks, these businesses are at risk of becoming a source of contaging financial instability from one region to another. This paper analyzes the role of insurance businesses to financial stability in Vietnam, thereby drawing some policy implications. Based on data reported by the Department of Insurance Supervision- Ministry of Finance, the article analyzes the development of insurance companies in Vietnam, thereby assessing the role of insurance businesses to financial stability in Vietnam through the scale of investment and the relationship between these businesses and the banking system. Finally, the article draws some suggestions to enhance the effectiveness of macro prudential policies for insurance companies in Vietnam.

Keywords: insurance companies, financial stability Huong Hoang Diep Truong

Email: huongthd@hvnh.edu.vn Linh My Pham

Email: linhpm@hvnh.edu.vn

Organization of all: Institute of Banking Research, Banking Academy

(2)

giữa các doanh nghiệp này với hệ thống ngân hàng. Cuối cùng, bài viết rút ra một số gợi ý nhằm tăng cường hiệu quả của các chính sách an toàn vĩ mô đối với doanh nghiệp bảo hiểm tại Việt Nam.

Từ khóa: doanh nghiệp bảo hiểm, ổn định tài chính

1. Thực trạng phát triển của các doanh nghiệp bảo hiểm tại Việt Nam

1.1. Sự phát triển về quy mô

Hoạt động bảo hiểm ở nước ta đã có sự phát triển mạnh, tính tới tháng 9/2018, cả nước có 64 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm, trong số đó có 30 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, 18 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, 02 doanh nghiệp tái bảo hiểm và 14 doanh nghiệp môi giới bảo hiểm (Bộ Tài chính, 2019). Nếu so sánh với thời điểm 15 năm trước (2003), thì số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm đã tăng gần 3 lần, với các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ và nhân thọ chiếm chủ yếu.

Cùng với sự tăng lên về số lượng doanh nghiệp bảo hiểm, tổng doanh thu phí bảo hiểm cũng tăng mạnh từ mức 39,14 nghìn tỷ đồng năm 2010 lên mức 132,37 nghìn tỷ đồng năm 2017, với tốc độ tăng trưởng bình quân là 19%/năm (cao gấp 3,1 lần tốc độ tăng trưởng GDP bình quân). Một điểm dễ nhận thấy là cơ cấu đóng góp của các loại hình bảo hiểm trong tổng doanh thu cũng có sự thay đổi theo biến động của các điều kiện kinh tế. Nếu trong giai đoạn 2008- 2013 khi nền kinh tế gặp nhiều rủi ro, người dân quan tâm hơn tới các dịch vụ bảo hiểm phi nhân thọ; thì kể từ 2014 trở lại đây, trong điều kiện thu nhập bình quân đầu người tăng, giá dịch vụ y tế tăng, và quỹ hưu trí giảm xuống, thì doanh thu ngành bảo hiểm chủ yếu tới từ dịch vụ bảo hiểm nhân thọ. Tính tới tháng 9/2018,

doanh thu từ hoạt động bảo hiểm nhân thọ cao gấp 2,65 lần doanh thu từ hoạt động bảo hiểm phi nhân thọ. Bên cạnh hoạt động bảo hiểm, thì hoạt động tái đầu tư cũng đem lại nguồn lợi nhuận đáng kể cho các doanh nghiệp bảo hiểm, năm 2017, doanh thu tái đầu tư đạt mức 24,54 nghìn tỷ đồng, đóng góp 18,5% tổng doanh thu và tăng gần 3 lần so với năm 2010.

Sự lớn mạnh của doanh nghiệp bảo hiểm còn thể hiện ở năng lực tài chính. Với mức tăng trưởng bình quân là 18,09%/năm và 18,67%/năm, tổng tài sản của các doanh nghiệp bảo hiểm đã tăng từ 99 nghìn tỷ đồng năm 2010 lên mức 370 nghìn tỷ đồng 9/2018, trong khi tổng dự phòng nghiệp vụ tăng từ mức 55 nghìn tỷ đồng lên mức 234 nghìn tỷ đồng, tương ứng.

Xét riêng về tổng tài sản, thì kể từ 2013, các doanh nghiệp bảo hiểm đã vượt qua các công ty chứng khoán và công ty tài chính, trở thành tổ chức tài chính đứng thứ 2, chỉ xếp sau các NHTM trong tổng số các tổ chức tài chính tại Việt Nam. Tương quan khác biệt giữa tổng tài sản của các NHTM với các doanh nghiệp bảo hiểm cũng không còn lớn như 6 năm trước (40,8 lần năm 2011 so với 30,4 lần năm 2017).

