• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM QUẦN TÂY NAM

3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm của nhà máy

3.2.2. Giải pháp dài hạn

3.2.2.1. Đào tạo, huấn luyện đội ngũ công nhân, nâng cao ý thức trách nhiệm cho đội

Căn cứ thành lập giải pháp

Theo sự đánh giá của khách hàng …và tìm hiểu các nguyên nhân sản xuất sản phẩm lỗi của nhà máy, một số công nhân có tay nghề yếu, thường gây ra những lỗi đáng tiếc xảy ra. Do đó, đào tạo là một hoạt động cần được tổ chức có hệ thống, bài bản để lao động nâng cao tay nghề và có ý thức trách nhiệm trong sản xuất. Đào tạo giáo dục nâng cao trình độ và hiểu biết của công nhân là việc làm rất cần thiết nhằm giảm tỷ lệ sai hỏng, giảm chi phí, tăng năng suất, tăng chất lượng sản phẩm…

Nội dung thực hiện Nội dung đào tạo:

- Đối với bộ phận QA và QC: Thường xuyên tổ chức đào tạo chính sách chất lượng, quy trình, quy định của nhà máy, tiêu chuẩn sản phẩm của khách hàng. Bên cạnh đó, kiểm tra và đánh giá nhận thức của QA và QC, có chế độ thưởng phạt nghiêm ngặt và đúng đắn.

- Đối với đội ngũ công nhân cũ tay nghề kém: Đây là nhóm công nhân đã làm việc trong nhà máy một thời gian mà tay nghề vẫn yếu, thường làm sai sản phẩm.

Nguyên nhân có thể do lúc họ mới vào tập việc, không có ai hướng dẫn hoặc có hướng dẫn nhưng vẫn sơ sài hoặc có hướng dẫn nhưng không tiếp thu. Giải quyết vấn đề này cần thực hiện các bước sau:

Bước 1: Tổ trưởng sản xuất lập danh sách những công nhân có tay nghề yếu tại

từng vị trí họ đảm nhiệm.

Trường ĐH KInh tế Huế

Bước 2: Trưởng khu vực chịu trách nhiệm quản lý tiến hành đào tạo, hướng dẫn lại quy trình, các thao tác làm việc nhanh hơn, hướng dẫn cách vận hành máy móc…Mỗi công nhân chỉ cần mất 10 phút/ ngày để hướng dẫn là họ có thể nâng cao được tay nghề một cách nhanh chóng. Người hướng dẫn nên đến trực tiếp vị trí mà công nhân làm việc để hướng dẫn, việc đào tạo trực tiếp trên máy sẽ giúp công nhân nhớ được lâu hơn và nắm bắt dễ dàng hơn.

Bước 3: Sau khi đào tạo, QA chịu trách nhiệm kiểm soát mỗi khu vực tiến hành kiểm tra, đánh giá chất lượng làm việc của nhóm công nhân mới được đào tạo lại. Kết quả đánh giá được phản ánh lại cho người hướng dẫn.

Bước 4: Nếu công nhân đã có tay nghề tốt hơn thì có thể khen thưởng nhằm nâng cao tinh thần học hỏi và ý thức trách nhiệm với sản phẩm của nhà máy, còn công nhân thực hiện chưa đạt, tiếp tục huấn luyện lại từ bước 1.

- Đối với công nhân mới được tuyển dụng: Đây là nhóm công nhân mới vào làm, chưa có nhiều kinh nghiệm nên việc đào tạo có thể mất thời gian hơn nhưng nếu được đào tạo bài bản và đúng phương pháp, sau này, họ sẽ là bộ phận chủ lực của công ty.

+ Cách thức đào tạo: Việc đào tạo công nhân nên thực hiện đào tạo tại chỗ, tại vị trí làm việc của mỗi người nên nắm bắt được kiến thức thực tế, biết vận hành hành máy móc nhanh và dễ dàng hơn.

+ Thời gian đào tạo: Để công nhân thực hiện nhuần nhuyễn các thao tác làm việc khoảng 15-30 ngày tùy từng khu vực làm việc của công nhân. Công nhân vừa làm việc vừa đào tạo sẽ tiết kiệm được nhiều chi phí.

+ Kiểm tra: Sau khi tổ trưởng khu vực chịu trách nhiệm đào tạo, QA kiểm soát khu vực kiểm tra, đánh giá công nhân mới có thực hiện đúng thao tác, công việc, năng suất làm việc, đánh giá số lỗi, phế phẩm của công nhân…Nếu công nhân thực hiện tốt thì ký hợp đồng lao động chính thức, đối với người chưa thực hiện được, tiến hành đào tạo lại.

+ Quy trình đào tạo: Các bộ phận liên quan chịu trách nhiệm đào tạo theo quy trình hình sơ đồ 3.1.

Trường ĐH KInh tế Huế

Bước Người thực hiện Lưu đồ Thời gian 1

2

3

4

5

6

Phòng nhân sự

Phòng nhân sự

Tổ trưởng khu vực

Phó xưởng Tổ trưởng khu vực

Công nhân Trưởng chuyền

QA khu vực

1 ngày

1 ngày

1 tuần

1-2 tuần

Sơ đồ 3.1: Quy trình đào tạo của nhà máy

(Nguồn: Phòng tổ chức- hành chính.) TUYỂN DỤNG

ĐÀO TẠO (Quy định, chính sách

của nhà máy…)

Không đạt

GIAO NGƯỜI XUỐNG KHU VỰC

ĐÀO TẠO

(Quy định chung, yêu cầu chung khi thực hiện công

việc.)

ĐÀO TẠO CÔNG VIỆC (Đào tạo các bước thực hiện công việc, vận hành

máy móc.)

Đạt

KIỂM TRA

Trường ĐH KInh tế Huế

Tính khả thi của giải pháp

Đây là phương pháp đào tạo trên công việc, đào tạo tại chỗ, người đào tạo là người của nhà máy, dễ thực hiện, ít tốn kém. Tuy mất thời gian cho người quản lý và nguời hướng dẫn nhưng công nhân có được những kinh nghiệm trực tiếp ngay khi sản xuất. Đồng thời, cho phép các nhà đào tạo trải qua các điều kiện làm việc thực tế.