• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM QUẦN TÂY NAM

2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm của nhà máy

2.4.2. Yếu tố bên ngoài

người ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng sản phẩm thì lại thiếu kinh nghiệm làm việc và thường xuyên thay đổi người nên ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.

Đảm bảo chất lượng sản phẩm không là trách nhiệm riêng một người hay một bộ phận phòng ban mà cần có sự đóng góp của toàn bộ công nhân viên, trong đó vai trò của QA và QC rất quan trọng.

Theo thống kê, nhìn chung số lượng bộ phận QA và QC tăng qua từng năm.

Trong đó năm 2015 do yêu cầu sản xuất, nhà máy tuyển mộ thêm 2 QA có trình độ đại học và 1 QA có trình độ cao đẳng so với năm 2014, đồng thời tuyển thêm 2 QC có trình độ đại học. Như vậy, có thể thấy số lượng nhân viên QA, QC có trình độ đại học tăng lên đều này nói lên việc nhận thức được tầm quan trọng của việc duy trì và phát triển hệ thống quản lý chất lượng của nhà máy. Nhìn chung hệ thống quản lý chất lượng của nhà máy tương đối hoàn thiện.

Đội ngũ công nhân nhiều người thiếu kinh nghiệm, tay nghề chưa cao, đội ngũ QA, QC trình độ cao và làm việc ổn định.

2.4.1.5. Môi trường làm việc

Môi trường làm việc cũng ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm của nhà máy.

Làm việc trong môi trường thân thiện làm con người cảm thấy thoải mái làm việc, tăng năng suất. Ngoài ra, khí hậu nóng nực làm con người khó chịu, bực bội làm cho họ phân tâm công việc, làm chậm mà ẩu, dễ gây lỗi hơn trong thời tiết mát mẻ, dễ chịu.

Môi trường nóng, ẩm cũng ảnh hưởng đến chất lượng nguyên phụ liệu và gây ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm của nhà máy.

và không rõ nguồn gốc, xuất xứ…Bộ Công Thương được giao chủ trì phối hợp với các bộ, ngành, địa phương thực hiện.

Sau khi tiến hành nghiên cứu và xây dựng 2 quy chuẩn kỹ thuật quốc gia ngành dệt may gồm: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tên xơ dệt và nhãn thành phần xơ dệt cho sản phẩm dệt may, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ghi nhãn hướng dẫn sử dụng cho sản phẩm may mặc.

Cụ thể, xây dựng được dự thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nhãn thành phần xơ dệt đối với sản phẩm dệt may, dự thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nhãn hướng dẫn sử dụng đối với sản phẩm dệt may. Cùng với đó là các dự thảo tiêu chuẩn quốc gia: Vật liệu dệt - ghi nhãn thành phần xơ dệt đối với sản phẩm dệt may, vật liệu dệt - ghi nhãn hướng dẫn thiết lập hoặc xác nhận nội dung hướng dẫn sử dụng cho sản phẩm dệt may.

Các quy chuẩn, tiêu chuẩn này đã hỗ trợ các doanh nghiệp nắm rõ các yêu cầu chất lượng của người tiêu dùng, từ đó, các doanh nghiệp có thể xác định tiêu chuẩn chất lượng cho sản xuất nhằm đảm bảo phù hợp với tiêu chuẩn quốc gia và đáp ứng yêu cầu khách hàng tốt nhất.

Về việc nhập khẩu nguyên liệu vải, trước vấn đề thiếu hụt nguồn nguyên liệu trong nước, các doanh nghiệp đa phần là nhập khẩu vải từ nước ngoài nên mở rộng các cửa khẩu giúp các doanh nghiệp trong nước mua nguyên liệu vải dễ dàng hơn, đảm bảo đủ số lượng cũng như chất lượng cho sản xuất.

Quy định pháp lý của Việt Nam đã tạo điều kiện thuận lợi cho ngành dệt may phát triển.