Thị trường bảo hiểm cũng thể hiện sự cạnh tranh lớn, với mức độ tập trung cao vào một số doanh nghiệp chủ chốt. Tại phân khúc bảo hiểm phi nhân thọ, 7 doanh nghiệp bảo hiểm hàng đầu là Bảo Việt, PVI, Bảo Minh, PTI, Pijco, VASS, và BIC chiếm tới 68% thị phần, trong khi 23 doanh nghiệp còn lại chia nhau 32% thị

(3)

phần. Trong đó, Bảo Việt là doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ lớn nhất, chiếm 19 % thị phần, theo sau là PVI (16% thị phần). Tại phân khúc bảo hiểm nhân thọ, 5 doanh nghiệp lớn nhất là Bảo Việt Life (26%), Prudential (25%), Manulife (12%), Daiichi (12%), và AIA (9,5%), 13 doanh nghiệp còn lại chia nhau 15,5% thị phần.

Theo nhận định của SSI (2018), chính sự cạnh tranh khốc liệt và các quy định ngày càng chặt chẽ về vốn pháp định là những rào cản gia nhập thị trường bảo hiểm tại Việt Nam.

So với các quốc gia trên thế giới, thị trường bảo hiểm Việt Nam vẫn còn nhiều tiềm năng phát triển. Hình dưới cho thấy các quốc gia phát triển có mật độ bảo hiểm

(doanh thu phí bảo hiểm trên đầu người) và mức độ thâm nhập của thị trường bảo hiểm (doanh thu phí bảo hiểm trên GDP) đều ở mức cao (trung bình 3.517 USD và 7,8%); trong khi đó, các quốc gia mới nổi có mật độ bảo hiểm và mức độ thâm nhập thị trường bảo hiểm ở mức thấp hơn (166 USD và 3,3%, tương ứng) (Swiss re sigma 8, 2018). Có thể nhận thấy, quy mô của thị trường bảo hiểm tỷ lệ thuận với mức độ phát triển kinh tế. Nói cách khác, khi thu nhập đầu người tăng lên, người dân có xu hướng chi tiêu nhiều hơn cho dịch vụ bảo hiểm nhằm bảo vệ tối đa quyền lợi của mình trước những rủi ro có thể xảy đến. Nếu xét thị trường bảo hiểm tại Việt Nam năm 2017, mức độ bảo hiểm mới đạt 50 USD, trong khi mức độ thâm nhập Hình 1. Số lượng doanh nghiệp bảo hiểm

Nguồn: Bộ Tài chính, 2019 Hình 2. Quy mô thị trường bảo hiểm

Nguồn: Bộ Tài chính, 2019

(4)

mới đạt 2,2%, thấp hơn nhiều so với mức trung bình chung của thế giới (650 USD và 6,1%, tương ứng). Điều này cho thấy dư địa phát triển của ngành Bảo hiểm Việt Nam vẫn còn rất lớn.

1.2. Sự phát triển về sản phẩm

Các doanh nghiệp bảo hiểm đã đẩy mạnh phát triển sản phẩm mới theo hướng ngày càng hoàn thiện và đa dạng hóa, trên cả hai phân khúc thị trường bảo hiểm phi nhân thọ và bảo hiểm nhân thọ.

1.2.1. Sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ

Trên thị trường bảo hiểm nhân thọ, quy mô phát triển của các nghiệp vụ bảo hiểm đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ, từ mức 13,8 nghìn tỷ đồng năm 2010 lên mức 41,59 nghìn tỷ đồng năm 2017. Trong đó, mức tăng trưởng lớn nhất thuộc về nghiệp vụ bảo hiểm tín dụng và rủi ro tài chính (22,47 lần), tiếp đó là bảo hiểm thiệt hại kinh doanh (13,36 lần) và bảo hiểm sức khỏe (4,89 lần). Điều này cho thấy sức khỏe của nền kinh tế đã được phản ánh vào thị trường bảo hiểm. Khi nền kinh tế gặp vấn đề ở khâu nào thì mức độ người dân và doanh nghiệp tham gia bảo hiểm ở khâu đó sẽ tăng lên.

Hình 3. Tổng tài sản và tổng dự phòng nghiệp vụ của các công ty bảo hiểm

Nguồn: Bộ Tài chính, 2019 Thị trường phi nhân thọ Thị trường nhân thọ

Hình 4. Thị phần doanh thu phí bảo hiểm năm 2017

Nguồn: Bộ Tài chính, 2019

(5)

Về mặt sản phẩm, số lượng sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ tăng từ 200 sản phẩm năm 1999 lên hơn 1000 sản phẩm năm 2019 (Bảo Việt Securities, 2019). Đặc biệt, kể từ năm 2014 đã xuất hiện thêm nghiệp vụ bảo hiểm bảo lãnh. Đây là nghiệp vụ mà doanh nghiệp bảo hiểm sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh nếu khi đến thời hạn mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ của mình. Sự tăng mạnh về số lượng và sự đa dạng về loại hình bảo hiểm đã đặt ra những thách thức nhất định trong công tác quản lý thị trường bảo hiểm phi nhân thọ.

Về mặt cơ cấu, qua 7 năm, bảo hiểm xe cơ giới vẫn là nghiệp vụ đem lại doanh thu cao nhất cho các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ (chiếm 1/3 doanh thu).

Tuy nhiên, cơ cấu doanh thu đã có sự thay đổi, sự đóng góp của nghiệp vụ bảo hiểm sức khỏe đã tăng từ mức 14% năm 2010 lên mức 26% năm 2017, ngược lại sự đóng góp của bảo hiểm tài sản và thiệt hại giảm từ 22% xuống còn 15%, tương ứng.

Ô nhiễm môi trường, nguy cơ mắc bệnh

hiểm nghèo và chi phí dịch vụ y tế tăng lên là các nguyên nhân dẫn đến việc người dân quan tâm hơn đến dịch vụ bảo hiểm sức khỏe. Chỉ tính riêng nghiệp vụ này, theo thống kê của the banker (2019), đã có đến 61 loại sản phẩm bảo hiểm khác nhau, đa dạng về đối tượng thụ hưởng, phí bảo hiểm, thời gian bảo hiểm, các loại bệnh được bảo hiểm đến đơn vị cung cấp.

1.2.2. Sản phẩm bảo hiểm nhân thọ Trên thị trường bảo hiểm nhân thọ, quy mô phát triển các nghiệp vụ bảo hiểm còn tăng lên nhiều hơn thị trường bảo hiểm phi nhân thọ. Với mức tăng 4,8 lần trong vòng 7 năm, tổng doanh thu các nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ tăng từ mức 13,77 nghìn tỷ đồng lên mức 66,23 nghìn tỷ đồng. Trong đó, loại trừ các nghiệp vụ mới phát sinh, thì mức tăng nhiều nhất thuộc về nghiệp vụ bảo hiểm trả tiền định kỳ (14,8 lần), tiếp đó là nghiệp vụ liên kết đầu tư (13,08 lần).

Về mặt sản phẩm, số lượng sản phẩm bảo hiểm nhân thọ đã tăng từ 100 sản phẩm năm 2009 lên 350 sản phẩm năm 2016 Hình 5. Quy mô phát triển của thị trường bảo hiểm của Việt Nam so với thế giới

Nguồn: Swiss re sigma 5/2018, 2018

(6)

(Bảo Việt Securities, 2019); đặc biệt là sự xuất hiện của 3 nghiệp vụ mới là nghiệp vụ bảo hiểm nhóm phát sinh từ 2016, bảo hiểm nhân thọ kèm bảo hiểm sức khỏe phát sinh từ 2016, và bảo hiểm hưu trí phát sinh từ 2014. Trong đó, bảo hiểm nhóm là việc bảo hiểm cho một nhóm người tham gia bảo hiểm đồng nhất nhằm áp dụng quy luật số đông, thay vì bảo hiểm cho 1 người hoặc người trong cùng 1 gia đình như trước đây. Bảo hiểm hưu trí

là bảo hiểm mà người tham gia đóng góp tiền tiết kiệm định kỳ vào các sản phẩm hưu trí và sẽ được nhận chi trả từ quỹ khi đến tuổi nghỉ hưu, còn bảo hiểm nhân thọ sức khỏe là sản phẩm bảo hiểm kết hợp đặc điểm của cả bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm sức khỏe. Như vậy, các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ đã có sự đa dạng và phức tạp hơn nhiều so với giai đoạn trước.

Điều này khiến việc quản lý thị trường bảo hiểm nhân thọ gặp nhiều khó khăn.

Hình 6. Quy mô phát triển các nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ

Nguồn: Bộ Tài chính, 2019 Hình 7. Cơ cấu doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ gốc theo nghiệp vụ

2010 2017

Nguồn: Bộ Tài chính, 2019

(7)

Về mặt cơ cấu, bảo hiểm hỗn hợp tiếp tục là loại hình bảo hiểm nhân thọ được ưa chuộng nhất. Tuy nhiên, cùng với sự ra đời của các sản phẩm bảo hiểm mới, mức độ đóng góp của bảo hiểm hỗn hợp trong tổng doanh thu phí bảo hiểm đã giảm từ 76% năm 2010 xuống còn 45% năm 2017.

Ngược lại, loại hình bảo hiểm nhân thọ phổ biến thứ 2, bảo hiểm liên kết đầu tư vẫn có mức tăng trưởng khả quan, số hợp đồng có hiệu lực đã tăng hơn 5 lần trong 7 năm, từ mức 415 nghìn hợp đồng năm 2010 lên mức 2.833 nghìn hợp đồng năm 2017. Cùng lúc, số tiền bảo hiểm bình quân trên mỗi hợp đồng cũng có sự cải thiện đáng kể so với giai đoạn trước, phù hợp hơn với tình hình thực tế và đáp ứng được nhu cầu đảm bảo an toàn của người sử dụng.

