• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 2: NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LÒNG TRUNG

2.3. Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của công nhân Công ty Cổ

2.3.4. Xây dựng mô hình hồi quy

2.3.4.2. Mô hình hồi quy

Từ biểu đồ Histogram, ta thấy được một đường cong phân phối chuẩn được đặt chồng lên biểu đồ tần số. Đường cong này có dạng hình chuông, phù hợp với dạng đồ thị của phân phối chuẩn. Đồng thời, giá trị trung bình Mean gần bằng 0 và độ lệch chuẩn là 0,975 gần bằng 1, vì vậy ta có thể kết luận phân phối phần dư xấp xỉ chuẩn nên giả thiết phân phối chuẩn của phần dư không bị vi phạm.

Với các kết quả kiểm định như trên, nghiên cứu có thể tiếp tục phân tích hồi quy.

 H4: Nhóm các nhân tố thuộc về “Đào tạo thăng tiến” có quan hệ cùng chiều với mức độ trung thành của công nhân tại công ty CP Phước Hiệp Thành.

 H5: Nhóm các nhân tố thuộc về “Lãnh đạo” có quan hệ cùng chiều với mức độ trung thành của công nhân tại công ty CP Phước Hiệp Thành.

 H6: Nhóm các nhân tố thuộc về “Đồng nghiệp” có quan hệ cùng chiều với mức độ trung thành của công nhân tại công ty CP Phước Hiệp Thành.

 H7: Nhóm các nhân tố thuộc về “Phúc lợi” có quan hệ cùng chiều với mức độ trung thành của công nhân tại công ty CP Phước Hiệp Thành.

2.3.4.2.1. Đánh giá sự phù hợp của mô hình

Bảng 2.14: Sự phù hợp của mô hình hồi quy

hình R R2 R2 điều chỉnh

Std. Error of the Estimate

Durbin - Watson

1 0,818 0,670 0,653 0,29987 1,442

(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu SPSS năm 2020)

Bảng 2.15: Kiểm định ANOVA

Mô hình Tổng bình phương df Trung bình bình phương F Sig.

1 Hồi quy Số dư

Tổng

24993 12,319 37,312

7 137 144

3,570 0,090

39,705 0,000

(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu SPSS năm 2020)

Từ kết quả ở bảng trên ta có thể thấy, kiểm định F cho giá trị P-value (Sig.) nhỏ hơn 0,05 nên ta có thể kết luận đây là một mô hình phù hợp và bác bỏ giả thuyết “Hệ số xác định R bình phương bằng không”. Điều này đồng nghĩa với việc mô hình hồi quy phù hợp và các biến độc lập giải thích được cho biến phụ thuộc. Bên cạnh đó, ta có thể thấy R2 điều chỉnh đạt giá trị 0,653. Điều này có nghĩa mô hình giải thích được 65,3% sự biến thiên của các biến phụ thuộc, còn lại 34,7% do tác động của các nhân tố bên ngoài của mô hình.

Trường Đại học Kinh tế Huế

2.3.4.2.2. Phân tích mô hình hồi quy

Để có thể xác định được mức độ ảnh hưởng của 7 nhân tố đã được rút trích sau khi kiểm định độ tin cậy thang đo thông qua hệ số Cronbach‟s Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA ra sao, chiều hướng của nó như thế nào lên biến phụ thuộc

“Lòng trung thành” (LTT). Nghiên cứu tiến hành phân tích hồi quy dựa trên mô hình hồi quy đã xây dựng.

Bảng 2.16: Hệ số Beta của các nhân tố

Mô hình

Hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa

Hệ số hồi quy chuẩn hóa

t Sig.

Hệ số phóng đại phương sai

(VIF) B Độ lệch chuẩn Beta

Hằng số 0,082 0,249 0,327 0,744

BCCV 0,019 0,037 0,027 0,508 0,613 1,187

DKLV 0,168 0,038 0,235 4,443 0,000 1,165

TL 0,216 0,038 0,308 5,617 0,000 1,248

DT 0,155 0,042 0,196 3,644 0,000 1,199

LD 0,097 0,046 0,119 2,128 0,035 1,304

DN 0,149 0,044 0,192 3,400 0,001 1,318

PL 0,194 0,046 0,244 4,271 0,000 1,357

(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu SPSS năm 2020)

Dựa vào kết quả của bảng trên ta có thể thấy, giá trị Sig. ở nhân tố “Bản chất công việc” (BCCV) là 0,613 lớn hơn 0,05 nên bị loại khỏi mô hình và không được tiếp tục phân tích. Như vậy, ta có kết quả sau khi phân tích hồi quy như sau: Giá trị Sig. của các biến độc lập như sau: Nhân tố “Điều kiện làm việc” (DKLV), Nhân tố

“Tiền lương” (TL), Nhân tố “Đào tạo thăng tiến” (DT), Nhân tố “Phúc lợi” (PL) đều có giá trị Sig. là 0.000; Nhân tố “Lãnh đạo” (LD) có giá trị Sig. là 0,035; Nhân tố

“Đồng nghiệp” (DN) có giá trị Sig. là 0,001.

Phương trình hồi quy được viết lại như sau:

LTT = 0,308*TL + 0,244PL + 0,235*DKLV + 0,196*DT + 0,192*DN + 0,119*LD

Trường Đại học Kinh tế Huế

Sau khi lập mô hình hồi quy thì ta có thể kiểm tra các giả thuyết:

Chấp nhận H2: Nhóm các nhân tố thuộc về “Điều kiện làm việc” có quan hệ cùng chiều đến lòng trung thành của công nhân tại công ty CP Phước Hiệp Thành.

