• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM QUẦN TÂY NAM

2.5. Đánh giá chất lượng sản phẩm và quá trình quản lý chất lượng của nhà máy

2.5.1. Đánh giá theo các chỉ tiêu định lượng của nhà máy

2.5.1.1. Sản phẩm lỗi và phế phẩm của nhà máy

Theo quy định của nhà máy, sản phẩm lỗi là sản phẩm không đạt chất lượng bao gồm 2 loại: sản phẩm có thể tái chế và không thể tái chế. Một sản phẩm quần có thể có nhiều lỗi ở nhiều chi tiết nhưng vẫn có thể tái chế lại. Còn phế phẩm là sản phẩm lỗi mà không thể tái chế, tức là sản phẩm phải loại bỏ.

Trường ĐH KInh tế Huế

Phế phẩm

Bảng 2.8: Tỷ lệ phế phẩm của nhà máy năm 201-2016

ĐVT: Ngàn sản phẩm

Sản phẩm

2014 2015 2016

SLSX SLPP TLPP

(%) SLSX SLPP TLPP

(%) SLSX SLPP TLPP (%) Quần

tây nam 1480 3,11 0,21 1550 2,79 0,18 1658 1,99 0,12 (Nguồn: Phòng chất lượng) Nhìn chung tỷ lệ phế phẩm nhà máy giảm dần qua các năm. Tỷ lệ phế phẩm năm 2014 chiếm tỷ trọng 0,21%, sang năm 2015 giảm còn 0,18% và chỉ còn 0,12%

vào năm 2016 Sản phẩm lỗi

Ngay tại mỗi khu vực sản xuất, phòng chất lượng đều thống kê lỗi ngay trên các chi tiết của sản phẩm đến bán thành phẩm nhằm đánh giá chất lượng sản phẩm nhanh chóng và kịp thời trong ngày sản xuất đó.

Phân tích nguyên nhân gây ra lỗi sản phẩm

Thống kê ra các loại lỗi thường xuyên xảy ra tại các khu vực sản xuất và phân tích nguyên nhân cho lỗi lớn nhất.

Khu trải vải và cắt vải.

Các công đoạn trải vải và cắt của nhà máy làm theo phương pháp thủ công nên việc này thường đòi hỏi công nhân phải khéo léo và có sức để sử dụng máy cắt bằng tay một cách hiệu quả. Vì là làm thủ công nên không thể chính xác hoàn toàn. Có những lỗi thường xảy ra là: cắt sai lệch đường vẽ trên sơ đồ, cắt làm rút sợi vải, cầm rách vải.

Trong đó:

Lỗi sai lệch đường vẽ là lỗi thường xảy ra nhất, chiếm 4.3%. Nguyên nhân xuất hiện lỗi này là do quy trình trải vải thủ công nên đôi khi không được đều tay, làm vải

Trường ĐH KInh tế Huế

bị trùng quá nên khi cắt vải không chính xác kích thước, hoặc có thể do lưỡi dao cắt bị cùn nên cắt chi tiết không chính xác.

Lỗi cắt làm rút sợi vải chiếm 3.7%

Lỗi cắt làm rách vải chiếm 1.8%

Biểu đồ 2.1: Tỷ trọng lỗi xảy ra tại khu trải vải và cắt vải Khu may chi tiết.

Công đoạn này yêu cầu về trình độ cũng như kinh nghiệm của công nhân.

Nhưng theo đề cập lúc đầu, công nhân của nhà máy đa số là lao động trẻ chưa có kinh nghiệm và tay nghề, theo nữa là về máy móc may cũ nên độ chính xác không được đảm bảo hoàn toàn, lỗi vẫn còn xuất hiện trên sản phẩm. Các lỗi thường gặp trong công đoạn này như: Đường may chỉ không chắc chắn, đường may không chuẩn (đường may chặt hoặc thưa), nổi đường chỉ may.

Đường chỉ may không chắc chắn là lỗi xảy ra thường xuyên nhất, chiếm 3.8%.

Nguyên nhân xuất hiện thường là do công nhân chưa biết cách điều chỉnh đường may chuẩn, may trong tình trạng chỉ bị căng nên đường may dễ bị đứt, hoặc có thể do chỉ không đảm bảo chất lượng.

Đường may không chuẩn chiếm 3.2%. Nổi đường chỉ may chiếm 1.6%.

4.30%

3.70%

1.80%

0.00%

0.50%

1.00%

1.50%

2.00%

2.50%

3.00%

3.50%

4.00%

4.50%

5.00%

Sai lệch Rút sợi vải Rách vải

Trường ĐH KInh tế Huế

Biểu đồ 2.2 Tỷ trọng lỗi xảy ra tại khu may chi tiết Khu lắp ráp.

Cũng giống như may chi tiết, ở khu này, các công đoạn đều phụ thuộc vào tay nghề của thợ cũng như công nghệ máy móc. Với tình hình nhân công và máy móc của công ty, việc xảy ra lỗi là đều không tránh khỏi. Các lỗi thường xảy ra ở khu vực: bị thủng đáy và các chỗ giáp nối.

Trong đó:

Bị thủng đáy chiếm 2.9%

Bị thủng ở chỗ giáp nối chiếm 2.1%

Biểu đồ 2.3: Tỷ trọng lỗi xảy ra tại khu lắp ráp

3.80%

3.20%

1.60%

0.00%

0.50%

1.00%

1.50%

2.00%

2.50%

3.00%

3.50%

4.00%

Đường may không chắc chắn

Đường may không

chuẩn Nổi chỉ

2.90%

2.10%

0.00%

0.50%

1.00%

1.50%

2.00%

2.50%

3.00%

3.50%

Thủng đáy Thủng chổ giáp nối

Trường ĐH KInh tế Huế

Khu giặt, ủi:

Các công đoạn của khu này yêu cầu cao về môi trường như nhiệt độ, độ ẩm.

Chúng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm. Nhưng vấn đề môi trường là vấn đề mà nhà máy không thể nắm bắt một cách chính xác được nên lỗi sản phẩm vẫn thường xảy ra. Các lỗi thường gặp như: độ bền màu sản phẩm giảm, sản phẩm bị lem màu, độ bền sản phẩm giảm.

Trong đó:

Độ bền màu của sản phẩm giảm là lỗi thường gặp nhất là chiếm 3.8%. Nguyên nhân do lúc giặt sản phẩm mà nhiệt độ môi trường cao ảnh hưởng đến nhiệt độ nước giặt gây nên.

Sản phẩm bị lem màu chiếm 2.1%

Độ bền sản phẩm giảm chiếm 3.2%

Biểu đồ 2.4: Tỷ trọng lỗi xảy ra tại khu giặt, ủi

Từ những lỗi sản phẩm thường xuyên xảy ra với tỷ lệ lớn nhất tại các khu vực, tác giả có sự góp ý của chuyên gia phòng chất lượng phân tích và tìm ra nguyên nhân chủ yếu gây lỗi, lập thành biểu đồ nhân quả như sau:

3.80%

3.20%

2.10%

0.00%

0.50%

1.00%

1.50%

2.00%

2.50%

3.00%

3.50%

4.00%

Độ bền màu Độ bền sản phẩm Lem màu

Trường ĐH KInh tế Huế

Biểu đồ 2.5: Biểu đồ nhân quả

(Nguồn: Phân tích tổng hợp + Ý kiến chuyên gia)