• Không có kết quả nào được tìm thấy

Đánh giá của Cán bộ Công nhân viên về “Kết quả của chương trình đào tạo” 51

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC TẠI

2.3 Đánh giá của CBCNV về công tác đào tạo nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần Cấp

2.3.4 Đánh giá của các cán bộ công nhân viên về công tác đào tạo nguồn nhân lực của

2.3.4.4 Đánh giá của Cán bộ Công nhân viên về “Kết quả của chương trình đào tạo” 51

luyện. Đối với những CBCNV tham gia đào tạo ở trong và ngoài nước cũng được Công ty hỗ trợ về kinh phí đi lại cũng như sắp xếp công việc hợp lý để họ có thể yên tâm công tác.

2.3.4.4Đánh giá của Cán bộCông nhân viên về “Kết quảcủa chương trình đào tạo”

Giảthuyết:

H0: Mức độhài lòng của CBCNV vềkết quảcủa chương trìnhđào tạo = 4.

H1: Mức độhài lòng của CBCNV vềkết quảcủa chương trìnhđào tạo≠4.

Bảng 2.13 Kiểm định giá trịtrung bình của các yếu tốtrong nhân tố “Kết quả của chương trìnhđào tạo”

1–2 3 4–5 Giá trị

trung bình

Giá trị kiểm

định

Mức ý nghĩa (Sig.) Số

lượng

% Số

lượng

% Số

lượng

%

KQ1 2 1,8 4 3,6 104 94,6 4,24 4 0,000

KQ2 0 0,0 11 10,0 99 90,0 3,98 4 0,657

KQ3 0 0,0 23 20,9 87 79,1 3,85 4 0,003

KQ4 3 2,7 44 40,0 63 57,3 3,60 4 0,000

KQ5 0 0,0 10 9,1 100 90,9 4,11 4 0,033

(Nguồn: Kết quảxửlý sốliệu bằng SPSS)

Trường Đại học Kinh tế Huế

Từ bảng sốliệu trên có thểthấy được, tiêu chí “Sau khi tham gia lớp đào tạo, anh/chị có thể vận dụng được những kiến thức đã học vào công việc” có giá trị Sig. > 0,05 nên chưa đủ cơ sở đểbác bỏH0, nghĩa là mức độhài lòng của CBCNV đối với tiêu chí này là 4. Do đó có thểkết luận, sau khi tham gia lớp đào tạo, đa số các CBCNV đều có thểvận dụng được những kiến thức đã học vào công việc.

Đối với 4 tiêu chí còn lại của yếu tố “Kết quảcủa chương trìnhđào tạo”, giá trị Sig. của các giá trị này đều nhỏ hơn 0,05 nên có thể bác bỏ giả thuyết H0 và chấp nhận giảthuyết H1, tức là mức độhài lòng của CBCNV đối với các yếu tố đó là khác 4. Theo bảng số liệu trên, giá trị trung bình của hai tiêu chí “Anh/chị học thêm được nhiều kiến thức mới đểphục vụ cho công việc” và “Chương trình đào tạo rất xứng đáng với chi phí về thời gian, tiền bạc mà anh/chị đã bỏ ra” đều lớn hơn 4 nên có thể kết luận rằng CBCNV rất hài lòng về hai tiêu chí này. Hai tiêu chí còn lại là “Sau khi tham gia lớp đào tạo, anh/chị làm việc có hiệu quả hơn” và

“Chương trìnhđào tạo giúp nâng cao sự tự tin cho anh/chị trong công việc” đều có giá trị trung bình nhỏ hơn 4 nhưng lớn hơn 3 nên có thể kết luận CBCNV chưa thực sựhài lòng vềhai tiêu chí này.

Theo kết quả trong bảng trên, ba tiêu chí “Anh/chịhọc thêm được nhiều kiến thức mới đểphục vụcho công việc”, “Sau khi tham gia lớp đào tạo, anh/chị có thể vận dụng được những kiến thức đã học vào công việc” và “Chương trình đào tạo rất xứng đáng với chi phí vềthời gian, tiền bạc mà anh/chị đã bỏ ra” được các đối tượng điều tra cảm thấy rất đồng ý với tỷ lệ đánh giá từ mức đồng ý trở lên lần lượt là 94,6%, 90% và 90,9%. Điều đó cho thấy Công ty đang thực hiện rất tốt việc tổchức các lớp đào tạo, không đểxảy ra tình trạng học viên tham gia đào tạo nhưng lại không mang lại hiệu quảgây lãng phí nguồn lực.

Hai yếu tố còn lại là “Sau khi tham gia lớp đào tạo, anh/chị làm việc có hiệu quả hơn” và “Chương trìnhđào tạo giúp nâng cao sự tự tin cho anh/chị trong công việc” chưa thực sự khiến CBCNV cảm thấy đồng ý. Theo kết quả trong bảng số liệu trên, hai tiêu chí này có tỷlệ đánh giá mức trung lập lần lượt là 20,9% và 40%.