2. Tầm quan trọng của các công ty bảo hiểm với sự ổn định tài chính

Với cơ cấu tài sản có tính thanh khoản thấp, các doanh nghiệp bảo hiểm có thể không được coi là một nguồn rủi ro chính

dẫn tới khủng hoảng, nhưng được coi là một nguồn khiến sự mất ổn định tài chính trở nên trầm trọng thêm (Vucetich và cộng sự, 2014). Các doanh nghiệp bảo hiểm có thể có vai trò quan trọng đối với ổn định hệ thống tài chính chủ yếu vì 2 nguyên nhân sau: (1) do họ là các nhà đầu tư lớn trên thị trường, và (2) do sự liên kết ngày càng tăng giữa các doanh nghiệp bảo hiểm và ngân hàng thương mại.

2.1. Sự ảnh hưởng từ quy mô đầu tư của các doanh nghiệp bảo hiểm

Các doanh nghiệp bảo hiểm là những nhà đầu tư lớn trên thị trường tài chính, do họ có thể tái đầu tư khoản phí bảo hiểm nhận được từ khách hàng. Trong vòng 7 năm, tổng mức tái đầu tư vào nền kinh tế của các doanh nghiệp bảo hiểm tại Việt Nam đã tăng từ mức 80,5 nghìn tỷ đồng năm 2010 lên mức 247,8 nghìn tỷ đồng năm 2017 (gấp 3 lần). Để đạt được mức tăng trưởng như trên, trung bình một năm, tốc độ tăng trưởng tái đầu tư của các doanh nghiệp bảo hiểm phải đạt 17,4%/năm, tức Hình 8. Quy mô phát triển các nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ

Nguồn: Bộ Tài chính, 2019

(8)

là gần gấp 3 lần tốc độ tăng trưởng kinh tế. Trong đó, các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ là những nhà đầu tư chính trên thị trường.

Trong phần lớn thời gian, do có chiến lược đầu tư dài hạn, mà các doanh nghiệp bảo hiểm có thể được coi là nhà đầu tư ổn định trên thị trường. Tuy nhiên, do sự thay đổi quy mô đầu tư và chuyển dịch cơ cấu đầu tư, mà các doanh nghiệp bảo hiểm có thể tạo ra ảnh hưởng nhất định trên thị trường, và do đó, ảnh hưởng tới sự ổn định tài

chính thông qua việc gây ra các biến động về giá tài sản (ECB, 2009).

Trong danh mục đầu tư, trái phiếu chính phủ (TPCP) và các trái phiếu do Chính phủ bảo lãnh tiếp tục là loại tài sản được các doanh nghiệp bảo hiểm đầu tư nhiều nhất sau 7 năm. Tuy nhiên, cơ cấu đầu tư đã có sự thay đổi nhất định, khi trong năm 2017, tài sản này chiếm tới 54%

trong tổng danh mục đầu tư của các doanh nghiệp bảo hiểm. Quy mô đầu tư vào trái phiếu Chính phủ và các trái phiếu do Hình 9. Số lượng các hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực

Nguồn: Bộ Tài chính, 2019 Hình 10. Cơ cấu doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ gốc theo nghiệp vụ

2010 2017

Nguồn: Bộ Tài chính, 2019

(9)

Chính phủ bảo lãnh đã tăng tới 5,6 lần trong 7 năm, từ mức 24 nghìn tỷ năm 2010 lên mức 134,2 nghìn tỷ năm 2017.

Sở dĩ có sự điều chỉnh như vậy là do trong những năm gần đây, Kho bạc Nhà nước đã phát hành trái phiếu Chính phủ ở các kỳ hạn dài từ 5 năm trở lên đến 7 năm, 15 năm, 20 năm và 30 năm. Điều này cho thấy bước đầu cơ cấu nhà đầu tư trên thị trường trái phiếu (TTTP) đã có sự thay đổi theo hướng ngày càng thu hút sự tham gia của các nhà đầu tư dài hạn như các công ty bảo hiểm, các quỹ đầu tư và các tổ chức có nhu cầu nắm giữ TPCP dài hạn khác.

Định hướng phát triển thị trường trái phiếu kho bạc được Chính phủ đề ra là thực hiện đa dạng hóa kỳ hạn phát hành TPCP, trong đó chú trọng phát hành TPCP kỳ hạn dài để đáp ứng nhu cầu đầu tư TPCP của các công ty bảo hiểm, bảo hiểm xã hội, các quỹ đầu tư. Với định hướng trên, cơ cấu nhà đầu tư có sự cải thiện theo hướng tích cực, giảm tỷ lệ nắm giữ của các ngân hàng thương mại (NHTM), tăng tỷ lệ của các nhà đầu tư dài hạn. Tỷ trọng đầu tư của các công ty bảo hiểm xã hội, doanh nghiệp bảo hiểm, bảo hiểm tiền gửi và quỹ đầu tư năm 2017 tăng 3% so với năm 2016 (năm 2016 là khoảng 44,7 %, năm 2017 là khoảng 47,6%). Với quy mô ngày càng tăng, hành vi đầu tư của các doanh nghiệp bảo hiểm có thể ảnh hưởng tới lãi suất dài hạn và giá cả trên thị trường thứ cấp.

Ngoài ra, các doanh nghiệp bảo hiểm cũng trở thành nguồn cung cấp tài chính quan trọng cho chính phủ và các công ty.

