• Không có kết quả nào được tìm thấy

Đánh giá của công nhân đối với các nhân tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 2: NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LÒNG TRUNG

2.3. Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của công nhân Công ty Cổ

2.3.5. Đánh giá của công nhân đối với các nhân tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của

2.3.5. Đánh giá của công nhân đối với các nhân tố ảnh hưởng đến lòng trung

tại địa phương chủ yếu là các công ty về may mặc, thủ công sử dụng lao động phổ thông nên mức lương không có sự chênh lệch nhiều giữa các doanh nghiệp.

Được hỏi về “tiền lương được trả công bằng giữa các công nhân” nhận được đánh giá với mức trung bình 3,83. Cho thấy công nhân khá đồng ý với nhận định này.

Thực tế cho thấy thì công ty trả lương theo ngày công và theo công việc đang làm, công nhân làm cùng công việc thì được trả lương giống nhau. Ngoài ra có một số ý kiến đánh giá đánh trung lập là 19,3% và nhiều ý kiến không đồng ý với nhận định trên. Do việc trả lương theo công việc tương ứng nên việc công nhân cảm thấy phần lương trong công việc của mình không bằng các công việc khác. Những công nhân có hiệu quả công việc cao thì họ vui mừng, hớn hở cũng như có quyết tâm hơn để làm việc. Bên cạnh đó, những công nhân có tay nghề con non trẻ hoặc những công nhân có trình độ thấp khiến hiệu quả công việc của họ không cao, do đó họ cảm thấy không đồng ý với cách trả lương này của công ty.

Với nhận định “tiền lương tương xứng với kết quả làm việc” được đánh giá với mức trung bình 3,94 có 81 người đồng ý chiếm 55,9%. Công nhân đánh giá khá tích cực với điều này. Việc trả lương theo ngày công làm việc và sản phẩm mà công nhân làm được. Công nhân đều có thể tự tính mức lương của mình hàng tháng dựa trên số sản phẩm mà mình làm được. Điều này hiển nhiên tương xứng với năng lực làm việc của công nhân, làm nhiều thì lương cao, làm ít thì lương thấp.

2.3.5.2. Đánh giá của công nhân về phúc lợi

Bảng 2.18: Đánh giá của công nhân về phúc lợi

STT Biến quan sát

Hoàn toàn không đồng ý

(%)

Không đồng ý (%)

Trung lập (%)

Đồng ý (%)

Hoàn toàn đồng ý

(%)

Giá trị trung bình

1 PL1 1,4 1,4 13,8 46,2 37,2 4,17

2 PL2 2,1 3,4 16,6 58,6 19,3 3,90

3 PL3 1,4 2,8 17,2 60,7 17,9 3,91

4 PL4 0,7 4,1 15,9 61,4 17,9 3,92

(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu SPSS năm 2020)

Trường Đại học Kinh tế Huế

Nhìn chung thì các nhận định trên đều có mức đồng ý cao. Với nhân định

“anh/chị hiểu rõ về chính sách phúc lợi của công ty” có giá trị trung bình là 4,17, đồng ý chiếm 46,2% và 37,2% hoàn toàn đồng ý. Công ty luôn minh bạch và phổ biến rõ ràng chính sách phúc lợi đến công nhân.

Khi được hỏi “chính sách phúc lợi hấp dẫn” được công nhân đánh giá khá tích cực với mức trung bình 3,90 có đánh giá đồng ý chiếm 58,6%. Ngoài thực hiện các chính sách theo quy định của pháp luật, công ty đã có những chính sách phúc lợi khen thưởng riêng cho công nhân như quà Tết, quà cưới, lương thưởng các ngày lễ.

