• Không có kết quả nào được tìm thấy

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY

2.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG

2.4.1. Kết quả đạt được

Thứ nhất, kế hoạch vốn ĐTPT CSHT giao thông phù hợp với chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển kết cấu hạ tầng đầu tư và giao thông vận tải tỉnh Quảng Bình.

Thứ hai, việc phân bổ vốn cho đầu tư các công trình CSHT giao thông đã chú trọng vào các dự án phát triển và có cơ chế rõ ràng đối với các dự án ưu tiên, không dàn trải như thời gian trước đây.

Thứ ba, việc hướng dẫn quy trình, thủ tục và thực hiện thanh, quyết toán vốn đầu tư trong phát triển CSHT giao thông Quảng Bìnhđãđược đổi mới

Thứ tư, các quy định cho công tác kiểm tra, giám sát vốn đầu tư trong đầu tư CSHT giao thông vận tải của tỉnh Quảng Bình đã dần hoàn thiện. Công tác kiểm tra giám sát đãđược các cơ quan chức năng thực hiện thường xuyên, liên tục. Thanh tra các Sở (Xây dựng, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Thanh tra nhà nước,...) chủ động

Trường Đại học Kinh tế Huế

xây dựng kế hoạch thanh tra theo kế hoạch và thanh tra đột xuất, kịp thời phát hiện và chấn chỉnh những sai sót trong hoạt động đầu tư xây dựng CSHT giao thông.

Thứ năm, công tác quản lý và thực hiện dự án được thực hiện nghiêm minh đúng pháp luật, mặt khác được cấp ủy và chính quyền cơ sở vào cuộc một cách quyết liệt, bằng cách tuyên truyền thực hiện phòng chống tham nhũng, lãng phí, tập trung ĐTPT CSHT nông nghiệp để thúc đấy phát triển KT-XH, nâng cao đời sống nhân dân.

2.4.2 Hạn chế

Thứ nhất, công tác quy hoạch còn hạn chế (chồng chéo, sự gắn kết quy hoạch giữa các ngành chưa cao,…), dẫn đến gây thất thoát lãng phí nguồn vốn NSNN;

Thứ hai, công tác khảo sát thiết kế còn sơ sài, chưa sát thực tế dẫn đến thiết kế còn nhiều bất cập, đến khi triển khai thực hiện phải điều chỉnh, bổ sung thiết kế làm phát sinh TMĐT của dự án

Thứ ba, trong việc thực hiện đấu thầu vẫn còn hiện tượng quân xanh, quân đỏ.

Thứ tư, công tác thi công chưa thực hiện theo đúng kế hoạch, vẫn còn hiện tượng tập trung khối lượng vào một số thời điểm nhạy cảm giá nguyên, nhiên vật liệu, nhân công tăng. Việc làm hồ sơ hoàn công của một số đơnvị xây lắp chưa đầy đủ, kịp thời.

Thứ năm, chất lượng công tác nghiệm thu khối lượng chưa đáp ứng được yêu cầu, nghiệm thu không đúng khối lượng, định mức,... còn phổ biến gây thất thoát lãng phí nguồn vốn đầu tư của nhà nước.

Thứ sáu, còn hiện tượng chủ đầu tư chậm làm hồ sơ đề nghị phê duyệt quyết toán, dẫn đến có dự án hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng nhiều năm mà vẫn chưa làm hồ sơ đề nghị phê duyệt quyết toán.

Thứ bảy, công tác thanh tra, kiểm tra đã thường xuyên, tuy nhiên trong quá trình thanh tra ít phát hiện ra những sai phạm, hoặc có phát hiện những sai phạm nhỏ

Trường Đại học Kinh tế Huế

2.4.3 Nguyên nhân hạn chế

- Hệ thống pháp luật và chính sách đối với quản lý vốn NSNN cho ĐTPT CSHT giao thông vẫn còn nhiều bất cập. Mặc dù trong thời gian qua, hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến quản lý VĐT nói chung và vốn NSNN cho ĐTPT CSHT giao thông nói riêng đã ngày càng được hoàn thiện, góp phần tích cực cho công tác quản lý nguồn vốn này, song do sự biến động khá nhanh của nền kinh tế đã dẫn đến một số bất cập. Sự bất cập này bao gồm cả yếu tố khách quan như hệ thống pháp luật của Nhà nước và yếu tố chủ quan thuộc về chính sách của tỉnh.

- Hệ thống thông tin liên ngành về quản lý đầu tư xây dựng ngân sách địa phương mới được áp dụng nên chưa triển khai được đến tất cả các cơ quan có liên quan đến quản lý vốn NSNN cho ĐTPT CSHT giao thông. Bên cạnh đó, do chưa có sự thống nhất trong quản lý nguồn VĐT này, nguồn vốn này ở mỗi một cơ quan quản lý lại được thống kê ở các khoản mục khác nhau; trong cùng một cơ quan cũng có trường hợp thống kê trong các năm khác nhau, không theo một biểu mẫu nhất định nên rất khó theo dõi và quản lý.

