• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM QUẦN TÂY NAM

2.2. Thực trạng chất lượng sản phẩm của nhà máy

2.2.3. Quy định về chất lượng sản phẩm

Mỗi năm nhà máy sản xuất số lượng sản phẩm lớn và tăng qua các năm nhằm đáp ứng yêu cầu của khách hàng.

Bảng 2.4: Tình hình sản xuất sản phẩm của nhà máy năm 2014-2016

ĐVT: Ngàn sản phẩm

Sản phẩm Năm 2014

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2015 so với năm 2014 (%)

Năm 2016 so với năm 2014(%) Quần tây

nam 1480 1550 1658 104,73 106,97

(Nguồn: Phòng kế hoạch - điều độ) Để đáp ứng yêu cầu khách hàng một cách tốt nhất, nhà máy phải tuân thủ các tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm mà khách hàng đã đề ra cho từng sản phẩm. Tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm mà khách hàng Kizan yêu cầu thường r ràng, đầy đủ, được cập nhật liên tục bao gồm các tiêu chuẩn sau:

- Chất lượng vải

+ Thoải mái - thoáng mát, mềm, không tạo ra ma xát hoặc kích ứng da khi cử động nhanh hoặc lặp đi lặp lại.

+ Tạo cảm giác thoải mái khi vận động và giữ được phom dáng.

Trường ĐH KInh tế Huế

+ Bền – co dãn chắc chắn, có thể chịu được ngoại lực hoặc khi giặt thường xuyên.

- Thành phẩm

+ Đường may: sắc nét, gọn gàng, bám vào vải hoặc không bị lộ tránh làm trầy xước da.

+ Màu sắc và kiểu dáng: Kiểu dáng đẹp là một tiêu chí quan trọng để thu hút khách hàng. Ngày càng nhiều hãng thời trang bán lẻ gia nhập thị trường. Chính vì vậy, kiểu dáng, mẫu mã hợp thời trang sẽ là lợi thể cho sản phẩm. Giới tính, hoàn cảnh và loại hình hoạt động sẽ ảnh hưởng tới quyết định về kiểu dáng và màu sắc.

+ Sự thoải mái: Thiết kế hỗ trợ khả năng kiểm soát nhiệt, thấm hút mồ hôi + Cắt và tạo kiểu: Quần quá chật hoặc quá rộng ở một số bộ phận cũng sẽ tạo ra ma sát và kích ứng cho da. Hơn thế nữa, việc lựa chọn kiểu dáng cũng phụ thuộc vào hình thể của mỗi người.

+ Giữ được phom dáng: Thiết kế để giữ được phom dáng trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt hoặc ở nhiều tư thế khác nhau.

+ Nhãn mác: Nhãn mác sản phẩm thường có các thông tin dưới đây:

 Những biểu tượng hướng dẫn bảo quản sản phẩm, thông tin thành phần cấu tạo (chất liệu sợi tính theo phần trăm), kích thước, xuất xứ. Những thông tin thêm như sản phẩm thân thiện với môi trường, nguyên liệu được sản xuất bền vững.

2.2.3.2. Sản phẩm lỗi sản xuất

Đặc điểm của ngành sản xuất hàng may mặc là sản xuất ở nhiều công đoạn nên khó có thể sản xuất các sản phẩm có chất lượng đồng bộ, vì vậy sự xuất hiện sản phẩm lỗi là không tránh khỏi. Sản phẩm lỗi là sản phẩm không đạt chất lượng bao gồm 2 loại: sản phẩm có thể tái chế và không thể tái chế.

Để hạn chế những sản phẩm lỗi, các QC (Quality Control) và kiểm cuối của nhà máy luôn là người kiểm tra, đánh giá lỗi trên từng lô hàng nhằm đưa ra quyết định chấp nhận hay không chấp nhận lô hàng xuất đi. Việc đánh giá chất lượng sản phẩm đồ may mặc thường bằng mắt thường, dựa trên kinh nghiệm của người đánh giá, từ đó

Trường ĐH KInh tế Huế

xày ra vấn đề bất cập là cùng một lỗi sản phẩm mà QC này chấp nhận nhưng QC khác lại không chấp nhận. Nhà máy đã dựa trên ý kiến của khách hàng để đưa ra tiêu chuẩn các lỗi để tạo sự đồng nhất giữa các QC và người kiểm hàng, giúp việc kiểm hàng chính xác hơn. Theo thống kê, có tất cả 14 lỗi trên tổng thể, chia làm 3 mức độ: Lỗi nghiêm trọng, lỗi nặng, lỗi nhẹ.

Lỗi nghiêm trọng (Critical defects) là lỗi không chấp nhận vì có nguy cơ vi phạm chính sách an toàn đến sức khỏe của khách hàng cũng như lỗi vi phạm những nguyên tắc đã quy định. Tiêu chuẩn lỗi nặng trên mỗi lô hàng là không được phép – không lỗi (Zero defect).

Lỗi nặng (Major defects) là lỗi làm ảnh hưởng đến chất lượng, việc sử dụng, độ bền hay chức năng đến mức mà khách hàng sẽ không mua nếu nhìn thấy những lỗi trên. Đó là lỗi làm cho khách hàng không hài lòng. Tiêu chuẩn của lỗi này thường phải

<2%.

Lỗi nhẹ (Minor defects) là lỗi làm cho người sử dụng không hài lòng, gây khó chịu cho người sử dụng. Tiêu chuẩn lỗi nhẹ là <15%.

Sản phẩm có lỗi nghiêm trọng là sản phẩm không thể tái chế, sản phẩm có lỗi nặng hoặc lỗi nhẹ có thể tái chế được.

Khách hàng Kizan cũng yêu cầu trên cùng một chi tiết hoặc sản phẩm có cùng 3 lỗi nhẹ khác nhau thì được tính là 1 lỗi nặng, các lỗi nhẹ nếu cùng 1 tính chất lỗi được lặp lại trên các sản phẩm kiểm tra thì được tính là một lỗi nhẹ. Trên một sản phẩm nếu có lỗi nghiêm trọng và lỗi nhẹ thì tính lỗi cao nhất.

Để cụ thể hơn về 3 mức độ nhằm kiểm soát lỗi sản phẩm dễ dàng, nhà máy đã ban hành hướng dẫn công việc về việc chỉ tiêu và chuẩn chất lượng nghiệm thu sản phẩm trong đó nhằm giúp bộ phận QA (Quality Assuarance) và QC kiểm tra chất lượng sản phẩm dễ dàng hơn và cũng là cơ sở để giải quyết những bất đồng về lỗi sản phẩm gây ra, tạo điều kiện thuận lợi cho việc nâng cao chất lượng sản phẩm.

2.2.3.3. Sản phẩm lỗi sau khi xuất bán

Đối với các chỉ tiêu đánh giá sau khi sản phẩm được xuất khẩu đến các cửa hàng của Kizan hoặc tới tay khách hàng cuối cùng. Khách hàng đánh giá qua 4 lỗi chính như bảng 2.5

Trường ĐH KInh tế Huế

Bảng 2.3: Tiêu chuẩn lỗi theo đánh giá của khách hàng Kizan

Loại lỗi Mô tả lỗi

Sewing defects (May sai kỹ thuật)

May sai kỹ thuật như bỏ lỡ mũi khâu ở giữa, may bị gấp vải,…hàng trả về để sửa chữa.

Colour effects

(Màu không đồng nhất)

Màu sắc sản phẩm không đúng hoặc không đồng nhất, màu phụ liệu không phù hợp…

Sizing defects (Sai kích thước)

Sản phẩm sai kích thước, trong cùng một sản phẩm nhưng các chi tiết may kích thước khác nhau…

Garment defects

(Các khuyết tật trên sản phẩm)

Trong quá trình sản xuất các khuyết tật có thể xảy ra như dây kéo bị lỗi, viền không đều, nút lỏng, các cạnh thô, lỗ nút không đúng…

(Nguồn: Phòng chất lượng)