Ngoài việc trực tiếp sử dụng vốn để tái đầu tư vào nền kinh tế, các doanh nghiệp bảo hiểm còn thực hiện việc đầu tư hộ người tham gia bảo hiểm thông qua sản phẩm bảo hiểm nhân thọ liên kết đầu tư. Theo đó, các chuyên gia đầu tư của doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm

tìm kiếm, lựa chọn các tài sản đầu tư để lập nên bản danh mục đầu tư. Hình thức bảo hiểm nhân thọ liên kết đầu tư đã phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây.

Năm 2017, số tiền bảo hiểm theo hợp đồng của loại hình bảo hiểm liên kết đầu tư là 1.183 nghìn tỷ đồng, trong khi số tiền phí bảo hiểm đạt khoảng 28,8 nghìn tỷ đồng. Dữ liệu trên cho thấy sức ảnh hưởng của các doanh nghiệp bảo hiểm khi họ thay đổi chiến lược đầu tư. Dù vậy, trong nhiều trường hợp, doanh nghiệp bảo hiểm thường có chiến lược dài hạn, và do đó giúp ổn định giá cả khi thị trường tài chính có vấn đề.

2.2. Sự ảnh hưởng từ liên kết giữa các công ty bảo hiểm và ngân hàng thương mại Từ quan điểm ổn định tài chính, sự xuất hiện của mối liên kết giữa hệ thống ngân hàng và các doanh nghiệp bảo hiểm là rất quan trọng, do sự liên kết như vậy có thể quyết định đến kênh chuyển tải rủi ro từ lĩnh vực này sang lĩnh vực khác. Các kênh chuyển tải đó có thể không trực tiếp (ví dụ, thông qua hoạt động trên thị trường của các doanh nghiệp bảo hiểm) hoặc trực tiếp (thông qua liên kết về sở hữu và lợi ích giữa doanh nghiệp bảo hiểm và ngân hàng).

Trong giai đoạn gần đây, xu hướng liên kết giữa các ngân hàng và doanh nghiệp bảo hiểm ngày càng phát triển. Các ngân hàng liên kết với doanh nghiệp bảo hiểm theo nhiều hình thức và cấp độ khác nhau, bao gồm: (1) ngân hàng ký thỏa thuận phân phối sản phẩm với doanh nghiệp bảo hiểm, đóng vai trò là người đại diện bán hàng hoặc môi giới bảo hiểm cho doanh nghiệp bảo hiểm; (2) ngân hàng và doanh nghiệp bảo hiểm nắm giữ cổ phần của nhau; (3) liên doanh: ngân hàng và doanh nghiệp bảo hiểm cùng thành lập một

(10)

doanh nghiệp bảo hiểm mới để cùng kinh doanh; (4) ngân hàng mua toàn bộ hoặc một phần doanh nghiệp bảo hiểm hoặc ngược lại; và (5) ngân hàng thành lập một doanh nghiệp bảo hiểm mới (Huỳnh Thị Hương Thảo, 2008).

Tại Việt Nam, việc các ngân hàng thương

mại lớn tham gia trực tiếp vào thị trường bảo hiểm thông qua hình thức góp vốn, mua lại cổ phần hoặc liên kết thành lập doanh nghiệp bảo hiểm ngày càng phổ biến. Mở đầu bằng việc Vietinbank thành lập doanh nghiệp bảo hiểm VBI năm 2002, hiện nay, theo thống kê của tác giả, đã có 8 ngân hàng lớn trực tiếp sở hữu cổ phần tại một doanh nghiệp bảo hiểm. Bên cạnh hình thức sở hữu trực tiếp, các ngân hàng tại Việt Nam còn ký kết thỏa thuận hợp tác, làm đại lý giới thiệu và bán sản phẩm bảo hiểm cho các doanh nghiệp bảo hiểm. Lợi ích từ sự hợp tác này là đa dạng hóa nguồn thu nhập, giảm thiểu chi phí, và tận dụng được các kênh phân phối sản phẩm đã có. Bên cạnh đó, ngân hàng và các doanh nghiệp bảo hiểm có thể tận dụng lợi thế từ việc kết hợp hai cấu trúc bảng cân đối tài sản khác nhau, giữa ngân hàng- đơn vị có thời hạn đáo hạn của tài sản dài hơn thời hạn đáo hạn của Bảng 1. Danh mục tái đầu tư của các doanh nghiệp bảo hiểm

Đơn vị tính: nghìn tỷ đồng

Nội dung 2010 2017 Thay

(lần)đổi Nhân

thọ Phi nhân thọ Tổng

cộng Nhân

thọ Phi nhân thọ Tổng

cộng Tiền gửi tại các tổ chức tín dụng 10,8 13,1 24,0 50,9 26,1 77,0 3,2 Trái phiếu chính phủ, trái phiếu được

chính phủ bảo lãnh, trái phiếu chính quyền địa phương

23,6 0,4 24,0 132,9 1,3 134,2 5,6

Trái phiếu doanh nghiệp có bảo lãnh 0,3 0,7 0,9 3,4 0,5 3,8 4,1 Cổ phiếu, chứng chỉ quỹ, trái phiếu

doanh nghiệp không có bảo lãnh 2,5 2,0 4,5 13,2 2,9 16,1 3,6 Góp vốn vào các doanh nghiệp khác 0,1 2,5 2,6 0,4 2,7 3,2 1,2

Kinh doanh bất động sản 0,1 0,6 0,8 - 0,6 0,6 0,8

Cho vay 4,4 0,1 4,5 7,0 0,0 7,0 1,6

Uỷ thác đầu tư 15,5 2,1 17,6 0,0 5,1 5,1 0,3

Khác 0,1 1,6 1,7 0,3 0,4 0,8 0,4

Tổng cộng 57,5 23,1 80,5 208,2 39,6 247,8 3,1

Nguồn: Bộ Tài chính, 2019 Hình 11. Cơ cấu tái đầu tư của các doanh nghiệp

bảo hiểm

Nguồn: Bộ Tài chính, 2019

(11)

khoản nợ, và doanh nghiệp bảo hiểm- đơn vị có thời hạn đáo hạn của khoản nợ dài hơn thời hạn đáo hạn của tài sản.

Sự liên kết mạnh mẽ giữa ngân hàng và doanh nghiệp bảo hiểm có nghĩa là doanh nghiệp bảo hiểm, hoặc dòng sản phẩm bảo hiểm, sẽ trở thành một phần quan trọng của hệ thống ngân hàng, và qua đó, ảnh hưởng tới ổn định tài chính. Dù mức độ đóng góp vào thu nhập của ngân hàng chưa cao, nhưng sự tồn tại của liên kết giữa doanh nghiệp bảo hiểm và ngân hàng sẽ làm trầm

trọng thêm sự lan truyền rủi ro, đặc biệt là trong giai đoạn mất ổn định tài chính.

3. Kết luận và hàm ý chính sách Mặc dù các doanh nghiệp bảo hiểm đóng góp vào sự ổn định tài chính thông qua khả năng tái phân bổ rủi ro trong nền kinh tế và có chiến lược kinh doanh dài hạn, các doanh nghiệp này vẫn có tiềm năng gây bất ổn định tài chính (IMF, 2016). Cụ thể, các doanh nghiệp bảo hiểm không chỉ ảnh hưởng tới các doanh nghiệp và hộ gia đình Hình 12. Tỷ trọng nắm giữ trái phiếu chính phủ của các tổ chức kinh tế

Nguồn: Bộ Tài chính, 2019

Hình 13. Sự tham gia hoạt động bảo hiểm của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam

Nguồn: Tác giả tổng hợp

(12)

đã mua sản phẩm bảo hiểm, mà còn ảnh hưởng tới toàn bộ thị trường thông qua hoạt động đầu tư và sự liên kết ngày càng chặt chẽ của họ với hệ thống ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính khác.

Mức độ rủi ro và phơi nhiễm tăng lên đòi hỏi việc tăng cường hiệu quả của các chính sách về an toàn vĩ mô đối với các doanh nghiệp bảo hiểm, cụ thể như sau:

Thứ nhất, nâng cao tính minh bạch thông tin. Đề án “Cơ cấu lại thị trường chứng khoán và thị trường bảo hiểm đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025” đề ra yêu cầu các doanh nghiệp bảo hiểm công khai thông tin đầy đủ, toàn diện và tương ứng một cách kịp thời. Việc thúc đẩy báo cáo và công bố thông tin, đặc biệt là thông tin tổng hợp ngành sẽ giúp cho các chính sách an toàn vĩ mô không chỉ tiếp cận với

một doanh nghiệp nói riêng mà tiếp cận được với toàn hệ thống. Điều này giúp đánh giá mức độ lan truyền rủi ro giữa các doanh nghiệp bảo hiểm và giữa doanh nghiệp bảo hiểm với các tổ chức tài chính khác. Trên khía cạnh ổn định tài chính, các thông tin về các sản phẩm đầu tư mới hoặc ít có tính thanh khoản và thông tin về khoảng cách thời hạn của các sản phẩm sẽ giúp cho nhà quản lý nhận định chính xác hơn mức độ chấp nhận rủi ro của các công ty bảo hiểm.

Thứ hai, chuyển đổi mô hình quản lý nhà nước của Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm sang quản lý, giám sát trên cơ sở rủi ro theo quy định của Luật Kinh doanh bảo hiểm mới dự kiến trình Quốc hội thông qua vào năm 2020. Hiện nay, các doanh nghiệp bảo hiểm được giám sát theo phương pháp tuân thủ, nghĩa là các doanh

Bảng 2. Một số thương vụ hợp tác giữa ngân hàng và doanh nghiệp bảo hiểm Năm Thương vụ hợp tác Lợi ích mang lại

2008 HSBC hợp tác Bảo Việt, đến năm 2017 chỉ còn hợp tác mảng phi nhân thọ

2009 TP Bank kết hợp với AIA Mở rộng các dịch vụ tài chính, cung cấp dịch vụ một cửa cho tất cả các nhu cầu tài chính của khách hàng, đa dạng nguồn thu với thu nhập tiềm năng từ hoa hồng, mở rộng nguồn khách hàng và tăng cơ hội kinh doanh thông qua việc hợp tác phân phối các sản phẩm của mình.