“Chính sách phúc lợi thể hiện sự quan tâm của công ty” được công nhân đánh giá với mức trung bình 3,91 có ý kiến đánh giá đồng ý chiếm 60,7%. Cho thấy công nhân đã cảm thấy được sự quan tâm của công ty đối với cuộc sống và công việc. Tuy nhiên có một vài ý kiến chưa đồng ý. Mặt dù công ty đã có sự quan tâm đến công nhân nhưng do nguồn tài chính hạn chế nên chính sách phúc lợi còn có nhiều hạn chế dẫn đến việc chưa đồng ý của một số công nhân.

Với nhận định “anh/chị được trợ cấp phúc lợi theo đúng quy định pháp luật”

được đánh giá khá tích cực có mức trung bình là 3,92 với 61,4% đồng ý nhận định trên. Công ty thực hiện đầy đủ các chính sách theo quy định của pháp luật về 5 loại phúc lợi bắt buộc đối với lao động: chế độ trợ cấp ốm đau, chế độ thai sản, chế độ trợ cấp tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp, chế độ hưu trí, chế độ tử tuất. Các ngày nghĩ lễ theo quy định được hưởng nguyên lương…

Lý giải cho việc công nhân đánh giá khá cao chính sách phúc lợi. Đó là công ty đã thực hiện đầy đủ các chính sách phúc lợi do nhà nước quy định. Chính sách khen thưởng rõ ràng. Quy định đánh giá thực hiện công việc áp dụng cho tất cả công nhân là căn cứ cho xếp loại lao động, phục vụ cho trả lương, nâng bậc lương vào cuối năm.

2.3.5.3. Đánh giá của công nhân về điều kiện làm việc

Điều kiện làm việc cũng như môi trường làm việc có ảnh hưởng lớn đến lòng trung thành của công nhân. Công nhân khó có thể làm việc lâu dài với công ty khi các điều kiện làm việc không đảm bảo và ảnh hưởng đến kết quả công việc.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Bảng 2.19: Đánh giá của công nhân về điều kiện làm việc

STT Biến quan sát

Hoàn toàn không đồng ý

(%)

Không đồng ý (%)

Trung lập (%)

Đồng ý (%)

Hoàn toàn đồng ý

(%)

Giá trị trung bình

1 DKLV1 0,7 2,8 21,4 45,5 29,7 4,01

2 DKLV2 1,4 4,1 22,1 45,5 26,9 3,92

3 DKLV3 0 4,8 25,5 53,8 15,9 3,81

4 DKLV4 1,4 2,8 19,3 46,2 30,3 4,01

(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu SPSS năm 2020)

“Nơi làm việc an toàn và môi trường làm việc thoải mái” được công nhân đánh giá cao và mức đồng ý cao hơn với giá trị trung bình 4,01. Công ty đã chú ý đến điều kiện làm việc của công nhân cũng như đảm bảo an toàn. Xây dựng công xưởng rộng rãi thoáng mát, môi trường không khí nhiệt độ thích hợp, các hệ thống báo cháy, lối thoát hiểm được xây dựng phòng cho các trường hợp xấu xảy ra.

Với ý kiến “được trang bị đầy đủ trang thiết bị cho công việc” được đánh giá ở mức trung bình là 3,92 với 45,5% đồng ý và 26,9% hoàn toàn đồng ý. Công ty bố trí máy móc thiết bị phù hợp cho công nhân trong từng công đoạn của công việc. Tuy nhiên, vẫn có nhiều ý kiến không đồng ý nhất trong 4 nhận định là 4,1% không đồng ý và 1,4% hoàn toàn không đồng ý. Thực tế cho thấy máy móc và các thiệt bị sử dụng thường gặp sự cố và khắc phục khá chậm ảnh hưởng đến hiệu quả công việc của công nhân.

