• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM QUẦN TÂY NAM

2.1. Giới thiệu về Nhà máy May Dung Quất

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của nhà máy

Tên đơn vị: Nhà Máy May Dung Quất - Chi Nhánh Công Ty Cổ Phần Vinatex Đà Nẵng

Mã Số thuế: 0400410498-003

Địa chỉ trụ sở: Lô L1 Phân khu công nghiệp Sài Gòn - Dung Quất, Xã Bình Thạnh, Huyện Bình Sơn, Tỉnh Quảng Ngãi.

Đại diện pháp luật: Hồ Hai

Giấy phép kinh doanh: 0400410498-003. Ngày cấp: 20/3/2007 Ngày hoạt động: 05/01/2007

Điện thoại: 0553853051 Fax: 0553853050

Logo:

Tiền thân, Nhà máy May Dung Quất là Xí nghiệp may Dung Quất – Chi Nhánh Công Ty Cổ phần may Phương Đông được thành lập theo quyết định số 213/MPĐ ngày 05/05/2004 của Công ty Cổ phần may Phương Đông. Sau thời gian hoạt động được 2 năm, công tác quản lý không đem lại hiệu quả, Xí nghiệp may Dung Quất – Chi Nhánh Công ty Cổ phần may Phương Đông được chuyển nhượng cho Công ty Cổ phần Sản Xuất Xuất Nhập Khẩu Dệt May Đà Nẵng ( nay là Công ty Cổ Phần Vinatex Đà Nẵng) theo Hợp đồng chuyển nhượng số 01NB/PDG-DMĐN ngày 01/10/2006 và

Trường ĐH KInh tế Huế

đổi tên thành Nhà máy May Dung Quất theo quyết định số 113/QD-TCHC ngày 01/10/2006. Tổng diện tích toàn nhà máy là 29.155m2.

Trong quá trình đi vào hoạt động nhà máy đã gặp không ít khó khăn và trở ngại như nguồn lực bị hạn chế về trình độ kỹ thuật, cán bộ công nhân viên chưa được đào tạo sâu, công nhân sản xuất còn mang tính nông nghiệp chưa mang tính công nghiệp cao, nguồn hàng chưa ổn định,... Đứng trước thực trạng đó Ban Giám đốc cùng toàn thể Cán bộ chủ chốt đã từng bước khắc phục những khó khăn và ngày càng đứng vững trên thị trường.

2.1.1.1. Chức năng, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh tại Nhà máy May Dung Quất Chức năng

Nhà máy May Dung Quất là một đơn vị kinh tế, chuyên sản xuất, gia công hàng may mặc xuất khẩu. Sản phẩm sản xuất: quần tây nam. Nhà máy đã góp phần thúc đẩy kinh tế, thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước, đẩy mạnh tốc độ phát triển công nghiệp nhẹ sản xuất hàng xuất khẩu, tạo nguồn thu ngoại tệ cho đất nước.

- Mở rộng sản xuất, cải tiến trang thiết bị hiện đại bằng cách tiếp nhận vốn đầu tư.

Nhiệm vụ

Đối với Nhà nước:

Nhà máy May Dung Quất trực tiếp sản xuất, xuất khẩu các sản phẩm dệt may cao cấp. Ngoài việc kinh doanh đúng ngành nghề, nhà máy còn tuân thủ pháp luật, giữ gìn trật tự an ninh, bảo vệ môi sinh, môi trường, còn đảm bảo quản lý và sử dụng vốn đúng chức năng, đúng quy định, hoạt động có hiệu quả. Đem lại nguồn lợi chung cho ngành, cho đất nước. Đồng thời, nhà máy giải quyết việc làm cho nhiều người lao động có hộ khẩu tại địa phương góp phần nâng cao đời sống xã hội.

Đối với liên hiệp ngành:

Đảm bảo uy tín trong sản xuất kinh doanh cũng như chất lượng sản phẩm, hàng hóa đối với khách hàng và đối tác thương mại, góp phần làm lớn mạnh ngành dệt may.

Trường ĐH KInh tế Huế

Đối với cán bộ công nhân viên:

Thực hiện đúng các chế độ về giờ làm việc, ngày làm việc, các nghĩa vụ về BHXH, BHYT, BHTN. Đảm bảo việc làm và mức sống của công nhân, tham gia tổ chức giải trí thể thao, nghỉ mát hàng năm, tổ chức Đảng, hoạt động đoàn thể, đoàn thanh niên.

+ Tiến hành sản xuất kinh doanh các mặt hàng may mặc phục vụ xuất khẩu và tiêu dùng nội địa.

+ Mở rộng thị trường tiêu thụ, tăng cường quan hệ hợp tác, liên doanh liên kết với các tổ chức trong và ngoài nước.

2.1.1.2. Tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi của nhà máy

Tầm nhìn: Nhà máy May Dung Quất mong muốn trở thành đơn vị hàng đầu trong ngành thời trang may mặc Việt Nam kết hợp quy trình công nghệ và kỹ thuật may hiện đại của quốc tế với năng lực thiết kế sáng tạo trong nước nhằm cung cấp những sản phẩm thời trang chất lượng cao, đáp ứng phong cách và lối sống hiện đại của khách hàng mục tiêu.