2009 Standard Charetered Việt Nam ký thỏa thuận hợp tác giới thiệu sản phẩm với Prudential

2013 Maritime Bank hợp tác chiến lược 10 năm với Prudential 2015 VIB ký kết thỏa thuận đối tác

chiến lược với Prudential Số lượng hợp đồng bảo hiểm nhân thọ (BHNT) mới năm 2018 tăng hơn 200% so với năm 2017 và hơn 260% so với 2016.

2015 SCB hợp tác với Manulife Việt

Nam Doanh thu dịch vụ ủy thác và đại lý tăng tới 25 lần đạt 1.543 tỷ đồng; dịch vụ hoa hồng hợp tác bảo hiểm đạt 513 tỷ, tăng 52,6% so với năm 2016.

2016 Eximbank hợp tác với Generali 2017 HSBC hợp tác với AIA

(13)

nghiệp phải tuân theo các tiêu chí giám sát do cơ quan quản lý đặt ra. Phương pháp này cho phép cơ quan quản lý đánh giá được các doanh nghiệp bảo hiểm yếu kém tiềm năng, từ đó có hình thức quản lý, giám sát thích hợp. Tuy nhiên, giám sát theo phương pháp tuân thủ có thể dẫn tới việc cơ quan quản lý không thể đánh giá đầy đủ và có hệ thống về các rủi ro phát sinh do sử dụng dữ liệu quá khứ để phân tích (chủ yếu là báo cáo tài chính). Điều này dẫn tới việc doanh nghiệp bảo hiểm có thể có đủ vốn theo quy định, nhưng vẫn có rủi ro phá sản. Thay vào đó, việc giám sát trên cơ sở rủi ro giúp định lượng hóa quy mô rủi ro có khả năng phát sinh trong tương lai thông qua việc đánh giá liên tục tình hình kinh doanh và năng lực quản lý của doanh nghiệp. Kết quả của việc đánh

giá được sử dụng để xác định các biện pháp giám sát và lập kế hoạch kiểm tra nhằm nâng cao hiệu quả.

Thứ ba, xây dựng quy định về vốn và dự phòng dựa trên mức độ rủi ro. Quy định này đã được giới thiệu tại nhiều quốc gia trên thế giới, bắt đầu xuất phát từ Canada năm 1992, sau đó tiếp tục tại Mỹ năm 1994, Nhật Bản năm 1996, Singapore năm 2004 và Hàn Quốc năm 2011 (IMF, 2016). Theo đó, nguồn vốn tối thiểu của doanh nghiệp bảo hiểm sẽ được quy định dựa trên quy mô hoạt động và mức độ rủi ro của từng doanh nghiệp. Việc sử dụng các mô hình đo lường rủi ro nội bộ bằng phương pháp thống kê sẽ cho phép các khoản nợ và mức độ phơi nhiễm rủi ro của doanh nghiệp bảo hiểm được đo lường

Năm Thương vụ hợp tác Lợi ích mang lại 2017 Sacombank hợp tác 20 năm với

Dai-Ichi Life Doanh thu phí bảo hiểm và hoa hồng sau cái bắt tay này dự kiến mang về 3.000 tỷ đồng cho Sacombank. Năm 2017, lần đầu tiên SCB có thu từ dịch vụ hoa hồng hợp tác bảo hiểm, đạt 74,7 tỷ.

2017 Techombank hợp tác độc quyền 15 năm với Manulife sau 4 năm hợp tác phi độc quyền

Sự hợp tác này sẽ mang về 10.000 tỷ đồng doanh thu trong 5 năm tới cho Techcombank, gấp 20 lần mức của năm 2017.

2017 Vietinbank hợp tác độc quyền với Aviva

2017 SHB ký gói hợp tác độc quyền

với Dai-Ichi Life Năm 2017, lãi 1.446 tỷ đồng từ hoạt động dịch vụ, trong đó thu từ dịch vụ đại lý, tư vấn đạt 1.242 tỷ đồng, tăng 6,5 lần so với năm 2016.

2017 TPBank hợp tác với Manulife Việt Nam

2017 VP Bank hợp tác với AIA Hợp đồng này đã ngay lập tức mang về cho VPBank 900 tỷ đồng khoản hỗ trợ ban đầu do AIA chi trả. VNDirect dự báo với việc phân phối độc quyền bảo hiểm AIA, VPBank sẽ thu được thêm gần 1.500 tỷ đồng trong giai đoạn 2018- 2020.