“Địa điểm làm việc thuận tiện” được đánh giá khá đồng ý ở mức trung bình 3,81 là nhận định có mức đánh giá trung bình thấp nhất trong 4 nhận định. Với 53,8%

đồng ý với nhận định trên khi mà công ty xây dựng tại trung tâm cụm công nghiệp Hương Trà nên phương tiện giao thông đường xá đi lại dễ dàng. Tuy nhiên vẫn có 4,8% ý kiến đánh giá không đồng ý và 25,5% đánh giá trung lập. Công nhân chủ yếu của công ty là lao động nông thôn và lao động tại chổ nhưng có những công nhân sống xa với công ty và công ty chưa có sự hỗ trợ các tuyến xe đưa đón công nhân, cũng như việc giới thiệu địa điểm lưu trú phú hợp cho công nhân có nhu cầu.

Trường Đại học Kinh tế Huế

2.3.5.4. Đánh giá của công nhân về đào tạo thăng tiến

Bảng 2.20: Đánh giá của công nhân về đào tạo thăng tiến

STT Biến quan sát

Hoàn toàn không đồng ý

(%)

Không đồng ý (%)

Trung lập (%)

Đồng ý (%)

Hoàn toàn đồng ý

(%)

Giá trị trung bình

1 DT1 0 4,8 5,5 42,8 46,9 4,32

2 DT2 0,7 4,1 16,6 69,7 9,0 3,82

3 DT3 2,1 6,9 32,4 54,5 4,1 3,52

4 DT4 0,7 4,1 11,7 69,7 13,8 3,92

(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu SPSS năm 2020)

Với nhận định “anh/chị được đào tạo cho công việc và phát triển nghề nghiệp”

nhận được đánh giá cao với mức trung bình 4,32. Công nhân được đào tạo trực tiếp bởi người giám sát trực tiếp của mình. Đối với công nhân mới, giám sát trực tiếp có vai trò theo kèm trong 2 tuần đầu để công nhân làm quen với công việc, thực hiện được các công việc cơ bản, hiểu rõ bản chất công việc và các nhiệm vụ cần thực hiện đối với công việc. Các công nhân trước khi được thăng tiến lên vị trí mới được hướng dẫn và đào tạo những nghiệp vụ kĩ năng cho công việc sắp đảm nhận. Điều này phù hợp với việc nhận định này được đánh giá cao.

Và tiếp theo là “có nhiều cơ hội thăng tiến khi làm việc tại công ty” với mức trung bình 3,85 cho thấy công nhân khá đồng ý với nhận định trên. Và nhận định

“công ty tạo điều kiện thăng tiến, cơ hội phát triển cá nhân” nhận được đánh giá ở mức trung bình khá thấp là 3,52. Ngoài ra đánh giá không đồng ý chiếm tỉ lệ khá lớn đến 9%. Thực tế cho thấy công nhân làm việc tại công ty chủ yếu là lao động phổ thông và không có trình độ học vấn cao, vì vậy việc bổ nhiệm lên vị trí mới rất ít. Với tính chất công việc thủ công hầu hết các chức vụ đã được bố trí sẵn và ít có sự thuyên chuyển.

Công nhân làm việc theo kinh nghiệm tích lũy và chưa có các kì thi nâng bậc nghề cho công nhân. Nên công nhân đánh giá không cao với hai nhận định trên.

Khi được hỏi “anh/chị hiểu rõ về chính sách thăng tiến” công nhân đánh giá khá đồng ý với giá trị trung bình 3,92 với 69,7% đồng ý và dưới 5% không đồng ý với

Trường Đại học Kinh tế Huế

nhận định trên. Quy định đánh giá thực hiện công việc áp dụng cho tất cả nhân viên trong công ty. Đánh giá thực hiện công việc trong công ty là sự đánh giá có hệ thống và chính thức trên cơ sở tình hình thực hiện công việc được so sánh với tiêu chuẩn thực hiện công việc đã được xây dựng. Là căn cứ để giao nhiệm vụ, bổ nhiệm, thăng tiến lên chức vụ khác hoặc chấm dứt hợp đồng lao động.

Nhìn chung công nhân khá đồng ý với nhân tố “đào tạo thăng tiến” nhưng vẫn còn nhiều ý kiến công nhân chưa đồng ý. Đây là một hạn chế lớn của công ty đòi hỏi trong dài hạn Công ty phải có cách thức giải quyết để tạo nhiều cơ hội thăng tiến, cho toàn thể công nhân trong công ty biết rõ các tiêu chuẩn để được thăng tiến đồng thời thực hiện công bằng với tất cả mọi thành viên trong công ty. Bởi khi làm việc tại một công ty có ít cơ hội thăng tiến thì những lao động có tham vọng sẽ cảm thấy bị bó buộc và không có cơ hội để phát triển, thể hiện năng lực của mình từ đó làm giảm sự trung thành của công nhân với công ty.

2.3.5.5. Đánh giá của công nhân về đồng nghiệp

Đồng nghiệp cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình làm việc. Các đồng nghiệp thân thiện, hòa nhã, giúp đỡ nhau trong công việc cũng là nhân tố thúc đẩy công nhân làm việc hăng hái, công nhân cảm giác thoải mái khi làm việc, từ đó cảm thấy thích làm việc hơn, đây là nhân tố khá quan trọng tạo nên lòng trung thành của công nhân khi làm việc tại công ty.

Bảng 2.21: Đánh giá của công nhân về đồng nghiệp

STT Biến quan sát

Hoàn toàn không đồng ý

(%)

Không đồng ý (%)

Trung lập (%)

Đồng ý (%)

Hoàn toàn đồng ý

(%)

Giá trị trung bình

1 DN1 0 4,1 15,2 44,1 36,6 4,13

2 DN2 0,7 5,5 24,8 46,2 22,8 3,85

3 DN3 0,7 4,1 25,5 50,3 19,3 3,83

4 DN4 0 6,2 20,7 55,2 17,9 3,85

(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu SPSS năm 2020)

Trường Đại học Kinh tế Huế

Công nhân đánh giá cao với tiêu thức “đồng nghiệp thân thiện” với đánh giá mức trung bình 4,13. Và các tiêu thức “đồng nghiệp quan tâm giúp đỡ lẫn nhau, luôn cố gắng thực hiện tốt công việc được giao, phối hợp làm việc có hiệu quả” được đánh giá khá đồng ý với mức trung bình 3,85 và 3,83. Kết quả đó cho thấy sự nỗ lực của ban lãnh đạo Công ty trong việc xây dựng không khí làm việc thoải mái,gắn chặt tình đoàn kết và tương hỗ lẫn nhau của lao động trực tiếp trong toàn công ty, mọi thành viên trong công ty sẽ giúp đỡ nhau và sẵn sàng chia sẻ với nhau về những kinh nghiệm trong công việc. Điều này cho thấy rằng các đồng nghiệp trong công ty đoàn kết và giúp đỡ nhau, xây dựng một tập thể vững mạnh. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều công nhân chưa đánh giá cao trong nhân tố này. Trong một tập thể thì sẽ có người hòa đồng người không, số này rất ít nhưng cũng làm cho không khí trở nên căng thẳng hơn khi làm việc. Do đó, làm sao để hòa nhập những lao động đó vào tập thể là nhiệm vụ không hề dễ của các nhà quản trị nhân lực.

2.3.5.6. Đánh giá của công nhân về lãnh đạo

Bảng 2.22: Đánh giá của công nhân về lãnh đạo STT Biến

quan sát

Hoàn toàn không đồng ý

(%)

Không đồng ý (%)

Trung lập (%)

Đồng ý (%)

Hoàn toàn đồng ý

(%)

Giá trị trung bình

1 LD1 0 2,8 7,6 44,1 45,5 4,32

2 LD2 1,4 2,8 28,3 55,9 11,7 3,74

3 LD3 2,1 3,4 36,6 44,8 13,1 3,63

4 LD4 0,7 2,8 12,4 57,2 26,9 4,07

(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu SPSS năm 2020)

