• Không có kết quả nào được tìm thấy

Ngày nay, chất lượng sản phẩm đóng vai trò quyết định đến sự sống còn của doanh nghiệp, giúp nâng cao vị thế cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thị trường.

Nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ là mục tiêu quan trọng hàng đầu không chỉ các doanh nghiệp nói chung mà các doanh nghiệp ngành dệt may nói riêng rất quan tâm và chú trọng nhằm đem lại lợi ích kinh tế cho đất nước, đưa ngành công nghiệp dệt may vương lên top đầu của thế giới.

Nhà máy May Dung Quất là một trong những doanh nghiệp có tiềm năng sản xuất và xuất khẩu hàng may mặc lớn trong nước. Trên cơ sở mục tiêu phát triển bền vững, nắm bắt nhu cầu tiêu thụ mặt hàng quần tây rất lớn của thị trường nước ngoài, nhà máy đã đầu tư dây chuyền sản xuất 100% mặt hàng quần tây, với quy trình sản xuất phù hợp, hệ thống kiểm soát chất lượng chặt chẽ, thực hiện theo tiêu chuẩn sản phẩm của khách hàng đã nâng cao chất lượng sản phẩm của nhà máy tốt hơn các năm trước, được khách hàng đánh giá cao. Bên cạnh đó, Kizan cung cấp rõ ràng bản thiết kế, tiêu chuẩn, yêu cầu của khách hàng tiêu dùng và đóng góp ý kiến của họ đối với các vấn đề chất lượng là một điều kiện thuận lợi để nhà máy tập trung sản xuất sản phẩm, không mất nhiều thời gian và chi phí cho nghiên cứu thị trường, thiết kế sản phẩm, chi phí xuất khẩu…nhưng vẫn đáp ứng được yêu cầu của khách hàng.

Trong 3 năm 2014-2016, tình hình chất lượng sản phẩm có nhiều chuyển biến tốt như tỷ lệ sản phẩm đạt chất lượng tăng, tỷ lệ lỗi và phế phẩm, tỷ lệ hàng bị trả lại giảm hiều so với những năm trước. Tuy nhiên, tỷ lệ sản phẩm chất lượng kém còn khá cao, dẫn đến chi phí chất lượng không phù hợp của nhà máy khá lớn, ảnh hưởng đến lợi nhuận của nhà máy.

Vì vậy, trước yêu cầu ngày càng khắt khe của khách hàng và mục tiêu lợi nhuận của nhà máy, nhà máy cần có những giải pháp khắc phục những vấn đề chất lượng còn tồn tại như đào tạo công nhân viên, đầu tư máy móc mới, xây dựng văn hóa chất lượng nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao uy tín của mình với khách hàng.

Trường ĐH KInh tế Huế

2. Kiến nghị

2.1. Đối với nhà máy

Đưa hệ thống quản lý chất lượng đến từng cán bộ công nhân viên trong nhà máy để mọi người có thể hiểu hơn được quá trình mà mình tham gia quản lý chất lượng để có sự kết hợp quản lý chất lượng từ phân xưởng đến các phòng ban.

Chính sách chất lượng, mục tiêu chất lượng phải được truyền đạt và triển khai trong toàn nhà máy bằng cách thường xuyên tổ chức tuyên truyền qua hệ thống áp phích, bang rôn…

Phòng kế hoạch có nhiệm vụ truyền đạt tầm quan trọng của việc đáp ứng các yêu cầu của khách hàng cũng như các yêu cầu luật pháp và quy chế…

Tạo điều kiện thuận lợi nhất cho cán bộ công nhân viên cũng như người lao động để họ phát huy hết năng lực của mình.

Đầu tư vào máy móc, trang thiết bị nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như hạn chế sự gián đoạn trong quá trình sản xuất. Từ đó, có thể tăng mức tiêu thụ sản phẩm nhằm mang lại kết quả sản xuất kinh doanh cao hơn, mang lại hiệu quả kinh tế lớn hơn và điều quan trọng nhất là nâng cao đời sống cho cán bộ công nhân viên, người lao động trong nhà máy.

Đẩy nhanh việc tìm kiếm các nguồn nguyên liệu mới có chất lượng ổn định, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và giá thành phải chăng để nâng cao chất lượng sản phẩm và giảm giá thành sản phẩm.

Nâng cao hiệu quả tuyển chọn nguồn nhân lực đầu vào, nâng cao trình độ kỹ thuật cho công nhân và nhân viên quản lý.

2.2. Đối với hiệp hội dệt may Việt Nam

Hiệp hội cần thường xuyên tuyên truyền giáo dục hội viên hiểu r đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng phát triển nghề dệt may trong các thành phần kinh tế, bảo hộ an toàn lao dộng, bảo vệ an ninh quốc phòng.

Đại diện cho Hội viên kiến nghị với Nhà nước về những chủ trương, chính sách, biên pháp khuyến khích, giúp đỡ phát triển và nâng cao chất lượng sản phẩm dệt

Trường ĐH KInh tế Huế

may, bảo vệ quyền lợi chính đáng của Hội viên, giải quyết các trường hợp, vụ việc, khiếu nại về chất lượng sản phẩm của Hội viên.

Hỗ trợ tư vấn cho các tổ chức và cá nhân trong Hiệp hội trong quá trình sắp xếp lại tổ chức, chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp. Liên tục cập nhật thông tin về chính sách chất lượng, tiêu chuẩn, quy chuẩn, pháp luật đối với các sản phẩm dệt may để Hội viên bố trí lại sản xuất, đáp ứng yêu cầu chất lượng của khách hàng trong nước và yêu cầu xuất khẩu.

Tổ chức các Hội thảo về các vấn đề chất lượng mà các doanh nghiệp quan tâm, những vấn đề nóng bỏng bởi sự thay đổi chính sách chất lượng, đặc biệt là đối phó với những quy định của pháp luật nước ngoài. Bên cạnh đó, Hội thảo để trao đổi nghề nghiệp, khuyến khích hợp tác, liên kết giữa các hội viên để cùng tồn tại và phát triển.

Phối hợp với các Hiệp hội trong khuc vực Châu Á và trên thế giới về chương trình xúc tiến thương mại mang tầm quốc tế. Tổ chức các đoàn khảo sát kết hợp tham gai hội chợ nhằm học hỏi kinh nghiệm nâng cao chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp nước ngoài, đồng thời tăng cường quảng bá hình ảnh, thương hiệu kết hợp thực hiện chương trình tư vấn nhằm nâng cao uy tín, vị thế của ngành, là cơ hội thuận lợi để các doanh nghiệp mở rộng quan hệ.

Trường ĐH KInh tế Huế