2018 Vietcombank tìm kiếm đối tác phân phối bảo hiểm. Thời hạn ít nhất 10 năm và có giá trị lên tới 1 tỷ USD.

CTCP Chứng khoán Bản Việt (VCSC) dự báo rằng nguồn thu từ phí của Vietcombank trong thời gian tới sẽ tăng 32%, chiếm xấp xỉ 1/10 tổng thu nhập hoạt động của ngân hàng. Trong đó, nguồn thu từ mảng bancassurance được kỳ vọng sẽ đóng vai trò lớn.

Nguồn: Tác giả tổng hợp

(14)

đúng với giá trị thị trường hơn. Từ đó giúp định hình các sản phẩm tín dụng và vốn do doanh nghiệp bảo hiểm cung cấp và làm giảm rủi ro lãi suất của doanh nghiệp bảo hiểm do giảm mất cân đối giữa tài sản và khoản nợ.

Thứ tư, hướng tới cơ chế kế toán theo giá trị thị trường, thay vì cơ chế kế toán theo giá trị số sách như hiện tại. Một số quốc gia đã thực hiện việc kế toán theo giá trị thị trường có thể kể đến như Liên minh Châu Âu, Úc, Bỉ, Canada, Đức, Hàn Quốc.. (IMF, 2016). Cơ chế kế toán theo thị trường có thể đóng góp vào việc giảm thiểu định hướng đầu tư vào các tài sản rủi ro của doanh nghiệp bảo hiểm, trong khi tăng thời hạn đáo hạn của các tài sản an toàn. Cụ thể, theo cơ chế này, giá trị của khoảng nợ chỉ phụ thuộc vào lãi suất an toàn, trong khi giá trị của các tài sản có rủi ro lại phụ thuộc vào chênh lệch tín dụng (credit spreads- vấn đè chỉ liên quan tới tài sản có thời gian đáo hạn dài). Do đó, các doanh nghiệp bảo hiểm sẽ ít có xu hướng đầu tư vào các tài sản có độ rủi ro cao nhằm tránh nâng cao mức vốn tối thiểu theo yêu cầu. Cùng lúc đó, cơ chế kế toán theo giá trị thị trường khuyến khích việc đầu tư vào các tài sản dài hạn, rủi ro thấp, như nợ Chính phủ và trái phiếu doanh nghiệp có xếp hạng tốt ■

Tài liệu tham khảo

1. Chính phủ, 2019, Đề án “Cơ cấu lại thị trường chứng khoán và thị trường bảo hiểm đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025”, Quyết định số 242/QĐ-TTg ngày 28/02/2019.

2. IMF, 2016, Global financial stability report, april 2016: Potent policies for a successful normalization.

3. ECB, 2009, Financial Stability Review.

4. Swiss Re Institute, 2018, Swiss re sigma 5/2018: Global economic and insurance outlook 2020.

5. Vucetich, A., Perry, R., and Dean, R., 2014, The insurance sector and economic stability, Reserve bank of New Zealand Bulletin, 77(3), 1-12.

6. Huỳnh Thị Hương Thảo, 2008, Hoạt động kinh doanh bảo hiểm tại các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay, Tạp chí Ngân hàng, 6.

7. Bảo Việt Securities, 2019, Báo cáo ngành Bảo hiểm.

8. Bộ Tài chính, 2019, Báo cáo thị trường bảo hiểm 2010- 2017, NXB Tài chính.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Trường hợp dịch vụ chưa có trong danh mục kỹ thuật được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo phân tuyến chuyên môn kỹ thuật và giá dịch vụ y tế thì quỹ bảo hiểm y

- Khí hậu Xích đạo có lượng mưa lớn trên 1700mm, mưa khá đều quanh năm do có nhiều nhân tố gây mưa, các nhân tố này tác động mạnh, thường xuyên hơn.. + Có

Do đó, để đáp ứng thị trường tiêu thụ, công tác phát triển bền vững thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản chì kẽm phải phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế

Với chức năng và nhiệm vụ của mình, 15 năm qua Ban công tác sinh viên đã kết hợp với các phòng, ban của Nhà trƣờng tổ chức thực hiện nội dung công tác sinh viên theo

Nhận thức được điều này, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Phú Xuân (Ngân hàng BIDV Phú Xuân) đang ngày một hoàn thiện công tác

Nhân viên phòng kinh doanh 1, 2, 3 và phòng nghiệp vụ thị trường đang làm việc tại công ty bảo hiểm PJICO chi nhánh thành phố Huế để biết được các yếu

Trong những năm tới, để di sản thiên nhiên phục vụ tốt hơn cho sự phát triển du lịch, cần tập trung vào một số điểm sau: tăng cường hợp tác giữa các cấp, các ngành ở trung ương và địa

Nhờ sự phát triển của các KCN trong 15 năm qua đã tạo ra để xử lý ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh Thái Bình đó là: i Các KCN hình thành và phát triển, hệ thống chính sách, chế tài,