• Không có kết quả nào được tìm thấy

Công tác đào tạo nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần Cấp nước Thừa Thiên Huế

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC TẠI

2.2 Thực trạng công tác đào tạo nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần Cấp nước Thừa

2.2.2 Công tác đào tạo nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần Cấp nước Thừa Thiên Huế

2.2.2.1 Xác định nhu cầuđào tạo

Việc xác định nhu cầu đào tạo là việc làm đàu tiên và có tầm rất quan trọng trong công tác đào tạo. Nhu cầu đào tạo có thể được thực hiện theo kếhoạch hoặc mang tính đột xuất và được theo quy trình như sơ đồ dưới đây.

Sơ đồ2.2 Quy trình xácđịnh nhu cầu đào tạo tại Công ty Cổphần Cấp nước Thừa Thiên Huế

(Nguồn: PhòngĐào tạo Phát triển Nguồn Nhân lực) Định kỳ hàng năm, phòng Đào tạo Phát triển Nguồn nhân lực sẽ tiến hành thăm dò nhu cầu đào tạo trong toàn thể CBCNV thông qua phiếu khảo sát theo mẫu. Các CBCNV sẽ dựa trên yêu cầu thực tế công việc, những kỹ năng, chuyên môn nghiệp vụ còn hạn chế hoặc cần phát triển hơn nữa cùng với những định hướng, sự hỗ trợ từ các trưởng bộphận hoặc tham khảo ý kiến từ phòng Đào tạo

Trường Đại học Kinh tế Huế

Phát triển Nguồn nhân lựcđể có thể xác định đúng nhu cầu đào tạo của bản thân.

Sau khi hoàn thành, nhân viên sẽnộp lại phiếu khảo sátcho các trưởng bộphận.

Đối với nhu cầu đào tạo bộ phận, nếu một bộ phận nào đó có nhu cầu muốn được tham gia đào tạo để nâng cao trình độ chuyên môn, họ sẽ nộp đơn cho bộ phận trưởng để được xem xét.

PhòngĐào tạo Phát triển Nguồn nhân lực sẽtổng hợp tất cảcác nhu cầu đào tạo rồi đánh giá, xem xét để xác định nhu cầu đào tạo của công ty. Phòng Đào tạo Phát triển Nguồn nhân lực sẽ căn cứ vào nhu cầu đào tạo của công ty, đồng thời dựa trên những đánh giá, dựbáo, chỉ đạo của lãnh đạo công ty đểlập kếhoạch đào tạo gồm: nội dung đào tạo, số lượng CBCNV tham gia đào tạo, thời gian, địa điểm tổ chức, lựa chọn giảng viên, chí phí dự kiến, … để trình lãnh đạo phê duyệt, sau đó sẽtiến hành tổchức các chương trìnhđào tạo sao cho hợp lý.

2.2.2.2 Xác định mục tiêu đào tạo

Với mỗi khóa đào tạo, phòng Đào tạo Phát triển Nguồn nhân lực đều đặt ra những yêu cầu, mục tiêu tương ứng và rõ ràng nhằm thuận lợi cho việc tổ chức thực hiện và đánh giá sau đào tạo. Các khóa học được tổ chức đều có đầy đủ các thông tin: tên khóa học; mục tiêu đào tạo là sẽdự kiến cung cấp những kiến thức, kỹ năng gì cho các học viên tham gia; số lượng người dự kiến được đào tạo; thời gian, địa điểm tổchức,…

Trong thời gian qua, đã có rất nhiều khóa đào tạo dành cho CBCNV được tổ chức như: “Khóa đào tạo kỹ năng bán hàng chuyên nghiệp” với mục tiêu trang bị những kiến thức, phát triển toàn diện kỹ năng bán hàng và quản lý đội ngũ bán hàng hiệu quả cho 20 CBCNV trong công ty; “Đào tạo nội bộkhả năng dò tìm rỉ”

với mục tiêu trang bị các kỹ năng về dò tìm rò rỉ giới thiệu về thanh nghe và phương pháp rèn luyện nghe để xác định mức độ chảy cho 70 nhân viên thu ngân của toàn Công ty; “Khóa đào tạo vềlắp đặt, vận hành và bảo dưỡng đồng hồ điện tử”nhằmhướng dẫn sử dụng đồng hồ điện từnguồn pin Mag 8000 và đo đếm điện tử phân vùng tách mạng, lắp đặt, vận hành và bảo dưỡng, đồng thời thực hành kiểm tra bảo dưỡng thực tế, cách khắc phục lỗi đồng hồ và cách bảo dưỡng hệ

Trường Đại học Kinh tế Huế

thống giám sát chất lượng nướccho 22 CBCNV là Giám đốc các Xí nghiệp và các cán bộchuyên trách,…

2.2.2.3 Lựa chọnđối tượng đào tạo

Phòng Đào tạo Phát triển Nguồn nhân lực sẽ dựa trên nhu cầu đào tạo và trìnhđộ chuyên môn nghiệp vụhiện tại của CBCNV để xác định xem ai còn thiếu những kỹ năng, nghiệp vụ, chuyên môn nào cần được đào tạo. Đồng thời, cũng phải căn cứ vào mục tiêu, nội dung của khóa đào tạo, khả năng của CBCNV đểcó thểsắp xếp bố trí người học cho phù hợp.