Bên cạnh đó vẫn có một sốít ý kiến không đồng ý với tiêu chí “Chương trình đào

Trường Đại học Kinh tế Huế

tạo giúp nâng cao sự tự tin cho anh/chị trong công việc”. Mỗi CBCNV đều có trình độ, năng lực khác nhau nên hiệu quả tiếp thu cũng không giống nhau. Trên thực tế, vẫn có một số CBCNV tham gia các khóa đào tạo nhưng do năng lực còn hạn chếnên vẫn còn chậm trong công việc, vẫn chưa thực hiện tốt công việc ngay, vì thế mà họcảm thấy không tự tin sau khi tham gia khóa đào tạo. Do đó, Công ty cần có những biện pháp đào tạo phù hợp với những đối tượng như thếnày.

2.3.4.5 Đánh giá của Cán bộCông nhân viên về “Đánh giá chung về chương trìnhđào tạo”

Giảthuyết:

H0: Mức độhài lòng của CBCNV về đánh giá chung chương trình đào tạo = 4.

H1: Mức độhài lòng của CBCNV về đánh giá chung chương trìnhđào tạo≠4.

Bảng 2.14 Kiểm định giá trịtrung bình của các yếu tốtrong nhân tố “Đánh giá chung về chương trìnhđào tạo”

1–2 3 4–5 Giá trị

trung bình

Giá trị kiểm

định

Mức ý nghĩa

(Sig.) Số

lượng

% Số

lượng

% Số

lượng

%

DG1 0 0,0 9 8,2 101 91,8 4,16 4 0,002

DG2 0 0,0 16 14,5 94 85,5 3,99 4 0,858

DG3 0 0,0 1 0,9 109 99,1 4,12 4 0,001

DG4 0 0,0 20 18,2 90 81,8 3,92 4 0,106

(Nguồn: Kết quảxửlý sốliệu bằng SPSS) Kết quảtừ bảng sốliệu trên cho thấy hai tiêu chí “Anh/chịcảm thấy hài lòng về đội ngũ giảng viên cũng phương pháp giảng dạy của họ” và “Anh/chị cảm thấy hài lòng vềkết quả đạt được sau khi tham gia chương trìnhđào tạo” đều có giá trị Sig. > 0,05 nên chưa đủ cơ sở để bác bỏH0, hay có thểnói CBCNV cảm thấy hài lòng về đội ngũ giảng viên cũng như phương pháp dạy của họvà kết quả đạt được sau khi tham gia chương trìnhđào tạo.

Hai yếu tố còn lại là “Anh/chị cảm thấy hài lòng về nội dung chương trình đào tạo” và “Anh/chị cảm thấy hài lòng về cách thức tổchức các lớp đào tạo của

Trường Đại học Kinh tế Huế

công ty” có giá trị Sig. < 0,05 nên có thể bác bỏ giả thuyết H0, chấp nhận giả thuyết H1, hay mức độhài lòng của CBCNV đối với hai yếu tốnày là khác 4. Theo như kết quả trong bảng trên, giá trị trung bình của cả hai tiêu chí đều lớn hơn 4 nên có thể kết luận CBCNV rất hài lòng vềnội dung của chương trình đào tạo và cách thức tổchức các lớp đào tạo của Công ty.

Xét về đánh giá cụ thể của CBCNV đối với từng tiêu chí, bảng kết quả trên cho thấy tất cả các tiêu chí đều có tỷ lệ đánh giá từ mức đồng ý trở lên khá cao.

Cho thấy công tác đào tạo nhân lực tại Công ty Cổ phần Cấp nước Thừa Thiên Huế qua đánh giá của CBCNV đạt mức khá tốt. Qua đánh giá của CBCNV đối với từng tiêu chí cụ thểmà tác giả đã phân tích trước đó, có thể thấy các khóa đào tạo về cơ bản đều đáp ứng được yêu cầu công việc của học viên. Đội ngũ giảng viên thực hiện tốt nhiệm vụcủa họ đó là hướng dẫn công việc, cung cấp kiến thức cho các học viên. Địa điểm tổ chức khóa học rộng rãi, đầy đủ trang thiết bị phục vụ cho công tác học tập giảng dạy đồng thời học viên có cơ hội thực hành kiến thức lý thuyết. Thời gian tổ chức khóa học không làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như công việc của CBCNV. Đây là một điều đáng khích lệ và Công ty cần phát huy trong thời gian tới. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một vài ý kiến trung lập. Công ty cần tìm hiểu nguyên nhân và có biện pháp hợp lý để công tác đào tạo của Công ty ngày càng được hoàn thiện hơn nữa.

2.3.5 Kiểm định sựkhác biệt giữa Cán bộCông nhân viên nam và Cán bộ