Quy định pháp lý Hoa K : Hàng dệt may xuất khẩu tới Mỹ phải chịu rất nhiều rào cản phi thuế quan khác nhau, như các tiêu chuẩn kỹ thuật, thủ tục hải quan, nguyên tắc gốc hay các tiêu chuẩn về xã hội, môi trường và an ninh. Các hàng rào phi thuế quan này có thể làm gia tăng đáng kể chi phí của doanh nghiệp xuất khẩu, và một số trường hợp có thể ngăn cản các doanh nghiệp xuất khẩu các sản phẩm dệt may. Những hàng rào kỹ thuật đang trở thành một trong những trở ngại chính đối với hàng dệt may xuất khẩu. Ngoài các tiêu chuẩn và quy định kỹ thuật, hàng dệt may xuất khẩu tới thị

Trường ĐH KInh tế Huế

trường Mỹ bị áp đặt các hàng rào phi thuế quan khác dưới dạng các yêu cầu về nhãn mác và đóng gói, yêu cầu giấy phép nhập khẩu, yêu cầu thanh tra trước khi chuyển hàng.

Hệ thống tiêu chuẩn an toàn sản phẩm của Hoa K khá khắt khe và phức tạp, các yêu cầu cho hàng may mặc bao gồm: đạo luật an toàn sản phẩm tiêu dùng, đạo luật vải dễ cháy, ASTM F1816 về đặc điểm tiêu chuẩn cho dây rút trên áo khoác trẻ em…Trong đó, ASTM F1816 quy định những chi tiết rất cụ thể, như: không được dùng dây rút ở vùng nón và cổ trên áo khoắc trẻ em kích cỡ 2T đến 12T, dây rút ở hông trên áo khoác kích cỡ từ 2T đến 16T không dài quá 75 mm bên ngoài ống rút…

Tại Hoa K , một số tiểu bang có các luật và quy định nghiêm ngặt hơn các yêu cầu của liên bang. Các luật này bao gồm: Quy định đối với sản phẩm, dán nhãn, đóng gói và hạn chế đối với hóa chất (ví dụ hóa chất làm chậm bắt cháy). Trước hiện trạng trên, để tránh rắc rối trong việc nhập cảng với chính phủ Hoa K , nhà sản xuất phải tuân thủ các quy định của CPSC (bắt buộc) và các tiêu chuẩn của khu vực tư nhân (là các tiêu chuẩn được xây dựng trên sự đồng thuận).

Trong bối cảnh hạn ngạch xuất khẩu bị bãi bỏ và thuế quan đánh vào hàng dệt may xuất khẩu có thể bị tiếp tục cắt giảm trong vòng đàm phán Doha, các quốc gia càng ngày sử dụng nhiều các biện pháp để bảo hộ ngành công nghiệp trong nước trước sự cạnh tranh của hàng nhập khẩu giá rẻ bao gồm: các biện pháp tự vệ, các biện pháp chống bán phá giá và các biện pháp chống trợ cấp. Các biện pháp khắc phục thương mại này được Mỹ áp dụng rất nhiều đối với hàng dệt may nhập khẩu từ các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam.

Pháp luật Hoa K gây ra một số trở ngại nhưng nhà máy đã nắm bắt và dần thích ứng với các đạo luật trên.

2.4.2.2. Môi trường kinh tế

Kinh tế thế giới: Kinh tế thế giới trong năm 2016 tuy chưa thực sự khởi sắc nhưng cũng bớt ảm đạm hơn. Theo số liệu mới nhất của Ngân hàng Thế giới (WB), tốc độ tăng trường toàn cầu năm 2016 là 2,9%, nhưng về cơ bản có thể thấy, những tác

Trường ĐH KInh tế Huế

động của khủng hoảng tài chính và nợ công đã không còn trầm trọng, kinh tế toàn cầu bắt đầu thích nghi dần với những biến động về chính trị, an ninh.

Năm 2015 Trung Quốc vẫn giữ vững vị trí nhà xuất khẩu hàng dệt may số một thế giới sang Châu Âu, nhưng hiện nay, họ đang bị cạnh tranh dữ dội, không còn là nhà sản xuất có sức hấp dẫn lớn với những khách hàng đến từ phương Tây, đang có xu hướng chuyển sang các đối tác khác ở Đông Nam Á như Việt Nam, Campuchia hay Myanmar.