Đối với khía cạnh cấp trên là người có năng lực và công nhân nhân được sự quan tâm, hỗ trợ của cấp trên nhận được đánh giá cao từ công nhân trên mức trung bình là 4,32 và 4,07. Tại Công ty, các cấp lãnh đạo có tác phong lịch sự, hòa nhã với cấp dưới và cho phép họ có thể trao đổi, thảo luận và đề xuất các ý kiến của mình nếu không cảm thấy hài lòng với bất kỳ vấn đề gì liên quan tới lợi ích của bản thân, và đôi khi còn tham khảo ý kiến của cấp dưới trước khi ra quyết định có ảnh hưởng đến công việc của mình. Tuy nhiên, điều này được cấp trên ít khi áp dụng đối với công nhân,

Trường Đại học Kinh tế Huế

chủ yếu là sự tham khảo và trao đổi ý kiến giữa các nhân viên văn phòng với nhau.

Đây cũng là do công nhân cảm thấy chưa nhận được sự quan tâm của cấp trên với mức đánh giá dưới trung bình 3,76. Và cấp trên luôn đánh giá công bằng chỉ nhận được đánh giá dưới mức trung bình là 3,63.

2.3.5.7. Đánh giá của công nhân về lòng trung thành

Bảng 2.23: Đánh giá của công nhân về lòng trung thành

STT Biến quan sát

Hoàn toàn không đồng ý

(%)

Không đồng ý (%)

Trung lập (%)

Đồng ý (%)

Hoàn toàn đồng ý

(%)

Giá trị trung bình

1 LTT1 0 4,1 9,0 71,7 15,2 3,98

2 LTT2 0 4,1 9,7 70,3 15,9 3,98

3 LTT3 0 2,8 7,6 71 18,6 4,06

4 LTT4 0 3,4 7,6 75,2 13,8 3,99

(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu SPSS năm 2020)

Qua kết quả đánh giá của lao động trực tiếp, ta thấy họ đánh giá tương đối tích cực các chỉ tiêu đưa ra. Khi đưa ra các nhận định “Anh/Chị hài lòng về công việc hiện tại; Anh/Chị sẽ tiếp tục gắn bó lâu dài với công ty; Anh/Chị sẽ giới thiệu bạn bè và người thân vào làm việc tại công ty nếu có cơ hội; Anh/Chị tự hào khi giới thiệu sản phẩm của công ty với mọi người” được công nhân đánh giá với mức đồng ý cao trên 70%. Để có được điều này là sự nỗ lực cố gắng của ban lãnh đạo đưa ra các đường lối chiến lược giúp Công ty ngày càng ổn định và phát triển như ngày hôm nay. Như vậy chúng ta có thể thấy rằng phần lớn công nhân trong công ty đều tự hào về nơi của mình làm việc, cảm thấy công ty không thua kém gì những nơi khác và sẵn sang giới thiệu bạn bè người thân đến làm việc tại công ty. Họ chấp nhận rằng mỗi công ty đều có điểm yếu và điểm mạnh của nó.

Tuy nhiên trong số đó vẫn còn một số công nhân đánh giá trung lập và không đồng ý. Nguyên nhân của tình trạng này có thể là do công tác tuyên truyền về tình hình hoạt động của công ty tới công nhân còn chưa tốt nên họ chưa thể biết được công ty mình đang phát triển như thế nào. Để hạn chế tình trạng trên trong thời gian tới Công

Trường Đại học Kinh tế Huế

ty nên thường xuyên có cuộc trao đổi giữa các bộ phận ban lãnh đạo công ty và công công nhân về tình hình phát triển của công ty, điều đó cũng làm cho công công nhân cảm thấy an tâm hơn khi làm việc.

2.3.6. Đánh giá thực trạng nâng cao lòng trung thành của công nhân công ty Cổ