2.2.2.4 Lựa chọn phương pháp đào tạo Đào tạo trong công việc

Phương pháp này thường được áp dụng cho những người mới được tuyển dụng vào công ty, chủyếu với những hình thức chỉ dẫn công việc, kèm cặp và chỉ bảo. Những CBCNV đã có trình độ chuyên môn, có kinh nghiệm sẽ hướng dẫn cho những CBCNV mới làm quen và thực hiện các công việc cụthể.

Đào tạo ngoài công việc

Phương pháp đào tạo bằng các lớp giảng dạy: Phương pháp đào tạo này đa số thường được Công ty sử dụng. Các lớp đào tạo có thểlà do Công ty tự tổchức và giảng viên sẽ được chọn từ những CBCNV có trình độ trong nội bộcông ty hoặc mời giảng viên bên ngoài về giảng dạy tùy vào chương trình học tập. Ngoài ra, Công ty cũng có thể tạo điều kiện để CBCNV tham gia đào tạo bên ngoài doanh nghiệp bằng cách cử người đi họcở các trường chính quy.

Phương pháp hội nghị, hội thảo: Công ty cũng thường xuyên mởcác buổi hội thảo hoặc lồng ghép, đan xen phương pháp này với phương pháp đào tạo bằng các lớp giảng dạyđể không chỉ học viên có thểtham gia thảo luận, đề xuất ý kiến mà các giảng viên cũng có thể đổi mới phương pháp giảng dạy giúp khóa học được hiệu quả hơn. Ngoài ra, cũng có những buổi hội thảo với các đối tácđược tổchức tại Công ty hoặcởbên ngoài Công ty, song, đối tượng tham gia chủyếu là các cán bộlãnh đạo, quản lý cấp cao.

Đào tạo nước ngoài

Trường Đại học Kinh tế Huế

Công ty đã liên kết hợp tác với rất nhiều nước như Nhật Bản, Úc, Singapore, Malaysia, Campuchia,… trên nhiều lĩnh vực như cấp nước, chất lượng nước, nhân sự, dịch vụ khách hàng, … Hằng năm, Công ty đều có các đoàn công tác sang nước bạn để tham quan học tập và làm việc hoặc cử người tham gia các lớp đào tạo, tập huấn tại công ty của đối tác. Tuy nhiên, phương pháp này thường chỉ áp dụng cho đối tượng là các lãnhđạo cấp cao, nhân viên quản lý của công ty.

2.2.2.5 Lựa chọn giảng viên

Đối với những giảng viên là người lao động trong nội bộ Công ty: Công ty chủ yếu lựa chọn những CBCNV là cán bộ quản lý của công ty hoặc là những người lao động có trìnhđộ chuyên môn nghiệp vụ, có trìnhđộ kỹthuật lành nghề, có kinh nghiệm lâu năm trong công việc, … đểtham gia vào công tác giảng dạy.

Đối với những giảng viên là người bên ngoài Công ty: Các giảng viên được lựa chọn thường là những người am hiểu kiến thức và có trình độ sư phạm cao, đang giảng dạy tại các trường có chất lượng, uy tínnhư Viện Quản trị Kinh Doanh FSB, … hoặc những giảng viên có kinh nghiệm nhiều năm trong việc giảng dạy cho các doanh nghiệp.

Ngoài hai đối tượng giảng viên trên là thường được Công ty chọn lựa thì Công ty cũng có tổchức một sốlớp đào tạo mà giảng viên là những người có kinh nghiệm và hiểu biết đến từ các Công ty đối tácở nước ngoài.

2.2.2.6 Dự tính chi phí đào tạo

Theo thông tin giới thiệu vềnguồn nhân lực được đăng tải trên Website Công ty Cổ phần Cấp nước Thừa Thiên Huế, trong những năm qua, ngân sách Công ty trích ra dành cho công tác đào tạo lên đến 2,7 tỷ đồng, chiếm tỷlệkhoảng 1% trên tổng doanh thu. Số lượt tham gia các khóa đào tạo bình quân của mỗi CBCNV trong vòng 1 năm là 5 lượt.Đa phần chiphí đào tạo đều do Công ty chi trảtoàn bộ, nếu bản thân người lao động tựý tham gia các lớp học bên ngoài đểnâng cao trình độ thì phải tự chi trả toàn bộ kinh phí. Qua đó cho thấy, Công ty đã và đang rất quan tâm đến việc đầu tư cho một nguồn nhân lực chất lượng cao.

Trường Đại học Kinh tế Huế

2.2.2.7Đánh giá kết quả sau đào tạo

Để đánh giáchất lượng sau khi đào tạo, Công ty sẽtiến hành phát phiếu khảo sát để điều tra phản ứng của học viên sau khi tham gia khóa đào tạo, xem họ có cảm thấy hài lòng vềkhóa học hay không nhằm rút kinh nghiệm cho những lần tổ chức sau. Ngoài ra, Công ty còn dựa vào kết quảthực hiện công việc hoặc sử dụng các chỉsố KPI đào tạo để đánh giá.

2.3Đánh giá của CBCNV về công tác đào tạo nguồn nhân lực tại Công ty Cổ