Chấp nhận H3: Nhóm các nhân tố thuộc về “Tiền lương” có quan hệ cùng chiều đến lòng trung thành của công nhân tại công ty CP Phước Hiệp Thành.

Chấp nhận H4: Nhóm các nhân tố thuộc về “Đào tạo thăng tiến” có quan hệ cùng chiều đến lòng trung thành của công nhân tại công ty CP Phước Hiệp Thành.

Chấp nhận H5: Nhóm các nhân tố thuộc về “Lãnh đạo” có quan hệ cùng chiều đến lòng trung thành của công nhân tại công ty CP Phước Hiệp Thành.

Chấp nhận H6: Nhóm các nhân tố thuộc về “Đồng nghiệp” có quan hệ cùng chiều đến lòng trung thành của công nhân tại công ty CP Phước Hiệp Thành.

Chấp nhận H7: Nhóm các nhân tố thuộc về “Phúc lợi” có quan hệ cùng chiều đến lòng trung thành của công nhân tại công ty CP Phước Hiệp Thành.

Bác bỏ H1: Nhóm các nhân tố thuộc về “Bản chất công việc” có quan hệ cùng chiều đến lòng trung thành của công nhân tại công ty CP Phước Hiệp Thành.

Phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố

Với các hệ số Beta tương ứng như trong mô hình hồi quy ở trên, ta dễ dàng nhận thấy nhân tố “Tiền lương” có hệ số Beta lớn nhất (0,308), vì vậy có thể kết luận rằng trong 6 nhân tố ở trên, nhân tố “Tiền lương” là nhân tố có sự tác động mạnh nhất đến lòng trung thành của công nhân công ty Cổ phần Phước Hiệp Thành. Vì vậy, dựa vào kết quả này thì công ty cần quan tâm đặc biệt đến nhân tố “Tiền lương” cho công nhân tại công ty, khi tiền lương của công nhân đủ để chi trả cho cuộc sống hàng ngày thì họ sẽ gắn bó lâu dài với công việc, công ty đem đến sự hiệu quả công việc tốt nhất và ngược lại nếu tiền lương không đủ chi trả cho cuộc sống thì dẫn đến hiện tượng người lao động nhảy việc qua các công ty có mức thu nhập cao hơn và tình trạng biến động lao động dẫn đến năng suất lao động thấp và hiệu quả công việc không tốt ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty vì lực lượng công nhân là lực lượng nòng cốt. Tuy nhiên, cũng không nên bỏ qua các nhân tố còn lại mà cần có những biện pháp nhằm duy trì hoặc thậm chí nâng cao lòng trung thành của công nhân tại công ty đến những nhân tố này.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Nhân tố thứ hai ảnh hưởng đến lòng trung thành của công nhân sau nhân tố lương là “Phúc lợi” (Beta = 0,244). Ngoài tiền lương mà công nhân nhận được ra thì phúc lợi là điều cần được quan tâm. Các khoản trợ cấp của công ty, cũng như các khoản đóng bắt buộc mà công ty phải đóng cho người lao động tạo nên một phần thu nhập cho công nhân, ngoài ra nó còn thể hiện sự quan tâm của công ty đối với công nhân. Việc thực hiện đầy đủ các khoản phúc lợi bắt buộc và phần lương thưởng cho công nhân tạo nên sự hứng thú trong công việc. Công nhân được đáp ứng những nhu cầu thiết thực sẽ gắn bó lâu dài với công việc và tăng lòng trung thành với công ty.

Nhân tố tiếp theo đó là “Điều kiện làm việc” (Beta= 0,235), khi đời sống ngày càng được cải thiện thì nhu cầu an toàn trong lao động ngày càng được chú trọng. Việc đảm bảo an toàn trong công việc cũng như cung cấp đầy đủ các trang thiết bị cần thiết cho công việc giúp tăng hiệu quả trong công việc. Công nhân cảm thấy yên tâm về công việc cũng như điều kiện làm việc giúp tăng lòng trung thành của công nhân với công ty.

“Đào tạo thăng tiến” (Beta= 0,196) là yếu tố tiếp theo ảnh hưởng đến lòng trung thành của công nhân. Khi kết quả làm việc và công sức mà công nhân bỏ ra được công nhận và được thăng tiến giúp tăng lòng trung thành của công nhân với công ty.

“Đồng nghiệp” với hệ số Beta= 0,192 có ảnh hưởng cùng chiều với lòng trung thành của công nhân. Mối quan hệ đồng nghiệp và việc giúp đỡ nhau, cùng phối hợp làm việc có hiệu quả giúp cho công nhân cảm thấy thoải mái và có hứng thú hơn với công việc. Khi mà bất đồng xảy ra với đồng nghiệp, làm việc với nhau không có sự hiệu quả sẽ làm giảm hiệu quả công việc cũng như công nhân cảm thấy chán nản với công việc dẫn đến việc muốn rời bỏ công việc.

Cuối cùng là nhân tố “Lãnh đạo” có ảnh hưởng yếu nhất đến lòng trung thành của công nhân với hệ số Beta= 0,119. Tuy có mức ảnh hưởng yếu nhất nhưng công ty vẫn phải chú trọng đến nhân tố lãnh đạo. Công nhân không phải ai cũng chấp nhận làm tốt công việc mà trong khi không được lãnh đạo đánh giá công bằng, và lãnh đạophải có tác phong cũng như biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến của công nhân. Việc làm cho công nhân cảm thấy mình được quan tâm, được cấp trên lắng nghe và tôn trọng giúp cho công nhân gắn bó với công việc và trung thành với công ty.

Trường Đại học Kinh tế Huế

2.3.5. Đánh giá của công nhân đối với các nhân tố ảnh hưởng đến lòng trung