• Không có kết quả nào được tìm thấy

1.1. LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH HẠ

1.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý vốn đầu tư xây dựng công trình hạ tầng

- Hệ thống pháp luật và chính sách quản lý vốn đầu tưxây dựng công trình hạ tầng giao thông

Các văn bản pháp luật và chính sách này chính là “kim chỉ nam” cho hoạt động quản lýVÐT. Dođó, nó cóảnh hưởngrất lớn đến quản lý vốn NSNN cho đầu tưcông trình hạ tầng giao thôngnông nghiệp của tỉnh.

Các vănbản pháp luật của Nhà nước là nhân tố khách quan, có ảnh hưởngrất lớn tới hoạt động quản lý vốn đầu tưxây dựng công trình hạ tầng giao thông. Nó tạo điều kiện cho các chủ thể quản lý cũng như đối tượng quản lý. Chủ động thực hiện quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ của mình trong quá trình quản lý và thực hiện đầu tư vốn NSNN cho xây dựng công trình hạ tầng giao thông. Với hệ thống văn bản pháp luật đồng bộ, đầy đủ, hoàn chỉnh và không chồng chéo sẽ tạo điều kiện cho công tác quản lý VÐT được thuận lợi và mang lại kết quả tốt. Ngoài ra nó còn có tác dụng hạn chế, kiểm soát, phòng, chống thất thoát, lãng phí VÐT cho xây dựng công trình hạ tầng giao thông,đảm bảo sử dụngVÐT ngày càng phù hợp với cơ chế thị trườngvà thông lệ quốc tế.

Bên cạnh đó, hệ thống các văn bản hướng dẫn thi hành các quy phạm pháp luật của Nhà nước, các quyđịnh, quyết định và chính sách có liên quan đến

Trường Đại học Kinh tế Huế

quản lý vốn đầu tư xây dựng công trình hạ tầng giao thông do tỉnh ban hành mang yếu tố chủ quan, tác động trực tiếp đến hoạt động và chu trình quản lý. Chính sách quản lý vốn đầu tư xây dựng công trình hạ tầng giao thông tác động vào hoạt động VÐT nhằm huy động, phân bổ vốn một cách hiệu quả cho thực hiện các dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng giao thông để đạt được mục tiêu phát triển kinh tế của mình. Các chính sách này sẽ tác động đến quản lý vốn đầu tư xây dựng công trình hạ tầng giao thông của tỉnh, góp phần tích cực vào việc thu hút, huy động và sử dụng các nguồn vốn khác vào đầu tư xây dựng công trình hạ tầng giao thông, giúp cho công tác quản lý đầu tư được tiến hành thuận lợi hơn, đạt hiệu quả mong muốn.

- Mức độ áp dụng quy trình quản lý hiện đại trong quản lý vốn đầu tư xây dựng công trình hạ tầng giao thông

Quy trình quản lý vốn đầu tư xây dựng công trình hạ tầng giao thông bao gồm từ khâu lập kế hoạch VÐT, huy động VÐT, phân bổ VÐT và kiểm tra, giám sát thực hiệnVÐT, các quyđịnh đối với mỗi khâu trong chu trình quản lý.

Một quy trình quản lý hiện đại có khả nãng gắn kết tất cả các khâu trong quy trình, tăng tính phối hợp giữa các bộ phận cũng như tăng khả năng kiểm tra, giám sát và phát hiện những bất cập cần điều chỉnh trong từng khâu của quy trình quản lý, tránh được hiện tượng câu kết lợi ích, “lợi ích nhóm” trong quản lý vốn đầu tư xây dựng công trình hạ tầng giao thông. Ðồng thời, quy trình quản lý hiện đại sẽ cho phép áp dụng công nghệ thông tin vào quản lý, giảm thời gian, tinh giảm bộ máy và tiết kiệm chi phí quản lý.

Việc áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến sẽ giúp cho quản lý vốn đầu tư xây dựng công trình hạ tầng giao thông được nhanh chóng và hiện quả hơn. Hệ thống quản lý hiện đại với phầm mềm được thiết kế những công cụ trợ giúp, các hệ thống biểu mẫu phân tích sẽ góp phần đánh giáđầy đủ các chỉ tiêu đầu tưvà hoạch định chính sách cho các cơ quan lập và phê duyệt kế hoạch vốn hàng nãm của dự án. Ngoài ra, hệ thống sẽ giúp giảm tải việc nhập liệu của các cơ quan, trao đổi thông tin kịp thời trong suốt quá trình từ phân bổ vốn đến kế hoạch vốn và thanh

Trường Đại học Kinh tế Huế

toán, quyết toán vốn. Việc áp dụng phần mềm quản lý hiện đại vì thế sẽ giúp các cơ quan quản lý huy động, phân bổ và thanh, quyết toán VÐT được dễ dàng, đầy đủ hơn. Nhờ đó các cơ quan quản lý có thể theo dõi, phát hiện vàđiều chỉnh kịp thời các vấn đề phát sinh trong khi thực hiện đầu tư cho các công trình ÐTPT CSHT nông nghiệp.

- Tổ chức bộ máy quản lý vốn đầu tưxây dựng công trình hạ tầng giao thông Tổ chức bộ máy quản lý chính là nhân tố quyết định của công tác quản lý.

Muốn hoạt động quản lý có hiệu quả thì trước hết cần có một bộ máy quản lý tốt, đủ năng lực hoạt động. Dưới góc độ quản lý cấp tỉnh, bộ máy quản lý vốn đầu tư xây dựng công trình hạ tầng giao thông chính là các chủ thể của quản lý vốn đầu tư xây dựng công trình hạ tầng giao thông địa phương, hoạt động theo chức năng, quyền hạn của mình.

Một bộ máy quản lý tốt là bộ máy đồng bộ, có đủ các cơquan chức năng để thực hiện quản lý tất cả các khâu trong hoạt động liên quan tới vốn đầu tưxây dựng công trình hạ tầng giao thông. Các cơ quan này có sự phối hợp chặt chẽ với nhau trong các hoạt động quản lý nhằm giải quyết những vấn đề xảy ra trong quá trình thực hiện. Ngượclại, nếu tổ chức bộ máy quản lý thiếu hụt, không bao quát hết các khâu của quá trình quản lý hoặc bộ máy cồng kềnh, chồng chéo chức năng và nhiệm vụ thì hoạt động quản lý sẽ gặp nhiều khó khăn. Tình trạng bỏ ngỏ hoặc trùng lặp trong quản lý của các cơ quan này sẽ không điều chỉnh hết các sai phạm phát sinh hay gây khó khăn cho cácđơn vị thực hiện.

Với bộ máy quản lý, vấn đề cốt lõi là công tác cán bộ. Một bộ máy quản lý tốt là bộ máy có đội ngũ cán bộ có đủ năng lực, trình độ chuyên môn cũng như phẩm chất đạo đức. Với bộ máy quản lý vốn đầu tư xây dựng công trình hạ tầng giao thông, các tiêu chuẩn này lại càng quan trọng. Năng lực, trình độ chuyên môn của cán bộ sẽ ảnh hưởng tới chất lượng công tác quản lý ở tất cả các nội dung như: ban hành văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, lập kế hoạch vốn, tổ chức thực hiện cũng như kiểm tra, giám sát VÐT,... Ở cương vị quản lý, nhất là quản lý vốn đầu tư xây dựng công trình hạ tầng giao thông, thì phẩm chất đạo

Trường Đại học Kinh tế Huế

đức tốt, trong sạch sẽ giúp cho các cán bộ quản lý tránh xa được các vi phạm, tiêu cực của bản thân cũng như phát hiện và xử lý tiêu cực dược nhanh chóng, chính xác hơn. Công tác đầu tư xây dựng công trình hạ tầng giao thông sẽ tránh được hiện tượng tham nhũng, gây thất thoát vốn, làm giảm chất lượng và hiệu quả của công trình. Nếu tổ chức bộ máy với đội ngũ cán bộ quản lý đáp ứng được yêu cầu nhưtrên, công tác quản lý sẽ đạt được kết quả cao.

Chính vì thế, cần chú trọng quan tâm tổ chức bộ máy để giúp cho công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng công trình hạ tầng giao thông được thuận lợi và có hiệu quả.

Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triểncở sở hạ tầng giao thông của tỉnh Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển cơ sở hạ tầng giao thông chính của tỉnh là căn cứ để lập kế hoạch vốn đầu tư xây dựng công trình hạ tầng giao thông nhưnhu cầu về vốn, nguồn vốn khác và các giải pháp huy động vốn,... được xây dựng và phê duyệt. Do đó, chất lượng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển cơ sở hạ tầng giao thông của tỉnh có ảnh hưởngrất lớn tới kế hoạch vốn đầu tư xây dựng công trình hạ tầnggiao thông.

Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triểncơ sở hạ tầng giao thông của tỉnh được nghiên cứu cẩn thận, có tầm nhìn xa, được xây dựng chi tiết, cụ thể sẽ giúp cho công tác lập kế hoạch vốn được thuận lợi, việc sử dụng vốn vốn đầu tư xây dựng công trình hạ tầng giao thông đem lại kết quả cao, đáp ứng yêu cầu phát triển của tỉnh. Ngược lại, nếu công tác quy hoạch manh mún, thiếu tầm nhìn xa sẽ dẫn đến tình trạng các công trình CSHT giao thông ít giá trị hoặc phải điều chỉnh lại công năng sử dụng, thậm chí ảnh hưởng đến các công trình khác. Ðiều này sẽ gây thất thoát, lãng phí khi sử dụng vốn vốn đầu tư xây dựng công trình hạ tầng giao thông, làm giảm hiệu quả của VÐT và quản lý vốn vốn đầu tư xây dựng công trình hạ tầng giao thông.

- Ðặc điểm kinhtế, chính trị, xã hội của tỉnh

Ðây là nhân tố khách quan, có ảnh hưởngtrực tiếp đến nhu cầu và nguồn vốn vốn đầu tưxây dựng công trình hạ tầng giao thông. Mỗi một địa phương khác nhau,

Trường Đại học Kinh tế Huế

tùy thuộc vào đặc điểm kinh tế, chính trị, xã hội khác nhau mà có nhu cầu và nguồn lựcVÐT khác nhau.

Ðiều kiện kinh tế khác nhau cũng làm cho nguồn lực VÐT của các địa phương khác nhau. Với những địa phương có điều kiện kinh tế phát triển, nguồn vốn ngân sách dồi dào thì việc cân đối nguồn lực cho xây dựng công trình hạ tầng giao thông càng thuận lợi. Mặt khác, với các địa phươngcó tiềm lực kinh tế mạnh, phát triển, các doanh nghiệp và người dân có thu nhập cao nên việc huy động VÐT cho xây dựng công trình hạ tầng giao thông cũng dễ dàng hơn so với các địa phươngcó điều kiện KT-XH kém phát triển.

Với các tỉnh, thành phố lớn, tốc độ đô thị hoá nhanh cũng ảnh hưởng đến nguồn vốn cho đầu tư xây dựng công trình hạ tầng giao thông để phù hợp với mức độ phát triển của đô thị trong từng giai đoạn.

Bên cạnh đó, đặc điểm của đầu tư xây dựng công trình hạ tầng giao thông cũng có sự khác biệt, ảnh hưởng đến quản lý VÐT như: địa bàn phức tạp,, việc thi công phức tạp, ảnh hưởng đến nhiều đối tượng,...

Tất cả các nhân tố trên đã ảnh hưởng đến quản lý vốn vốn đầu tư xây dựng công trình hạ tầng giao thôngcủa tỉnh.

1.1.5 Hệthống các chỉ tiêu đánh giá công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng công