• Không có kết quả nào được tìm thấy

Đánh giá chung về công tác đào tạo nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần Cấp nước

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC TẠI

2.4 Đánh giá chung về công tác đào tạo nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần Cấp nước

df 5

Asymp. Sig. 0,002

(Nguồn: Kết quảxửlý sốliệu bằng SPSS) Từ bảng số liệu có thể thấy giá trị Sig. = 0,002 < 0,05 nên có thể bác bỏgiả thuyết H0, chấp nhận giả thuyết H1, tức là có sự khác biệt trong đánh giá mức độ hài lòng chung về công tác đào tạo giữa các nhóm CBCNV có trình độ học vấn khác nhau.

2.4 Đánh giá chung về công tác đào tạo nguồn nhân lực tại Công ty Cổphần

tạo của Công ty, CBCNV có thể hoàn thiện hơn cả về kiến thức chuyên môn nghiệp vụvà những kỹ năng liên quan khác.

Đội ngũ giảng viên mà công ty chọn lựa không chỉ là những người có kiến thức, kinh nghiệm trong nội bộcông ty mà còn là những giảng viên bên ngoài đến trực tiếp giảng dạy. Trong quá trình giảng dạy, các giảng viên luôn tạo điều kiện để cho học viên có thể giao lưu, chia sẻ ý kiến và cố gắng giải đáp những vấn đề mà học viên chưa hiểu rõ. Cũng vì thế mà đội ngũ giảng viên được đa sốCBCNV đánh giá là có kiến thức chuyên môn sâu rộng và rất nhiệt tình giải đáp thắc mắc cho học viên.

Yếu tố “Cách tổchức các lớp đào tạo” cũng được CBCNV cảm thấy hài lòng.

Nguồn kinh phí dành cho công tác đào tạo ngày càng được quan tâm nhiều hơn.

Phòng tổ chức các lớp đào tạo được trang bị đầy đủ các thiết bị phục vụ việc học tập và giảng dạy. Những khóa học yêu cầu phải thực hành ngoài thực tế thì sẽ được bốtrí sân huấn luyện để học viên có thểthực hành. Đối với những CBCNV được Công ty cử đi tham gia đào tạoở trong và ngoài nước sẽ được Công ty hỗtrợ kinh phí đi lại.

Công tác đào tạo nguồn nhân lực ngày càng được Công ty quan tâm, cũng chính vì thế mà chất lượng nguồn nhân lực sau khi tham gia đào tạo cũng ngày càng được nâng cao. Theo kết quả khảo sát, đa số CBCNV đều cho rằng sau khi tham gia các khóa đào tạo của Công ty, họhọc thêm được nhiều kiến thức mới và có thể vận dụng kiến thức đó để phục vụ cho công việc. Ngoài ra, các CBCNV cũng đồng ý rằng việc tham gia các chương trình đào tạo là rất xứng đáng với những chi phí vềthời gian và tiền bạc mà họ đã bỏ ra. Điều đó cho thấy, Công tác đào tạo đang được thực hiện tốt và không gây tình trạng lãng phí nguồn lực.

2.4.2 Hạn chế

Công tác đào tạo nguồn nhân lực của công ty những năm qua đãđạt hiệu quả đáng kể, tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn một số điểm cần khắc phục:

Theo kết quả đánh giá của CBCNV, hai tiêu chí “Phương pháp giảng dạy mà giảng viên sử dụng giúp cho học viên dễ dàng tiếp thu” và “Giảng viên thường

Trường Đại học Kinh tế Huế

xuyên đổi mới phương pháp giảng dạy” có giá trị trung bình trên mức 3 nhưng chưa đạt mức 4 tức là mức hài lòng. Điều đó có nghĩa, CBCNV vẫn chưa thực sự hài lòng về yếu tố phương pháp giảng dạy của các giảng viên. Đội ngũ giảng viên mà Công ty sử dụng đa số vẫn là các cán bộ quản lý có trình độ, có chuyên môn trong nội bộ Công ty nên kỹ năng sư phạm của họ vẫn còn nhiều hạn chế. Các giảng viên vẫn thường sử dụng phương pháp giảng dạy truyền thống là giảng viên hướng dẫn và truyền đạt kiến thức mà ít khi quan tâm các học viên có thực sự tiếp thu và theo kịp tiến độbài giảng hay không đểtừ đó có biện pháp điều chỉnh phù hợp. Điều đó sẽ dễ gây ra sự nhàm chán, không có hứng thú học tập đối với các học viên. Bên cạnh đó, việc không thường xuyên đổi mới phương pháp giảng dạy cũng sẽkhiến học viên chỉbiết bắt chước theo người hướng dẫn, hạn chếkhả năng sáng tạo của người học.

Các giảng viên thuê từ bên ngoài do đã có kinh nghiệm giảng dạy nên họbiết cách gây sự thu hút của người học, đổi mới phương pháp giảng dạy để học viên không cảm thấy nhàm chán, cung cấp cho học viên những kiến thức bên ngoài thực tếgiúp cập nhật và làm phong phú hơn kiến thức của người học. Tuy nhiên, họlại không hiểu rõ tình hình thực tếcủa Công ty bằng những giảng viên là người nội bộ của Công ty. Điều đó dễ dẫn đến việc nội dung bài giảng không bám sát tình hình thực tếcủa Công ty và học viên sau khi học không vận dụng được kiến thức đã học vào công việc của mình.

Nội dung của các chương trình đào tạo tuy được CBCNV đánh giá là cung cấp đầy đủ những kiến thức mà công việc của họyêu cầu, song, nội dung đào tạo vẫn chưa thực sự phong phú. Các khóa đào tạo chủ yếu là đào tạo về kiến thức chuyên môn, vềcác kỹ năng liên quan trực tiếp đến công việc như kỹ năng lắp đặt, kỹ năng bán hàng, … mà chưa có nhiều các lớp đào tạo về những kỹ năng liên quan như tin học văn phòng, ngoại ngữ hay các kỹ năng mềm như thuyết trình báo cáo, làm việc nhóm, … Khi CBCNV chưa được hoàn thiện các kỹ năng liên quan, họ sẽ không cảm thấy tự tin hơn trong công việc. Cũng chính vì thế mà yếu tố

Trường Đại học Kinh tế Huế

“Chương trìnhđào tạo giúp nâng cao sự tựtin cho anh/chịtrong công việc” không được các CBCNV cảm thấy hài lòng.

Số lượng CBCNV được cử đi đào tạo bên ngoài vẫn còn hạn chế, thường ưu tiên cho một số đối tượng như lao động quản lý đã có trìnhđộ, kinh nghiệm và đã có thâm niên làm việc tại công ty mà chưa quan tâm đến nhân viên mới trong khi chính đội ngũ lao động trẻ là người sẽkế thừa và tiếp tục phát triển sự nghiệp của công ty trong tương lai nên cũng rất cần được ưu tiên đào tạo.

Tuy rằng công ty đã hỗtrợ kinh phí cho học viên tham gia các khóa đào tạo, song, công ty vẫn chưa có các chính sách, quy định khen thưởng hay khuyến khích những CBCNV có thành tích đào tạo cao để tạo sự nhiệt tình trong quá trình học tập.

Trường Đại học Kinh tế Huế

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÀO