• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM QUẦN TÂY NAM

2.3. Thực trạng công tác quản lý chất lượng của nhà máy

Bảng 2.3: Tiêu chuẩn lỗi theo đánh giá của khách hàng Kizan

Loại lỗi Mô tả lỗi

Sewing defects (May sai kỹ thuật)

May sai kỹ thuật như bỏ lỡ mũi khâu ở giữa, may bị gấp vải,…hàng trả về để sửa chữa.

Colour effects

(Màu không đồng nhất)

Màu sắc sản phẩm không đúng hoặc không đồng nhất, màu phụ liệu không phù hợp…

Sizing defects (Sai kích thước)

Sản phẩm sai kích thước, trong cùng một sản phẩm nhưng các chi tiết may kích thước khác nhau…

Garment defects

(Các khuyết tật trên sản phẩm)

Trong quá trình sản xuất các khuyết tật có thể xảy ra như dây kéo bị lỗi, viền không đều, nút lỏng, các cạnh thô, lỗ nút không đúng…

(Nguồn: Phòng chất lượng)

Sơ đồ 2.1: Quy trình kiểm soát chất lượng của nhà máy

(Nguồn: Phòng chất lượng) Khu vực may chi tiết

Khu vực lắp ráp

Khu vực kiểm hàng lần cuối Kho vải

Khu vực cắt vải

Chốt QC kiểm tra nguyên liệu

Kiểm tra vải tại kho

Chốt QC kiểm trước lên phiếu QA kiểm soát quá trình

Chốt QC kiểm trước xuống phiếu QA kiểm soát quá trình

Chốt QC kiểm tra trước vệ sinh QA kiểm soát quá trình

QA kiểm soát quá trình Công nhân kiểm tra 100%

Khu vực vệ sinh và ủi sản phẩm

Chốt QC kiểm trước và trong khi xuất container

Khu vực đóng gói Chốt QC kiểm trước đóng gói

QA kiểm soát quá trình Kho nguyên liệu chính

Kho nguyên liệu phụ

Trường ĐH KInh tế Huế

Từ sơ đồ trên có thể thấy, quy trình kiểm soát chất lượng của nhà máy là một quy trình kiểm soát thường xuyên suốt hệ thống sản xuất, ở mỗi khu vực sản xuất đều có QA và QC kiểm soát, tạo sự chặt chẽ và nghiêm ngặt trong quá trình sản xuất sản phẩm.

- Ở kho nguyên liệu đầu vào, QC kiểm tra đầu vào và chịu trách nhiệm kiểm tra chất lượng nguyên liệu sản xuất sản phẩm bao gồm gỗ và các nguyên liệu phụ khác.

- Tại khu vực sản xuất (gồm 4 khu vực: cắt, may, chi tiết, lắp ráp, giặt ủi), nhà máy bố trí chốt QC kiểm trước lên phiếu và QA kiểm soát quá trình. Nếu QC là người kiểm tra, đánh giá chất lượng sản phẩm thì QA là người theo suốt quá trình sản xuất của nhà máy tại từng khu vực, duy trì hệ thống trong nhà máy, đảm bảo dòng chảy của hệ thống luôn được liên tục và xuyên suốt. Nếu phát hiện ra lỗi trong quá trình, QA có quyền ngừng công đoạn đó ngay, lập biên bản, báo cho xưởng sản xuất và ban giám đốc để có hướng giải quyết nhanh nhất để khắc phục lỗi. Ở khu vực vệ sinh và ủi sản phẩm, nhà máy không bố trí QC mà có công nhân kiểm tra 100% sản phẩm được vệ sinh và ủi nhằm đảm bảo chất lượng tốt nhất ở khu vực này. Sở dĩ, công đoạn sau lắp ráp là đóng gói, nếu không kiểm tra 100% thì xác suất sản phẩm lỗi được đóng gói rất cao, và khi đã đóng gói sản phẩm thì việc kiểm soát chất lượng rất khó, sản phẩm xấu đến tay khách hàng là không tránh khỏi.

Tại khu vực kiểm tra hàng lần cuối, QC thực hiện kiểm tra sản phẩm trước và trong khi xuất hàng. Đây là chốt kiểm tra hàng cuối cùng của quy trình kiểm soát chất lượng. Do đó, tại chốt này QC phải kiểm tra theo biên bản kiểm hàng lần cuối có sự đồng ý của khách hàng Kizan.

2.3.2. Yêu cầu đánh giá quy trình quản lý chất lượng ở nhà máy của khách hàng.

Ngoài quy định về chất lượng sản phẩm, khách hàng còn đòi hỏi nhà máy phải kiểm soát tốt quy trình quản lý chất lượng của nhà máy và đã đưa ra yêu cầu tiêu chuẩn buộc nhà máy phải thực hiện đầy đủ các nội dung bao gồm: quy trình quản lý, quy trình khởi động, an toàn hàng hóa, kiểm soát sản xuất…Nội dung của tiêu chuẩn

gồm:

Trường ĐH KInh tế Huế

- Các sản phẩm phải đáp ứng đầy đủ yếu tố chất lượng sản phẩm theo con mắt khách hàng: thiết kế, thân thiện với khách hàng, bền và tiện dụng, an toàn khi sử dụng.

- Nhà máy phải đảm bảo rằng tất cả các sản phẩm phải thông qua việc kiểm tra lần cuối bao gồm việc kiểm tra xe và quá trình xếp hàng, để đảm bảo chất lượng trước khi giao hàng cho Kizan.

- Việc kiểm tra lần cuối được thực hiện bởi một người giám sát có kiến thức về yêu cầu đối với sản phẩm Kizan.

- Nhà máy phải nhận biết và cô lập được tất cả các sản phẩm không phù hợp.

- Nhà máy phải có tài liệu tóm tắt tình trạng kiểm tra với tất cả báo cáo yêu cầu kiểm tra hợp lệ, các chứng từ và chứng nhận sự phù hợp.

- Nhà máy phải được đảm bảo rằng tất cả các sản phẩm được tiến hành sản xuất theo đúng hồ sơ sản phẩm được khách hàng cung cấp.

- Nhà máy phải đảm bảo các yêu cầu và điều kiện có liên quan được truyền đạt và đồng ý tới các nhà cung cấp phụ.

Quy trình kiểm soát chất lượng của nhà máy và yêu cầu thực hiện 7 tiêu chuẩn của khách hàng đã tạo điều kiện để nhà máy kiểm soát chất lượng diễn ra ngay trên từng chi tiết sản phẩm nhằm tạo sản phẩm đạt chất lượng tốt nhất. Việc kiểm soát được thực hiện ngay từ khi nhà máy mua nguyên liệu đầu vào cho đến từng công đoạn sản xuất và đầu ra. Hơn nữa với hai bộ phận QA và QC, QA giám sát trên chuyền, QC kiểm tra chất lượng sản phẩm, sự kết hợp giữa hai bộ phận này tạo nên một hệ thống kiểm soát sát sao, nghiêm ngặt đã hạn chế rất nhiều sản phẩm lỗi so với trước đây.

2.3.3. Hoạt động xử lý sản phẩm lỗi

Khi phát hiện xảy ra hàng loạt, nhà máy tiến hành xử lý theo quy trình kiểm soát sản phẩm không phù hợp như sơ đồ 2.4.

Trường ĐH KInh tế Huế

Sơ đồ 2. 2 Quy trình xử lý sản phẩm không phù hợp của nhà máy (Nguồn: Phòng chất lượng) Quy trình này áp dụng cho tất cả các lỗi phát sinh hàng loạt hoặc các lỗi mang tính chất nghiêm trọng. Khi công nhân nhà máy trong quá trình sản xuất nếu phát hiện

Phát hiện SP lỗi Báo cho QA hoặc QC

Quyết định biện pháp xử lý

Cô lập, quyết định vị trí và xử lý

Tạm ngừng, chờ P.KT đƣa ra biện pháp

Tái kiểm

Tiếp tục sản xuất

Tìm nguyên nhân và biện pháp khắc phục

Đánh giá biện pháp khắc phục

Kết thúc quá trình

K. đạt Đạt

K. đạt Đạt

Trường ĐH KInh tế Huế

lỗi, nếu không tự giải quyết được thì phải báo ngay cho QC hoặc QA để xử lý và kịp thời đưa ra giải pháp. Với quy trình kiểm soát khá phù hợp với quy trình sản xuất của nhà máy đã giúp các bộ phận giải quyết nhiều vấn đề chất lượng sản phẩm.

2.3.4. Hoạt động phòng ngừa sản phẩm lỗi

Bên cạnh hoạt động xử lý sản phẩm lỗi, hoạt động phòng ngừa sản phẩm lỗi xuất hiện là quan trọng hơn cả. Nhưng nhà máy chỉ thực hiện ngăn ngừa sản phẩm lỗi khi tiến hành chạy sản xuất thử lô hàng (Zero series) trước khi sản xuất hàng loạt. Khi thực hiện ZS, nhà máy đã định mức toàn bộ khối lượng nguyên vật liệu, công suất máy móc, nhân công, đồng thời đề ra các chỉ tiêu và tiêu chuẩn chất lượng để đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Ngoài ra, các hoạt động phòng ngừa khác như đào tạo, huấn luyện công nhân và lập kế hoạch chất lượng, phổ biến các kiến thức về chất lượng cũng được thực hiện nhưng không thường xuyên. Nhìn chung, hoạt động phòng ngừa sản phẩm lỗi của nhà máy còn yếu kém. Chi phí nhà máy dành cho hoạt động ngăn ngừa sản phẩm lỗi và nâng cao chất lượng – chi phí chất lượng phù hợp – còn rất hạn chế. Chính vì vậy, nhà máy rất khó hạn chế sản phẩm lỗi xảy ra.

2.3.5. Ưu và nhược điểm công tác quản lý chất lượng sản phẩm của nhà máy 2.3.5.1. Ưu điểm

Hoạt động quản lý chất lượng diễn ra hàng ngày, hàng giờ tại nhà máy với quy trình kiểm soát chất lượng chặt chẽ, rõ ràng, thực hiện bám sát quy trình sản xuất. Mỗi khu vực sản xuất đều có QA và QC kiểm soát, kiểm tra chất lượng, theo dõi sát sao tình hình sản xuất, phát hiện lỗi kịp thời, báo cáo cho Trưởng phòng chất lượng và các phòng ban có liên quan cùng nhau giải quyết vấn đề xảy ra.

Phương pháp kiểm tra, đánh giá chất lượng cụ thể, rõ ràng áp dụng cho từng khu vực của nhà máy.

Đối với khu vực kiểm hàng lần cuối, phương pháp kiểm tra, đánh giá được hiệu chuẩn của 2 bên, do đó độ chính xác kiểm tra cao và khách quan.

Nhà máy có quy trình kiểm soát sản phẩm lỗi nhằm ngăn chặn các nguyên nhân gây lỗi. Lưu đồ xử lý sản phẩm lỗi phù hợp với quy trình sản xuất. Mọi người trong

Trường ĐH KInh tế Huế

nhà máy đều có thể phát hiện lỗi và báo cáo cho QA khu vực nhằm giảm thiểu mức độ tổn thất do lỗi gây ra và tìm biện pháp khắc phục nhanh nhất.

2.3.5.2. Nhược điểm

Hoạt động phòng ngừa sản phẩm lỗi của nhà máy còn yếu và chưa được đầu tư đúng mức.

2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm của nhà máy