Kinh tế trong nước: Mặc dù phải đối mặt với những diễn biến bất lợi của kinh tế thế giới, song khép lại năm 2016 kinh tế Việt Nam vẫn có những “điểm sáng” đáng chú ý nhất là tín hiệu tích cực từ tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2016 là GDP đạt 6,21%. Tuy thấp hơn mức tăng 6,68% của năm 2015 và không đạt mục tiêu tăng trưởng là 6,7% đã đề ra nhưng trong bối cảnh kinh tế thế giới không thuận, trong nước gặp nhiều khó khăn thì mức trên đã là một thành công. Khu vực sản xuất công nghiệp và xây dựng tiếp tục là thành tố quan trọng đóng góp cho sự cải thiện về tốc độ tăng trưởng. Khu vực này đã mở rộng 7,57%, thấp hơn mức tăng 9,64% trong năm 2015, cao hơn nhiều so với các con số 5,08% và 6,42% của hai năm 2013 và 2014.

Vượt lên những khó khăn về thị trường, sự cạnh tranh gay gắt từ các quốc gia xuất khẩu dệt may khác, ngành dệt may Việt Nam vẫn giữ được vị trí thứ 5 trong số các nước xuất khẩu dệt may thế giới, với kim ngạch xuất khẩu đạt 28,3 tỷ USD năm 2016. Bên cạnh đó nhiều hiệp định thương mại tự do được ký kết, Hiệp định đối tác chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã hoàn tất quá trình đàm phán. Được coi là một trong nhóm ngành được hưởng lợi nhất từ các hiệp định thương mại, đặc biệt là TPP, nhưng trên thực tế, dệt may phải đối mặt với nhiều thách thức. Bởi các hiệp định hầu hết đều đưa ra quy định về xuất xứ từ nước xuất khẩu hoặc cộng gộp trong nội khối, FTA Việt Nam – EU từ vải, Hiệp định TPP từ sợi trở đi. Trong khi, đây lại là khâu yếu nhất của dệt may Việt Nam phần lớn cũng nằm ngoài TPP. Việc thu hút đầu tư nước ngoài vào dệt, nhuộm cũng đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp trong nước sẽ phải cạnh tranh ngày càng gay gắt với các doanh nghiệp FDI.

Tình hình kinh tế trong nước tạo những thuận lợi và khó khăn trong vấn đề xuất khẩu hàng dệt may trong doanh nghiệp. Các doanh nghiệp Viêt Nam muốn nắm bắt

Trường ĐH KInh tế Huế

được cơ hội phát triển có những kế hoạch thay đổi sớm để phù hợp với thị trường xuất khẩu chính và tiềm năng.

2.4.2.3. Yêu cầu chất lượng của người tiêu dùng

Sơ đồ 2.3: Dòng chảy sản phẩm của nhà máy

(Nguồn: Phòng kế hoạch – điều độ) Khách hàng tiêu dùng cuối cùng của nhà máy là khách hàng ở thị trường khó tính ở Mỹ.

Thị trường Mỹ: Đối với hàng may mặc nói chung và sản phẩm quần tây nói riêng, người tiêu dùng Mỹ thường chú trọng đến kiểu dáng, chất lượng cũng như sự thoải mái lên hàng đầu. Vì vậy ở Mỹ khi chọn mua mua những sản phẩm họ thường coi trọng về chất liệu của sản phẩm và kiểu dáng.

Về chất liệu: Người Mỹ thường chọn quần làm từ chất liệu sợi tổng hợp đảm bảo sự thoải mái khi ngồi hay sự thoáng mát cần thiết.

Về kiểu dáng: Kiểu dáng đơn giản, độ ôm vừa phải, màu sắc trung tính.

Để đáp ứng được yêu cầu này các doanh nghiệp phải quan tâm đến nguyên vật liệu để sản xuất những sản phẩm phù hợp, đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng Mỹ.

