• Không có kết quả nào được tìm thấy

CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI

2.2. Đánh giá hiệu quả công tác quản trị nguồn nhân lực tại trường Đại học Kinh tế -

2.2.1. KPI trong tuyển dụng và bố trí

Nhân lực là yếu tốkhông thểthiếu đối với bất kỳmột tổ chức nào và nó giữvai trò vô cùng quan trọng, quyết định đến sựthành công hay thất bại của một tổ chức. Vì vậy, công tác tuyển dụng nhân lực có ý nghĩa rất lớn đối với các đơn vị sự nghiệp.

Tuyển dụng nhân lực là yếu tố yếu tốchủyếu của chính sách quản lý nguồn nhân lực, bởi vì nóảnh hưởng quyết định đến tình trạng nhân lực của tổ chức. Có thể nói rằng tuyển dụng nhân lực là một sựu đầu tư “phi vật chất– đầu tư về con người”.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Đối với trường Đại học Kinh tếcũng vậy, để đảm bảo cho Nhà trường chọn được những người tài giỏi thì Nhà trường cần có một chính sách tuyển dụng đúng đắn, được chuẩn bị chu đáo, tiến hành nghiêm túc có tiêu chuẩn xác đáng theo một quy trình khoa học.

Hiện nay công tác tuyển dụng nhân sựcủa Nhà trường được thực hiện theo Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 03 năm 2010 của Chính phủ quy định vềtuyển dụng, sửdụng và quản lý công chức.

Năm 2016, Nhà trường không tổchức tuyển dụng nhân sự, nên đềtài chỉ nghiên cứu hiệu quảcác công tác tuyển dụng trong 2 năm 2014 và 2015.

2.2.1.1. Tổng sốhồ sơ trong đợt tuyển dụng

Công tác tuyển dụng tại Nhà trường được thực hiện theo nguyên tắc công khai, công bằng, tất cảxuất phát từlợi ích chung của Nhà trường là tuyển dụng được những ứng viên có trình độ chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với các yêu cầu cần tuyển, có năng lực và phẩm chất đạo đức, sẵn sàng gắn bó lâu dài với Nhà trường... Một trong những yếu tốquyết định tới kết quảcông tác tuyển dụng nhân sựcủa Nhà trường đó là xác định đúng nguồn tuyển dụng nhân sự(cung nhân sự). Hiện nay, nguồn tuyển dụng nhân sựcủa Nhà trường chủyếu là 2 nguồn sau:

- Nguồn bên trong: Bổ sung cho đội ngũ giáo viên, giảng viên từ đội ngũ nhân viên quản lý có chuyên ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu của vị trí cần bổ sung và ngược lại, bổ sung cho đội ngũ nhân viên quản lý từ đội ngũ giáo viên, giảng viên có chuyên môn nghiệp vụphù hợp với yêu cầu công việc.

- Nguồn bên ngoài: Sinh viên tốt nghiệp các trường đại học hệ chính quy loại khá, giỏi có chuyên ngành phù hợp, học viên đang học cao học, nghiên cứu sinh, những người có trình độthạc sĩ, giáo sư, tiến sĩ hiện đang công tác ở các tổ chức,đơn vị, trong các doanh nghiệp trong và ngoài nước có nhu cầu công tác tại Trường.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Bảng 4: Tổng sốhồ sơ tham gia tuyển dụng tại

Trường Đại học Kinh tế-Đại học Huế giai đoạn 2014-2015

Chỉtiêu Năm 2014 Năm 2015

So sánh 2015/2014

+/- %

Sốhồ sơ nộp vào 73 13 -60 -82.19

Sốhồ sơ đạt yêu cầu 70 13 -57 -81.43

Tỷlệ% 95.89 100 4.11 4,29

(Nguồn: Phòng Tổchức-Hành chính) Qua bảng số liệu trên ta thấy rằng trong giai đoạn 2014-2015, tổng số hồ sơ rất caotrong năm 2014, nhưng trong năm 2015 có xu hướng giảm.

Vào năm 2014 thì tổng số hồ sơ dự tuyển vào làm việc tại Trường ở mức cao nhất là 73 bộhồ sơ, tăng 11 bộso với năm 2013 (năm 2013 có tổng sốhồ sơ nộp vào là 62 bộ), điều này có thể cho chúng ta thấy rằng, trong năm này hiệu quả công tác truyền thông, thông báo tuyển dụng của Trường được thực hiện khá tốt, tạo được sự hấp dẫn và thu hút được nhiều người có trìnhđộ trong thị trường lao động tham gia dự tuyển.

Trong hai năm 2015 thì tổng số hồ sơ dự tuyển vào làm việc tại trường có xu hướng giảm sút khá mạnh, năm 2015 thì sốhồ sơ dự tuyển chỉ còn là 13 bộ, giảm so với năm 2014 là 82,19%. Đây là một tín hiệu cho thấy sựgiảm sút trong mức độ hiệu quảtruyền thông trong công tác tuyển dụng của Trường Đại học Kinh tếHuế.

Tuy nhiên, đểcó thểkết luận chính xác vềhiệu quảtruyển thông của tuyển dụng thì những con số trên vẫn chưa thực nói lên được bao hàm tất cả, đó chỉ là một khía cạnh nhỏ. Chúng ta cần thêm một yếu tố khác nữa để có thể đánh giá cụ thể, rõ ràng hơn chính là số lượng hồ sơ đạt yêu cầu. Bởi lẽ, truyền thông không tốt, thu hút nhiều hồ sơ nộp nhưng số lượng hồ sơ đạt yêu cầu không cao thì công tác truyền thông đó không thực sựhiệu quả.

2.2.1.2. Tỷlệ ứng viên đạt yêu cầu

Trong số các ứng viên đến tham gia dự tuyển thì không phải ứng viên nào cũng

Trường Đại học Kinh tế Huế

mà sau khi đã thu nhận đủsốhồ sơ theo yêu cầu trong thời gian quy định thì phòng Tổ chức– Hành chính sẽtiến hành sơ tuyển các hồ sơ để chọn ra hồ sơ phù hợp với yêu cầu như thông báo tuyển dụng đưa ra. Điều này sẽgiúp cho hội đồng tuyển dụng giảm bớt gánh nặng, đỡvất vả, mất thời gian trong công tác phỏng ván lựa chọnứng viên.

Qua bảng sốliệu 4, ta thấy được rằng năm 2014, Nhà trường tiếp nhận được tổng cộng là 73 bộhồ sơ trong đó sốhồ sơ đạt yêu cầu là 70 bộ, chiếm 95,89%. Sang năm 2015, số ứng viên đạt yêu cầu là 13 trong tổng sốhồ sơ mà Nhà trường tiếp nhận là 13, tỷlệ này đạt 100%, đây là sựchuyển biến tích cực cho ta thất chất lượng của các hồ sơ nộp dựtuyển vào trường Đại học Kinh tếnày càng cao.

Tuy tổng số ứng viên sự tuyển giảm qua các năm nhưng tỷ lệ ứng viên đạt yêu cầu thì lại tăng lên, điều này cho thấy rằng mặc dù việc truyền thông trong công tác tuyển dụng tại Trường tuy chưa tốt trong việc thông tin tuyển dụng rộng rãiđến nhiều người biết, nhưng Nhà trường đã xác định đúng thị trường lao động mục tiêu, đã làm tốt trong việc truyền tải được rõ ràng, chi tiết các yêu cầu, nội dung cơ bản, cốt lõi của công việc và tổ chức cần ở người dự tuyển. Giúp người dự tuyển xem xét được bản thân có đáp ứng được những yêu cầu đó hay không trước khi quyết định nộp hồ sơ, điều này giúp tiết kiệm được thời gian và chi phí cho cả ứng viên và cả Nhà trường trong việc tuyển dụng.

2.2.1.3. Tỷlệtuyển chọn

Bảng 5: Tỷlệtuyển chọn tại trường Đại học Kinh tế- Đại học Huế giai đoạn 2014-2015

Chỉtiêu 2014 2015 2015/2014

Chênh lệch %

Số ứng viên được tuyển dụng

19 3 -16 -84.21

Tổng số ứng viên 73 13 -60 -82.19

Tỷlệ(%) 26.03 23.08 -2.95

(Nguồn: Phòng Tổchức–Hành chính) Chỉ số này đo lường chất lượng của người được tuyển, được tính tỷ lệ giữa số người được tuyển trên tổng số người nộp đơn xin việc.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Qua bảng sốliệu trên ta thấy, tỷlệtuyển chọn tại Trường có xu hướng giảm qua 2năm. Tỷ lệtuyển chọn cao nhất là 26,03% ở năm 2014 với 19 ứng viên được tuyển chọn trong tổng số ứng viên là 73 người. Tiếp đến năm 2015 tỷ lệ này còn 23.08%, giảm so với năm trước là 2.95%.