Sứ mệnh: Nhà máy May Dung Quất luôn nổ lực trong việc “Cải tiến - đổi mới không ngừng” trên lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Thực hiện đúng những điều đã cam kết với khách hàng là nền tảng cho sự phát triển lâu dài của nhà máy.

Giá trị cốt lõi của thương hiệu: Nhà máy May Dung Quất hoạt động với triết lý kinh doanh:

- Con người là yếu tố quan trọng nhất

- Môi trường làm việc mà ở đó tiềm năng của mỗi người được đánh thức một cách cao độ.

- Chất lượng và uy tín là sợi chỉ đỏ xuyên suốt từ khâu thiết kế đến khâu phục vụ khách hàng.

- Mọi người đều chiến thắng, không chỉ khách hàng, nhà máy mà còn tất cả nhân viên.

Trường ĐH KInh tế Huế

Với những triết lý kinh doanh đó, Nhà máy May Dung Quất đã đưa ra khẩu hiệu hoạt động (slogan): “Nhà máy May Dung Quất hướng tới sự hoàn mỹ - khát vọng - ý chí - tinh thần”. Là doanh nghiệp có bản sắc nhân văn nhân bản, là điểm đến và lưu lại của mọi khách hàng.

2.1.1.3. Cơ cấu tổ chức

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của Nhà máy May Dung Quất

(Nguồn: Phòng tổ chức – hành chính) Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận liên quan:

- Giám đốc nhà máy: Là người đại diện và là người lãnh đạo cao nhất trong nhà máy, chịu hoàn toàn trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh và thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và pháp luật, điều hành Phó giám đốc và các phòng ban thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, có quyền bổ nhiệm hoặc bãi nhiệm trưởng, phó các phòng ban, có quyền khen thưởng hoặc kỷ luật đúng đắn với cấp dưới.

GIÁM ĐỐC

P. GIÁM ĐỐC 1

XƯỞNG MAY

P. GIÁM ĐỐC 2

TỔ HOÀN THÀNH

PHÒNG CBSX

PHÒNG CHẤT LƯỢNG

TỔ CẮT

TỔ CƠ ĐIỆN

PHÒNG KHĐĐ

QA QC

Trường ĐH KInh tế Huế

- Phó giám đốc nhà máy: Là người tham mưu cho tổng giám đốc về sản xuất kinh doanh và các phòng ban , theo dõi tình hình sản xuất, đồng thời được Tổng giám đốc ủy quyền ký kết các hợp đồng kinh tế, thay mặt tổng giám đốc lãnh đạo nhà máy khi Tổng giám đốc đi vắng.

- Phòng tổ chức – hành chính: Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của tổng giám đốc, theo dõi nhân sự, ngày công làm việc, bố trí lao động phù hợp với kế hoạch sản xuất, thực hiện chế độ với người lao động, tham mưu cho tổng giáo đốc về việc tuyển dụng nhân sự, ra quyết định về nhân sự và phân công công việc cho lao động.

- Phòng chất lượng: Có chức năng xây dựng hệ thống quản lý chất lượng để đảm bảo chất lượng sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng và của nhà máy. Kiểm soát và duy trì hệ thống quản lý chất lượng, cải tiến chất lượng sản phẩm, giảm chi phí sản phẩm kém chất lượng. Nhiệm vụ của phòng là xác định mục tiêu, chính sách về chất lượng của nhà máy qua từng thời k , lập kế hoạch thực hiện những mục tiêu, chính sách về chất lượng. Kiểm soát toàn bộ hệ thống chất lượng, đánh giá chất lượng sản phẩm nhà máy, từ đó, đưa ra các giải pháp cải tiến phù hợp.

- Tổ cơ điện: Có nhiệm vụ sửa chữa máy móc, thiết bị của nhà máy. Đảm bảo cho hệ thống mạng lưới internet luôn hoạt động ổn định và hệ thống máy tính của nhà máy luôn hoạt động tốt và được bảo mật thông tin.

- Phòng chuẩn bị sản xuất: Sau khi được sự đồng ý của khách hàng về sản phẩm mẫu mà nhà máy đưa ra, phòng chuẩn bị sản xuất tiến hành giác sơ đồ, xây dựng quy trình, tiến hành các công đoạn để chuẩn bị sản xuất.

- Phòng kế hoạch – Điều độ: Có nhiệm vụ ký kết hợp đồng gia công, xin giấy phép xuất nhập khẩu, giao nhận hàng hóa, mua sắm vật tư, xuất nhập khẩu, lập kế hoạch sản xuất cho từng tổ, theo dõi tiến độ sản xuất.

- Phòng kế toán tài vụ:

 Chuẩn bị tiền vốn cho sản xuất kinh doanh, cân đối nhập xuất vật tư và theo d i định mức đã ban hành.

 Căn cứ sản phẩm đã hoàn thành, cùng với phòng tổ chức - hành chính thanh toán tiền lương cho công nhân sản xuất.

Trường ĐH KInh tế Huế

 Cùng với phòng kỹ thuật, vật tư giải quyết việc thực hiện hợp đồng kinh tế, thanh lý hợp đồng, thu hồi vốn. Quan hệ thanh toán giữa nhà máy với các tổ chức kinh tế với khách hàng trực tiếp hoặc qua Ngân hàng.

 Thực hiện đúng pháp lệnh kế toán thống kê, báo cáo tài chính định k với cơ quan chức năng.