• Không có kết quả nào được tìm thấy

CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI

2.2. Đánh giá hiệu quả công tác quản trị nguồn nhân lực tại trường Đại học Kinh tế -

2.2.2. KPI về đào tạo

thì thời gian tuyển dụng sẽ được rút ngắn bớt đi, mang lại hiệu quả hơn trong việc thực hiện công tác tuyển dụng nhân sự.

Chỉ số này vừa ràng buộc trách nhiệm của bộ phận chuyên trách nguồn nhân lực trong việc tìm kiếm và lựa chọn ứng viên; vừa là cơ sở định hướng cho các bộ phận trong việc chủ động xây dựng kếhoạch nguồn nhân lực.

2.2.2.1. Chỉ sốhoàn thành thời gian đào tạo

Bảng 9: Thời gian đàotạo trung bình tại trường Đại học Kinh tế-Đại học Huế trong giai đoạn 2014-2016

Năm Tổng thời gian ĐTSĐH (tháng)

Tổng sốcán bộ được ĐTSĐH

(người)

Chỉ sốhoàn thành thời gian ĐTSĐH

trung bình (tháng/người)

2014 854 29 29.19

2015 1097 33 33.24

2016 1109 33 33.61

(Nguồn: Phòng Tổchức–Hành chính) Nhìn chung chỉ sốhoàn thành thời gian đào tạo sau đại học trung bình tương đối cao, đào tạo tiến sĩ cao gấp 2 lần đào tạo thạc sĩ bởi vì thời gian đào tạo của mỗi chương trình đào tạo tiến sĩ khoảng từ 3-5 năm còn đào tạo thạc sĩ chỉ khoảng 1-2 năm. Từ năm 2014-2016, chỉ số này tăng dần qua từng năm phụ thuộc vào việc lựa chọn cơ sở đào tạo và chương trình đào tạo của mỗi cá nhân, cụ thểchỉ sốhoàn thành thời gian ĐTSĐH trung bình năm 2014 là 29,19 tháng/người – thấp nhất trong giai đoạn này, tiếp đến là năm 2015 thì chỉ số hoàn thành thời gian ĐTSĐH trung bình là 33,24 tháng/người với tổng sốcán bộ được đào tạo là 33 người trong tổng sốthời gian đào tạo 1097 tháng. Và cuối cùng là năm 2016, chỉsốhoàn thành thời gian ĐTSĐH là 33,61 tháng/người tăng lên so với năm 2015 là 0,37 tháng/ người.

Từ đó ta thấy được, trường Đại học Kinh tếHuếrất quan tâm đến chất lượng của cán bộ làm việc tại Nhà trường. Nhà trường thường xuyên tổ chức xét chọn ứng viên tham gia dựtuyển đihọc sau đại học theo Đề án 911 và Đềán 599 của BộGiáo dục và Đào tạo và giải quyết kịp thời các thủ tục cho cán bộgiảng viên của Trường tham gia các khóa đào tạosau đại họcở trong và ngoài nước đểtạo mọi điều kiện thuận lơi cho người lao động có thểtập trung nâng cao kiến thức và học vịcủa mình.

Trường Đại học Kinh tế Huế

2.2.2.2.Chi phí đào tạo trung bình

Bảng 10: Chi phí đào tạo trung bình tại trường Đại học Kinh tếHuế-Đại học Huế trong giai đoạn 2014-2016

Năm

Tổng chi phí ĐTSĐH (triệu

đồng)

Tổng sốcán bộ được ĐTSĐH

trong nước (người)

Chi phí ĐTSDH trung bình (triệu

đồng/người)

2014 480 16 30

2015 660 22 30

2016 210 7 30

(Nguồn: Phòng Kếhạch–Tài chính) Giai đoạn 2014-2015, do đơn giá ít có sự thay đổi nên trong 3 năm chi phí đào tạo sau đại học trung bình là 30 triệu đồng/người. Đối với những cán bộ đi đào tại ở nước ngoài thì toàn bộchi phí do cá nhân tựtrảhoặc do học bổng của các đơn vị nước ngoài tài trợ.

2.2.2.3. Tỷlệ chi phí đào tạo/tổng quỹ lương

Bảng 11: Tỷlệ chi phí đào tạo/tổng quỹ lương trong giai đoạn 2014-2016

Năm 2014 2015 2016

Chi phí đào tạo (triệu đồng) 480 660 210

Tổng quỹ lương(triệu đồng) 12632 17628 13370.5

Tỷlệ(%) 3.80 3.74 1.57

(Nguồn: Phòng Kếhoạch –Tài chính) Đây là tỷlệphản ánh hiệu quảcông việc đào tạo của Nhàtrường. Từbảng sốliệu ta thấy, tỷlệ chi phí đào tạo/tổng quỹ lương giảm theo từng năm, cụthểlà:

Năm 2014, tổng quỹ lương của Nhà trường là 12632 triệu đồng, tổng chi phí đào tạo là 480 triệu đồng, như vậy tổng chi phí đào tạo trên tổng quỹ lương là 3,8%. Năm 2015, công tác đào tạo của Nhà trường tốn 660 triệu đồng, với tổng quỹ lương là 12632, có tỷlệ chi phí đào tạo trên tổng quỹ lương là 3.74.5. Đến năm 2016, tỷlệnày giảm còn 1.57%.