2.4.2.4. Đối thủ cạnh tranh của nhà máy

Đối thủ cạnh tranh tiềm năng: Tính đến nay cả nước có khoảng 822 doanh nghiệp dệt may, trong đó doanh nghiệp quốc doanh là 231 doanh nghiệp, doanh nghiệp ngoài quốc doanh là 370 doanh nghiệp và doanh nghiệp có vốn đầu tưu nước ngoài là 211 doanh nghiệp. Hơn nữa, ngành dệt may đang tăng trưởng mạnh và thị trường trong nước phát triển, đặc biệt là các thành phố lớn và các tỉnh miền nam, do đó sẽ có

Nhà cung cấp Vinatex Đà Nẵng

Khách hàng Kizan

Khách hàng tiêu dùng cuối cùng

Trường ĐH KInh tế Huế

rất nhiều doanh nghiệp mới thâm nhập ngành. Ngoài ra, từ khi Việt Nam gia nhập các tổ chức kinh tế khu vực và trên thế giới như: AFTA, WTO,…và gần đây nhất là hiệp định TPP không những mở rộng được thị trường mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của ngành. Các doanh nghiệp mới thành lập còn non yếu, chưa có khách hàng thị trường, do đó họ sẽ tìm các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vốn và công nghệ hoặc thực hiện như một nhà cung cấp sản phẩm cho một thương hiệu nổi tiếng như Kizan. Nhiều đối thủ tiềm năng cũng hình thành từ đây và trong tương lai chắc chắn sẽ là đối thủ cạnh tranh của nhà máy. Vì vậy, nhà máy phải luôn nâng cao năng lực cạnh tranh để giữ vững vị thế của mình trong con mắt của khách hàng.

Đối thủ cạnh tranh hiện tại

Đối thủ trong nước

Đối thủ cạnh tranh của nhà máy trong nước là công ty may Việt Tiến, công ty may Nhà Bè, công ty may Phương Đông…Vì vậy, nhà máy không những phải duy trì mà còn phải nâng cao chất lượng sản phẩm nhưng giá cả phải chăng sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong việc cạnh tranh với các công ty khác.

Đối thủ cạnh tranh nước ngoài

Nhà máy đang chịu sự cạnh tranh từ các công ty cung cấp hàng cho Kizan của Trung Quốc, Malaysia, Myanmar, Campuchia…Trong số các nhà cung cấp này, Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh mạnh nhất không chỉ doanh nghiệp Việt Nam mà doanh nghiệp nhiều nước phải quan tâm.

Trung Quốc đã trở thành nước xuất khẩu sản phẩm hàng may mặc hàng đầu thế giới. Trong khi đó, Trung Quốc cũng là thị trường tiêu thụ rộng lớn mà Kizan đã nhắm tới bởi dân số cũng như thị trường Trung Quốc lớn hơn so với EU và Mỹ. Để giảm chi phí sản xuất, tăng doanh thu, lợi nhuận, Kizan sớm chuyển giao việc sản xuất cho các nhà cung cấp có chi phí thấp hơn tại Trung Quốc. Cho đến nay, Trung Quốc là nhà cung cấp lớn nhất cho Kizan trên toàn thế giới, Hoa Lục cung cấp 25% các sản phẩm của Kizan, cũng như các loại nguyên phụ liệu cho họ. Chính vì vậy, các doanh nghiệp Việt Nam đang phải cạnh tranh gay gắt đối với các doanh nghiệp Trung Quốc trong việc cung cấp những mặt hàng giá rẻ mà chất lượng cho Kizan. Với những quy trình

Trường ĐH KInh tế Huế

công nghệ sản xuất hiện đại hơn các doanh nghiệp Việt Nam cũng như nguồn nguyên liệu vải lớn, Trung Quốc sẽ có lợi thế rất lớn khi cung cấp sản phẩm cho Kizan và xuất khẩu sang các thị trường khác.

Tóm lại, nhà máy đang đag phải chịu sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường đồ may mặc trong thời k kinh tế gặp nhiều khó khăn như hiện nay, nhất là sự cạnh tranh đối với các doanh nghiệp trong và ngoài cùng hợp đồng gia công mặt hàng quần tây cho khách hàng. Sức ép từ khách hàng Kizan cùng với sự cạnh tranh gay gắt có thể tác động tiêu cực về giá cả của nhà máy, dẫn đến đẩy lùi lợi nhuận. Trước tình hình đó, nhà máy càng phải tăng cường việc đảm bảo chất lượng, tạo uy tín với khách hàng để có thể dễ dàng giành được các đơn hàng.

2.4.3. Một số thuận lợi và khó khăn của nhà máy trong việc đảm bảo chất lượng