• Không có kết quả nào được tìm thấy

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY

2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG

2.2.3. Lập kế hoạch phân bổ vốn

Cả lý thuyết cũng như thực tế đã cho thấy, mục tiêu của hoạt động quản lý dự án đầu tư XDCB nói chung, quản lý vốn đầu tư nói riêng là nhằm hoàn thành dự án đúng thời hạn một cách kinh tế nhất. Để thực hiện mục tiêu đó, việc sử dụng công cụ kế hoạch hoá dự án có vai trò rất quan trọng bởi việc xây dựng các kế hoạch cụ thể với từng nội dung quản lý, từng nội dung công việc sẽ giúp cho đơn vị QLDA thực hiện dự án đặt ra các mục đích hiện thực cho mỗi nãm và mỗi quý trong thời gian dự án. Kế hoạch chính là nhằm định hướng cho các hoạt động trong quá trình thực hiện dự án, giúp cho đơn vị thực hiện nhiệm vụ triển khai dự án thực hiện các mục tiêu cụ thể. Đồng thời nó cũng được coi như là phương tiện thông tin cho các cơ quan giám sát của Chính phủ, ngân hàng và các bên liên quan khác. Hơn nữa, vì kế hoạch dự án cung cấp các thông tin về hoạt động và chi phí dự án, nó chính là cơ sở cho giám sát và xác định các lĩnh vực cần điều chỉnh.

Trong thực tế, với từng dự án cụ thể, Ban QLDA khu vực chuyên ngành GTVT đã triển khai việc lập kế hoạch tài chính (chính là kế hoạch vốn đầu tư, bao gồmkế hoạch vốn ODA và vốn đối ứng trong nước) cho dự án ngay trong giai đoạn bắt đầu chuẩn bị dự án và giao cho phòng Kinh tế kế hoạch thực hiện.

Về quy trình thực hiện: Phòng Kế hoạch – tổng hợp sẽ phối hợp với các phòng, ban chức năng thuộc Ban QLDA khuvực chuyên ngành GTVT kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ tổng mức đầu tư, tổng dự toán của mỗi dự án để Tổng giám đốc ký trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Căn cứ vào hồ sơ tổng mức đầu tư, tổng dự toán đãđược phê duyệt, phòng Kinh tế kế hoạch sẽ tiến hành lập kế hoạch tài chính cho dự án. Kế hoạch tài chính hàng năm của dự án thể hiện tất cả các nội dung chi chi tiết theo từng hợp phần, từng hoạt động chính của dự án, chi tiết theo từng nguồn vốn tài trợ, vốn đối ứng, vốn đóng góp của người hưởng lợi (nếu có)và có kèm theo báo cáo thuyết minh rõ cơ sở, căn cứ tính toán từng khoản chi. Sau khi kế hoạch tài chính được phê duyệt, Ban QLDA khu vực chuyên ngành GTVT sẽ gửi kế hoạch tài chính của dự án cho Sở Tài chính và cơ quan kiểm soát chi (Kho bạc Nhà nước) làm căn cứ để phối hợp triển khai thực hiện kế hoạch tài chính của dự án.

Kế hoạch vốn được duyệt qua các năm được thể hiện qua Bảng 2.3

Trường Đại học Kinh tế Huế

Bảng 2.3: Kế hoạch vốn đầu tư xây dựng công trình hạ tầng giao thông tại Ban QLDA khu vực chuyên ngành tỉnh Quảng Bình giaiđoạn 2015 –2017 phân theo loại chi phí

Các loại chi phí

2015 2016 2017 2016/2015 2017/2016

Số lượng (Tỷ đồng)

Tỷ trọng (%)

Số lượng (Tỷ đồng)

Tỷ trọng

(%)

Số lượng

(Tỷ đồng)

Tỷ trọng (%)

Giá trị (Tỷ đồng)

Tỷ lệ (%)

Giá trị (Tỷ đồng)

Tỷ lệ (%)