Tỷlệ tuyển chọn giảm dần là một tín hiệu tốt cho thấy những người được tuyển chọn vào làm việc tại Trường là những người có trình độ, có chất lượng, tỷ lệ tuyển chọn càng nhỏthìứng viên được tuyển có chất lượng càng cao.

2.2.1.4. Hiệu quảcủa kênh tuyển dụng

Trong công tác tuyển dụng, “đúng người, đúng việc” là một nguyên tắc quan trọng hàng đầu bởi điều nàyảnh hưởng rất lớn đến thành tích làm việc của nhân viên, để thể hiện nguyên tắc này, Nhà trường phải xác định tiêu chuẩn nhân viên cần tuyển và truyền đạt tiêu chuẩn đó đến thị trường mục tiêu rõ ràng, hiệu quả. Các tổchức có thểsửdụng nhiều phương tiện khác nhau để cácứng viên tiếp cận được các thông báo tuyển dụng của mình. Tuy nhiên, mỗi phương tiện truyển thông đều có ưu và nhược điểm riêng, chính vì vậy đểcó thể đạt hiệu quảcao nhất thì cách thức mà trường Đại học Kinh tê– Đại học Huếsửdụng đó là kết hợp giữa thông báo tuyển dụng thông qua Đài phát thanh Truyền hình TRT và tại Cổng thông tin điện tửcủa Trường.

Để đánh giá kết quả của kênh tuyển dụng ta dùng chỉ số đánh giá hiệu quả của kênh tuyển dụng. Chỉ sốnày có thấy để thu hút một ứng viên tham gia tuyển dụng thì tổchức phải mất chi phí quảng cáo là bao nhiêu. Chỉ sốnày càng thấp càng tốt.

Bảng 6: Hiệu quảcủa kênh tuyển dụng tại trường Đại học Kinh tếHuế- Đại học Huế trong giai đoạn 2014-2015

Chỉtiêu 2014 2015 2014/2015

+/- %

Tổng chi phí quảng cáo tuyển dung (nghìnđồng) 1400 1600 200 14.29

Tổng số ứng viên (người) 73 13 -60 -82.19

Hiệu quảcủa kênh tuyển dụng (nghìnđồng/người) 19.18 123.08 103.09 (Nguồn: Phòng Kếhoạch – Tài chính Trường Đại học Kinh tế- Đại học Huế) Qua bảng sốliệu trên, ta thấy rằng trong giai đoạn 2014-2016, chi phí quảng cáo

Trường Đại học Kinh tế Huế

quả của kênh tuyển dụng năm 2015 là 123,08 nghìn đồng/người tăng lên so với năm 2014 là 103,09 nghìn đồng/người với hiệu quả của năm 2014 là 19,18 nghìn đồng/người. Điều này cho ta thấy rằng hiệu quảcủa kênh tuyển dụngở trường Đại học Kinh tế- Đại học Huế đang có dấu hiệu đi xuống theo chiều hướng xấu.

Đây là một điểm mà bộ phận chuyên trách nguồn nhân sự của Trường Đại học Kinh Tế- Đại học Huếcần phải chú ý đểtìm ra nguyên nhân và điều chỉnh, khắc phục nhằm ngày một nâng cao hơn nữa hiệu quảcông tác tuyển dụng của Trường.

2.2.1.5. Chi phí tuyển dụng bình quân một ứng viên

Sau khi sơ tuyển đểxem xét tính phù hợp của các hồ sơ ứng viên so với yêu cầu của vị trí cần tuyển dụng, Phòng Tổchức– Hành chính sẽtiến hành tuyển chọn chính thức bằng cách phỏng vấn hoặc thi tuyển để chọn được cácứng viên có đủ trìnhđộvà năng lực đáp ứng yêu cầu công việc.

Hằng năm Nhà trường phải bỏ ra một khoảng chi phí tương đối lớn công tác tuyển dụng, chi phí bao gồm:

- Chi phí để đăng quảng cáo thông báo tuyển dụng

- Chi phí cho bộphận tuyển dụng như chi phí điện thoại, ăn uống...

- Chi phí khác (in tài liệu, in giấy tờkhác,...)

- Chi phí bình quân một ứng viên = Tổng chi phí tuyển dụng/ Tổng số ứng viên được tuyển

Bảng 7: Chi phí tuyển dụng bình quân giaiđoạn 2014-2015 tại Trường Đại học Kinh tế- Đại học Huế

Chỉtiêu 2014 2015 2015/2014

Chênh lệch %

Tổng số ứng viên được tuyển (người) 19 3 -16 -84,21

Tổng chi phí tuyển dụng (nghìnđồng) 6350 6550 200 3,15 Chi phí tuyển dụng bình quân (nghìnđồng/người) 334,21 2183,33 1849,12

(Nguồn: Phòng Kếhoạch – Tài chính Trường Đại học Kinh Tế- Đại học Huế) Tronggiai đoạn 2014-2015, tại Trường Đại học Kinh tế- Đại học Huế, mức chi phí tuyển dụng bình quân cho một ứng viên được tuyển có xu hướng ngày càng tăng lên, vào năm 2014 thì mức chi phí tuyển dụng bình quân cho mộtứng viên được tuyển

Trường Đại học Kinh tế Huế

chỉ là 334,21 nghìn đồng, nhưng đến năm 2015 thì con số này đã lên đến 2183,33 nghìn đồng, gấp 6,53 lần so với năm 2014, với tổng số ứng viên được tuyển là 3 ứng viên nhưng chi phí tuyển dụng là 6550 nghìnđồng tăng lên 200 nghìnđồng so với năm 2014. Sự tăng lên đáng kể này là do chi phí tuyển dụng tăng nhẹ qua các năm nhưng số người được tuyển lại có xu hướng giảm đi. Chỉ số này tăng là điều không tốt cho nguồn ngân sách chi tiêu.

Tuy nhiên, ở Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huếcó chế độ tựthu tự chi đối với công tác tuyển dụng nên chi phí tuyển dụng khôngảnh hưởng nhiều đến tổng ngân sách chi tiêu của Nhà trường, cụthể là đối với mỗi ứng viên tham gia dựtuyển sẽ nộp từ400-500 nghìnđồng lệphí xửlý hồ sơ và xét tuyển tùy theo năm.

2.2.1.6. Chỉ sốhoàn thành công tác tuyển dụng

Bảng 8: Chỉsốthời gian hoàn thành công tác tuyển dụng giai đoạn 2014-2015 tại trường Đại học Kinh Tế- Đại học Huế

Chỉtiêu 2014 2015

2015/2014

+/- %

Thời gian tuyển dụng thực tế 85 88 3 3.53

Thời gian tuyển dụng kếhoạch 70 80 10 14.29

Chỉ sốthời gian hoàn thành công tác tuyển dụng 1.21 1.10 -0.11

(Nguồn: Phòng Tổchức–Hành chính) Chỉsốthời gian hoàn thành công tác tuyển dụng là chỉ số được đo bằng thời gian tuyển dụng thực tếso với thời gian tuyển dụng kếhoạch.

Nhìn chung, trong giai đoạn 2014-2015, Trường Đại học Kinh tế- Đại học Huế vẫn chưa thực tốt thời gian tuyển dụng thực tếso với thời gian tuyển dụng kếhoạch đã đặt ra, thời gian tuyển dụng thực tế vẫn còn bị kéo dài so với thời gian tuyển dụng kế hoạch.

Tuy nhiên, so với năm 2014 thì năm 2015 Trường cũng đã thực hiện tốt hơn chỉ sốthời gian hoàn thành công tác tuyển dụng. Đây là một tín hiệu khả quan đối với hiệu quả chung công tác tuyển dụng nhân sự tại Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế.

Điều này cho thấy rằng quy trình tuyển dụng và các bước liên quan đãđược thực hiện

Trường Đại học Kinh tế Huế

thì thời gian tuyển dụng sẽ được rút ngắn bớt đi, mang lại hiệu quả hơn trong việc thực hiện công tác tuyển dụng nhân sự.

Chỉ số này vừa ràng buộc trách nhiệm của bộ phận chuyên trách nguồn nhân lực trong việc tìm kiếm và lựa chọn ứng viên; vừa là cơ sở định hướng cho các bộ phận trong việc chủ động xây dựng kếhoạch nguồn nhân lực.