- Vai trò giám sát thi công còn rất hạn chế, tác dụng nhiều khi không đáng kể.

Cụ thể: i) Tình trạng dễ dãi đối với các nhà thầu của tư vấn giám sát là một trong những nguyên nhân rất đáng quan tâm nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng các công trình xây dựng. Với cơ chế giám sát như hiện nay, bộ phận tư vấn giám sát không độc lập được, gây nên tình trạng không khách quan, chất lượng kém và tạo điều kiện thất thoát vốn đầu tư; ii) Tư vấn giám sát chưa nắm vững hồ sơ thiết kế, các quy trình thi công của các hạng mục trong đồ án được duyệt; iii) Tư vấn giám sát kiểm tra chưa sát sao các kết quả thí nghiệm về sử dụng vật liệu cho công trình. Nhiều thí nghiệm chưa được kiểm tra, xác nhận kết quả. Kết quả lấy mẫu thí nghiệm không lập biên bản hoặc trong biên bản không ghi rõ vị trí lấy mẫu, khối lượng mẫu, thời gian lấy mẫu...

iv) Chấp thuận nghiệm thu khối lượng, chất lượng trước cả khi nhà thầu thi công và không khớp lý trình, đoạn thi công; v) Sổ nhật ký thi công không được tư vấn giám sát ghi ý kiến xác nhận công tác thi công của nhà thầu. Nhật ký thi công không mô tả biện pháp thực hiện, thiếu các số liệu về thời gian thi công cho các hạng mục công

Trường Đại học Kinh tế Huế

việc đã thực hiện, không ghi chép về thời tiết, khí hậu, nhiệt độ... trong quá trình thi công các hạng mục; vi)Nhà thầu thi công không đúng với các biện pháp tổ chức thi công được duyệt nhưng tư vấn giám sát không nhắc nhở, lập biên bản. Khi nghiệm thu mới biết thi công khác với biện pháp thi công được duyệt, lúc này lại yêu cầu nhà thầu lập hồ sơ khác để trình duyệt. Điều này là không đúng trong quản lý đầu tư và xây dựng, dẫn đến thất thoát vốn đầu tư.

- Việc quyết toán gặp nhiều khó khăn là do các dự án đầu tư diễn ra trong thời gian dài, có nhiều phát sinh phải điều chỉnh trong quá trình xây dựng. Mặt khác, việc quyết toán dự án phải lệ thuộc hoàn toàn vào cơ quan ra quyết định đầu tư. Ngoài ra, do cơ chế quản lý đầu tư và xây dựng của Nhà nước trong những năm gần đây thay đổi nhiều khiến cho Chủ đầu tư không kịp cập nhật, hiểu rõ để thực hiện. Mặt khác lại chưa có quy định chế tài cụ thể về mức xử phạt đối với các cá nhân, tổ chức vi phạm Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng trong quá trình đầu tư và xây dựng. Mặt khác, Ban QLDA khu vực chuyên ngành GTVT cũng chưa nhận thức đúng, đầy đủ về công tác quyết toán vốn đầu tư, còn trì trệ trong công tác lập báo cáo quyết toán; lúng túng trong quá trình lập báo cáo quyết toán; quản lý hồ sơ, chứng từ chưa tốt làmảnh hưởng đến công tác lập báo cáo quyết toán và cung cấp hồ sơ phục vụ công tác thẩm tra, phê duyệt quyết toán.

Trường Đại học Kinh tế Huế

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Phân tích thực trạng công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng công trình cơ sở hạ tầng giao thông tại Ban QLDA khu vực chuyên ngành GTVT tỉnh Quảng Bình cho thấy công tác quản lý VĐT công trình hạ tầng giao thông đạt được nhiều kết quả như kế hoạch vốn ĐTPT CSHT giao thông phù hợp với chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển kết cấu hạ tầng đầu tư và giao thông vận tải tỉnh Quảng Bình;

việc phân bổ vốn cho đầu tư các công trình CSHT giao thông đã chú trọng vào các dự án phát triển; công tác kiểm tra, giám sát vốn đầu tư được thực hiện thường xuyên, liên tục. Tuy nhiên, bên cạnh đó công tác quản lý VĐT công trình hạ tầng giao thông vẫn còn nhiều hạn chế như công tác quy hoạch còn chồng chéo, công tác thi công chưa đúng kế hoạch, công tác quyết toán nguồn vốn vẫn còn chậm chạp và chất lượng công tác nghiệm thu khối lượng chưa đáp ứng được yêu cầu, nghiệm thu không đúng khối lượng, định mức,... còn phổ biến gây thất thoát lãng phí nguồn vốn đầu tư của nhà nước. Luận văn cũng đã phân tích các nguyên nhân gây ra những hạn chế. Đây là cơ sở để đề xuất các giải pháp trong chương 3.

Trường Đại học Kinh tế Huế