Trường Đại học Kinh tế Huế

2.2.2.4. Tỷlệhoàn thành số lượng đào tạo

Đào tạo và nâng cao năng lực chuyên môn cho tất cả cán bộ đang làm việc tại Nhà trường là khâu quan trọng nối liền quá trình tuyển dụng với quá trình sửdụng lao động có hiệu quả. Tuy nhiên chi phí công tác đào tạo, bồi dưỡng cho nhân viên thường chiếm tỷlệ cao, do đó, mỗi tổchức phải căn cứ vào tình hình thực tếcủa mìnhđể có kế hoạch đào tạo phù hợp. Là một tổ chức đơn vị sự nghiệp còn chịu sự chi phối từ Ngân sách Nhà nước nên Nhà trường vẫn còn gặp nhiều khó khăn về nguồn lực, do đó công tác đào tạo tại Nhà trường cũng còn nhiều hạn chế là số lượng cán bộ cần được đào tạo nhiều nhưng Nhà trường không thể đào tạo tất cảnhững cán bộcó nhu cầu đào tạo. Chính vì vậy, vẫn có sựchênh lệch giữa sốcán bộ được đào tạo so với tổng sốcán bộcần đào tạo.

Bảng 12: Tỷlệhoàn thành số lượng đào tạotrong giai đoạn 2014-2016

Năm Sốcán bộ được

đào tạo (người)

Tổng sốcán bộ cần đào tạo

(người)

Tỷlệhoàn thành số lượng đào tạo

2014 29 33 87.88

2015 33 39 84.64

2016 33 40 82.50

(Nguồn: Phòng Tổchức–Hành chính) Theo kết quả của bảng trên ta thấy chênh lệch giữa số lượng cán bộ cần đào tạo là không nhiều, do đó tỷ lệ hoàn thành số lượng đào tạo luôn ở mức cao (trên 80%).

Điều này, cho thấy được Trường luôn có gắng tạo mọi điều kiện thuận lợi đểcho tất cả cán bộcó nhu cầu đào tạo đều được tham gia các khóa học, đối với những cán bộ chưa được đào tạo Nhà trường sẽtạo điều kiện cho họtham gia các khóa học tiếp theo. Mặt khác, Nhà trường luôn chú ý xây dựng một kếhoạch đào tạo phù hợp với quy mô hoạt động ngày càng mởrộng, phát triển của Nhà trường.

Trường Đại học Kinh tế Huế

2.2.2.5. Hiệu quả đào tạo

Bảng 12: Hiệu quả đào tạo trong giai đoạn 2014-2016

Năm

Sốcán bộáp dụng sau đào tạo

(người)

Tổng sốcán bộ được đào tạo

(người)

Hiệu quả đào tạo (%)

2014 29 29 1

2015 33 33 1

2016 33 33 1

(Nguồn: Phòng Tổchức–Hành chính) Hiệu quả đào tạo cho biết, trong sốnhững nhân viên đã được đào tạo thì có bao nhiêu người đãđược làm công việc đó sau khi đào tạo. Từbảng sốliệu thống kê cho ta thấy được số cán bộ sau khi đi đào tạo về được trường áp dụng 100% công việc và được sắp xếp bố trí công việc, chức vụ phù hợp với trình độ, năng lực của họ. Điều này cho thấy được công tác đào tạo có bài bản hơn và đặc biệt là chất lượng đào tạo đã được quan tâm hơn nhiều, đào tạo luôn gắn với thực tếvà yêu cầu công việc.

Như vậy, nhìn chung công tác đào tạo của Nhà trường trong những năm qua đạt được hiệu quảrất đáng khích lệ. Số cán bộ được áp dụng sau đào tạo đạt chỉ tiêu tuyệt đối. Điều này cho thấy công tác đào tạo tại Nhà trường được quan tâm chu đáo, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động tại địa phương cũng như các vùng lân cận.

Đồng thời, công tác đào tạo cũng mang lại nhiều lợi ích đáng quý cho Nhà trường, giúp Nhà trường có sựphát triển bền vững đồng thời tăng thu nhập cho cán bộsau khi được đào tạo.