Chi phí xây dựng 716 71,67 378 83,26 508 70,17 -338 -47,21 130 34,39

Giá trị thiết bị ĐT 54 5,41 18 3,96 35 4,83 -36 -66,67 17 94,44

CP bồi thường hỗ trợ

TĐC 201 20,12 38 8,37 156 21,55 -163 -81,09 118 310,53

Chi phí quản lý dự án 18 1,80 17 3,74 17 2,35 -1 -5,56 0

-Chi phí tư vấn đầu tư

XD 8 0,80 2 0,44 6 0,83 -6 -75,00 4 200,00

Chi phí khác 2 0,20 1 0,22 2 0,28 -1 -50,00 1 100,00

Tổng 999 100 454 100 724 100 -545 -54,55 270 59,47

Nguồn: Ban QLDA khu vực chuyên ngành GTVT, 2015–2017

Trường Đại học Kinh tế Huế

Công tác lập kế hoạch phân bổ vốn được thực hiện một cách chi tiết đối với từng loại chi phí cho từng dự án đã được quy hoạch. Theo đó, chi phí xây dựng là loại chi phí chiếm tỷ trọng lớn nhất (khoảng 70% - 83%) tổng vốn cho xây dựng công trình hạtầng giao thông do Ban QLDA khu vực chuyên ngành GTVT quản lý.

Tiếp đó là chi phí bồi thường, hỗ trợ tái định cư (chiếm tỷ trọng khoảng 20%) ngoài ra là các chi phí như chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư XD và chi khác chiếm tỷ trọng không đángkể.

Công tác kế hoạch hóa vốn đầu tư chưa dựa trên quy hoạch phát triển của ngành, vùng và kế hoạch phát triển trung và dài hạn. Vốn bố trí cho công trìnhđang còn theo kiểu phân bổ dàn trải, chưa tập trung ưu tiên cho các công trình trọng điểm và chưa bámsát quy hoạch tổng thể. Tình trạng nợ đọng trong xây dựng cơ bản còn lớn; các dự án dở dang, kéo dài rất nhiều năm cũng như tiến độ thi công công trình chậm đang phổ biến, hiện nay còn nhiều dự án chưa hoàn thành, nguyên nhân chính là do thiếu vốn hoặc do nguồn vốn chậm giải ngân và đến khi giải ngân được thì chủ yếu thực hiện vào mùa mưa nên chất lượng công trình kém hiệu quả, phải nâng cấp, sửa chữa gây lãng phí.

Kết quả tổng kết về vốn thực hiện cho thấy, nguồn vốn thực hiện đầu tư thường cao hơn so vớikế hoạch vốn. Điều này phần nào cho thấy vốn thực hiện vẫn còn lãng phí, thất thoát so với dự toán ban đầu. Ngoài ra còn do công tác lập kế hoạch vốn vẫn còn chưa thực sự bám sát thực tế. Điều này được thể hiện cụ thể qua Bảng 2.3

Trường Đại học Kinh tế Huế

Bảng 2.4: Tình hình thực hiện kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông giai đoạn 2015 –2017 phân loại theo chi phí

Các loại chi phí

2015 2016 2017 So sánh thực hiện đầu tư

Kế hoạch

vốn

Thực hiện đầu tư

Kế hoạch

vốn

Thực hiện đầu tư

Kế hoạch

vốn

Thực hiện đầu tư

2016/2015 2017/2016 Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ Tỷ

đồng

Tỷ đồng

Tỷ đồng

Tỷ đồng

Tỷ đồng

Tỷ đồng

Tỷ

đồng % Tỷ đồng %

Chi phí xây dựng 716 739 378 410 508 553 -329 -44,52 143 34,88

Giá trị thiết bị ĐT 54 56 18 19 35 37 -37 -66,07 18 94,74

CP bồi thường hỗ trợ

TĐC 201 201 38 39 156 157 -162 -80,60 118 302,56

Chi phí quản lý dự án 18 18 17 18 17 18 0 0,00 -

-Chi phí tư vấn đầu tư XD 8 9 2 2 6 7 -7 -77,78 5 250,00

Chi phí khác 2 2 1 2 2 3 0 0,00 1 50,00

Tổng 999 1025 454 490 724 775 -535 -52,20 285 58,16

Nguồn: Ban QLDA khu vực chuyên ngành GTVT, 2015–2017

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trong các loại chi phí thực hiện thì chi phí xây dựng là chi phí thường vượt so với kế hoạch vốn ban đầu. Điều này là do biến động của của các yếu tố đầu vào (chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công...) so với kế hoạch ban đầu.